Kinh nghiệm: Một Vài Hướng Dẫn Giúp Con Học Tốt Văn Miêu Tả

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi vanchonlochay, 27/11/2015.

  1. vanchonlochay

    vanchonlochay Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    26/11/2015
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    18
    MỘT VÀI GỢI Ý
    VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN CON HỌC TỐT VĂN MIÊU TẢ


        Để học tốt văn miêu tả, ngoài cảm xúc còn cần rất nhiều yếu tố : Đó là vốn sống, là những trải nghiệm thực tế; Là vốn đọc giúp phát triển từ ngữ và cách diễn đạt… Vì vậy, nhiều bạn viết văn chưa tốt không phải do các con yếu kém mà do các con chưa được bổ sung các yếu tố trên. Ngay cả cảm xúc cũng là một yếu tố không phải tự nhiên có (trừ một số bạn nhạy cảm) mà thường được hình thành khi trẻ được tiếp xúc, hoặc được khơi gợi, đánh thức qua các câu chuyện…
        Khóa học Luyện viết văn miêu tả & Phát triển Ngôn ngữ đã cố gắng bù đắp những thiếu sót này cho các con. Trong khóa học, các con đã được hướng dẫn cách viết câu văn miêu tả hay; Cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật để lời văn sinh động, hấp dẫn; Cách triển khai các ý tưởng; Cách đọc sách và ghi chép; Cách quan sát và cảm nhận để tăng cường vốn sống, phát triển cảm xúc…
        Tuy nhiên vốn đọc và vốn sống là cả một quá trình tích lũy mà hơn ai hết, chính cha mẹ mới là những người có thể bổ sung hàng ngày cho con mình.
        Để mỗi câu văn con viết ra bộc lộ một cách sinh động cái nhìn, suy nghĩ, cảm xúc chân thật của con, cha mẹ nên tham khảo một vài gợi ý nhỏ dưới đây.

    I.CÙNG CON QUAN SÁT,TRẢI NGHIỆM:

    1. Cùng chụp ảnh, quay phim:

        Hãy để con cầm máy, bởi vì chụp ảnh, quay phim là một cách con lưu giữ tư liệu đồng thời thể hiện sự quan sát và cái nhìn của con về cuộc sống. Cũng là chụp cảnh đoạn đường từ nhà đến trường lúc chiều về, có bạn thích chụp những cửa hàng đèn điện sáng choang, chụp những chiếc ô tô đời mới hay những tòa cao ốc cửa kính lấp lóa; Có bạn lại chụp những người bán hàng rong trên vỉa hè, những ngôi nhà tập thể cũ rêu phong; Có bạn thích chụp cảnh động như cảnh cổng trường giờ tan học hay cảnh mua bán ở chợ; Có bạn lại thích cảnh tĩnh, một gánh hàng hoa hay hàng cây ven đường trong ánh chiều tà …Cha mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận được cái nhìn, sở thích, tâm hồn của con mình qua các bức ảnh, đoạn phim. Và những hình ảnh đó cũng chính là những tư liệu sống động khi con viết văn.
        Không nhất thiết phải có những chiếc máy chuyên dụng, chỉ cần một máy ảnh cá nhân hay điện thoại di động của cha mẹ là đã có thể giúp các con “tác nghiệp”. Đến khi nào con biết phải chụp ở góc độ nào cho cảnh đẹp, đứng ở góc nào để lấy sáng…thì bố mẹ hãy tin rằng chắc chắn con sẽ viết được những câu văn đẹp!

    2. Cùng trò chuyện, ghi chép:

        Hàng ngày, sau khi cùng con đi đến đâu đó (đi học, đi chợ, đi tập thể dục, đi dạo, đi tham quan, du lịch …), cha mẹ hãy cùng con thi kể về những thứ mình đã nhìn thấy xem ai “thấy” nhiều hơn. Có thể kể theo chủ đề, ví dụ: Tên các loại cây trong công viên; Những thứ ánh sáng trong công viên lúc chiều muộn hoặc tối; Những hàng ăn ở cổng công viên… Sau đó, bố mẹ hãy hỏi con về điều gì gây ấn tượng nhất với con theo chủ đề đó (cảm xúc yêu thích hoặc ngược lại), vì sao con lại cảm thấy thế?
        Sau cùng, hãy yêu cầu con ghi chép lại những thứ con thấy và cảm xúc con đã có. Nếu bố/mẹ cũng có sổ tay ghi chép, cùng ghi với con, rồi nhờ “trọng tài” trong gia đình chấm điểm thì con sẽ hào hứng hơn nhiều.
        Cha mẹ nên hướng dẫn con không chỉ ghi những thứ con nhìn thấy mà cả những thứ con cảm nhận thấy (bằng khứu giác/thính giác/xúc giác/vị giác).
        Ví dụ: Bây giờ đã cuối thu, vừa bước chân lên đồi cỏ trong công viên là có thể nhận thấy mùi hoa dịu ngọt từ một cây ngọc lan tây trên đồi.

    II. ĐỌC SÁCH CÙNG CON:

        Đọc sách không chỉ giúp con có thêm hiểu biết, mở mang trí tuệ về nhiều lĩnh vực mà còn giúp con khơi gợi cảm xúc, học được cách diễn đạt của nhà văn... Với mục đích đọc sách để phục vụ cho việc học văn miêu tả, cha mẹ nên tìm chọn cho con những cuốn sách có nhiều yếu tố tả (câu văn nhiều tính từ tái hiện các đặc điểm của sự vật; Có các hình ảnh nhân hóa, so sánh; Có những nhận xét thú vị) và hướng dẫn con đọc theo những bước dưới đây.
        Bước 1. Đọc và tìm những câu văn miêu tả hay, ghi chép ra 1 cuốn sổ tay văn học.
        VD. Trong cả đoạn văn dưới đây, đoạn được in nghiêng là đoạn văn miêu tả hay, nên ghi lại vào sổ tay văn học.
    “Bà Rachel khẽ gõ cửa bếp và bước vào khi được mời. Bếp ở Chái Nhà Xanh là một gian phòng vui mắt, hay có lẽ sẽ vui mắt nếu nó không sạch như ly như lau cứ như một phòng khách chưa từng dùng tới. Cửa sổ trổ theo hướng Đông và Tây nhìn ra khoảng sân sau tràn ngập ánh nắng tháng Sáu ngọt ngào, nhưng cửa sổ hướng Đông, nơi từ đó ta có thể thấy thấp thoáng những cây anh đào nở hoa trắng muốt trong vườn cây ăn quả phía bên trái và những cây phong mảnh dẻ dịu dàng cúi đầu trong thung lũng ven dòng suối, lại xanh mướt những dây nho quấn quýt. Marilla Cuthbert ngồi đó, như bà vẫn thường ngồi, lúc nào cũng tỏ ra hơi nghi ngờ cái ánh nắng mà theo bà có vẻ là một thứ quá tùy biến và vô trách nhiệm trong thế giới mọi thứ đều phải nghiêm chỉnh này; và giờ đây bà đang ngồi đan ở đó, sau lưng là chiếc bàn dọn sẵn cho bữa tối….” (Trích “Anne tóc đỏ dưới chái nhà xanh” – L.M.Montgomery)
        Bước 2. Gạch chân dưới những từ/ cụm từ con thấy hay nhất, thích nhất trong câu văn ấy.
        VD. Cửa sổ trổ theo hướng Đông và Tây nhìn ra khoảng sân sau tràn ngập ánh nắng tháng Sáu ngọt ngào, nhưng cửa sổ hướng Đông, nơi từ đó ta có thể thấy thấp thoáng những cây anh đào nở hoa trắng muốt trong vườn cây ăn quả phía bên trái và những cây phong mảnh dẻ dịu dàng cúi đầu trong thung lũng ven dòng suối, lại xanh mướt những dây nho quấn quýt.
        Bước 3. Khuyến khích con đặt một câu văn mới với cụm từ hay vừa gạch chân.
        Ví dụ:
        Câu 1. Trên sân trường, ánh nắng tháng Giêng ngọt ngào làm bừng sáng lên màu xanh ngọc của những búp bàng non.
        Câu 2. Xa xa, rặng liễu dịu dàng cúi đầu xuống mặt hồ xanh thẳm.
       
        Để con học tốt văn miêu tả thật ra cũng không cần đòi hỏi ở cha mẹ quá nhiều, chỉ là sự để ý rèn giũa ngay trong những sinh hoạt hàng ngày. Một chút thời gian mỗi ngày cha mẹ dành cho con sẽ giúp con có được nhiều bài học quý giá không chỉ trong viết văn mà còn trong cuộc sống.
        Chúc cả gia đình có những trải nghiệm thú vị bên nhau!

    Trân trọng!
      (Nguồn: Cô giáo Trần Thị Mai Phương - Trung tâm phát triển ngôn ngữ và luyện viết văn tại NextNobels)
        
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi vanchonlochay
    Đang tải...


  2. vanchonlochay

    vanchonlochay Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    26/11/2015
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    18
    Có mẹ nào đã áp dụng phương pháp dậy và học của cô 3D1%007chưa ạ. Đảm bảo là rất hiệu quả nếu cả mẹ và con cùng cố gắng. Chúc các mẹ thành công:h:3D3%005
     
    cungconkhonlon thích bài này.
  3. dochoicaocap

    dochoicaocap Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    3/8/2015
    Bài viết:
    1,211
    Đã được thích:
    251
    Điểm thành tích:
    153
    Bài hay quá, thanks
     
  4. vanchonlochay

    vanchonlochay Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    26/11/2015
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    18
    NHỮNG VƯỚNG MẮC KHI CON VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ CHO CÁC MẸ BIẾT:
    Ở bài trên, mình đã nói vì sao học sinh tiểu học cần phải được luyện viết và luyện viết văn miêu tả từ sớm. Nhưng vấn đề là dạy con thế nào để con viết một cách dễ dàng và viết hay? Rất nhiều phụ huynh đến trung tâm thường than phiền vì con viết lâu và khó khăn, câu thì cụt lủn và dễ mắc phải hàng loạt lỗi ngô nghê. Lớp 3 mà con phải viết bài văn, đoạn văn ngắn thì thường là văn của mẹ và cô giáo chứ không phải văn của con. Tất cả điều đó là vì sao?

    - Trước hết, đó là vì, khi đứng trước một đối tượng miêu tả, trẻ em không biết phải tả những khía cạnh nào? Nhưng vướng mắc này thường được thầy cô giáo hoặc bố mẹ giải quyết qua việc hướng dẫn quan sát và lập dàn bài. Ví dụ, tả cây hoa thì học sinh phải tả thân cây, lá cây, bông hoa, cánh hoa, nụ hoa.....
    - Khi có dàn bài rồi, học sinh cũng không dễ dàng viết thành nổi một bài văn. Vướng mắc ở đây là thế nào? Dường như nhiều người nghĩ rằng cứ có dàn bài là viết được 1 bài văn rồi. Điều này hoàn toàn không đúng với trẻ em. Bài văn là ghép lại của các đoạn văn, đoạn văn thực chất là ghép lại của các câu, câu là ghép lại của các từ. Với vốn từ miêu tả ít ỏi của mình con viết thành câu đã khó khăn chứ đừng nói gì đến viết cả một đoạn và cả một bài. Thế nhưng bao nhiêu giáo viên dạy tiểu học có ý thức cung cấp vốn từ miêu tả cho các con? (Ở đây cần phân biệt vốn từ miêu tả có sức gợi tả với vốn từ chỉ thuần mang tính chất miêu tả thông báo: ví dụ khi tả hoa "nở", bản thân từ nở chỉ mang tính thông báo, nhưng từ "bung nở, hé nở, xòe nở, bung cánh, hé cánh, xòe cánh" lại là từ miêu tả gợi tả. Bản thân từ "xanh" chỉ miêu tả nhưng không gợi tả, nhưng "xanh biếc, xanh lam, xanh ngọc, xanh mướt" là đã gợi tả sinh động hơn hẳn "xanh" rồi). Bao nhiêu giáo viên yêu cầu con luyện viết câu thật nhiều trước khi yêu cầu học sinh viết đoạn văn miêu tả, bài văn miêu tả. Và phát triển vốn từ như thế nào, luyện viết câu thế nào cho khoa học và hiệu quả? Thường đề thi và đề kiểm tra yêu cầu tả đối tượng nào thì giáo viên chỉ luyện tả cho con đối tượng đó sau đó yêu cầu con học thuộc. Cách học như vậy chỉ giúp con được điểm tốt trên lớp nhưng lại không giúp phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh.
    - Về liên tưởng và tưởng tượng thì lại càng "thê thảm" hơn. Học sinh nào đến trung tâm cũng có cái vốn tưởng tưởng "như nhau": Viết câu so sánh thì lúc nào cũng "Mặt trời thì đỏ rực như quả cầu lửa", "Mảnh trăng cong cong như lưỡi liềm" "Mảnh trăng cong cong như trái chuối", "trăng tròn như quả bóng" hay thậm chí "mảnh trăng cong cong như con tôm" (câu này các con học từ câu "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm" trong sách giáo khoa... Cái vốn liên tưởng của các em thật ít ỏi và hầu như lúc nào cũng theo kiểu liên tưởng hình dạng với hình dạng. Mình từng viết bài viết dưới nick luyenvietvan chỉ ra một vài hướng liên tưởng cho các con viết câu so sánh, nhân hóa dễ dàng hơn. Mình chỉ lược trích một chút:
    "Chẳng hạn, viết tiếp câu: "Hồ nước.........." sử dụng phép so sánh, nếu chỉ so sánh hình dạng, học sinh thường viết được:
    "Hồ nước như chiếc gương bầu dục khổng lồ" (cái này học tập từ câu tả hồ Gươm)
    Chúng ta có thể gợi ý học sinh so sánh ở các khía cạnh khác để học sinh thỏa sức sáng tạo. Ví dụ so sánh để gợi tả trạng thái yên lặng cuả hồ nước. So sánh: “Hồ nước lặng yên" với trạng thái "lặng yên" của con người. Các mẹ có thể hỏi con: "Khi nào con người lặng yên" và học sinh hoàn toàn có thể liệt kê là " khi ngủ, khi nhớ, khi buồn, khi mơ mộng, khi nhớ..." Như vậy con có thể viết được rất nhiều câu:
    Hồ nước lặng im như chìm vào giấc ngủ
    Hồ nước lặng im như đang mơ mộng tới bầu trời/ tới những đám mây trắng, tới những cánh chim...
    Hồ nước lặng im như đang buồn bã điều gì
    Hồ nước lặng im như đang nhớ những vì sao lấp lánh buổi đêm....
    Điều này trẻ con nước ngoài được hướng dẫn và được khơi gợi rất nhiều: Chính vì vậy các học sinh nước ngoài có thể viết những câu rất hay: Bầu trời trầm ngâm như nhớ tới tiếng hót của chú chim sơn ca...
    Những chú chim cất tiếng hót ríu rít như vui mừng chào đón ngày mới/ chào đón mặt trời/ chào đón những tia nắng đầu tiên ấm áp...
    Tóm lại, để các con viết văn miêu tả tốt, các con phải được sống trong thế giới tràn đầy liên tưởng, để con mơ mộng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, để các con cảm nhận được cái hay của từ, của câu văn hay...
    Trở lại với các câu văn của so sánh ở trên, giáo viên hoàn toàn có thể gợi mở cho các con viết sinh động hơn:
    Trăng tròn như quả bóng màu bạc, mềm mại trên bầu trời.
    Mảnh trăng cong cong như con thuyền trôi trên biển sao...

    (Nguồn: Cô Lê Thị Thu Ngân- Giáo viên tại Trung tâm phát triển ngôn ngữ và luyện viết văn NextNobels)
     
    Sửa lần cuối: 24/2/2016
  5. vanchonlochay

    vanchonlochay Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    26/11/2015
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    18
    Tuyển chọn những bài văn miêu tả hay dành cho học sinh tiểu học :)

    I. Dạng về tả một người mà em thấy ấn tượng nhất

    1. Với đề bài tả người em ấn tượng thì tả người bà luôn là lựa chọn của rất nhiều các bạn học sinh, và đây là một trong những bài văn tả người bà giàu cảm xúc nhất của học sinh đang theo học khóa học Luyện viết văn Miêu tả tại TT Next Nobels


    BÀI VĂN TẢ NGƯỜI BÀ


    Mỗi khi nghĩ về , kí ức trong tôi ùa về một cách nhạt nhoà, loãng đục. Cũng đã được tám năm kể từ ngày mất, tất cả những gì tôi tìm lại được từ những bức ảnh cũ là hình ảnh về một người bà thật xinh đẹp, trẻ trung.

    tôi đẹp lắm! có nước da trắng hồng, thân hình nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khi còn là một thiếu nữ, mái tóc dài ngang lưng, tết thành một bím dày, vắt duyên dáng lên vai. Sau này, mái tóc ấy được cắt ngắn, uốn xoăn, óng lên một màu nâu vàng và bồng bềnh như những gợn sóng biển. Khuôn mặt hình trái xoan thanh tú, cái trán cao được phủ lên bởi lớp tóc mái mỏng đều. Đôi mắt đen, trong, ánh lên vẻ hiền từ, nhân hậu và chứa đựng những cảm xúc khó tả mà tôi không thể nào hiểu hết được. Mũi bà cao, đôi môi nhỏ, thỉnh thoảng khi đi đâu hay đánh lên một lớp son nhẹ phớt hồng.

    tôi nhân hậu lắm. Bố tôi thường kể, lúc bố còn nhỏ, đất nước đang trong thời bao cấp rất khó khăn, thiếu thốn. Thế nhưng, hễ nhà có đồ ăn thức uống gì, kể cả ít hay nhiều, cũng chia cho hàng xóm. Ai cũng yêu quý . Khi mất, tôi chẳng biết gì, chỉ thấy mọi người ai cũng khóc, thế là tôi khóc theo. Lúc ấy tôi bé, khi mất thì còn hai ngày nữa tôi mới tròn hai tuổi.

    Tôi vẫn luôn nhớ và rất yêu . Hình ảnh người bà vóc dáng nhỏ nhắn, dong dỏng cao và nụ cười rạng rỡ luôn để lại trong tôi những ấn tượng đẹp đẽ.


    2. Có những người ta chỉ gặp một lần hoặc thoáng qua nhưng để lại trong ta nhiều ấn tượng. Hãy viết một đoạn văn khoảng 20 câu tả lại một người như thế khiến em nhớ mãi.

    CÔ GÁI BẾN XE BUS
    (Cẩm Khánh - Lớp VĂN MIÊU TẢ - K10 N4)


    Sau những cuộc gặp gỡ một lần hoặc thoáng qua, có nhiều người để cho ta những ấn tượng thật khó quên. Em sẽ viết về một người thường hay đứng ở trạm chờ xe bus trước cổng trường em. Cô ấy trông còn trẻ, chỉ tầm 25 tuổi, tóc vàng hoe. Mọi sự chú ý đều tập trung vào cách ăn mặc của cô ấy. Đó là cách mặc rất đặc biệt, lúc mùa đông mọi người mặc áo rét cao cổ, còn cô ấy mặc váy, áo hai dây, quần đùi. Vào mùa hè trời nóng bức cô ấy lại mặc áo len, áo cao cổ, đôi khi mặc cả áo lông vũ rất dày. Màu sắc trang phục của cô rất nổi bật giữa đám đông, sặc sỡ và được phối theo một kiểu không đồng điệu, kẻ ca rô với chấm bi, xanh nõn chuối với đỏ. Cô ấy thường đeo một cặp kính râm màu đen, tròn xoe và chiếm gần nửa khuôn mặt. Cô gái đứng đó, mắt nhìn chăm chăm vào điện thoại, không để ý đến những ánh mắt tò mò và soi mói xung quanh. Nhiều khi em thấy rất thương cho cô ấy về những tiếng xì xào đầy phản cảm, vì ai cũng có những món ăn, cuốn truyện, sở thích và những phong cách khác nhau. Chắc cô gái đang theo đuổi một cách ăn mặc nào đó. Từ khi đấy, em thường có thói quen tìm xem cô gái ấy có ở đó không. Nhưng bây giờ cô ấy đã rất ít khi xuất hiện. Và rồi, em dường như quên bẵng đi, nhưng những ấn tượng về cô ấy lại ùa về vào ngày hôm nay.


    NGƯỜI ĐÀN ÔNG TRONG NGÕ
    (
    Phương Linh - Lớp VĂN MIÊU TẢ K10N4)

    Một ngày nọ, tôi đi siêu thị cùng mẹ. Vì mẹ có việc gấp phải đi sớm hơn nên bảo hai chị em cầm chìa khóa rồi lát tự xách đồ về nhà. Từ siêu thị về nhà tôi khá xa, lại vào buổi chiều đông người nên tôi rất sợ bị giật cắp. Đi đến một con ngõ nhỏ hẹp và ít người qua lại, tôi gặp một bác to lớn, mặt mày bặm trợn trông dễ sợ. Nước da bác ta ngăm đen, trên mặt và cánh tay đầy những hình xăm. Đôi mắt xếch trông rất lạnh lùng. Em trai tôi sợ lắm, thì thào: “Chị ơi, ông kia trông sợ quá, mình đi nhanh lên”. Thực tình bản thân tôi cũng thấy nghi ngờ nên gật đầu nắm tay em tôi chạy đi. Vôi vã thế nào tôi làm rớt cả một túi đồ mà vẫn không hề hay biết. Bác kia nhặt lấy túi đồ, chạy theo chúng tôi, miệng hô : “Dừng lại đi!” Tôi sợ toát mồ hôi, tưởng ông ta định bắt cóc chúng tôi, nhưng nào ngờ ông ta giữ chúng tôi lại, thở hổn hển nói : “Các cháu chạy nhanh quá, làm rơi cả đồ này”. Giật mình tôi nhận lấy túi đồ từ tay người đàn ông, miệng ấp úng : “D...dạ...ch...cháu cảm ơn bác!” Bác lại hỏi: “Sao các cháu chạy vội thế ?” Bất giác tôi ngẩng đầu nói không nên lời. Thấy tôi ấp úng, em trai tôi nuốt nước bọt, hình như em ấy đang nói dối: “ Dạ mẹ dặn.....về ngay có việc ạ!” Rồi chúng tôi đi về, mặt đứa nào đứa nấy đỏ bừng.

    THIẾU NỮ BÊN GỐC ĐÀO
    (Hiếu Anh - Lớp VĂN MIÊU TẢ - K10N4)

    Vào mùa xuân năm ấy, khi đang đi trong vườn hoa gần nhà, em bỗng thấy một thiếu nữ đang đứng cạnh một gốc đào. Ôi, vẻ đẹp của cô gái ấy mới kiềm diễm làm sao! Mái tóc đen mượt buông xõa, bay bồng bềnh trong gió. Cài trên tóc là một chiếc bờm màu hồng đính đá lấp lánh. Cô gái có đôi mắt bồ câu đen hạt huyền. Ánh mắt ấy trông thật dịu dàng nhưng lại đượm buồn, đang nhìn vào một khoảng không nhất định, không nhận ra em đang chú ý vào mình. Mũi cô cao, thẳng tắp. Đôi môi hồng nhạt, chúm chím là điểm đẹp nhất trên khuôn mặt thiên thần ấy. Bàn tay cô đẹp nõn nà, trắng trẻo, đang vịn vào một cành đào. Cô ấy mặc một chiếc áo lụa trắng làm vẻ đẹp của cô càng dịu dàng, thanh thoát hơn…Lúc sau em mới biết cô ấy là người mẫu ảnh, cô ấy đang chụp ảnh cho một tờ lịch.
     
    Sửa lần cuối: 4/12/2015
  6. vanchonlochay

    vanchonlochay Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    26/11/2015
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    18
    Các mẹ hãy dành chút thời gian để đọc qua những bài văn tả một người mà em rất ấn tượng.:clap: Các con đã biết cách sử dụng các tính từ miêu tả vóc dáng, khuân mặt, mắt, mũi, miệng, nụ cười, hàm răng, mái tóc, làn da, giọng nói...như trắng hồng, dong dỏng, duyên dáng, nhỏ nhắn, bồng bềnh, trái xoan, nhân hậu.... và còn rất nhiều các từ miêu tả khác nữa. 3D1%007 Cũng mong những bài văn tả người trên 1 phần có thể giúp cho các ông bố, bà mẹ tham khảo để giúp cho các con làm được những bài văn miêu tả hay. Chúc nhiều bố mẹ thành công:h:
     
    binbonghocgioi thích bài này.
  7. cungconkhonlon

    cungconkhonlon Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/12/2015
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Bài viết của chủ top hay quá. Mình cũng đang tham khảo những bài văn miêu tả hay để còn dậy con. Rất khó con học mẹ cũng phải học theo con. Hic
     
    vanchonlochay thích bài này.
  8. cungconkhonlon

    cungconkhonlon Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/12/2015
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Mình rất ấn tượng bài văn tả người bà. Câu văn rất giàu cảm xúc, ngôn ngữ bạn ý viết rất sinh động mà mieu tả lại chân thực nữa. Bài văn này là học sinh lớp mấy vậy bạn
     
    vanchonlochay thích bài này.
  9. mll

    mll Thành viên tích cực

    Tham gia:
    30/11/2010
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    136
    Điểm thành tích:
    83
    Hay quá, cảm ơn ad. Hồi ku nhà mình học lớp 4 khổ vô cùng với những bài văn, giờ ku cậu học lớp 5 rồi thấy cũng đỡ hơn, ko sợ làm văn nữa nhưng mà ngôn ngữ chưa được trau chuốt :)
     
  10. thuyhong123

    thuyhong123 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    24/11/2015
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    vaưn miêu tả là khó nhất là đối với các em tiểu học vì trí tưởng tượng các em còn hạn chế nên bài viết này là vô cùng bổ ích ạ
     
    vanchonlochay thích bài này.
  11. vanchonlochay

    vanchonlochay Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    26/11/2015
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    18
    Mẹ có thể tham khảo chương trình học khóa học luyện viết văn miêu tả tại TT. Đây là một trong những khóa học nhằm giúp cho các con phát triển khả năng tư duy, khả năng liên tưởng đặc biệt là phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho các con.:clap::clap:
     
  12. vanchonlochay

    vanchonlochay Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    26/11/2015
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    18
    Văn miêu tả là một trong những thể loại văn cơ bản và là nền tảng hình thành kĩ năng viết giúp các con có thể viết văn kể chuyện (học kì 1 lớp 6), văn biểu cảm (chương trình học lớp 7), bài văn thuyết minh (chương trình học lớp 8), văn nghị luận... Văn miêu tả sẽ giúp cho những câu văn, đoạn văn, bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, có cảm xúc, giàu hình ảnh và có tính nhân văn...3D3%005
     
  13. vanchonlochay

    vanchonlochay Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    26/11/2015
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    18
    Thân gửi các mẹ dạng bài kiểm tra kiến thức Văn miêu tả. Rất mong bài viết này sẽ giúp cho cả mẹ và con có những trải nghiệm thú vị khi học văn nhé 3D1%029


    BT1. Sắp xếp lại các đoạn văn sau theo trật tự hợp lí:

    a. Từng dòng nước tuôn từ trên trời cao xuống, ào ào như thác đổ. Cây cối hai bên đường nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lóe và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa.
    b.Mưa tới và đi, chảy dọc như con suối bên các vỉa ba – toa trên các phố chính, cuốn theo cơ man nào là hoa sấu rụng trắng vỉa hè trước khi có mưa. Nước rút hết, còn lại đám hoa không trôi hết, từng vệt chàn chạt, dày tới 1,2 căngtimet, đọng ở mép đường. Hôm sau nắng lên, nóng ẩm và se gió. Dăm sớm đi học qua, đã nhận ra thoang thoáng mùi men rượu, thơm hừng lên từ đám hoa nằm kia như còn lưu luyến mặt đất.
    c.Cơn mưa sầm sập như nhấn chìm bao phố xá. Người xe có nơi ứ lại vì nhiều dãy phố mưa ngập hết, có nơi hơn nửa mét.
    d.Tháng tư sấm rền. Mưa hạ bắt đầu rồi đây!
    e.Mưa vẫn lúc một to. Gió thổi tung những tấm biển hiệu hai bên đường và lay giật các cánh cửa sổ làm chúng mở ra đóng vào rầm rầm. Hơi nước mát lạnh phả ngập không gian.
    f. Sau cơn mưa, những hàng cây bàng tươi lên, khoe thêm bao búp non và những chiếc lá biếc xanh mướt. Chẳng có thể có cái lá nào trên đời nom mát mắt đến vậy.
    g.Bắt đầu là sét xanh loằng ngoằng, làm lũ trẻ giật mình khi dãy phố đêm đột ngột hiện ra trắng phớ. Rồi sấm rõ to, đùng đoành ầm ầm nổ, rung hết cả ngói nhà. Đôi khi cốc chén trên khay cũng kêu lên khe khẽ : Hè về rồi!
    h.Trên nắp cống, nước phun lên trắng xóa, cá rô nhảy lao xao, có bận cả đàn dăm chục con, cho lũ chúng tôi thi nhau vồ.

    KL: Trật tự đúng của đoạn văn :…………………………………………� ��………………....
    …………………………………………�� �…………………………………………� ��…………..

    BT2. Cơn mưa mùa hạ đến rồi đi như người khách qua đường. Em đã từng bắt gặp những cơn mưa như thế (trên đường đi học về; trên biển; trong khu vườn nhà…). Hãy viết một bài văn tả lại cảnh ấy.
    …………………………………………�� �…………………………………………� ��………….
    …………………………………………�� �…………………………………………� ��…………..
    3D1%036

    (Biên soạn: Cô Trần Thị Mai Phương - Dậy khóa học luyện viết văn miêu tả và phát triển ngôn ngữ tại NextNobels)
     
    Sửa lần cuối: 24/2/2016
  14. mll

    mll Thành viên tích cực

    Tham gia:
    30/11/2010
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    136
    Điểm thành tích:
    83
    Cảm ơn chủ thớt.
     
  15. vanchonlochay

    vanchonlochay Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    26/11/2015
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    18
    NHỮNG BÀI VĂN MIÊU TẢ HAY DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
    (Phần 2) Chủ đề: Tả con vật

    1. Bài văn tả chú mèo

    Mới sáng sớm, mặt trời mùa hạ đã lên cao báo hiệu một ngày mới rực rỡ và khô ráo. Làn gió khỏe khoắn, tươi mát đã thổi bay những đám mây màu tro um ám đêm qua, trả lại cho bầu trời một khoảng quang đãng ngập nắng. Mèo con thích chí chạy ngay ra sân chơi đùa.
    Trông kìa, chú mèo có vẻ hớn hở làm sao! Đầu tiên chú nằm xoãi cả bốn chân trên nền sân gạch để toàn bộ cơ thể được đón nhận cái ấm áp của nắng hè. Rồi hai chân trước chạm cả vào đầu, bụng cong lên, chân sau duỗi ra, cái đuôi co lại như chuẩn bị tập thể dục. Bộ lông trắng mượt của chú mà sáng lên dưới nắng. Một lúc chú lại thay đổi tư thế, cuộn lại như một quả cầu bông lăn tròn trên sân để khoe cái thân hình mềm dẻo của mình…
    Mặt trời mỗi lúc một lên cao, hắt những cái bóng dài của vườn cây xuống sân. Ánh nắng chói chang lọc qua tán lá xanh chỉ còn là những cái đốm vàng dễ vỡ trên sân. Mèo ta có vẻ rất chú ý đến những giọt sáng này. Chú ngồi dậy, lại gần vùng bóng râm, ngẩn người một lúc, mắt nhìn chăm chú những đốm vàng đang nhảy múa theo chiều gió. Một chân trước đưa lên chạm chạm vào như cố gắng giữ cái đốm vàng di động lại. Nhưng cố gắng thế nào, thì những mảnh nắng vàng trên sân cũng không chịu tuân theo ý chú. Lá cây xào xạc như một tràng cười giễu cợt chú mèo con. Làn gió mát làm thổi xù cả bộ lông trắng. Một chú bướm sặc sỡ từ trên cây, nhẹ nhàng đậu xuống lưng mèo nhỏ khiến chú giật mình, nằm ngửa ra, bốn chân cố vồ lấy kẻ nào dám trêu đùa chú. Nhưng bướm nhỏ đã bay lên, đôi cánh rập rờn như vẫy gọi mèo con: “Tớ ở đây cơ mà, tớ ở đây cơ mà”… Mèo con thoắt đứng dậy, đầu rụt vào và nhìn lên, chân trước nhún xuống lấy đà để nhảy cao quyết bắt bằng được chú bướm nghịch ngợm. Nhưng nhảy hoài rồi lại rơi bịch xuống sân cũng không bắt được bướm nhỏ, mèo con đành trở về ngồi im mắt nhìn theo đầy luyến tiếc. “Meo, meo, hãy đợi đấy, hãy đợi đấy”. Cây lá lại rào rào như tiếng cười nhạo mèo con ngốc nghếch…
    Trên sân bỗng vang lên tiếng gọi quen thuộc “Meo meo, nô đủ rồi đấy, vào ăn cơm nào”. Mèo ta chạy ngay vào trong bếp, để lại đằng sau một khoảng sân ngập nắng và những vòm cây xào xạc dịu hiền…
    3D1%002

    2. CHÚ CÁ CHỌI ĐÁNG THƯƠNG

    Vào kì nghỉ hè, vì muốn có một con vật nuôi nên hai anh em em xin mẹ mua cá và mẹ đã mua cho hai anh em ba con cá chọi. Con ốm yếu nhất và cũng đã chết rồi là con sẽ được tả trong bài văn này.

    Chú cá đó nhỏ bé, gầy nhẳng lại còn ủ rũ, héo hắt không thèm làm gì cả. Con cá chọi đấy lười bơi, suốt ngày đủng đỉnh chậm chạp ở yên một chỗ. Bộ vẩy của nó hồi đầu xanh bóng bẩy, trông có vẻ nuột nà, nhưng sau khi mua về được ít ngày, trông nó trở nên tàn tạ, bạc màu, chỉ còn cặp mắt đen láy như hai giọt mực là rất đẹp. Và, tuy gầy còm là vậy nhưng khi bơi cái đuôi chú lượn đi lượn lại trông rất uyển chuyển, tiếc thay cái đuôi của nó lại ngắn hơn so với hai con kia. Chú cá đó rất lười ăn, nó chả mấy khi chịu ăn. Hồi mới đầu, con cá chọi đó rất hiếu chiến, cứ để bể của chú cạnh bể hai con kia là giương vây lên chuẩn bị đánh nhau, nhưng rồi sau đó chẳng chịu đoái hoài giao chiến nữa vì bệnh tật. Chú như một võ sĩ rất khỏe nhưng sau đó phải nghỉ vì sức yếu. Cuối cùng vì không chống đỡ được bệnh tật, chú cá đó đã chết. Dù chú cá đó đã chết nhưng em vẫn luôn nghĩ mãi về hình ảnh của chú.

    Khóa học luyện viết văn miêu tả dành cho HS tiểu học (tại trung tâm Next Nobels) 3D1%024(Khóa học duy nhất tại Hà Nội )

     
  16. mll

    mll Thành viên tích cực

    Tham gia:
    30/11/2010
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    136
    Điểm thành tích:
    83
    Ku nhà mình vừa hoàn thành bài văn tả mẹ, thật là sung sướng vì con tả mẹ xinh quá cơ, :)
     
    binbonghocgioi thích bài này.
  17. binbongdangyeu

    binbongdangyeu Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/12/2015
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Nhung Bai Van Mieu Ta Cho Hs Rat Hay . Danh Giau Topic Nay Moi Dc
     
  18. vanchonlochay

    vanchonlochay Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    26/11/2015
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    18
    Vâng môn văn là một trong những môn học khó. Một khi con đã có tố chất và đam mê thì rất dễ, còn không bố mẹ phải thật sự kiên trì và cố gắng để giúp con trong môn học này. Chúc bố mẹ thành công nhé:h:
    Thân ái
     
  19. binbonghocgioi

    binbonghocgioi Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/12/2015
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Bài viết rất có ý nghĩa. Cám ơn chủ top đã chia sẻ cho bố mẹ biết.
     
    vanchonlochay thích bài này.
  20. mẹ bo02

    mẹ bo02 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    7/12/2015
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    rất hya, tip để dạy cho con
     

Chia sẻ trang này