Thông tin: Muốn quảng cáo tốt, hãy kể một câu chuyện hay, nhưng đừng "chém gió"

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi ecoenvir, 21/7/2015.

  1. ecoenvir

    ecoenvir Độc lập, Tự do, Hạnh phúc

    Tham gia:
    5/6/2012
    Bài viết:
    3,442
    Đã được thích:
    824
    Điểm thành tích:
    823
    97% các giám đốc marketing nghĩ rằng phải tạo ra những điều mới mẻ chưa từng có để thành công và 2/3 trong số họ thấy rất khó khăn để bắt kịp những thay đổi này.
    [​IMG]
    Trong nhịp sống hối hả, vai trò của Marketing càng trở nên phức tạp hơn giữa sự nhiễu loạn từ mạng xã hội, truyền thông, sự gia tăng những thiết bị di động, sự thay đổi thói quen xem Tivi. Để làm chủ xu thế này, các doanh nghiệp phải chuyển hướng chú trọng đến việc kể chuyện.

    Các Marketer hiện nay không còn bị giới hạn hoạt động chỉ trong một số kênh truyền thông hay thiết bị nhất định nữa. Họ thường xuyên cần những kỹ năng mới để kiểm soát được sự gia tăng của các thiết bị và kênh thông tin tiện ích qua đó mọi người kết nối ( ứng dụng điện thoại di động, web, mạng xã hội,...)

    Truyền đi một thông điệp thương hiệu đòi hỏi sự ứng biến đối với mọi loại hình trên, tùy thuộc vào từng phương thức và đối tượng. Tuy nhiên có một thứ bất biến trong suốt quá trình:

    Marketing B2B trong lĩnh vực công nghệ đang thực sự gặp khó khăn trong việc làm thế nào để tránh đi sâu vào chi tiết sản phẩm và chỉ đơn giản là kể một câu chuyện.

    Luôn có một niềm kiêu hãnh rõ ràng khi diễn thuyết về lịch sử công ty, hay niềm đam mê công nghệ ẩn sâu trong bản thân sản phẩm nhưng một giải pháp công nghệ chỉ thực sự tồn tại khi bản thân nó mang một câu chuyện, và với tư cách một người truyền bá công nghệ, điều này thể hiện ở những thành công của đối tác và bằng cách nào một sản phầm thực sự tạo được khác biệt đối với khách hàng, có tác động châm ngòi cho trí tưởng tượng và khơi gợi nên các cuộc thảo luận.

    Điều này có thể khá phổ biến, và tôi đã làm việc với những công ty công nghệ khá lâu, nhưng cả những doanh nghiệp lâu năm hay mới hoạt động đều đang rơi vào cùng một cái bẫy.

    • Tự hào khoe tên tuổi những nhà đầu tư đổ tiền vào bạn cũng không nói cho tôi biết những gì mà bạn có khả năng giải quyết- đây là một vấn đề lớn cho những doanh nghiệp mới trên thị trường, nó chỉ cho tôi biết rằng bạn đang đốt tiền của ai, chứ không một chút nào về lý do bạn tồn tại

    • Những bản giới thiệu nặng tính kỹ thuật có thể sẽ khiến các kiến trúc sư hứng thú, và thể hiện được bạn đã bỏ bao nhiêu công sức vào sản phẩm, nhưng khi doanh nghiệp trả thù lao thì bạn đã mất lượng khách mua rồi- bạn yêu sản phẩm của mình nhưng khi giới thiệu bản dùng thử, hãy khiến nó dễ hiểu và thực tế, chứ đừng biến nó thành một khóa đào tạo với những mũi tên và những cú click chuột.

    • Marketing cho sản phẩm vẫn còn một chặng đường dài trước khi tình hình trở nên khả quan hơn, hãy ngừng sử dụng những cụm từ rắc rối chung chung, và tạo ra những nội dung hấp dẫn cho một nhóm đối tượng lớn hơn- không ai quan tâm đến màu sắc của của giao diện người dùng mới, hay nếu bạn có đang sử dụng thuật ngữ mới nhất của Gartner (công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin hàng đầu thế giới) không nếu bạn không thể tham gia mặt đối mặt với tôi trong thông điệp của mình.

    Guy Kawasaki đã viết một đoạn rất hay về vấn đề này, trong khi những ý tưởng này thông thường chỉ phổ biến trong lĩnh vực truyền bá, đó còn là việc mà mọi doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cùng cái cách họ quảng bá bản thân và những sản phẩm của mình, cần bắt đầu trở nên thực tế hơn.

    3 lý do bạn cần kể 1 câu chuyện

    Kể một câu chuyện thể hiện sự nhận thức về việc thương hiệu được cảm nhận thế nào trên thị trường, những kiến thức công nghệ phía sau sản phẩm, sự khác biệt ra sao, và mối quan hệ với trải nghiệm của khách hàng.

    Những câu chuyện cũng cho phép bạn thể hiện một quan điểm. Điều quan trọng là đưa ra những quan điểm kể cả nếu chúng gây ra tranh cãi, bởi điều này giúp marketing truyền tải được ý thức về tính cấp thiết của câu chuyện. Việc không đưa ra một quan điểm đồng nghĩa với sự đam mê ít ỏi dành cho sản phẩm của mình. Cả khách hàng và nhân viên đều có thể cảm nhận rõ điều này. Và khách hàng thường đánh giá cao những quan điểm khiến họ phải suy nghĩ.

    Vấn đề cuối cùng là thông qua những câu chuyện đó để kết nối với các bộ phận khác trong tổ chức và với khách hàng. Điều này cho phép marketing kết nối tốt hơn bộ phận kinh doanh trong nỗ lực truyền tải một thông điệp nhất quán và rõ ràng hơn. Thông điệp này tác động ngược trở lại tiến trình phát triển sản phẩm, cho phép sự cải tiến phù hợp và thích ứng với những nhu cầu khác nhau của thị trường.

    Chẳng có gì trong những điều trên là quá phức tạp, nhưng vẫn luôn có một lỗ hổng rõ rệt trong cách thức mà lĩnh vực công nghệ đang định hình chiến lược marketing.

    Nhưng có lẽ điều quan trọng hơn là nếu câu chuyện của bạn không thể cho tôi biết những điều sau đây:

    • Lý do sản phẩm của bạn tồn tại,

    • Bằng cách nào sản phẩm của bạn đáp ứng một nhu cầu, và bằng cách nào tạo nên khác biệt,

    • Những giá trị trong việc sử dụng giải pháp hay dịch vụ đó đến từ đâu,

    • Đối tượng chủ yếu nào mà sản phẩm sẽ hướng tới, đối tượng nào đã nhận được những tiện ích từ sản phẩm,

    • Khi nào tôi có thể trải nghiệm sản phẩm, và khi nào tôi sẽ cảm nhận được khác biệt

    Thì tốt nhất nên ngừng việc bạn đang làm để nghĩ lại đi.

    Bởi nếu tôi không thể hiểu câu chuyện của bạn thì chẳng ai trong số những người đang ngồi trước mặt bạn hiểu đâu.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ecoenvir
    Đang tải...


  2. Capro

    Capro Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    4/3/2015
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    372
    Điểm thành tích:
    63
    Thực ra thì khách hàng có vẻ không hứng thú với những câu hỏi yêu cầu phải suy nghĩ nhiều. Ngay cả những bài viết dài, cũng có nhiều người bỏ qua vì họ ngại đọc.
     
    ecoenvir thích bài này.
  3. ecoenvir

    ecoenvir Độc lập, Tự do, Hạnh phúc

    Tham gia:
    5/6/2012
    Bài viết:
    3,442
    Đã được thích:
    824
    Điểm thành tích:
    823
    Theo chị thì bài viết khoảng bao nhiêu dòng thì thích hợp, hoặc trình bày như thế nào, ví dụ thêm hình ảnh, hay toàn chữ, xuống dòng v.v..?
     
  4. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Khi có công nghệ mạnh mẽ thì mọi người có xu hướng thiên về sử dụng công nghệ hơn là chau chuốt nội dung của mình.

    Có lẽ bởi vậy mà chúng ta không thích xem quảng cáo.
     
    ecoenvir thích bài này.
  5. RiverSea143

    RiverSea143 VNUNI - Tư vấn chuyên sâu về giải pháp bán lẻ

    Tham gia:
    17/5/2013
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    690
    Điểm thành tích:
    183
    Mình thì khi đọc 1 article hay đọc phần giới thiệu (description) xem có hay hay ko, sau đó các đầu mục chính (loại được đánh số và in đậm ấy), nếu mục nào hay thì đọc tiếp đoạn chi tiết. Chỉ khi nào thấy thực sự hay hoặc quan tâm tới chủ đề bài viết thì mình mới đọc chọn vẹn cả bài.

    Dĩ nhiên bài viết nên có phân đoạn (paragraph) thì mới dễ đọc, nhất là cái khoảng cách giữa cái hình và các đoạn trên và dưới của nó (@ecoenvir xem lại ảnh ở bài trên cùng nhé, và hình như là bài copy bên cafebiz thì nên để nguồn copy :p)

    P/S: Mình cũng ko hiểu tại sao các diễn đàn kiểu vbBulletin hay Xenforo thì phần Editor lại ko có căn bài kiểu Justify như ở các blog nhỉ? Bác @bhkien có biết tại sao ko?
     
    ecoenvir thích bài này.
  6. ecoenvir

    ecoenvir Độc lập, Tự do, Hạnh phúc

    Tham gia:
    5/6/2012
    Bài viết:
    3,442
    Đã được thích:
    824
    Điểm thành tích:
    823
    Cảm ơn anh Hải đã nhắc, ngày đầu vào diễn đàn em cũng chịu khó ghi thêm trích nguồn, sau rồi mất thói quen đó
     
  7. Capro

    Capro Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    4/3/2015
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    372
    Điểm thành tích:
    63
    Cách đọc bài như thế nào cũng tùy vào từng người. Nhưng thường thì những bài có hình ảnh sẽ thu hút người đọc hơn là những bài toàn là chữ. Mình thì thích viết từ 2 trang A4 đổ lại, nhưng bạn mình lại thích viết rất dài, tầm 5,6 trang, nếu là người không đủ kiên nhẫn chắc không thể đọc hết ngay một lúc :). Những bài viết dài thường dành cho những người thích suy tư, ngẫm ngợi. Còn bài viết thông tin nên viết ngắn, đặt tựa gợi mở, ngắn gọn và chèn nhiều hình ảnh!
    @ecoenvir có thể tham khảo bài viết sau hoặc vào trang này để tìm thêm thông tin:

    KỸ THUẬT VIẾT BÀI: CẤP ĐỘ ĐỌC

    Kỹ năng viết rất quan trọng. May mắn có dịp cùng TS. Nancy K. Napier khảo sát các Giám đốc và chủ doanh nghiệp tại Hà Nội về phương pháp khuyến khích đổi mới và sáng tạo trong đội ngũ, đến đâu tôi cũng thấy một thông được nhắc nhiều lần: mọi ý tưởng, giải pháp được khuyến khích trình bày dưới dạng viết. Chưa bàn đến hình thức trình bày, văn phong, từ ngữ sử dụng… các nhà điều hành đều coi trọng chữ trên giấy hơn lời nói. TS. Napier rất vui khi biết những thông tin này. Bà cho biết ngay ở Mỹ, các nhà quản lý cũng áp dụng phương pháp tương tự. Và những người được thăng tiến trong tổ chức, công ty thường có kỹ năng viết rất tốt.


    Cấp độ đọc

    1. Lật qua

    Độc giả sẽ lựa chọn dọc cái gì bằng cách lật qua các trang báo. Không giống như đọc tiểu thuyết, đọc báo và tạp chí có thể giở thoải mái. Bắt đầu bằng trang nhất, nhưng ngay sau đó người đọc xem trang cuối, xem trang trong từ đấu đến cuối hay từ cuối lên đầu, dừng lại ở chỗ nào đáng chú ý

    Những yếu tố nào gây chú ý ở độc giả?

    • Các tít trên trang nhất.
    • Đầu đề các chuyên mục: độc giả này bị thu hút bởi đề tài Kinh tế, độc giả khác lại chú ý tới mụcThời trang.
    • Các loại tít của từng bài báo (tít chính, tít phụ).
    • Minh hoạ: ảnh, tranh, đồ hoạ.
    • Tên tác giả.
    • Những chuyên mục cố định: bình luận, xã luận, hình vẽ.
    • Tóm tắt
    Các yếu tố trên là lựa chọn đầu tiên và ghi nhớ ngay tức khắc.

    2. Đọc lượt

    Độc giả trở lại với những nội dung đã thu hút họ và chú ý đến những yếu tố khác trong bài báo.

    • Sapo: cung cấp thông tin cơ bản và gợi tò mò (thường là đoạn in đậm, nằm sau tít, nói lên toàn bộ ý của bài báo, đừng nhầm nó với đoạn tóm tắt vì sapo có thể đứng tách rời khỏi bài báo, với người đọc không có nhiều thời gian chỉ cần xem sapo, khi cần thông tin chi tiết thì mới đọc kỹ cả bài báo).
    • Tít xen và mở đầu các đoạn: nằm trong bài báo, chúng có tác dụng giãn mắt và dẫn dắt vào bài báo.
    • Hộp (box) : thu hút chú ý vào thông tin nổi bật.
    • Mở đầu bài: câu đầu tiên quan trọng nhất.
    • Kết luận: câu cuối cùng, cảm tưởng cuối cùng.
    Nếu vội, đọc giả có thể dừng ở cấp độ đọc thứ hai này. Nếu các yếu tố này được viết tốt, chúng sẽ thu hút độc giả đọc toàn bộ bài báo. Các yếu tố thuộc hai cấp độ đọc đầu tiên đóng vai trò marketing.

    3. Đọc kỹ

    Việc độc giả có đọc kỹ hay không phụ thuộc vào cấu trúc bài báo và phong cách viết: vừa phải viết hay, vừa phải trình bày rõ ràng.

    4. Bình luận

    Giở lướt qua các trang báo giúp người đọc định hình những gì sẽ đọc và thứ tự các bài báo trong toàn bộ tờ báo cũng như trong mỗi trang.

    Các cấp độ đọc không phụ thuộc nhau, vì người ta có thể đọc vào những thời điểm khác nhau, và không bắt buộc đọc cái này sau cái kia. Điều này dẫn đến việc:

    • Phải nhắc lại thông tin của tít trong sapo và phần đầu bài báo.
    • Không được gắn sapo với tít cũng như trong phần mở đầu bài báo, nhất là bằng cách dùng tính từ chỉ định (điều này, người này…)
    Theo Fabienne Gerault-ESJ, dịch giả: Nguyễn Thị Vân Anh
     
    ecoenvir thích bài này.
  8. ecoenvir

    ecoenvir Độc lập, Tự do, Hạnh phúc

    Tham gia:
    5/6/2012
    Bài viết:
    3,442
    Đã được thích:
    824
    Điểm thành tích:
    823
    Em cảm ơn chị @capro nhé
     

Chia sẻ trang này