Thông tin: TOP THỰC PHẨM CHO ĂN DẶM LÀ HẠI CON

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi mesusu2014, 23/7/2015.

  1. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    Với một số thực phẩm, nếu mẹ vội vàng cho con ăn dặm, bé có thể bị dị ứng, ngộ độc và gặp biến chứng khác. Do đó, mẹ cẩn trọng lựa chọn đồ ăn dặm cho con nhé.

    Khi bé đến tuổi ăn dặm, thường các mẹ quan tâm đến việc cho bé ăn thực phẩm gì cho nhiều chất, đủ dinh dưỡng mà quên mất việc lưu ý đến những đồ ăn không nên đưa cho bé ăn quá sớm. Với một số thực phẩm, nếu mẹ vội vàng cho con ăn dặm, bé có thể bị dị ứng, ngộ độc và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Dưới đây là những thực phẩm mẹ hết sức phải thận trọng:

    Muối

    Thận của trẻ nhỏ còn rất non nớt nên muối đi vào cơ thể bé có thể sẽ làm thận phải làm việc quá tải. Bé phải ăn đồ nhiều muối lúc còn nhỏ sẽ có thói quen ăn mặn khi lớn lên, dễ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai. Mẹ nên nhớ, không bao giờ được cho muối vào thức ăn dặm của trẻ, tránh các loại thức ăn chứa nhiều muối như xúc xích, thịt xông khói, ruốc mặn cho đến khi bé trên 12 tháng tuổi.

    [​IMG]
    Thận của trẻ nhỏ còn rất non nớt nên muối đi vào cơ thể bé có thể sẽ làm thận phải làm việc quá tải



    Đường

    Để tránh nguy cơ bị sâu răng và gặp các vấn đề về răng miệng khác cho bé, tốt nhất mẹ không nên cho đường vào thức ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi. Mẹ cũng nên tránh cho bé ăn những đồ ăn nhiều đường như bánh bích quy, nước ép trái cây, kem. Ngoài ra, cho trẻ ăn đường dễ gây cảm giác ngang dạ, không thèm ăn khi ăn bữa chính.

    Trứng

    Để giảm thiểu nguy cơ bé bị dị ứng, mẹ đừng cho bé ăn trứng hoặc thực phẩm chứa trứng (như một số loại nước sốt và bánh kem) trước khi bé được 6 tháng tuổi. Khi bé đã được 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn trứng đã luộc chín nhưng không nên cho bé ăn trứng luộc lòng đào, trứng chần qua để tránh ngộ độc thực phẩm.

    Các loại hạt

    [​IMG]
    Các loại hạt ẩn chứa nguy cơ gây hóc, nghẹn hàng đầu và tỉ lệ gây dị ứng rất cao ở trẻ

    Các loại hạt ẩn chứa nguy cơ gây hóc, nghẹn hàng đầu, mẹ chỉ nên cho con ăn các loại hạt nguyên hoặc hạt đã nghiền khi bé bắt đầu được 5 tuổi trở lên. Kể cả khi bé không bị hóc, nghẹn, các loại hạt vẫn có tỉ lệ gây dị ứng rất cao ở trẻ nhỏ, đặc biệt đối với những trẻ xuất thân từ gia đình có người có tiền sử mắc dị ứng với hạt. Vì vậy, mẹ phải hết sức thận trọng và nhớ cho con tập ăn với liều lượng từng chút một khi con đủ tuổi ăn loại thực phẩm này. Nhiều trường hợp bé không dị ứng ngay trong lần đầu mà phải đến lần thứ hai mới mắc phải.

    Thủy hải sản có vỏ

    Các loại thủy hải sản như tôm, cua, ngao, sò, ốc,… là những thực phẩm dễ gây dị ứng và làm trẻ nhỏ đau bụng, mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé tập ăn sau khi bé được tầm 9 tháng tuổi. Trước khi cho bé ăn, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia và đặc biệt là cần tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản hay không.

    Sữa bò tươi

    Sữa bò tươi không thích hợp làm đồ uống chính cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Sữa bò cũng không thể chứa hàm lượng vitamin và chất béo được như sữa công thức và sữa mẹ. Bạn có thể dùng sữa bò nguyên kem trong nấu nướng cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên nhưng trẻ sẽ thích hương vị quen thuộc của sữa công thức hoặc sữa mẹ hơn.

    [​IMG]
    Sữa bò cũng không thể chứa hàm lượng vitamin và chất béo được như sữa công thức và sữa mẹ

    Hoa quả chua

    Một số trẻ em dễ dị ứng với hoa quả chua như kiwi, dâu tây, cà chua, cam, chanh và tốt nhất là mẹ nên tránh những loại quả này trong những tuần lễ đầu tiên cho bé ăn dặm. Những loại quả lí tưởng, an toàn mà mẹ nên cho bé tập ăn dặm đầu tiên là những quả chín mềm, vị ngọt hấp dẫn như: chuối, xoài, bơ, táo,…
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mesusu2014
    Đang tải...


  2. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    Khi ở nhà có con nhỏ, các mẹ luôn chú tâm chăm sóc cho bé bé từ miếng ăn, giấc ngủ. Thời điểm bắt đầu ăn dặm, món ăn chính của bé là cháo. Vậy cách nấu cháo cho bé ngon và bổ dưỡng nhất mẹ cần biết là gì?

    [​IMG]
    Một buổi sáng thức dậy, mẹ tất bật chuẩn bị món cháo cho con yêu và bất chợt nhận ra bé rất thích các loại rau củ quả khi cầm chúng trên tay và gặm một cách ngon lành dù chỉ có 2 chiếc răng cửa bé tí ti. Điều đó thật tuyệt vời. Đó là một dấu hiệu mách cho mẹ biết bé đã cần nhiều chất dinh dưỡng hơn ngoài sữa mẹ, sữa công thức và các loại cháo thông thường. Thế nhưng, quỹ thời gian hạn hẹp của mẹ không thể chuẩn bị cho con một cách hoàn hảo nhất. Vì thế, sau đây là những cách nấu cháo cho bé nhanh nhất và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé mà mẹ có thể áp dụng ngay trong hôm nay:

    – Nhiều mẹ ngâm gạo trước khi nấu cháo cho bé. Làm như vậy cháo sẽ nhanh nhuyễn hơn. Các mẹ cũng có thể đun sôi gạo từ buổi tối, để đến sáng hôm sau khỏi mất thời gian dậy sớm để chuẩn bị một nồi cháo trắng nhừ nữa.

    – Thông thường, mẹ không có nhiều thời gian vào buổi sáng vì phải tất bật lo toan nhiều thứ nên chuẩn bị một bát cháo trứng gà sẽ giúp tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đầy hấp dẫn và bổ dưỡng. Buổi chiều có nhiều thời gian hơn, bạn có thể nấu cho bé nhà bạn các loại cháo thịt băm hay cháo cá,…

    – Để không mất công xay nhuyễn thực phẩm, bạn hãy băm thịt thật nhuyễn, nhặt bỏ nhưng sợi gân xơ, sau đó đánh tan với nước lạnh rồi cho vào cháo còn đang nguội rồi mới đun sôi cho chín thịt. Như vậy, thịt không bị vón cục và bé ăn rất dễ dàng.

    – Muốn cháo được thơm ngon, bạn hãy lặt một nắm lá rau xanh (rau muống, rau ngót, mồng tơi, rau dền…) băm nhuyễn rồi cho vào cháo khi thịt đã chín. Chờ cho rau chín bạn mới cho một thìa dầu ăn vào nồi cháo, đun sôi tiếp trong 5 phút là đã có một nồi cháo ngon cho bé nhà bạn.

    Với một nồi cháo trắng nhuyễn đã chuẩn bị trước như vậy thì việc còn lại của mẹ là trổ tài năng của mình với các món cháo hấp dẫn và bổ dưỡng.

    Để cho các mẹ có nhiều sự lựa chọn, sau đây là hướng dẫn cách làm các món cháo thơm ngon cho bé từ 12 đến 24 tháng tuổi:


    1. Món cháo thịt rau muống đầy “kích thích”

    [​IMG]


    Nguyên liệu
    – Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
    – Thịt heo nạc 30g (2 muỗng canh thịt)
    – Rau muống 30g (3 muỗng canh)
    – Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
    – Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
    Cách làm:
    – Đầu tiên mẹ hãy vo sạch gạo, cho vào nồi nước, nấu nhừ thành cháo
    – Thịt heo băm nhuyễn
    – Rau muống xắt nhuyễn.
    – Thịt heo xào với 1 muỗng cà phê dầu cho vào cháo, sau đó cho rau muống vào. Nấu cho chín thịt, rau nêm nếm cho vừa ăn. Cho cháo ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều.

    2. Lạ miệng với món cháo cá-cà rốt

    [​IMG]

    Nguyên liệu:
    – Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
    – Cá nạc 30g (2 muỗng canh)
    – Cà rốt 30g (3 muỗng canh)
    – Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
    – Nước mắm, hành…
    Cách làm:
    – Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
    – Cá luộc chín, vớt ra, ướp nước mắm hành tiêu
    – Cà rốt cắt hạt lựu thật nhỏ
    – Cà rốt cho vào cháo nấu mềm
    – Cho cá vào nêm nhạt. Trút ra chén, cho 2 muỗng cà phê dầu ăn.

    3. Cua-nấm rơm là món cháo không thể bỏ qua

    [​IMG]

    Nguyên liệu
    – Bột gạo cao cấp Néstlé: 4 muỗng canh
    – Nấm rơm cắt nhuyễn: 1 muỗng canh
    – Cua luộc gỡ thịt băm nhuyễn: 1 muỗng canh
    – Dầu ăn(Dầu tinh luyện): 1 muỗng canh
    – Nước: 1 chén
    Cách làm:
    – Phi hành trắng đã băm nhuyễn với dầu ăn cho thơm cho nấm rơm vào xào chín, cho cua vào đảo đều
    – Cho nước vào đun sôi, bắc xuống và chờ cho nguội bớt
    – Trộn bột vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức

    4. Món cháo Óc heo-đậu Hà Lan chất lượng

    [​IMG]

    Nguyên liệu:
    – Gạo: 20g (2 muỗng canh đầy).
    – Óc heo: 30g (1-2 cái óc gà hoặc 1/4 cái óc heo – 2 muỗng canh).
    – Đậu Hà Lan: 30g (2 muỗng canh đầy).
    – Dầu ăn: 2,5g (1/2 muỗng cà phê).
    – Nước: 250ml (1 chén đầy).
    – Nước mắm hoặc muối iod.
    Cách làm:
    – Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, đâm bể, nấu sôi 15 phút với 1 chén đầy nước và với đậu Hà Lan đã ngâm bóc vỏ.
    – Óc heo bỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước cho vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Nên nêm nhạt. Có thể cho chút hành ngò nếu trẻ thích.
    – Đổ cháo ra chén cho 1/2 muỗng dầu ăn.

    5. Lạ miệng với cháo cật heo-cải trắng

    [​IMG]

    Nguyên liệu:
    – Gạo: 20g (2 muỗng canh đầy).
    – Cật heo: 30g (1/3 cái cật heo).
    – Cải trắng (cải bắc thảo): 30g (3 muỗng canh).
    – Dầu ăn: 10g (2 muỗng cà phê).
    – Nước: 250ml (1 chén đầy)
    – Nước mắm hoặc muối iod.
    Cách làm:
    – Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, đâm bể, nấu sôi 15 phút.
    – Cật heo xắt mỏng, nhỏ.
    – Cải bắc thảo xắt nhuyễn
    – Cho cật heo và cải vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Cho thêm hành ngò nếu bé thích.
    – Đổ cháo ra chén, cho thêm 2 muỗng dầu ăn.

    6. Cháo lươn-cà rốt quen thuộc

    [​IMG]

    Nguyên liệu:
    – Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
    – Thịt lươn 30g (2 muỗng canh)
    – Cà rốt 30g (3 muỗng canh)
    – Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
    – Nước mắm, hành…
    – Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
    Cách làm:
    – Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
    – Lươn làm sạch, thả vào cháo luộc chín, vớt ra.
    – Cà rốt cắt hạt lựu nhỏ
    – Lươn đã chín, gỡ lấy nạc, ướp chút nước mắm, xào với hành phi 1 muỗng cà phê dầu.
    – Cà rốt cho vào cháo nấu mềm.
    – Cho lươn vào cháo nêm vừa ăn. Trút ra chén, có thể nêm hành răm nếu trẻ thích.

    7. Đầy ắp sắc màu với cháo cua-đậu đỏ-rau ngót

    [​IMG]
    Nguyên liệu:
    – Gạo: 20g (2 muỗng canh đầy)
    – Rau ngót (băm nhuyễn): 3 thìa cafe.
    – Đậu đỏ (hấp chín, tán nhuyễn): 2-3 thìa cafe.
    – Thịt cua (băm nhuyễn): 3-4 thìa cafe.
    – Dầu ăn: 2 thìa cafe
    Cách làm:
    – Đun sôi nước, cho thịt cua và rau ngót vào nấu chín.
    – Tiếp đến, bạn cho đậu đỏ, bột gạo vào khuấy đều.
    – Sau đó, bạn đun hỗn hợp trên cho sôi lại, bắc ra bếp, nêm dầu ăn vào.
    – Bạn nên chờ cháo nguội bớt mới nên cho bé thưởng thức.

    Những điều cần tránh khi nấu cháo cho bé
    Khi chuẩn bị cho bé ăn dặm, những món cháo luôn là lựa chọn hàng đầu vì nó dễ làm và phù hợp với khả năng ăn uống của bé. Tuy nhiên, khi nấu cháo cho bé các mẹ cần có những lưu ý sau:
    – Tránh cho bé ăn quá nhiều khoai tây, cà rốt mà chỉ bổ sung một lượng vừa đủ. Cho bé ăn nhiều các loại rau củ này dễ khiến bé thừa tinh bột nhưng lại thiếu vitamin. Như vậy sẽ không tốt cho bé.
    – Không nên thêm các loại ngũ cốc vào cháo để bổ sung dinh dưỡng cho bé. Hệ tiêu hóa của bé còn quá non nớt để hấp thu các nguồn dinh dưỡng loại này.
    – Hạn chế sử dụng máy xay sinh tố để chuẩn bị các món cháo cho bé. Hãy để cho bé tập nhai và phát triển xương hàm một cách bình thường. Nhiều mẹ sử dụng máy xay sinh tố sẽ tạo nên thói quen xấu cho bé!
    – Không nên nấu một nồi cháo to đùng và cho bé ăn cả ngày, có thể sang…ngày hôm sau. Điều này kéo dài sẽ làm cho bé chán ăn, không bị kích thèm ăn nữa.
    – Không nên lạm dụng nước hầm xương để nấu cháo cho bé.

    Trên đây là các cách nấu cháo cho bé mà mẹ có thể áp dụng ngay. Hy vọng bé của mẹ luôn dồi dào sức khỏe, đầy đủ dinh dưỡng và lớn nhanh như thổi nhé!
     
  3. mehoatrau0510

    mehoatrau0510

    Tham gia:
    23/3/2015
    Bài viết:
    11,765
    Đã được thích:
    1,708
    Điểm thành tích:
    913
    nhìn đã thèm rồi
     
  4. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    thía về áp dụng cho nhóc con ngay nha @mehoatrau0510 ơi
     
  5. huongthanh08

    huongthanh08 Thegioisuatot.vn

    Tham gia:
    8/12/2011
    Bài viết:
    18,623
    Đã được thích:
    3,595
    Điểm thành tích:
    2,113
    nhà mình trc cho bé ăn dặm vẫn cho ăn trứng bạn à, nhưng tuần nhà mình mới cho ăn 1 quả thui chứ ko cho ăn nhiều lắm
     
  6. huongthanh08

    huongthanh08 Thegioisuatot.vn

    Tham gia:
    8/12/2011
    Bài viết:
    18,623
    Đã được thích:
    3,595
    Điểm thành tích:
    2,113
    bé nhà mình đã thử 5/7 rùi còn 1 món gắng học thêm nấu cho bé ăn :)
     
    mesusu2014 thích bài này.
  7. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    mẹ nó có kinh nghiệm thực nấu rồi chia sẻ luôn cho các mẹ đi @huongthanh08 ui
     
  8. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    Thực ra là vì trứng dễ gây dị ứng nên các chuyên gia mới cảnh báo mẹ như vậy, còn nếu bé nhà @huongthanh08 đã ăn được và ko có biểu hiện của dị ứng thì mẹ cứ bổ sung cho con nhé
     
  9. bocau1208

    bocau1208 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    18/9/2014
    Bài viết:
    8,884
    Đã được thích:
    1,180
    Điểm thành tích:
    773
    tuần lễ đầu tiên cho bé ăn dặm theo mình chỉ cho ăn những món thông dụng tốt như cháo trắng, bí ngô, rau muống...
     
  10. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    đúng rồi @bocau1208 ơi, cứ món nào dễ tiêu, ko dễ dị ứng thì cho bé ăn đầu tiên :)
     
  11. loan157

    loan157 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    8,613
    Đã được thích:
    3,613
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ghi nhớ hết mới được, cảm ơn mn nhé!
     
  12. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    Mẹ nó nên in ra để dán ở dưới bếp í @loan157
     
    loan157 thích bài này.
  13. bo_cua_cu_bo

    bo_cua_cu_bo Nguyễn Hoàng Nguyên

    Tham gia:
    28/2/2014
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Mình thấy có nhiều mẹ nấu ăn cho con thường nên muối cho vừa khẩu vị của mình nhưng các mẹ không biết miệng của các bé nó không như miệng của chúng t, chỉ cần các mẹ thấy vừa ăn là các bé đả thấy mặn lắm rồi
     
  14. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    chà, bố @bo_cua_cu_bo chắc chăm con khéo lắm đây, chia sẻ của bố nó hoàn toàn chính xác luôn nhé
     
  15. loan157

    loan157 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    8,613
    Đã được thích:
    3,613
    Điểm thành tích:
    2,113
    Đúng rùi nhỉ,đúng là kinh nghiệm hay! Hihi thank mẹ Su nhé!
     
  16. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    Thông thường, bé bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên khi được 6 – 7 tháng tuổi. Hàm răng tiếp tục được hoàn thiện cho đến khi bé được 2 – 3 tuổi. Nhưng cũng có trường hợp bé mọc răng chậm hơn so với bình thường, có thể hơn một tuổi răng bé mới bắt đầu nhú. Khi ấy, các mẹ cần xem lại chế độ dinh dưỡng của trẻ.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa

    Bổ sung thêm canxi

    Bé chậm mọc răng, nguyên nhân đầu tiên là bé bị thiếu canxi. Nguồn dinh dưỡng chính của bé khoảng 6 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ. Thông thường, bé bú mẹ hoàn toàn sẽ được cung cấp đầy đủ canxi. Trường hợp thiếu canxi dễ xảy ra với nhóm trẻ bú bình hoặc chất lượngsữa mẹ kém (nguyên nhân do mẹ ăn uống kiêng khem hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn).

    Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng chậm mọc răng ở trẻ. Các mẹ cần nhớ, thực đơn cho bé ăn nên đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo.

    Giai đoạn này bé có thể ăn 3 bữa cháo mỗi ngày. Bé đang trong quá trình mọc răng và vận động nhiều nên có nhu cầu canxi rất cao, mẹ nên cho bé ăn tăng cường thêm những món chứa lượng canxi dồi dào như: tôm, cua, cá, trứng, sữa, các loại rau có màu xanh đậm… Nên cho bé ăn thêm các loại hoa quả tươi, có thể cho trẻ uống nước ép hoặc xay cả bã. Lượng sữa cần thiết cho bé ở thời kì này là khoảng 500-800ml mỗi ngày, mẹ cũng có thể cho bé dùng thêm sữa chua hoặc phômai.
    • [​IMG]



    • Mẹ nên cho trẻ ăn dứt điểm từng bữa, tránh hâm lại đồ ăn cho bé và tập cho bé ăn uống theo thời gian biểu, tránh ăn vặt
    1. Ngoài ra, tình trạng chậm mọc răng còn liên quan đến giảm khả năng hấp thụ vitamin D của cơ thể bé. Mẹ cần cho bé tắm nắng hàng ngày, mỗi ngày 15-30 phút vào trước 9 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều để cơ thể bé tự tổng hợp vitamin D giúp hấp thu canxi tốt hơn.


      Thức ăn cho bé mọc răng

      Khi mọc răng, hầu hết trẻ thường có các triệu trứng như: chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, luôn mút ngón tay, rất thích cắn vật rắn, đôi khi có thể sốt nhẹ, lợi sưng đỏ ở vùng răng nhú lên. Khi đó, do cơ thể không thoải mái, các bé sẽ không chịu ăn nếu thực phẩm đó kích thích và gây đau lợi. Dưới đây là một số loại thức ăn sau có thể khiến bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày cho bé:

      [​IMG]

      – Thực phẩm xay nhuyễn dành cho trẻ em: Loại thực phẩm này mềm và xốp, nó cho phép trẻ ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn. Mẹ cũng có thể nghiền trái cây và rau quả tại nhà bằng cách nấu cho đến khi mềm và trộn chúng với một lượng nước nhỏ trong máy xay sinh tố. Có thể cho bé ăn rặm các loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh, nhưng nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn.



      Bánh ăn dặm cho bé đang mọc răng: Loại bánh này có bán rộng rãi trong các cửa hàng và siêu thị chuyên dành cho bé . Loại bánh này mềm ra khi kết hợp với nước bọt của bé. Hầu hết bánh ăn dặm cho bé mọc răng có chứa rất ít đường và không có chất bảo quản.



      Các loại rau nấu chín: Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chúng chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng.



      Đồ uống mát: Đồ uống mát có thể làm dịu những em bé quấy khóc trong thời gian mọc răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Trẻ sơ sinh trên 12 tháng tuổi thường rất thích sữa lạnh. Các mẹ đang cho con bú có thể cho bé bú thường xuyên hơn khi bé mọc răng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, việc này cũng góp phần làm bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi bị đau.
      [​IMG]


      Nhai rau củ cũng là một cách “chữa trị” cơn đau răng của bé, tất nhiên phải dưới sự giám sát của mẹ. Rau củ chứa nhiều axit tự nhiên có tác dụng làm giảm cơn đau mọc răng. Hai loại củ quả lý tưởng nhất là carrot và dưa chuột (nhất là dưa chuột bao tử). Trong trường hợp bé đau, các mẹ có thể cho một chiếc khăn đã làm ướt sạch lên ngăn đá tủ lạnh, sau đó cho bé nhai để làm dịu chỗ nướu đau tạm thời. Nếu bé đau quá, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ.
     
  17. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    Tớ cũng toàn thế mà, nhớ làm sao hết các kinh nghiệm này được, sợ nhất là " nhớ mang máng " nên tớ cứ in ra, cần thì nhìn vào chuẩn luông :D
     
  18. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    Ngày có nhiều bà mẹ cho con ăn dặm Nhật Bản. Nó có thiệt hơn so với kiểu ăn dặm xưa nay qua bản so sánh cụ thể về 2 cách ăn dặm phổ biến nhất Việt Nam bây giờ.

    Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên (nuôi, trồng) như: rau, củ, quả, cá, thịt,…

    Khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật thì không nên cho bé ăn thực phẩm chế biến sẵn như thực phẩm đóng hộp, giăm bông và các loại gia vị.
    Lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là chọn cách cho bé ăn nhạt. Độ mặn chủ yếu được lấy từ các món súp, canh từ rau, củ, quả hoặc thịt, cá. Mục đích của việc cho bé ăn nhạt là:

    – Các mẹ có thể cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhạt và sau đó có thể điều chỉnh một cách dễ dàng.

    – Nếu cho bé ăn những thức ăn ngon trước, bé sẽ không đồng ý khi mẹ thay đổi sang các loại thực phẩm nhạt hơn (đặc biệt là rau).

    Tuy nhiên, ăn dặm kiểu Nhật hay kiểu truyền thống luôn là câu hỏi khiến nhiều bà mẹ băn khoăn khi nuôi con bắt đầu bước sang giai đoạn 4-6 tháng. Để mẹ có cái nhìn cụ thể hơn về những khác biệt và lợi thế của Ăn dặm kiểu Nhật so với Ăn dặm truyền thống, các mẹ hãy cùng theo dõi những so sánh dưới đây.

    Về chế độ ăn

    Theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Bản, bé ăn dặm giai đoạn đầu mỗi ngày ăn 5 bữa (4 bữa sữa 1 bữa mặn), mỗi bữa cách nhau 4 tiếng. Sang giai đoạn sau, mỗi ngày bé ăn 2-3 bữa mặn cùng thời gian với người lớn và 2 bữa sữa phụ xen kẽ 3 bữa chính.

    Trong khi đó, theo phương pháp ăn dặm truyền thống thì bé từ 6 đến 24 tháng mỗi ngày ăn từ 7 đến 9 bữa bao gồm cả sữa và ăn mặn. Như vậy, nếu chia đều khoảng cách giữa các bữa thì mỗi bữa cách nhau khoảng 2 tiếng hoặc chưa đến 2 tiếng. Như vậy, dễ hiểu vì sao các bé ở độ tuổi này thường bị coi là biếng ăn. Vì bé chưa kịp tiêu hóa thức ăn bữa trước đã phải ăn tiếp bữa sau, nên bé luôn trong tình trạng không biết đói bụng. Chính vì vậy, dù bé ăn nhưng không biết ngon. Dần dần, bé không còn hứng thú với chuyện ăn uống.

    [​IMG]
    Ăn dặm kiểu truyền thống khiến trẻ dễ chán ăn vì ăn quá nhiều, dồn dập

    Ở Việt Nam, bé mới ăn dặm đã ăn một bữa những 100-150 ml bột. Trong khi đó, ở Nhật Bản, bé mới ăn dặm chỉ ăn 50-70 g cả cháo nghiền lẫn thức ăn mỗi bữa. Như vậy, nếu bé được chăm theo phương pháp truyền thống thì chắc chắn hệ tiêu hóa của bé sẽ bị làm việc quá sức.

    Hơn nữa, ăn theo cách truyền thống thì bé ăn bột và cháo suốt 18 tháng ròng rã trong khi đó người Nhật chỉ cho con họ ăn cháo trong vòng 7 tháng và sau đó là bé có thể ăn cơm. Bé được tập ăn theo một tiến độ hợp lý, khoa học. Bé tập ăn từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần. Mỗi giai đoạn tập ăn không quá dài và thức ăn được thay đổi phù hợp với độ tuổi của bé nên bé không bị ngán khi phải ăn một chế độ ăn quá lâu.

    Như vậy, dễ hiểu vì sao hiện nay ở Việt Nam tình trạng bé biếng ăn vẫn chưa được cải thiện. Để có thể nhét hết một lượng thức ăn nhiều như vậy vào bụng, bé phải bị ép uổng là chuyện khó tránh khỏi. Lâu dần, bé phản ứng lại bằng cách không muốn ăn nữa. Cuối cùng, bài ca “con lười ăn” vẫn muôn thuở không ngừng. Trường hợp bé nào đáp ứng tốt, chịu đựng được sức nhồi nhét tốt thì tương lai sẽ dễ béo phì.

    Bảng so sánh chế độ ăn giữa phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống

    [​IMG]

    Về kỹ năng ăn

    [​IMG]
    Kỹ năng ăn của trẻ ăn dặm kiểu Nhật cũng tốt hơn trẻ ăn dặm truyền thống

    Người Nhật cho rằng, vào 7 tháng tuổi là bé bắt đầu có phản xạ nhai. Do đó, thức ăn cho bé cần được làm thô hơn. Chính vì vậy mà khi được 7 tháng, bé sẽ được tập ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:7. Cháo nguyên hạt lợn cợn sẽ giúp phát triển kỹ năng nhai và nuốt thô hơn. Sang 9 tháng bé chuyển sang cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:5. Lúc này, dù bé chưa đủ răng nhưng bé nhai tốt bằng lợi. Vì vậy, thức ăn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật dù to nhưng nếu làm mềm thì bé vẫn nhai được. Và đến 1 tuổi là bé có thể nhai cơm và ăn cơm dù chưa đủ răng.

    Trong khi đó, ở Việt Nam các bà và các mẹ vẫn cho rằng 12 tháng tuổi có thể bé đã có 8 răng, nhưng là răng cửa nên bé vẫn chưa nhai kỹ được thức ăn, vì vậy đồ ăn của bé vẫn phải mềm, băm nhỏ, tán nhuyễn. Do đó, bé phải ăn cháo đến 24 tháng (2 tuổi). Như vậy, vô tình các mẹ đã làm mất phản xạ nhai của bé vào lúc bé được 7 tháng tuổi. Và thời gian trôi qua, bé chỉ biết nuốt thức ăn nhuyễn, đến khi tập ăn thức ăn thô thì bé khó nhai, không biết nhai, nên bé chỉ nuốt. Và vì nuốt thô nên bé ọe. Vì vậy, không ít bé thường xuyên bị ọe khi ăn cháo lợn cợn và những bé như thế sẽ luôn được chăm sóc đặc biệt vì “bệnh” ọe khi ăn.

    Biết và hiểu rõ các phương pháp thì sau này mẹ sẽ có thể đỡ vất vả hơn trong việc cho con ăn dặm. Dù là phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay truyền thống thì mẹ cũng chỉ mong con mẹ sẽ ngoan ngoãn và mau lớn.

    Nguyên tắc ăn dặm Nhật Bản

    Người Nhật hy vọng con cái của mình phát triển một cách bình thường và không bị béo phì. Cho nên thực đơn trong bữa ăn của người Nhật có rất nhiều loại rau để tạo sự cân bằng giữa bột, protein và vitamin, đặc biệt là ít protein. Họ không khuyến khích cho con mình ăn nhiều đường và sữa. Trẻ em Nhật Bản không bị béo phì nhưng họ rất khỏe mạnh. Thứ hai, thông qua việc ăn dặm, họ có thể giáo dục con cái về cách ăn uống. Trẻ sẽ học cách nhai, có ý thức trong việc ăn uống, biết yêu cầu, từ chối và khẳng định bản thân. Nếu các mẹ muốn con đạt được những điều này, họ phải bỏ ra một quá trình hết sức gian nan và vất vả. Nếu mẹ muốn áp dụng phương pháp ăn dặm Nhật Bản, mẹ hãy tuân thủ đúng các nguyên tắc để áp dụng thành công.

    [​IMG]
    Mẹ hãy tuân thủ đúng nguyên tắc để áp dụng ăn dặm kiểu Nhật thành công

    Thống nhất về mặt ý tưởng và tâm lý

    Trước khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, gia đình cần phải thống nhất ý tưởng cũng như tâm lý. Khi em bé được sinh ra, cả gia đình dành hết tình yêu thương cho bé. Tuy nhiên, phụ huynh không nên coi bé là trung tâm của vũ trụ để có thể ngăn chặn những mâu thuẫn đáng tiếc có thể xảy ra.

    Trong quá trình cho bé ăn dặm, đôi khi các bé sẽ không hợp tác và bố mẹ phải lường trước được những điều mà mình sẽ gặp phải để chuẩn bị tâm lý thật tốt.

    Kiên trì, từng bước

    Quá trình tập ăn của bé bắt đầu khi bé được 5 tháng tuổi và kết thúc khi bé 15 tháng tuổi. Việc tập ăn cho bé được thực hiện từng bước từng bước (step-by-step) suốt quá trình ăn dặm. Bé sẽ được tập ăn thức ăn từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần trong khoảng thời gian hợp lý. Mỗi giai đoạn tập ăn không quá dài nên bé không bị chán khi phải ăn một chế độ ăn quá lâu. Chính điều đơn giản này giúp bé duy trì sở thích ăn uống và ăn ngon miệng.

    Tôn trọng trẻ

    Bố mẹ nên tôn trọng các bé như các thành viên khác trong gia đình. Các mẹ không chỉ cho bé ăn mà còn phải quan tâm đến tâm lý của bé. Bé sẽ thay đổi hành vi theo từng giai đoạn khác nhau. Vì vậy, các bà mẹ cần nắm bắt điều này là điều chỉnh sao cho hợp lý.
    Một khía cạnh của việc tôn trọng trẻ là cách cho chúng ăn. Không khí, màu sắc,…là những yếu tố ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ. Mỗi người mẹ sẽ có cách riêng tùy thuộc vào con của mình. Nếu các mẹ chú ý một chút thì bữa ăn của con sẽ có rất nhiều niềm vui.
     
  19. mshoangtrang

    mshoangtrang Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    6/10/2013
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    mình đọc hình như chỉ lòng trắng trứng mới dễ gây dị ứng thì phải, mình vẫn cho bé ăn lòng đỏ trứng khi ăn dặm mà
     
  20. HoangThu_08

    HoangThu_08 NỒI HẤP ĐA NĂNG 3 TẦNG:ĐỒ SÔI,HẤP GÀ CẢ CON...

    Tham gia:
    9/4/2013
    Bài viết:
    39,522
    Đã được thích:
    7,705
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ngon thế này chắc chắn bé sẽ ăn nhiều thôi.
     

Chia sẻ trang này