Kinh nghiệm: Kinh doanh nhà hàng trong điều kiện kinh tế khó khăn

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi mesaubeou, 17/8/2015.

  1. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Kinh tế Việt Nam vừa trải qua một năm đầy khó khăn. Trong tình hình kém phát triển của nền kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nhiều công ty , doanh nghiệp , thậm chí hàng loạt các doanh nghiệp đi đến phá sản.

    Ngành nhà hàng là một ngành phụ thuộc nhiều vào sự thịnh vượng, sự phát triển của nền kinh tế và sự ổn định xã hội. Vì thế , trong tình hình nền kinh tế khó khăn cũng đã làm ngành nhà hàng rơi vào tình trạng khó khăn chung. Có thể nhận thấy những khó khăn cơ bản đang tồn tại:

    – Giảm thực khách

    – Giảm doanh thu trên bình quân đầu người

    – Mức lương phải trả cho nhân viên tăng trong bối cảnh giá cả tăng …

    Hãy làm việc thật chăm chỉ, làm mọi thứ mà bạn thấy có ích cho nhà hàng để giữ nó hoạt động ổn định, có lời. Sau giai đoạn khủng hoảng, nền kinh tế sẽ phục hồi và thành quả cho những nổ lực không ngừng của bạn sẽ là sự phát triển mạnh mẽ của nhà hàng.

    Sau đây là hướng dẫn giúp chủ nhà hàng cách tồn tại trong khó khăn mà các nhà hàng có thể tham khảo:

    Xây dựng lại kế hoạch kinh doanh

    Kế hoạch kinh doanh là một kế hoạch mô tả quá trình kinh doanh nhà hàng trong một khoảng thời gian được tạo ra khi mở cửa hàng. Khi nền kinh tế đất nước suy thoái, xem xét lại bản kế hoạch thật chi tiết là việc làm cần thiết để nhằm khắc phục khó khăn . Ví dụ như cần giảm thiểu các chi phí đầu tư như trang trí, thuê thêm người, quảng cáo… khi mà lượng khách đến cửa hàng sụt giảm. Việc so sánh lợi nhuận và tổn thất từng mục cắt giảm sẽ giúp bạn có cái nhìn thấu đáo về hoạt động kinh doanh để từ đó đề ra những kế hoạch khác một cách thích hợp.

    Chi phí thực phẩm và món ăn trên thực đơn

    -Với tính đặc thù của nhà hàng thì thực phẩm chiếm chi phí khá lớn trong kinh doanh. Do đó, bạn hãy nhìn lại ngân sách đang tiêu xài cho mua thực phẩm. Thực hiện nguyên tắc mua nguyên vật liệu nào trước thì sử dụng trước để tránh để lâu hư hỏng , tránh lãng phí. Kiểm tra lượng hàng tồn hằng ngày để có kế hoạch sử dụng thích hợp cho ngày hôm sau.

    -Thường xuyên phối hợp với các nhà cung cấp thực phẩm để đảm bảo giá mua hàng một cách tốt nhất.

    -Hãy chắc chắn rằng bạn đang phục vụ khẩu phần ăn thích hợp cho khách hàng. Kiểm tra xem các món ăn trong thực đơn của bạn có tỷ lệ với các chi phí phải bỏ ra để mang lại lợi nhuận cho nhà hàng không. Lưu ý không cắt giảm số lượng và chất lượng trên từng món ăn vì sẽ làm mất uy tín của nhà hàng và khách hàng sẽ rời bỏ nhà hàng của bạn.

    Định vị giá trị

    Trong thời điểm kinh tế khó khăn, các nhà hàng đều phải cạnh tranh khốc liệt để thu hút khách hàng. Do đó, hãy tạo cho nhà hàng của bạn nổi bật bằng chiến lược tiếp thị hiệu quả và thông minh nhất. Trong bối cảnh này, định luật cạnh tranh để tồn tại vẫn luôn đúng và rất đúng với cả ngành kinh doanh nhà hàng.

    – Những nhà hàng yếu kém về chất lượng dịch vụ sẽ mất lợi thế.

    – Những nhà hàng đắt đỏ về giá cả sẽ mất lợi thế

    – Những nhà hàng không biết tự tìm đến khách hàng, chờ khách hàng tự tìm đến sẽ mất lợi thế.

    – Những nhà hàng thiếu các hoạt động khuyến mãi với khách hàng sẽ mất lợi thế.

    -Những nhà hàng không có sự điều chỉnh phù hợp với xu hướng chung của nhà hàng đang tạo ra những điểm cộng thêm mà không tính phí cho khách hàng sẽ mất lợi thế.

    Dĩ nhiên những yếu tố trên vẫn là những yếu tố cần có kể cả khi ngành nhà hàng không rơi vào bối cảnh khó khăn, nhưng càng khó khăn, thì những yếu tố trên càng trở nên quan trọng, quan trọng hơn hẳn hàng chục yếu tố cần có khác trong kinh doanh nhà hàng, và có thể sẽ là những biện pháp cứu cánh then chốt, giúp một nhà hàng cạnh tranh thắng lợi với những nhà hàng khác.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mesaubeou
    Đang tải...


  2. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Mọi người thường nghĩ muốn mở 1 quán ăn, bạn phải là một người đầu bếp giỏi. Nhưng thực tế có đúng như những gì bạn nghĩ.

    Có thể bạn đã biết đến những mô hình nhà hàng nổi tiếng trên thế giới được gây dựng bởi những đầu bếp tài ba như hệ thống nhà hàng của bếp trưởng Gorden Ramsay, nhà hàng sang trọng của Alain Ducasse hay rất rất nhiều những nhà hàng khác nữa, và bạn nghĩ rằng muốn mở một nhà hàng, quán ăn thì bạn phải là một đầu bếp giỏi hay ít nhất phải biết nấu 1 món đặc biệt nào đó. Và rất nhiều người nói với tôi rằng “Tôi có biết nấu nướng gì đâu, mở nhà hàng làm sao được!”

    Nhưng thực tế lại không như những gì ban nghĩ. Tôi không phủ nhận sự thành công của những người đầu bếp mở nhà hàng nhưng tôi cũng dám khẳng định rằng, dù không thể nấu được một món ăn ngon, bạn cũng có thể mở một nhà hàng. Bởi, những yếu tố cần của một người chủ thật sự không chỉ nằm ở tay nghề nấu nướng , mà bạn còn cần đến rất nhiều những kỹ năng khác để trở thành một người chủ hoàn hảo.

    1. Bạn phải là một người quản lý biết lập kế hoạch.
    Dù bạn không thể nấu nổi một món ăn ngon nhưng với vai trò là một quản lý nhà hàng, bạn phải biết lập kế hoạch cho nhà hàng của mình. Bạn phải biết được nhà hàng mình cần bao nhiêu bao nhiêu bộ phận để hoạt động, mỗi bộ phận cần bao nhiêu nhân sự để vận hành, kế hoạch làm việc của mỗi bộ phận, mỗi nhân sự như thế nào, việc gì làm trước, việc gì làm sau….. Nếu bạn định hình được kế hoạch này trong đầu thì bạn đã có một bước khởi động thành công rồi đó.

    1. Bạn phải là người quản trị tài chính tốt.
    Theo bạn để tính giá của một món ăn, bạn cần biết những yếu tố gì? Nếu câu trả lời của bạn là giá nguyên vật liệu đầu vào cho 1 sản phẩm cộng tiền lương nhân viên cộng mức lãi mong muốn thì tôi khẳng định mức giá bạn đưa ra chưa phải là một mức giá chuẩn. Vì ngoài những yếu tố kể trên, bạn còn phải tính đến các chi phí khác như điện, nước, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quảng cáo sản phẩm, chi phí cho những sản phẩm hỏng hủy…

    Ví dụ: Nếu một bát phở bạn bán với mức giá 30.000/ bát thì trong số 30.000 bạn thu về đó đã bao gồm cả tiền cos sản phẩm (giá đầu vào nguyên vật liệu), cos nhân sự (lương nhân viên), chi phí bán hoạt đông (điện, nước…), chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí quảng cáo, chi phí sản phẩm hỏng hủy và mức lãi mà bạn mong muốn. Bạn thấy sao về bài toán này, có vẻ như kinh doanh nhà hàng không dễ như bạn vẫn nghĩ.

    1. Là một quản lý bạn phải là người có khả năng lãnh đạo và đào tạo nhân viên.
    Bạn có thể không phải là là một đầu bếp giỏi, không có kỹ năng phục vụ chuyên nghiệp nhưng bạn phải là người biết “nhận diện khả năng”. Khi tuyển nhân sự, ban phải là người biết chọn lọc, nhìn nhận đúng khả năng của nhân viên, đặt họ vào đúng vị trí và định hướng, đào tạo phát triển họ đi theo cùng một con đường. Khi đã có một đội ngũ vững mạnh và đồng tâm thì việc vận hàng một nhà hàng không còn mấy khó khăn nữa.
     
  3. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Các nhà đầu tư mới vào nghề, người đầu tư nhà hàng lớn, nhà hàng tiêu chuẩn thường cần có chuyên gia tư vấn và đội ngũ những người biết “Setup” hỗ trợ để thực hiện “núi” công việc theo những quy trình và tiêu chuẩn, đưa nhà hàng đi vào hoạt động một cách chuyên nghiệp, bài bản, làm tiền đề cho sự hoạt động ổn định, đúng hướng và thành công về sau.

    Các chuyên gia tư vấn sẽ hỗ trợ chủ đầu tư quyết định mức đầu tư phù hợp cho mô hình kinh doanh của minh, lựa chọn mặt bằng phù hợp với khách hàng mục tiêu, phân tích thị trường và chi phí doanh nghiệp để tư vấn định giá thực đơn hợp lý và xây dựng các qui trình, qui định, mô tả công việc để quản trị nhân sự, tài chính và hàng hóa hiệu quả nhất.

    “Núi” các hạng mục công việc trong quy trình Setup nhà hàng được liệt kê theo trình tự để người Setup có thể thực hiện, kiểm soát và hoàn thành một cách hiệu quả nhất.
    Nếu nhà đầu tư không có kiến thức về Setup nhà hàng hoặc không có người hỗ trợ trong việc Setup Nhà hàng, họ tự thực hiện vì nghĩ là đơn giản – những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình khởi công và đưa nhà hàng đi vào hoạt động sẽ là:
    • Không có tầm nhìn xuyên suốt và một kế hoạch về các công việc sẽ phải thực hiện trong quá trình Setup.
    • Không có một bản check list để thực hiện và kiểm tra các công việc cần làm.
    • Không biết hoặc sắp xếp không đúng, không đủ các công việc cần làm.
    • Thứ tự và tiến độ công việc không đảm bảo
    • Tính chuyên nghiệp trong từng hạng mục không bao giờ đạt kết quả tốt.
    • Chi phí sẽ phát sinh do sửa chữa các lỗi sai, làm lại …
    • Mệt mỏi vì vừa tự học hỏi, nghiên cứu, vùa tự làm mà kết quả không như mong muốn.
    • Bối rối hoặc lẫn lộn giữa các mô hình hoạt động, cách thức thực hiện …
    • Dễ rơi vào trạng thái “đẽo cày giữa đường”
     
  4. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Tiết kiệm năng lượng sử dụng trong nhà hàng
    Thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu
    Bạn hãy đi một vòng và kiểm tra xem các thiết bị sử dụng trong nhà hàng đã lạc hậu chưa, có chi tiết hỏng hóc không, có bị rò rì nguyên liệu không… và thay bằng những thiết bị mới, hiện đại, được thiết kế với phương châm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

    Sử dụng thiết bị thông minh
    Quản lý nhà hàng hãy dặn dò nhân viên cài chế độ hẹn giờ cho các thiết bị này và nhớ tắt nguồn khi không sử dụng. Việc này vừa giúp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí kinh doanh nhà hàng, đồng thời có tác dụng đảm bảo an toàn cháy nổ trong nhà hàng.

    Bố trí hệ thống chiếu sáng hợp lý
    Việc chiếu sáng sẽ chiếm đến 7% hóa đơn tiền điện của nhà hàng. Nếu nhà hàng của bạn vẫn dùng bóng đèn sợi đốt thì hãy thay sang bằng bóng đèn Led có hiệu quả chiếu sáng tương tự nhưng chỉ tiêu tốn mức năng lượng bằng 1/10 và tuổi thọ cao gấp 20 lần.


    Tiết kiệm chi phí nhà hàng bằng cách hạn chế sử dụng nước

    Tiết kiệm nước cũng chính là tiết kiệm chi phí trong kinh doanh nhà hàng. Bạn hãy thử tính toán, nếu giảm được 30% lượng nước sử dụng mỗi tháng trong nhà hàng, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản đáng kể. Hãy điều chỉnh vòi nước chảy chậm hơn, nhắc nhở nhân viên không quên khóa vòi sau dùng, sử dụng các thiết bị vệ sinh có chế độ tiết kiệm nước…

    Quản lý nhà hàng hãy điều chỉnh thực đơn nhà hàng hợp lý
    Thiết kế khẩu phần ăn hợp lý
    Quản lý nhà hàng hãy luôn theo dõi và điều chỉnh thực đơn cho phù hợp. Tăng những món được nhiều người ưa chuộng và loại bỏ thực đơn khó bán. Ngày nay, khách hàng không quá chú trọng lượng thức ăn nhiều, mà quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Do đó, bạn hãy điều chỉnh định lượng món ăn để có thể cân bằng giữa dinh dưỡng và lượng calo nạp vào. Như vậy khách hàng vẫn có thể ăn hết món ăn mà không cảm thấy quá no, và nhà hàng thì tiết kiệm được một khoản chi phí.

    Gia vị thích hợp
    Gia vị chiếm một phần phí không nhỏ, do đó làm sao để sử dụng gia vị hợp lý, tiết kiệm cũng là vấn đề bạn nên quan tâm. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn thay cái môi bằng thìa nhỏ bên lọ giấm thì đầu bếp có xu hướng múc nhiều hơn mà không tỉ mỉ cân đo định lượng như khi dùng thìa lớn. Như vậy việc gia giảm gia vị hợp lý không chỉ giúp nhà hàng tiết kiệm chi phí mà còn làm cho món ăn được nêm nếm chuẩn xác hơn.
     
  5. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Thông thường, các nhà hàng dành khoảng 40-60% diện tích cho không gian ẩm thực, 30% cho bếp và khu vực phụ cận. Diện tích còn lại thuộc về kho và văn phòng.

    Khu vực ăn uống

    Đây là nơi sẽ mang tới cho bạn nguồn thu chính cho công việc kinh doanh nhà hàng. Vì vậy, điểm đầu tiên bạn cần lưu ý là không cắt giảm diện tích khi thiết kế phòng ăn.

    Nếu bạn là người mới bắt đầu trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, hãy chủ động đi tham khảo các nhà hàng khác và quan sát các thực khách: Họ có phản ứng tích cực với phong cách thiết kế của nhà hàng đó không? Không gian có thực sự thoải mái và khách hàng có phải di chuyển chỗ ngồi khi đã bắt đầu bữa ăn? Ghi lại những điểm tốt và những thiếu sót của nhà hàng đó.

    Đối với một nhà hàng ăn tối nhỏ và bình dân, bạn cần khoảng 1,4m2 – 1,8m2 cho mỗi chỗ ngồi để đảm bảo tốt nhất sự thư giãn và thoải mái cho thực khách cũng như chỗ đi lại cho nhân viên phục vụ.

    Khu vực chế biến

    Thông thường, khu vực chế biến của một nhà hàng không được thiết kế một cách hiệu quả và ảnh hưởng tới không gian bếp cũng như chất lượng dịch vụ.

    Nghĩ tới từng món ăn có trong menu nhà hàng khi bạn quyết định không gian cho mỗi thành phần chế biến.

    Khu vực chế biến

    Bạn sẽ phải tính toán cả diện tích dành cho việc nhận hàng, lưu kho, chuẩn bị thức ăn, nấu nướng, rửa bát, trang thiết bị của nhân viên và không thể không kể đến một văn phòng nhỏ tiện cho việc quản lý hàng ngày của bạn.

    Sắp xếp khu vực cung cấp thực phẩm sao cho rất gần vị trí của các đầu bếp.

    Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới không gian dành cho 2 hay nhiều hơn 2 đầu bếp làm việc vào những giờ bận rộn nhất của nhà hàng.
    Thông thường, các nhà hàng dành khoảng 40-60% diện tích cho không gian ẩm thực, 30% cho bếp và khu vực phụ cận. Diện tích còn lại thuộc về kho và văn phòng.

    Khu vực ăn uống

    Đây là nơi sẽ mang tới cho bạn nguồn thu chính cho công việc kinh doanh nhà hàng. Vì vậy, điểm đầu tiên bạn cần lưu ý là không cắt giảm diện tích khi thiết kế phòng ăn.

    Nếu bạn là người mới bắt đầu trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, hãy chủ động đi tham khảo các nhà hàng khác và quan sát các thực khách: Họ có phản ứng tích cực với phong cách thiết kế của nhà hàng đó không? Không gian có thực sự thoải mái và khách hàng có phải di chuyển chỗ ngồi khi đã bắt đầu bữa ăn? Ghi lại những điểm tốt và những thiếu sót của nhà hàng đó.

    Đối với một nhà hàng ăn tối nhỏ và bình dân, bạn cần khoảng 1,4m2 – 1,8m2 cho mỗi chỗ ngồi để đảm bảo tốt nhất sự thư giãn và thoải mái cho thực khách cũng như chỗ đi lại cho nhân viên phục vụ.

    Khu vực chế biến

    Thông thường, khu vực chế biến của một nhà hàng không được thiết kế một cách hiệu quả và ảnh hưởng tới không gian bếp cũng như chất lượng dịch vụ.

    Nghĩ tới từng món ăn có trong menu nhà hàng khi bạn quyết định không gian cho mỗi thành phần chế biến.

    Khu vực chế biến.

    Bạn sẽ phải tính toán cả diện tích dành cho việc nhận hàng, lưu kho, chuẩn bị thức ăn, nấu nướng, rửa bát, trang thiết bị của nhân viên và không thể không kể đến một văn phòng nhỏ tiện cho việc quản lý hàng ngày của bạn.

    Sắp xếp khu vực cung cấp thực phẩm sao cho rất gần vị trí của các đầu bếp.

    Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới không gian dành cho 2 hay nhiều hơn 2 đầu bếp làm việc vào những giờ bận rộn nhất của nhà hàng.
     
  6. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Để quản lý nhà hàng hẳn không phải là một việc dễ dàng.Đặc biệt để trở thành một nhà quản lý giỏi thì không dễ dàng để đạt được ngay trong thời gian ngắn. Bạn cần nỗ lực không ngừng, sự tích lũy kiến thức, học hỏi kinh nghiệm của những người quản lý đi trước.

    Các bí quyết sau đây được đúc kết từ kinh nghiệm của những nhà quản lý hàng đầu, bạn có thể tham khảo và hy vọng là nó hữu ích cho bạn.

    Chọn phong cách quản lý phù hợp nhất với bạn
    Bạn thuộc típ nhà quản lý nào?

    * Quản lý bằng kỷ luật là cách làm thường thấy ở nhiều công ty/nhà hàng. Đây là cách quản lý giúp cho quy trình làm việc của họ trở nên chuyên nghiệp và theo một trật tự nhất định. Hơn nữa, cách quản lý này cũng được nhiều Thông qua cách quản lý này, người quản lý có thể :

    – Làm tiền đề đưa ra nhiều khoản thưởng, phạt hợp lý dành cho nhân viên sai phạm và nhân viên làm việc đạt kết quả tốt.

    – Tạo động lực phấn đấu cho các nhân viên.

    *Quản lý theo tình cảm, người quản lý phải thường xuyên trao đổi, trò chuyện nắm bắt được tâm tư, hoàn cảnh của từng nhân viên. Đây là kỹ năng cần thiết và quan trọng đối với một người quản lý giỏi. Hơn nữa, để xử lý hay phạt một nhân viên nào, người quản lý cũng cần xác thực, tìm hiểu nhiều yếu tố, nguyên nhân để đưa ra hình thức xử phạt. Áp dụng cách làm này khiến nhiều nhân viên cảm thấy tôn trọng hơn và không khí làm việc trở nên thoải mái mà vẫn nghiêm túc trong công việc.

    => Cách tốt nhất là bạn dung hòa giữa 2 phương pháp. Hãy tạo điều kiện tối đa để nhân viên của bạn yêu thích và hào hứng với công việc được giao nhưng vẫn cần ra những quyết định dứt khoát để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.

    Lắng nghe ý kiến của nhân viên
    Lắng nghe ý kiến nhân viên sẽ giúp bạn gần gũi hơn và thức đẩy nhân viên làm việc hết mình đóng góp cho nhà hàng. Những ý tưởng cá nhân hay những ý kiến đóng góp này luôn giúp ích cho bạn trong việc quản lý một cách hiệu quả.

    Một vài mẹo nhỏ có thể giúp bạn “lắng nghe” hiệu quả là:
    – Tạo cơ hội cho nhân viên trình bày ý kiến của mình. Hãy nhớ rằng nhân viên của bạn sẽ rất thất vọng nếu bạn không lắng nghe ý kiến của họ.

    – Phản hồi với những ý kiến nhân viên vừa trình bày. Cách để bạn thể hiện sự tôn trọng và thấu hiểu ý kiến của nhân viên là tóm lược lại các ý chính sau khi họ trình bày ý kiến.

    Đặt ra mục tiêu công việc và tiêu chuẩn đánh giá thành tích rõ ràng

    Để quản lý hiệu quả thì đặt ra mục tiêu công việc là điều rất cần thiết.Mỗi ngày bạn phải kiểm tra nhân viên đã hoàn thành công việc được giao tới đâu, hãy đặt ra mục tiêu công việc thật rõ ràng cho nhân viên của bạn theo tuần, tháng hoặc quý.Từ đó đo lường được mức độ hoàn thành công việc để xét tiêu chuẩn đánh giá thành tích một cách công bằng.
     
  7. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Để phân biệt sự khác nhau giữa những người phục vụ chuyên nghiệp với những người thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý nhà hàng, chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát. Và sau đây là những điều mà những nhân viên thiếu chuyên nghiệp thường mắc phải:

    Sử dụng điện thoại di động

    Sử dụng điện thoại trong khi phục vụ thể hiện thái độ làm việc không nghiêm túc,thái độ làm việc không tích cực.Vì thế nên tắt điện thoại trong khi làm việc và không để khách hàng nhìn thấy.Tốt nhất là không mang điện thoại theo người khi làm việc.

    Để lại ly rỗng trên bàn

    Chắc chắn rằng một đống ly cốc tai xung quanh sẽ khiến bạn có vẻ như vừa trải qua một khoảng thời gian tuyệt vời. Nhưng nếu điều đó xảy ra ở nhà hàng nó đồng nghĩa với việc những người phục vụ cũng đang có khoảng thời gian tuyệt vời và chẳng thèm để ý đến khách hàng.

    Thái độ làm việc thiếu nhiệt tình

    Không đáp lại khách hàng không thuộc bàn ăn mình phục vụ hay cảm thấy khó chịu khi khách hàng gọi yêu cầu quá nhiều luôn làm cho ấn tượng của nhà hàng bị xấu đi.Vì vậy khả năng họ
    quay lại nhà hàng là rất nhỏ.

    Nhầm lẫn món ăn giữa các bàn

    Bạn có biết rằng tại sao khi thức ăn được mang ra, những người phục vụ chuyên nghiệp lại luôn biết chính xác ai đã đặt món gì? Có cả một hệ thống để đảm bảo thức ăn được mang tới đúng khách hàng. Do đó nếu người phục vụ quên ghi số bàn lên vé, quy trình đó sẽ thực sự bị phá vỡ và thật khó để nhớ ai đã đặt món gì.

    Dọn bàn ăn không sạch sẽ, thiếu vật dụng cần thiếu cho bữa ăn.

    Điều làm khách hàng dễ tức giận nhất là sự chờ đợi. Nếu khi thức ăn được mang ra, khách hàng chưa có những đồ cần thiết để thưởng thức bữa ăn, họ sẽ phải đợi bạn chuẩn bị đồ, và điều này sẽ khiến thức ăn nguội lạnh và học sẽ tức giận.

    Mất bình tĩnh

    Đừng để sự mệt mỏi hay chán nản của bạn làm mất đi nụ cười trên khuôn mặt. Nếu bạn để lộ sự lo lắng của mình, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng và tạo ra sự thiếu chuyên nghiệp.
     
    RiverSea143 thích bài này.
  8. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Kinh doanh nhà hàng theo phương pháp trực tuyến chính là marketing online. Hiện tại hình thức này đang trở lên rất quan trọng trong việc quảng bá và giới thiệu sản phẩm. Kinh doanh nhà hàng là ngành rất cần được áp dụng marketing trực tuyến để quảng bá thông tin một cách nhanh, rộng và hiệu quả.

    Tuy nhiên để quản lý nhà hàng bằng hình thức marketing trực tuyến cần phải có một trình độ về marketing nhất định để thực hiện mọi công việc liên quan có hiệu quả. Hiện nay, giải pháp gọn nhẹ nhất là sử dụng dịch vụ marketing online bên ngoài. Các dịch vụ này rất chuyên nghiệp và nhiều kinh nghiệm và trong tất cả các ngành kinh doanh nhà hàng hiện nay. Sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, ngân sách mà hiệu quả mang lại còn cao hơn.

    Ngày nay, dịch vụ kinh doanh nhà hàng online đang giúp các nhà hàng thực hiện các chương trình:

    • Xây dựng facebook fanpage và quản trị : Hiện nay, facebook đang là mạng xã hội được toàn cầu sử dụng. Nên với 1 trang facebook thì nhà hàng bạn sẽ xuất hiện trên mạng xã hội lớn nhất thế giới này. Tuy nhiên, điều quan trọng đặt ra là bạn phải biết cách quản trị fanpage như thế nào? Nếu không chuyên nghiệp thì nó cũng giống như ngôi nhà cũ bên đường mà không ai chú ý và quan tâm tới. Còn quản trị tốt thì bạn sẽ thấy được hiệu quả của nó mang lại ngay trong những ngày đầu tiên.
    • Các dịch vụ liên quan đến facebook : facebook likes là công cụ rất quan trọng cho việc lan tỏa fanpage của bạn trên mạng xã hội. Cho đến giờ, những like thật được mua từ facebook mới là quan trọng và có hiệu quả nhất. Để tăng like trên facebook phải cần người quản trị đúng chuyên môn thì mới mang lại được hiệu quả cao nhất.
    • Tạo và quản trị các trang mạng khác : google+ : sau facebook, bạn nên chọn hình thức kinh doanh nhà hàng là google+ với thế mạnh từ tìm kiếm từ google sẽ giúp nhà hàng của bạn được nhiều người biết đến.
    • Quảng cáo trên google adword : Trả tiền cho google của bạn thì cửa hàng bạn sẽ xuất hiện ở vị trí đầu tiên khi gõ từ khóa vào mục tìm kiếm.
    • Đăng tin giới thiệu trên các diễn đàn : Có rất nhiều người tại Việt Nam hàng ngày đang thảo luận, chia sẻ các thông tin trên các diễn đàn Việt Nam.
    • Xây dựng 1 website trực tuyến đầy đủ thông tin về nhà hàng của bạn sẽ giúp cho việc kinh doanh nhà hàng của bạn tăng lên. Để khách hàng có thể ngồi một nơi nào đó có thể tìm hiểu về nhà hàng của bạn.Đăng tin trên các website về ẩm thực: Mọi thực khách luôn tìm kiếm các thông tin ẩm thực trên các trang chuyên về ẩm thực, nhà hàng để tìm hiểu.
     
  9. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Kinh doanh nhà hàng không phải là nghề dành cho những con người dễ dàng lùi bước, không xác định mục tiêu rõ ràng và những người không đam mê nó. Trong thế giới nhà hàng có rất nhiều tấm gương nổi tiếng để chúng ta trầm trồ, ngưỡng mộ và lấy họ là động lực hướng tới. Nhưng cũng có những nhà quản lý lặng lẽ, bền bỉ thực hiện ước mơ kinh doanh của mình và trở thành triệu phú từ hai bàn tay trắng.

    Hôm nay, Smart Goal giới thiệu đến các bạn chân dung một nhà triệu phú thầm lặng, đã thành công từ gian hàng bán cokoi trên đường phố.

    Sumarno - người Indonesia nhập cư trái phép đến Kuala Lumper để đăng ký học tại Trung tâm Đào tạo của Đầu bếp Encik Rusly. Sau buổi chuyện phiếm với chàng trai trẻ này, ông Li đã không khỏi ngạc nhiên và có phần tán dương thành quả lao động mà Sumarno đạt được.

    Sumarno nói rằng cậu đã ở Malaysia được 8 tháng. Trong suốt thời gian đó cậu làm giúp việc cho một gian hàng cakoi (bột chiên, một loại đồ ăn nhẹ xuất xứ Trung Quốc). Cậu làm việc từ 5 giờ sáng đến 5 giờ chiều không ngừng nghỉ và được trả 80 RM mỗi ngày.

    “Mỗi tháng cậu làm bao nhiêu ngày?” Một học viên nữ hỏi.

    “30 ngày”, cậu trả lời.

    “Ý cậu là không nghỉ ngày nào á?” , cô ấy hỏi lại.

    “Tôi không nghỉ bởi như thế mất 80 RM mỗi ngày mà tôi thì…!”, cậu cười ngượng nghịu.

    “Cậu kiếm được những 2.400 RM cơ đấy. Giỏi thật!”, một học viên nam xen vào.

    “Nếu đổi ngần ấy tiền sang Rupiah (đơn vị tiền tệ Indonesia) thì cậu có 5 triệu! Chà, cậu kiếm được kha khá đấy!” Li khen ngợi.

    “Đúng thế, còn nhiều hơn cả tiền lương của thống đốc Đông Java ấy nhỉ”, cậu cười trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người. “Tôi gửi tiền về nhà cho vợ và lũ nhỏ…”

    “Chà, kinh tế của vợ chồng cậu cũng ổn đấy chứ!”, một học viên khác cất lời khen ngợi.

    “Cũng tàm tạm, vợ chồng tôi đang xây nhà ở quê và vào tháng Bảy này, nhà của tôi sẽ hoàn thiện.”

    “Ngôi nhà có to không hả Sumarno?” – Li lại hỏi.

    “Cũng vừa phải. Ba tầng thưa ngài, chi phí hết khoảng 38 triệu Rupiah”, lần này cậu tỏ rõ sự tự hào.
    Sumarno nói đã gửi hết tiền tiết kiệm về cho vợ khiến mọi người đều hoài nghi không biết cậu sống bằng gì. Và cậu chia sẻ đã kiếm thêm chút tiền từ việc bán dầu ăn.

    “Là thế này… ông chủ của tôi rất kĩ tính về việc sử dụng dầu ăn để chiên cakoi và tất cả lượng dầu để chiên chỉ được dùng 1 lần. Ông ấy không cho phép chúng tôi sử dụng lại dầu đã chiên qua. Nhưng đối với tôi, dầu ăn vẫn còn khá tốt và tôi nghĩ thật phí phạm nếu bỏ luợng dầu đó đi. Vì vậy, tôi mang chúng về nhà, lọc qua vải màn, tinh chế lại và bán cho các cửa hàng nhỏ khác. Tôi kiếm được 1.500 RM mỗi tháng. Tôi cũng đã trả tiền cho khóa học này bằng số tiền bán dầu ăn đó”, cậu giải thích rất tỉ mỉ.

    “Doanh số hàng ngày của gian hàng cakoi, nơi cậu làm việc là bao nhiêu?” – Li tiếp tục câu chuyện

    “Việc buôn bán gần đây giảm sút… không còn được như trước nữa.”, cậu thở dài.

    “Tại sao vậy?”

    “Đó là vì dịch bệnh JE (một loại dịch bệnh có nguồn gốc từ lợn)”, cậu nói ngắn gọn.

    “Việc đó thì có liên quan gì đến cakoi?” Li thấy khó hiểu.

    “Gian hàng tôi làm việc đặt ngay trước một nhà hàng đồ ăn Trung Quốc nổi tiếng với món Bak Kut The (canh sườn). Vì bệnh dịch nên ít người đi ăn canh sƣờn và các món chế biến từ lợn ở bên ngoài khiến lượng người mua cakoi cũng giảm theo. Hiện nay, khách hàng hầu như đều là khách qua đường mua mang đi vì ít người đến ăn tại nhà hàng…”, cậu giải thích.

    “Ông chủ của cậu kiếm được bao nhiêu mỗi ngày?” Li tiếp tục hỏi.

    “Xem nào… khoảng 800 RM”, cậu trả lời lãnh đạm.

    “Sao cơ?” Ai đó kêu lên vì điều này quá khó tin.

    “Thật đấy… 800 RM”, cậu nhắc lại.

    “Các bạn thấy chưa? Người ta vẫn có thể kiếm rất nhiều tiền ở những thời điểm không thuận lợi… thậm chí đến 800 RM mỗi ngày dù lượng khách hàng giảm sút!” Li nhấn mạnh điều đó để tạo động lực cho các học viên, khuyến khích họ học tập và tự tạo ra lợi ích từ kinh nghiệm của Sumarno.

    Sumarno chia sẻ cậu muốn tự học làm cakoi và mở cửa hàng riêng của mình, học thêm cách làm cincau (thạch đen) và những sản phẩm từ sữa đậu nành. Cậu dự định sẽ bán kèm thêm sữa đậu nành và si-rô cincau tại gian hàng cakoi của mình.

    Một năm sau, Sumarno gọi điện cho Li và nói: “Suốt 10 tháng qua, tôi đã bán cakoi cùng các loại đồ uống từ đậu nành và cincau ở Cheras. Vợ tôi đang ở đây để quản lý gian hàng.” Mỗi ngày vợ chồng cậu thu về 500 đến 600 RM từ gian hàng tại Cheras và hơn 400 RM tại khu chợ đêm. Kết hợp hai nơi có thể dễ dàng kiếm được 256.800 RM mỗi năm.

    Bẵng đi vài năm sau đó, Li tình cờ gặp lại Sumarno trong một chuyến bay tới Jakarta. Ông vô cùng ngạc nhiên trước sự bảnh bao như một doanh nhân của Sumarno. Sau vài câu chuyện trò, ông biết giờ Sumarno đang sở hữu ba gian hàng bán cakoi và một cửa hàng đồ gỗ tếch ở Pandan Indah, Kuala Lumpur.

    Li không khỏi kinh ngạc thốt lên: “Chà, thế giờ cậu là một triệu phú rồi”

    “Vẫn chưa, thưa ngài”, cậu khiêm tốn đáp lại, “nhưng công việc kinh doanh khá ổn”, cậu kể về nó một cách tự hào.

    Đầu bếp Li gật gù khi nghe cậu kể, với mức độ tiến triển này, không hề ngạc nhiên khi Sumarno sẽ ngày càng thành công và đạt đến những tầm cao mới chỉ trong vài năm nữa.
     
  10. mebaobao?

    mebaobao? Thành viên chính thức

    Tham gia:
    2/8/2015
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    44
    Điểm thành tích:
    28
    khap phuc anh chang sumarno
     
  11. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Setup Nhà hàng là gì?
    Setup Nhà hàng là thực hiện những công việc gì?

    Các nhà đầu tư mới vào nghề, người đầu tư nhà hàng lớn, nhà hàng tiêu chuẩn thường cần có chuyên gia tư vấn và đội ngũ những người biết “Setup” hỗ trợ để thực hiện “núi” công việc theo những quy trình và tiêu chuẩn, đưa nhà hàng đi vào hoạt động một cách chuyên nghiệp, bài bản, làm tiền đề cho sự hoạt động ổn định, đúng hướng và thành công về sau.

    Các chuyên gia tư vấn sẽ hỗ trợ chủ đầu tư quyết định mức đầu tư phù hợp cho mô hình kinh doanh của minh, lựa chọn mặt bằng phù hợp với khách hàng mục tiêu, phân tích thị trường và chi phí doanh nghiệp để tư vấn định giá thực đơn hợp lý và xây dựng các qui trình, qui định, mô tả công việc để quản trị nhân sự, tài chính và hàng hóa hiệu quả nhất.

    “Núi” các hạng mục công việc trong quy trình Setup nhà hàng được liệt kê theo trình tự để người Setup có thể thực hiện, kiểm soát và hoàn thành một cách hiệu quả nhất.
    Nếu nhà đầu tư không có kiến thức về Setup nhà hàng hoặc không có người hỗ trợ trong việc Setup Nhà hàng, họ tự thực hiện vì nghĩ là đơn giản – những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình khởi công và đưa nhà hàng đi vào hoạt động sẽ là:
    • Không có tầm nhìn xuyên suốt và một kế hoạch về các công việc sẽ phải thực hiện trong quá trình Setup.
    • Không có một bản check list để thực hiện và kiểm tra các công việc cần làm.
    • Không biết hoặc sắp xếp không đúng, không đủ các công việc cần làm.
    • Thứ tự và tiến độ công việc không đảm bảo
    • Tính chuyên nghiệp trong từng hạng mục không bao giờ đạt kết quả tốt.
    • Chi phí sẽ phát sinh do sửa chữa các lỗi sai, làm lại …
    • Mệt mỏi vì vừa tự học hỏi, nghiên cứu, vùa tự làm mà kết quả không như mong muốn.
    • Bối rối hoặc lẫn lộn giữa các mô hình hoạt động, cách thức thực hiện …
    • Dễ rơi vào trạng thái “đẽo cày giữa đường”
    Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư chú trọng đến công tác Setup, hãy nghiêm túc và thật cẩn thận khi chọn đối tác hay người hỗ trợ mình thực hiện công việc Setup. Hãy chắc chắn rằng những Chuyên gia Setup Nhà hàng mà mình thuê phải thực sự giỏi, chuyên nghiệp và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

    Để kinh doanh nhà hàng thành công, chủ đầu tư cần chọn nhà tư vấn vừa có kiến thức về chuyên môn tốt, vừa có kiến thức để tư vấn tài chính và marketing (đặc biệt là Marketing Online) cho nhà hàng. Phần thực hiện Setup phải do đội ngũ có kinh nghiệm đào tạo đảm nhiệm.
     
  12. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Ồ tưởng có thông tin cụ thể chứ? Thì là là đánh lừa để SEO thôi à?
     
    CaproRiverSea143 thích.
  13. Capro

    Capro Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    4/3/2015
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    372
    Điểm thành tích:
    63
    Comment thật phũ phàng! hic :D
     
  14. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Kinh doanh nhà hàng hiện đang trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn bởi lợi nhuận mang về cao. Song không phải ai cũng có thể tồn tại trên thị trường cạnh tranh ác liệt này. Đây là một cuộc chơi khó đòi hỏi bạn phải có sự tính toán chi ly và đầu tư nhiều tâm huyết. Bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều rủi ro không lường trước.

    Dưới đây là 5 sai lầm thường gặp trong quá trình setup nhà hàng của những quản lý không chuyên.

    Thiếu định hướng kinh doanh nhà hàng
    Trước khi bắt tay vào việc kinh doanh nhà hàng, bạn - một quản lý nhà hàng đã từng công tác trong lĩnh vực này hay một tay ngang cũng nên biết yếu tố quan trọng nhất để phát triển nhà hàng chính là xác định đúng phương hướng kinh doanh của nhà hàng. Vậy định hướng kinh doanh nhà hàng là gì?

    Định hướng kinh doanh nhà hàng có thể hiểu là bản kế hoạch kinh doanh phác thảo tầm nhìn và mục đích kinh doanh của bạn. Ngoài ra, định hướng kinh doanh sẽ giúp bạn quản lý điều hành công việc tốt hơn và đi đến chỗ thành công.

    Bạn có một ý tưởng táo bạo nhưng thiếu khả thi? Chỉ có tính khả thi thì ý tưởng có thành hiện thực được không? Hay những ý tưởng đó có sinh lợi nhuận không? Câu trả lời sẽ có trong bản kế hoạch kinh doanh nếu bạn bỏ thời gian và công sức ra tìm hiểu và soạn thảo một bản kế hoạch chi tiết.

    Trong suốt quá trình thiết lập một bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng, bạn buộc phải suy nghĩ cẩn thận và luôn giữ cái nhìn khách quan, thận trọng, không cảm tính về toàn bộ công việc kinh doanh của mình.

    Ngoài ra, bản kế hoạch kinh doanh còn giúp bạn thấy trước những rủi ro, thách thức xảy ra trong quá trình setup nhà hàng, và giúp bạn tìm được hướng giải quyết trước khi quá muộn. Hay nói cách khác, kế hoạch kinh doanh chi tiết có thể ngăn ngừa bạn lún sâu vào dự án không có khả năng thành công.

    [​IMG]

    Thông thường một bản kế hoạch kinh doanh cần đáp ứng đủ 7 điều sau:
    • Giới thiệu chung về nhà hàng
    • Phân tích thị trường
    • Chiến lược tiếp thị
    • Quản lý - điều hành
    • Phân tích đầu tư
    • Kế hoạch mở rộng
    • Dự án tài chính
    Để thiết lập bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh bạn có thể tham khảo bài viết: Xây dựng bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng.

    Thiếu chiến lược marketing
    Quảng cáo là một phần không thể thiếu trong kế hoạch setup nhà hàng. Đó là việc bạn xây dựng thương hiệu nhà hàng trên các kênh thông tin truyền thông như: Báo chí, truyền hình, website, các mạng xã hội. Bạn có thể sử dụng kiểu tiếp thị truyền thống, marketing online hoặc kết hợp cả hai cách trên.

    Việc marketing đòi hỏi có chiến lược cụ thể, rõ ràng và dài hạn. Và yếu tố quan trọng trong chiến lược quảng cáo là xác định được thị trường mục tiêu. Không có một nhà hàng nào đủ sức hấp dẫn với tất cả mọi người. Do đó, người quản lý chỉ nên nhắm vào 5 - 10% thị trường để có thể phục vụ một cách tốt nhất.

    Dưới đây là một vài chiến lược cụ thể hóa được đúc kết từ Trưởng phòng Marketing tại Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Dịch vụ Nhà Hàng Smart Goal.

    #1: Tăng số lượng khách hàng
    Đây là bước đầu tiên để phát triển nhà hàng. Nếu không có phòng marketing riêng, nhà hàng bạn nên thuê dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực quảng bá, tiếp thị để thu hút nhiều khách hàng hơn. Mục tiêu của chiến lược này là thu hút khách hàng mới đến quán và cung cấp các dịch vụ mới cho khách hàng cũ để họ hài lòng hơn. Qua đó từng bước nâng số lượng khách hàng.

    #2: Tăng số lượng giao dịch trung bình
    Đây cũng là một phần trong chiến dịch marketing. Chào mời khách hàng một cách có hệ thống sẽ giúp nhà hàng của bạn tăng số lượng giao dịch trung bình.

    #3: Tăng số lần đến nhà hàng thường xuyên của khách quen
    Khi đã thiết lập được hoạt động kinh doanh thì nhiều nhà hàng không chú ý chăm sóc khách quen. Nếu không có những chiến lược hoặc quy trình marketing cơ bản để thường xuyên tạo ra những dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của số khách hàng quen thì số lần đến nhà hàng của họ sẽ giảm. Do đó, bạn cần thường xuyên thực hiện các chiến lược thông tin và chăm sóc đối với cả khách hàng mới và cũ để thúc đẩy họ thường xuyên đến nhà hàng.

    [​IMG]

    Thiếu vốn
    Thiếu vốn cũng là một trong những lý do chính khiến kế hoạch setup nhà hàng của bạn thất bại. Có một thực tế là nhiều chủ nhà hàng cố gắng bắt đầu việc kinh doanh với số vốn thấp nhất có thể, không đầu tư cho trang thiết bị tốt, và số tiền này chỉ đủ để họ mở cửa trong vài tháng đầu chứ không thể duy trì việc kinh doanh lâu dài.

    Do đó, thay vì đầu tư lớn ngay từ đầu bạn hãy bắt đầu với những dự án nhỏ hơn, và hãy khởi nghiệp từ chính những kiến thức và kỹ năng mà bạn có. Ngoài ra, nên tránh các khoản chi không cần thiết, tận dụng quảng cáo miễn phí. Và quan trọng hơn cả, bạn hãy cố gắng hết sức, không ngại mệt mỏi giải quyết tất cả các vấn đề, quyết tâm đứng vững.

    Nếu thiếu kinh nghiệm hay kiến thức nhà hàng bạn có thể nhờ tới sự tư vấn dịch vụ nhà hàng bên ngoài. Tuy nhiên, chủ kinh doanh cần có cái nhìn sáng suốt để “chọn mặt gửi vàng” đúng người. Hãy chọn lựa những người có kinh nghiệm nghề nghiệp, thâm niên công tác, tư duy nghề nghiệp sâu sắc, và đặc biệt có bản lĩnh cao. Những chuyên gia này thường đã trải qua nhiều vị trí trong ngành, thậm chí họ đã kinh doanh nhà hàng thành công. Họ chính là những người có thể tư vấn và setup nhà hàng bạn thành công.

    [​IMG]

    Mặt bằng kinh doanh không thích hợp
    Địa điểm tốt có thể chiếm tới 60% thành công của nhà hàng. Khi có ý tưởng và phong cách riêng cho nhà hàng, bạn nên chú trọng đến việc lựa chọn địa điểm phù hợp.

    Bạn cần phải dò xét thật kỹ căn nhà muốn mua hoặc thuê để mở quán. Tốt nhất bạn nên chọn khu vực có lưu lượng giao thông cao, gần một ngã tư, một trung tâm mua sắm, các cơ quan làm việc… đếm lượng xe cộ hoặc người đi ngang qua mỗi giờ. Bạn nên thực hiện vào nhiều thời điểm như 8h sáng, 18h chiều và 20h tối trong nhiều ngày để tính lượng khách hàng tiềm năng. Bạn cũng cần tìm hiểu chiến lược quy hoạch của địa phương có liên quan đến địa điểm bạn định thuê không để tránh thay đổi về sau.

    Bố trí không gian và thiết kế nội thất nhà hàng chưa phù hợp
    Thiết kế không gian nhà hàng là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà hàng. Thông thường nhà hàng sẽ dành 40 - 60% diện tích cho khu khách ăn, 30% dành cho khu chế biến và bếp nấu, phần còn lại là khu văn phòng và trữ hàng hóa.

    Việc thiết kế nội thất cũng tạo điểm nhấn cho nhà hàng của bạn. Từ màu sơn, bàn ghế, hệ thống đèn chiếu sáng, đến những chi tiết nhỏ như ly tách, khăn ăn, hay thậm chí là thìa dĩa cũng cần phải phù hợp với phong cách nhà hàng. Ví dụ như bạn muốn mở nhà hàng Âu thì nội thất cần mang phong cách sang trọng, tinh tế. Còn nếu đối tượng bạn nhắm đến là giới trẻ các chi tiết trang trí cần tươi sáng, màu sắc và trẻ trung.
     
  15. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Việt Nam với mức tăng trưởng 15%/năm đang là nước dẫn đầu Châu Á về tốc độ phát triển dịch vụ nhà hàng – khách sạn. Ngành này đã, đang và sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho lao động nước ta. Tuy nhiên thực tế hiện nay, lao động trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực cho ngành tiềm năng này, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.

    Vật đổi sao dời
    Từng có một thời gian rất dài, kinh tế luôn là một ngành học cao giá với điểm số đầu vào đại học luôn thuộc hàng top. Tuy nhiên, thời gian qua có quá nhiều trường đào tạo nhóm ngành này, hàng loạt sinh viên tốt nghiệp nên đã xảy ra tình trạng bão hòa việc làm từ năm 2012 và sẽ tiếp tục kéo dài sang những năm sau. Do vậy, các ngành đào tạo về kinh tế không còn giữ được vị trí hấp dẫn như trước. Tình trạng tương tự cũng diễn ra đối với một số ngành như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh.

    Bất cứ nền kinh tế nào cũng có thời kì hưng vượng rồi suy thoái tạo đà phát triển mới. Vậy nhưng, tình hình chung hiện nay tuy có nhiều khởi sắc nhưng chưa thật sự bứt phá vượt qua khủng hoảng. Nhu cầu về những ngành kinh tế, tài chính hay quản trị không phải không có mà thực sự yêu cầu nguồn lực chất lượng cao, kỹ năng thành thạo.

    [​IMG]

    Với phương thức đào tạo nặng về kiến thức, các cử nhân ra trường không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Do đó, các nhà tuyển dụng chuyển dần từ yêu cầu về bằng cấp sang việc chú trọng năng lực. Vì thế, không chỉ là vấn đề lên xuống của một số ngành học, mà các trường đại học cũng có nguy cơ mất giá nếu không sớm thay đổi phương pháp đào tạo.

    Xu hướng mới đầy tiềm năng
    Với những biến động như trên, người học hiện nay cũng đã có những cái nhìn thực tế hơn, chọn trường căn cứ vào khả năng tìm việc trong tương lai. Trong kì thi THPT Quốc gia 2015, học sinh Trần Ngọc Nam lớp 12C, trường THPT Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã chọn cho mình con đường lập nghiệp bằng cách học nghề, mặc dù số điểm của em đủ để vào được một trường đại học phù hợp. Tuy những trường hợp như vậy chưa nhiều nhưng cũng đủ để chứng minh một xu hướng chọn nghề mới của các bạn trẻ.

    [​IMG]

    Kinh doanh nhà hàng, setup nhà hàng luôn là một ngành kinh doanh đầy hấp dẫn với mức tăng trưởng dẫn đầu châu Á khoảng 15%/năm. Tuy nhiên, phần lớn các nhà hàng hiện nay kinh doanh tự phát, thiếu sự quản lý chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, các thương hiệu quốc tế cũng đang nhắm tới thị trường Việt Nam để mở rộng thị trường. Theo đó, nhu cầu về tuyển dụng những nhà quản lý chuyên nghiệp cũng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Theo khảo sát của Jobstreet.com, 60% các nhà tuyển dụng khẳng định: nhu cầu tuyển dụng quản lý nhà hàng đang tăng cao vì thị trường đang mở rộng một cách mạnh mẽ.

    Chính vì vậy, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống đang dần trở thành một ngành học hấp dẫn nhiều bạn trẻ năng động, nhạy bén.

    Theo học ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức và kỹ năng về quản trị nhà hàng; quản trị dịch vụ ăn uống như xây dựng thực đơn và tổ chức hội nghị, hội thảo, yến tiệc,… Từ đó có khả năng hoạch định chiến lược, phụ trách về dịch vụ ăn uống, lập kế hoạch kinh doanh, chuyên nghiệp hóa cung cách phục vụ khách hàng trong nước và quốc tế. Đồng thời rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thực tế.

    Những lối tắt hứa hẹn
    Tiến sĩ Trịnh Xuân Dũng, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội thẳng thắn chia sẻ: Là một ngành học năng động, tuy nhiên các trường đại học, cao đẳng phần lớn cũng chưa đáp ứng đẩy đủ các yêu cầu đạo tạo của ngành quản trị nhà hàng. Nguyên nhân là chương trình đào tạo của mỗi trường phải dựa trên khung chương trình của Bộ Giáo dục nên tính linh hoạt và khả năng cập nhật cũng bị hạn chế nhiều. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất hạn chế của các trường chưa thể đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu thực hành. Việc thiếu liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cũng làm giảm cơ hội được tiếp xúc với thực tế của nhiều sinh viên.

    Thêm vào đó, việc theo học những chương trình chính quy như này thường kéo dài. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ bỏ ra chi phí tương đối bao gồm các khoản học phí, phụ phí, chi phí sinh hoạt,… Đây là điều thực sự đáng để cân nhắc đối với một số bạn có hoàn cảnh không dư giả.

    Hiện nay các khoá học ngắn hạn về quản lý nhà hàng đang là một xu thế mới, nhận được nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Theo ông Lương Xuân Huy – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo Dịch vụ Nhà hàng Smart Goal chia sẻ: Hiện trung tâm đang đào tạo 3 khoá học khác nhau về kinh doanh nhà hàng. Trong đó, khoá học quản lý nhà hàng cơ bản thu hút được lượng học viên đông đảo, và phần lớn các học viên của khoá học này đều có độ tuổi khá trẻ.

    [​IMG]

    Xu hướng này cho thấy sự đầu tư nghiêm túc của một bộ phận giới trẻ khi tham gia lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Bởi bản thân các bạn sinh viên cũng khẳng định kiến thức học ở trường chưa đủ đáp ứng yêu cầu thực tế công việc. Khảo sát 1500 sinh viên của Jobstreet.com về vấn đề trên nhận được 60% sự đồng ý từ các đáp viên.

    Những khoá học chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý có thể bổ sung kiến thức thực tế cho những sinh viên đang theo học ngành quản trị nhà hàng, vừa cung cấp những kiến thức cơ bản về ngành cho những đối tượng muốn tìm hiểu về nghiệp vụ quản lý nhà hàng. Thời gian của các khoá học ngày tương đối ngắn, nên chi phí mỗi học viên bỏ ra là nhỏ hơn nhiều so với việc theo học chương trình chính quy. Với các giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tế cùng số lượng học viên giới hạn, bạn sẽ được các giảng viên theo sát, chỉ bảo tận tình, cầm tay chỉ việc.

    Đặc biệt những khoá học về quản lý nhà hàng của các trung tâm đào tạo thường liên kết với những nhà hàng để tạo điều kiện cho học viên làm quen với thực tế công việc. Đây là ưu điểm rất lớn của các khoá đào tạo. “Học đi đôi với hành” đây là phương pháp học tập nhanh giúp người học tiến bộ, nhất là đối với lĩnh vực yêu cầu nhiều kỹ năng phức tạp như kinh doanh nhà hàng.

    Vẫn còn những chông gai
    Tuy nhiên, quan điểm coi trọng bằng cấp vẫn rất phổ biến ở Việt Nam. Việc theo học các khoá quản lý nhà hàng có được cấp chứng chỉ sau mỗi khoá. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều nghi ngờ về giá trị và độ tin cậy của chúng. Đây là vấn đề rất lớn đối với phần lớn mọi người và phụ huynh của họ - những người thường chi trả học phí. Về mặt pháp lý, những trung tâm đào tạo khi thành lập phải đăng kí giấy phép kinh doanh và những thủ tục liên quan. Để nhận được sự phê chuẩn của các cơ quan quản lý, họ phải minh chứng các vấn đề về tài chính, nguồn lực, chương trình đào tạo,… Do đó, các chứng chỉ được cấp từ các trung tâm đào tạo cũng mang giá trị về mặt pháp lý nhất định.

    Tất nhiên, cũng có những trường hợp các trung tâm đào tạo không chính thức đăng kí với cơ quan quản lý. Do đó, bạn nên xem xét kĩ lưỡng, tìm hiểu thông tin cẩn thận trước khi đăng kí. Bạn cũng có thể tới tận địa điểm đào tạo để kiểm chứng. Một số trung tâm đào tạo quy mô nhỏ nên có thể điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, nhưng cũng phải đáp ứng được một số điều kiện cơ bản nhất. Vấn đề lúc này không phải “nhìn mặt bắt hình dong”, mà điều kiện của môi trường học cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự tiếp thu. Hơn thế, việc học là đầu tư cho tương lai, nên số tiền bạn bản ra phải là đồng tiền sinh lợi, bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến điều đó đều đáng để xem xét.

    Nếu khi đã đọc đến những dòng này bạn vẫn còn phân vân về những khoá học quản lý nhà hàng. Hãy thử cân nhắc, bạn có thể học nhiều khoá ngoại ngữ hay các lớp kĩ năng mềm để hỗ trợ cho công việc của bạn nhưng lại không thể đầu tư cho chính nghiệp vụ của mình? Học hỏi không bao giờ là đủ, và đầu tư cho giáo dục luôn là sự đầu tư khôn ngoan.

    Smart Goal chúc bạn sớm tìm được hướng đi cho riêng mình!
     
  16. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Theo mình đây là lời khuyên tệ nhất cho các nhà hàng. Một chiến lược nhà hàng tệ thuộc loại nhất là tập trung cho truyền thông, quảng cáo. Điều này sẽ giúp các nhà hàng mới phá sản nhanh hơn.
     
  17. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Mh lại k nghĩ thế. Không ai có thể phủ nhận sức mạnh của truyền thông hiện nay. Tất nhiên chất lượng và thái độ phục vụ vẫn là quan trọng nhất nhưng bạn sẽ làm j khi mọi khâu trong nhà hàng của bạn khá ok nhưng lại không có nhiều khách?! Nếu nhà hàng của bạn mới thành lập mà k chú trọng marketing thì sẽ thu hút khách hàng ntn?!
     
  18. Lananh161108

    Lananh161108 Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    15/7/2013
    Bài viết:
    5,572
    Đã được thích:
    1,030
    Điểm thành tích:
    823
    bài viết rất hay, oánh dấu nếu có khi nào đó mở cửa hàng e sẽ tham khảo
     
  19. mesaubeou

    mesaubeou Thành viên mới

    Tham gia:
    14/8/2015
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Cám ơn bạn :)
     
  20. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Bạn đã mở nhà hàng theo lời khuyên đó chưa?
     

Chia sẻ trang này