10 kỹ năng sống mà bậc cha mẹ không thể không dạy cho con cái

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi phanhoanganh, 20/6/2015.

  1. phanhoanganh

    phanhoanganh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/1/2015
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    1. Dạy con không bao giờ ngừng đọc và học

    [​IMG]


    Khi càng dành nhiều thời gian để đọc và tìm tòi, đứa trẻ sẽ càng trở nên thông minh và khôn ngoan hơn. Trẻ cũng cần phải biết học ở đây không chỉ là học những kiến thức trong sách giáo khoa mà còn có rất nhiều cách học khác. Các bận phụ huynh hãy khuyến khích con mình nên cởi mở, tiếp thu, học hỏi, rút kinh nghiệm từ những bài học tình huống có thật trong cuộc sống, cả tích cực lần tiêu cực.
    2. Dạy trẻ đối xử tốt với người khác
    Thế giới ngày nay đang dần trở thành một ngôi làng toàn cầu. Các giá trị của tinh thần đồng đội và thái độ hợp tác với nhau vẫn chưa được xem trọng nhiều. Chính vì thế, ngay từ bây giờ, cha mẹ nên khuyến khích con mình hãy hợp sức cùng mọi người làm việc để hướng tới mục tiêu chung. Bằng cách làm này, bạn không chỉ dạy cho trẻ biết thế nào là lòng khoan dung, đồng cảm và tiếp thêm cho trẻ ý chí để có thể hiểu những suy nghĩ và cảm xúc của mọi người.
    3. Dạy trẻ giải quyết bất đồng một cách hòa bình
    Những xích mích, bất đồng là những điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, đặc biệt là trong thế giới đầy cạnh tranh như hiện nay. Trẻ em ngay từ khi còn nhỏ nên được cha mẹ dạy cho cách giữ thái độ bình tĩnh khi gặp những rắc rối, bất đồng. Khuyên trẻ nên hít thở thật sâu, cân nhắc kỹ các mặt của vấn đề. Bằng cách đó, đứa trẻ của bạn sẽ tập trung vào vấn đề cần phải giải quyết hơn là “hằm hè” với người đang đối đầu với chúng. Từ đó, trẻ sẽ dễ kiểm soát những cảm xúc nguy hiểm như sự giận dữ và những cơn thịnh nộ
    4. Dạy trẻ cách nói lên tiếng nói của chính mình nhưng phải đúng cách
    Hãy cho con bạn biết rằng không phải lúc nào bạn cũng có thể xuất hiện để “giải vây” cho chúng. Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ để chúng mạnh dạn nói lên suy nghĩ của chính mình, dùng tiếng nói của chính mình để bảo vệ quan điểm mà chúng cho là đúng đắn. Kỹ năng tự bảo vệ quan điểm cá nhân (và những người khác) để giao tiếp đạt hiệu quả là một trong những kỹ năng giá trị nhất đối với bất cứ ai sở hữu trong thế giới hiện đại. Và nó lên được hình thành từ sớm.
    5. Dạy con biết nói lời xin lỗi khi chúng sai và tha thứ trước những sai lầm của người khác
    Trẻ em nên biết tất cả mọi người đều có thể mắc phải những sai lầm, nhưng lòng vị tha có thể chữa lành những hậu quả tồi tệ nhất. Không có chỗ cho sự xấu hổ khi cầu xin được tha thứ và tha thứ cho người khác. Trên thực tế, cầu xin sự tha thứ và tha thứ cho người khác là dấu hiệu của lòng can đảm. Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ nuôi dưỡng lòng can đảm để có thể sẵn sàng xin tha thứ và tha thứ cho người khác.
    6. Dạy trẻ biết thể hiện lòng tốt và giúp đỡ người khác khi có thể
    Thể hiện lòng tốt một cách bất ngờ không chỉ là một điều ngọt ngào nên làm mà còn là cách dễ nhất để trẻ có thể “chạm” vào cuộc sống. Khuyến khích trẻ thể hiện lòng tốt giúp đỡ người khác bất cứ khi nào có thể. Nó sẽ giúp con bạn có được lòng từ bi, giúp chúng hiểu được sự khác biệt giữa những cái mà chúng muốn và những nhu cầu trong cuộc sống.
    7. Dạy trẻ suy nghĩ một cách tích cực và luôn nhìn về khía cạnh tích cực của cuộc sống
    Cuộc sống của chúng ta không phải chỉ là ánh nắng mặt trời và cầu vồng đẹp đẽ, cũng không hoàn toàn là đen tối và sự diệt vong. Cuộc sống là sự kết hợp của những điều tốt và xấu. Nếu bạn biết cách tập trung vào những mặt tích cực của cuộc sống nhiều hơn là tiêu cực, cuộc sống của bạn tự nhiên sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Vì vậy, hãy khuyến khích con bạn tư duy một cách tích cực.
    8. Dạy trẻ em biết bảo vệ môi trường và chăm sóc động vật
    Cha mẹ phải dạy cho trẻ rằng tất cả chúng ta chỉ có duy nhất một hành tinh để sinh sống. Do đó, tất cả chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc cho nó. Điều đó có nghĩa là tất cả mọi người bảo gồm cả bạn và đứa trẻ phải có trách nhiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi và môi trường tự nhiên xung quanh. Ngay từ bây giờ, hay để trẻ “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” để bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.
    9. Dạy trẻ đánh răng và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng
    Sạch sẽ, gọn gang, ngăn nắp là một trong những kỹ năng sống cơ bản cần dạy cho trẻ nhỏ. Trẻ em cần phải học cách đánh răng và súc miệng sạch sẽ. Hãy khen ngợi hay thưởng cho trẻ khi chúng biết cách giữ vệ sinh sạch sẽ và có lối sống lành mạnh, bao gồm cả ăn uống, vệ sinh cá nhân và tập thể dục thường xuyên. Khi trẻ sạch sẽ, khỏa mạnh và hạnh phúc thì tất cả mọi người sẽ hạnh phúc.
    10. Dạy con biết yêu thương vô điều kiện
    Tình yêu là khởi đầu của tất cả. Nếu không có tình yêu, tất cả mọi thứ đều có thể sụp đổ. Chính vì thế, hãy dạy trẻ biết yêu bản thân mình và những người khác, không phải vì những gì họ làm, cũng phải vì họ là ai. Và khi trẻ đủ tuổi, hãy dạy cho trẻ biết tầm quan trọng của việc yêu thương vô điều kiện đối với “một nửa” của họ và cách thực hành tình dục an toàn. Nghe thì có vẻ khó chịu, nhưng đừng quên dạy trẻ cách nhận biết và nói “Không!” với những người muốn lợi dụng chúng.

    [​IMG]

    Nguồn: http://geniusprint.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi phanhoanganh
    Đang tải...


  2. phanhoanganh

    phanhoanganh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/1/2015
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    Con thông minh một phần là do gen nhưng các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng còn có rất nhiều yếu tố khác làm nên trí thông minh của trẻ.
    1. Hãy cho bé ngủ đủ giấc

    Rất nhiều nghiên cứu và gần đây nhất là nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học Stanford đã chứng minh rằng trí nhớ nói riêng và trí thông minh nói chung sẽ bị giảm sút khá nhiều khi trẻ không được ngủ đủ và ngủ sâu giấc. Giấc ngủ giúp não bộ xua tan mệt mỏi. Trẻ ngủ quá ít sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực và khả năng tiếp thu học tập, thậm chí có thể gây ra các vấn đề như tăng động, mất kiểm soát cảm xúc…

    2. Tiếp xúc với âm nhạc sớm và thường xuyên

    Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Toronto, âm nhạc có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao chỉ số IQ và tăng khả năng trí nhớ của trẻ. Đây là một trong những nguyên nhân các nhà khoa học vẫn khuyên các mẹ nên cho bé nghe nhạc và tiếp xúc với âm nhạc ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Quan trọng nhất là âm nhạc giúp trẻ học ngôn ngữ một cách tốt nhất ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.

    Có rất nhiều cách để cho bé tiếp xúc với âm nhạc: cha mẹ có thể bắt đầu một ngày mới cùng bé với bài hát "Dậy đi thôi, mau dậy bạn ơi..." hay bật nhạc trong các bữa ăn, hoặc hát ru khi bé đi ngủ.

    [​IMG]


    3. Ăn sáng đều đặn và đủ chất

    Một nghiên cứu mới của các chuyên gia trường Đại học Tổng hợp Florida đã cho biết rằng: “Nếu ăn sáng đều đặn sẽ giúp con thông minh hơn!”. Theo các chuyên gia cho biết thì việc bỏ bữa sáng sẽ khiến lượng đường trong máu thấp hơn mức bình thường và khiến não bị thiếu chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và hoạt động của não trẻ. Không chỉ có vậy, chất lượng bữa ăn sáng cũng ảnh hưởng tới sự thông minh ở trẻ nhỏ.

    Dinh dưỡng đa dạng, đủ chất giúp bé tăng tập trung, cũng như mang lại nhiều lợi ích khác về thể chất đang phát triển và hệ miễn dịch cho bé.

    4. Thói quen đọc sách báo

    Đọc sách là một trong những cách đã được công nhận là hiệu quả trong việc giúp con thông minh hơn. Không chỉ với trẻ em mà phương pháp này còn đúng với mọi lứa tuổi.

    Số lượng sách mà trẻ có khả năng tiếp xúc trong nhà càng lớn thì khả năng tư duy của chúng càng cao. Đây là kết luận sau nghiên cứu của giáo sư Brian Avants, một nhà nghiên cứu của Đại học Pennsylvania tại Mỹ.

    Vì vậy cha mẹ hãy giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách dù là ở trường hay ở nhà. Những cuốn truyện chỉ được phép đọc giải trí một một chừng mực nào đó, hãy khuyến khích con đọc các loại sách kiến thức, kinh nghiệm chia sẻ… phù hợp lứa tuổi của con.

    5. Chơi game

    Hãy loại bỏ suy nghĩ chơi game là xấu! Ngoại trừ những game có tác dụng tiêu cực thì một số game có thể giúp phát triển tư duy và kỹ năng tổ chức cũng như kích thích óc sáng tạo của trẻ.

    Nhiều công ty game trên thế giới đã và đang lập trình thể loại game video cho trẻ nhỏ, thậm chí cả trẻ mới chập chững biết đi để thúc đẩy kĩ năng vận động cũng như trí nhớ của chúng. Chỉ cần các mẹ lưu ý khoảng thời gian cho trẻ chơi và loại game phù hợp sẽ có khả năng giúp trẻ phát huy trí thông minh.

    6. Những trò chơi trí tuệ

    Các trò chơi như cờ, ô chữ, ô số, câu đố, ghép hình, xếp hình, tìm đường đi trong mê cung... đều mang tính chất rèn luyện trí não. Cha mẹ đừng ngại ngần khi đưa ra những vấn đề hóc búa và yêu cầu con giải quyết vấn đề đó.

    Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian để tìm hiểu và lựa chọn cho con mình những đồ chơi an toàn, mang tính giáo dục nhằm tạo điều kiện cho trí thông minh của trẻ phát triển hơn.



    [​IMG]


    7. Chế độ ăn uống

    Các chất dinh dưỡng chỉ có tác dụng hỗ trợ để phát huy những tiềm năng di truyền về gen thông minh đã sẵn có. Muốn con thông minh, khỏe mạnh các bà mẹ phải chuẩn bị từ trước khi mang thai 1 – 3 tháng. Ăn uống đầy đủ khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung đầy đủ hợp lý thì trẻ sẽ phát triển tốt về thể lực và trí não, kết hợp với dạy dỗ và môi trường sống tốt. Làm được như vậy, bạn sẽ có những đứa trẻ thông minh và khỏe mạnh.

    8. Chăm vận động

    Một số nghiên cứu đối với học sinh cấp một của các chuyên gia thuộc Đại học Illinois cho thấy, tham gia vào các hoạt động thể thao sẽ nâng cao sự tự tin, khả năng làm việc tập thể cũng như năng lực lãnh đạo chỉ huy.

    Một vài bài thể dục đơn giản buổi sáng cùng mẹ sẽ giúp bé hoạt bát, vui vẻ và thông minh hơn. Bạn có thể cùng bé chạy bố quanh khu phố, nhảy theo một điệu nhạc hoặc thực hiện vài động tác yoga đơn giản. Một khi đã thành thói quen, bé sẽ yêu thích được vận động mỗi sáng cùng cha mẹ.

    9. Hãy để đôi tay của bé được hoạt động

    Theo những nghiên cứu của khoa học hiện đại, hoạt động của tay có liên quan tới sự phát triển của não. Trong não người, có một số vùng đặc biệt, tích cực nhất và giàu tính sáng tạo nhất. Khi hai tay làm một số động tác tinh tế, tinh xảo thì có thể kích thích hoạt động của khu vực này, nếu không khu vực này sẽ ở trạng thái ngủ yên.

    Ngoài ra, thỉnh thoảng cha mẹ nên khuyến khích con dùng tay không thuận bởi điều này sẽ giúp những phần khác nhau trong não của bé phát triển, giúp con thông minh hơn. Hãy dạy bé làm những việc hàng ngày với bên tay không thuận ví dụ như: đánh răng, dùng thìa, vẽ tranh hoặc ném bóng bằng tay trái.
     
    thuonglx thích bài này.
  3. thanhhhoa2605

    thanhhhoa2605

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    11,650
    Đã được thích:
    1,814
    Điểm thành tích:
    863
    muốn để con thông minh cũng nhiều yêu cầu quá
     
  4. phanhoanganh

    phanhoanganh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/1/2015
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    Chắc phải vậy thôi mẹ nó ạ, thôi thì tất cả vì tương lai của con em chúng ta vậy :))
     
  5. tuannhien

    tuannhien Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/12/2014
    Bài viết:
    1,828
    Đã được thích:
    195
    Điểm thành tích:
    103
    chia sẻ hữu ích
     
    phanhoanganh thích bài này.
  6. phanhoanganh

    phanhoanganh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/1/2015
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    các mẹ nên đọc đi ạ :))
     
  7. ngan88nd

    ngan88nd Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    14/11/2011
    Bài viết:
    4,741
    Đã được thích:
    863
    Điểm thành tích:
    823
    bài viết hay quá, e sẽ áp dụng sớm cho con
     
    phanhoanganh thích bài này.
  8. phanhoanganh

    phanhoanganh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/1/2015
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    Đừng quên chia sẻ đến bạn bè cùng đọc ạ :))
     
  9. mekutit.8x

    mekutit.8x Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/6/2015
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    28
  10. phanhoanganh

    phanhoanganh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/1/2015
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn bạn nhé :))
     
  11. phanhoanganh

    phanhoanganh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/1/2015
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    [​IMG]

    Bạn dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những lời chê bai của người khác, những ký ức đau thương thường xuyên tái hiện và ám ảnh bạn. Bạn yêu thương chó mèo, nhưng sau một lần vô tình bị chó cắn thì bạn trở nên sợ hãi và cẩn trọng hơn với chúng. Bạn thất tình, bạn bị phản bội, về sau, bạn bắt đầu cảm thấy e ngại khi bước vào tình cảm mới. Tất cả những điều đó là do đâu? Các nhà tâm lý đã đưa ra khái niệm “Brain’s Negativity Bias” – Khuynh hướng thiên về tiêu cực của não bộ, có nghĩa là, não bộ vốn rất nhạy cảm với những thứ mang tính tiêu cực hơn là tích cực. Các yếu tố, kinh nghiệm tiêu cực thường sẽ được lưu trữ nhanh chóng vào bộ nhớ; trong khi ngược lại, các yếu tố hoặc kinh nghiệm tích cực lại phải mất hàng chục giây để được đưa từ vùng trí nhớ ngắn hạn đến vùng trí nhớ dài hạn.

    Trong quá trình tiến hóa, bộ não dần phát triển khả năng lưu trữ và đoán định những thông tin có xu hướng gây hại cho bản thân, từ đó giúp chúng ta đề phòng hay có phản ứng phù hợp. Hạch hạnh nhân (amygdala) nằm ở tâm của não là nơi xử lý các yếu tố gây cảm xúc ở con người, nó sẽ ghi nhớ những ký ức đau đớn, đáng sợ và đầy tính đe dọa. Và về sau, khi đối mặt với một sự kiện có vẻ ẩn chứa tiêu cực, hạch hạnh nhân sẽ lưu lại và so sánh với những trải nghiệm đau thương đã có, nếu thấy dấu hiệu tương đồng, thì đó sẽ được xem là dấu hiệu báo động.

    “Brain’s Negativity Bias” như một cơ chế phòng vệ bản năng để giúp bảo vệ bản thân tránh khỏi nguy hiểm. Điều này cũng lý giải vì sao chúng ta lại dễ dàng bị kích động, trở nên sợ hãi, giận dữ, rơi vào trạng thái tiêu cực nhiều hơn là dễ có cảm xúc tươi vui, hạnh phúc.

    Nguồn: Genius Print (http://geniusprint.vn)
     
    thuonglx thích bài này.
  12. linhdan30

    linhdan30 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    18/7/2012
    Bài viết:
    1,970
    Đã được thích:
    298
    Điểm thành tích:
    123
    Điểm đầu tiên là điểm quan trọng nhất: Càng đọc thì tư duy càng tốt. Và khi càng đọc nhiều hiểu biết càng nhiều và tự bản thân con sẽ ngộ ra những điều phía sau. Nhưng để thấm nhuần được những điều trên xem ra cần một khoảng thời gian không nhỏ
     
  13. phanhoanganh

    phanhoanganh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/1/2015
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn ý kiến của chị đã chia sẻ :)
     
  14. Viai

    Viai Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    5/6/2015
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Thêm một điều nữa là dạy trẻ biết thể hiện tình cảm yêu thương và kìm chế sự tức giận
     
  15. phanhoanganh

    phanhoanganh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/1/2015
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn ý kiến của chị nhé :))
     
  16. phanhoanganh

    phanhoanganh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/1/2015
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    LÀ BẬC CHA MẸ - BẠN CÓ BAO GIỜ BĂN KHOĂN:

    • TẠI SAO có những đứa trẻ hấp thụ kiến thức rất nhanh và dễ dàng trong khi một số khác thì vô cùng khó khăn ?
    • TẠI SAO có những đứa trẻ vô cùng hứng khởi, đam mê và thích thú với việc học hành trong khi một số khác thì cảm thấy áp lực, ức chế ?
    • TẠI SAO có những đứa trẻ không cần học thêm hay gia sư nhưng vẫn thể hiện kiến thức tốt hơn những đứa trẻ khác có học thêm và gia sư ?
    • TẠI SAO có những đứa trẻ có thể tập trung rất tốt trong khi một số khác thì xao nhãng một cách dễ dàng ?
    • TẠI SAO có những đứa trẻ rất nghe lời và ngoan trong khi một số khác thì quậy phá, không nghe lời ?
    • TẠI SAO đứa trẻ này thành công hơn những đứa trẻ khác ?
    • TẠI SAO đứa trẻ này lại có nhiều động lực thúc đẩy hơn những đứa trẻ khác ?
    • TẠI SAO đứa trẻ này lại dễ cáu gắt hơn đứa trẻ khác ?
    • Và nhiều băn khoăn khác ?
    10 GIÁ TRỊ MÀ SINH TRẮC HỌC DẤU VÂN TAY MANG LẠI CHO CON CÁI CỦA BẠN

    • Phát hiện tố chất và tính cách bẩm sinh của trẻ.
    • Phân tích các chỉ số IQ, EQ, AQ, CQ mà trẻ sở hữu.
    • Phân tích 8 loại hình thông mình của trẻ trong thời kì vàng.
    • Thiên hướng nghề nghiệp phù hợp của trẻ.
    • Hiểu trẻ để nuôi và dạy trẻ được tốt.
    • Cấu trúc thùy não của trẻ.
    • Các phương thức phát triển não bộ cho trẻ
    • Chỉ ra phương pháp học tập và rèn luyện phù hợp cho từng trẻ.
    • Kích thích các chỉ số thông minh cho trẻ.
    • Tạo dựng sự tự tin cho trẻ.
    Nguồn: Genius Print (http://geniusprint.vn)
     
  17. huongthanh08

    huongthanh08 Thegioisuatot.vn

    Tham gia:
    8/12/2011
    Bài viết:
    18,623
    Đã được thích:
    3,595
    Điểm thành tích:
    2,113
    đã hiểu tại sao như vậy, giúp mình hiểu thêm nhiều điều từ bài viết của mn
     
  18. phanhoanganh

    phanhoanganh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/1/2015
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    cảm ơn ý kiến của mẹ nó :))
     
  19. toilaitaxi

    toilaitaxi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/8/2014
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    28
    Đôi khi kinh nghiệm, ký ức lại chính là những thứ hạn chế sự phát triển của bản thân :(
     
  20. phanhoanganh

    phanhoanganh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/1/2015
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    đồng ý với chị luôn ạ, đó nhiều lúc lại là sự mặc cảm.
     

Chia sẻ trang này