Thông tin: Thực Hư Chuyện Trị Bệnh Tiểu Đường Bằng Cây Mật Gấu?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Đặng Quốc Hùng, 11/12/2015.

  1. Đặng Quốc Hùng

    Đặng Quốc Hùng Thành viên tập sự

    Tham gia:
    10/12/2015
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Khoảng vài tháng trở lại đây, trên mạng lan truyền về việc có một loại cây có thể trị khỏi bệnh tiểu đường đó là cây mật gấu, vậy cây mật gấu là cây gì, như thế nào, tác dụng thực sự của nó ra sao chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé.
    upload_2015-12-11_17-43-31.png

    Cây mật gấu có nguồn gốc từ Malaysia và mới xuất hiện ở Việt nam Khoảng 4 năm trở lại đây, Ban đầu, người ta gọi tên theo xuất xứ của nó là cây Malay. Dần về sau, do vị đắng của lá cây, nên nhiều người gọi là cây Mật Gấu, cây lá đắng, kim thất tai. Đây là giống cây thuộc họ Cúc, là loại thân thảo, nhẵn với nhiều cành. Lá mọc so le, cuống ngắn, đầu lá nhọn, mép khía răng cưa không đều, lá dày, nhẵn mọng nước.

    Cây mật gấu rất dễ trồng và cho đến nay chưa thấy bất kỳ một loại sâu bệnh nào phá hoại. Đây là cây ưa nắng nhẹ, nắng buổi sáng, chỗ mát mẻ nên chỗ trồng cây này không nhất thiết có nhiều nắng. Cây có thể luộc ăn, nấu với canh ngao, thịt băm ăn đều ngon.
    upload_2015-12-11_17-44-19.png

    Theo Lương y Phạm Văn Bồi, phụ trách Phòng Khám Đông y từ thiện xã Trường Thành (huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ) thì ông công nhận ít nhiều về công dụng của cây này, ông nói từ quá trình điều trị cho nhiều bệnh nhân nên ông biết được cây này có dược tính, nó có thể trị các bệnh như cao huyết áp, các bệnh về khớp, riêng căn bệnh tiểu đường thì nó có tác dụng nhưng chỉ một phần, có nhiều người cũng trị hết bệnh tiểu đường bằng lá cây này, nhưng tùy cơ địa và nói chung là tỷ lệ thấp. Ông dùng cây này kết hợp với một số loại thảo dược khác để chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả.

    Theo lương y bồi thì cây mật gấu có 3 loại, 1 loại thân thấp, lá to, loại thứ 2 thân dài có thể cao 3-4m, ra hoa màu tím, lá to và tròn, loại thứ 3 thân thấp, lá nhỏ chỉ độ 2 ngón tay. Loại lá nhỏ là điều trị tiểu đường tốt nhất.

    Lương y chia sẻ:

    “Thực ra Đông y vẫn chưa xác nhận rõ dược tính của loại cây này, riêng tôi thấy có hiệu quả thì sử dụng điều trị. Nhưng nếu chỉ sử dụng đơn thuần cây Mật Gấu thì hiệu quả trị tiểu đường lại không cao, tùy cơ địa, 10 người chỉ có chừng 2-3 người giảm bệnh.

    Không riêng cây Mật Gấu, theo tôi thì khi điều trị bệnh, chẳng có đơn thuần loại cây nào có thể giúp hết bệnh, mà phải kết hợp nhiều loại. Như cây Nở ngày đất, nếu chỉ uống riêng mình nó thì làm sao trị được bệnh gout, mà phải kết hợp nhiều thứ khác. Nó chỉ hỗ trợ phần nhỏ về hiệu quả.

    Do đó ở phòng khám này, tôi cho bệnh nhân bị tiểu đường uống kết hợp với những loại cây khác. Tôi cam đoan chỉ uống trong 7 ngày là trong 1 năm không lên đường, với điều kiện phải kiêng cữ đúng như tôi dặn. Đó là không được ăn đường thường, phải cữ ăn khổ qua, rau muống, rau lang. Khi ăn đồ kho, không được dùng nước mắm mà phải dùng muối. Cơm thì cứ ăn bình thường.

    Mới sáng nay, một số người ở huyện Phong Điền, rồi ở tỉnh Sóc Trăng, sau khi uống mấy thang thuốc đầu tiên thấy hiệu quả nên đã giới thiệu và dắt theo rất nhiều người đến khám và xin thuốc mang về uống”.

    Bài thuốc mà lương y dùng chữa bệnh tiểu đường như sau: 20g bình bát (loại mọc ven mương vườn); 10g lá Mật Gấu; 10g Nàng Hai, 1 nhúm cây mắc cỡ (cây Trinh Nữ). Đổ 5 chén nước sắc lại còn 8 phân là dùng được. Cứ 14 thang uống trong 7 ngày là bảo đảm công hiệu. Nhưng khi lượng đường bình thường trở lại, phải loại cây mắc cỡ ra khỏi bài thuốc, vì nó có tính độc, không tốt.

    Nhiều người khỏi bệnh khớp nhờ cây Mật Gấu

    Hơn 2 năm trước, bà Trần Thị Dưỡng (65 tuổi, giáo viên tiểu học về hưu, ngụ khu vực 5, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) bị đau khớp nặng.

    Mấy ngón trên bàn tay phải của bà đột nhiên bị co quắp lại, duỗi mãi không ra, cứ đau nhức kinh khủng. Mỗi lần muốn duỗi hết các ngón tay ra, bà phải dùng tay trái gỡ từng ngón ở bàn tay phải ra, duỗi thẳng, nhưng đau lắm. Bà hết sức khổ sở vì chẳng làm gì được, khi bàn tay phải gần như vô dụng.


    Suốt gần 3 tháng trời, bà đi khám bệnh khắp nơi. Một bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ nói rằng, bà bị chứng “tay cò súng”, tức không thể duỗi thẳng. Cũng theo vị bác sĩ này, bà nên thử uống thuốc Tây để điều trị, nếu không hết thì phải đi phẫu thuật.

    Cùng lúc, một nữ bác sĩ đã về hưu, bạn cùng đi tập thể dục với bà Dưỡng, cũng bị chứng bệnh tương tự. Bà này rủ bà Dưỡng cùng đi phẫu thuật với mình. Rốt cuộc, do bà Dưỡng ngần ngại, nên bà này đi phẫu thuật một mình. Kết quả, các ngón tay bà này vẫn co quắp sau phẫu thuật.

    Còn bà Dưỡng, sau khi thấy uống thuốc Tây mãi không giảm bệnh, nên rất nản chí. Bất ngờ hôm đó, chàng rể của bà về quê ở Cái Côn (Hậu Giang), xách về mấy nhánh cây lạ, khuyên bà trồng để lấy lá uống thử. Bởi ở quê của anh, nhiều người khỏi bệnh khớp một cách diệu kỳ nhờ thứ lá cây này.

    Cây này nhìn mảnh khảnh mà sức sống mãnh liệt. Chồng bà Dưỡng trồng nó phía sau hè. Nó lớn rất nhanh, nước ngập cũng chẳng làm sao. Chỉ có lâu lâu bà phải cắt bớt đọt, để nó đâm ra nhánh nhiều.

    Lúc đầu khi mấy nhánh cây chưa phát triển, mỗi ngày bà Dưỡng chỉ dám hái thật dè xẻn, chừng 2 lá để nấu nước uống. Cả tuần lễ uống thứ nước đăng đắng nhưng hơi thơm, về sau có vị ngòn ngọt, bà Dưỡng thấy bệnh vẫn không suy giảm nên hơi nản.

    Nhưng nhờ được chàng rể khích lệ nên bà vẫn tiếp tục uống. Và điều bất ngờ, chỉ sau 1 tháng uống thường xuyên nước nấu từ loại lá này, các ngón tay của bà Dưỡng đã co duỗi bình thường trở lại. Rất diệu kỳ!

    Chồng của bà Dưỡng, ông Nguyễn Văn Trước, cho biết ở Cái Côn, người ta tự đặt tên và hay gọi đây là lá Quan Âm. Tuy nhiên, sau này tìm hiểu sâu, ông biết nó còn có tên gọi là Mật Gấu, nhưng khác với loại cây Mật Gấu lớn mà người ta lóc vỏ để uống.

    Hiện nay, những cây Mật Gấu đã phát triển thành hàng cây lớn sau nhà, hàng ngày cả 2 vợ chồng ông Trước đều nấu 1,5 lít nước với 8-9 lá, bỏ vào tủ lạnh, dùng thay nước uống. Cứ khát là uống. Bà Dưỡng nói: “Hễ ngưng uống vài ngày là khớp ngón tay tôi có dấu hiệu đau trở lại, nên cứ phải uống thường nhật thứ lá này”.


    Mới đây, khi đi tiệc giỗ ở nhà 1 người bạn, ông Trước vô tình ngồi chung bàn với 1 ông từng giữ chức Phó giám đốc Cảng Cần Thơ. Khi nhắc đến cây Mật Gấu, ông này vỗ đùi, phán gọn: “Đấy là cây thần kỳ!”.

    Ông này cho biết, mình đã chữa dứt cả bệnh… trĩ, chỉ nhờ uống thường xuyên loại lá cây này. Còn bà sui của bà Dưỡng bị sưng đầu gối. Bà Dưỡng gửi cho mớ lá Mật Gấu, bà này uống chỉ một thời gian ngắn cũng đã dứt bệnh! Ông Trước khẳng định: “Loại lá cây này chữa bệnh khớp đại tài!”.

    Bị tiểu đường 3 – 4 năm, hết bệnh nhờ uống lá Mật Gấu

    Ông Trần Văn Viêm (57 tuổi, ngụ khu vực 5, phường An Khánh) hào hứng dẫn chúng tôi ra thẳng sau hè, nơi ông tự phát triển cả bờ vườn chỉ trồng cây Mật Gấu. Ông nói: “Nhờ lá cây này mà vợ tôi hết bệnh tiểu đường!”.

    Mấy năm trước, bà Lê Thị Ngọc Hạnh, vợ ông Viêm, bỗng nhiên cảm thấy thường xuyên mệt mỏi. Điều lạ là các đầu ngón tay của bà cứ thâm đen dần. Ban đầu bà nghĩ, chắc là do đi vườn, cắt lá chuối… nên nhựa cây tuôn ra, đóng bám vào. Nhưng rồi bà kỳ cọ đến tróc cả da, ngưng đi vườn, nhưng da các đầu ngón tay vẫn đen trở lại. Rối tiếp đó, là các đầu ngón chân cũng bị tương tự.

    Đi khám ở một phòng khám đa khoa, nơi đây cho rằng các mạch máu li ti ở đầu ngón tay, chân của bà Hạnh đã có dấu hiệu chết. Họ khuyên bà phải thường xuyên mát xa, kích thích chúng hoạt động.

    Khi đến các bệnh viện khác, làm xét nghiệm kỹ, thì bác sỹ phát hiện bà Hạnh bị tiểu đường. Lúc đó, lượng đường trong máu của bà Hạnh là 8mg/lít, trong khi mức độ cho phép chỉ từ 3,9-6,4mg/lít. Từ ngày ấy, bà Hạnh phải uống thuốc định kỳ, kiêng cữ đủ thứ vì chứng bệnh nan y này.

    2 năm trước, người chị dâu hay tin bà Hạnh mắc bệnh nên hái cho mớ lá Mật Gấu uống thử và chỉ cách trồng để uống trường kỳ. Tin lời người chị, bà Hạnh cũng uống thử. Người chị còn dặn, thuốc Nam phải uống thật lâu mới có kết quả, chứ uống dăm ngày mà nản là hỏng.

    Vậy là bà Hạnh kiên trì uống thử. Đúng 1 tháng sau, các đầu ngón tay, chân của bà mất dần màu tím đen, trở lại hồng hào bình thường. Vài tháng sau, bà đi xét nghiệm trở lại, kết quả là lượng đường trong máu trở lại ngưỡng cho phép.

    “Thiệt là thứ cây này hay hết sức! Tui phải chịu đựng căn bệnh tiểu đường hành hạ đến 3-4 năm, may mà “gặp” nó. Giờ, trong tủ lạnh của tui lúc nào cũng có nước lá cây Mật Gấu”, bà Hạnh nói. Do đi khám bệnh đã lâu, nên các kết quả, đơn thuốc… cũ bà đều bỏ mất. Nhưng bà khẳng định, chẳng ai không mắc bệnh mà lại tự khoe mình từng bị.

    Bị tiểu đường tuýp 2 khỏi bệnh nhờ uống lá mật gấu

    Ông Thái Chí Nguyên (74 tuổi, ngụ ấp Bình Phú Qưới, xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). Vào năm 2013, ông Nguyên cảm thấy cơ thể của mình có dấu hiệu không ổn. Ông liên tục khát nước và dù ăn nhiều hơn bình thường, ông lại bị sụt kí, gầy sọp đi. Từ cụ ông khỏe mạnh cân nặng 73kg, ông ốm xuống gần 10kg.

    Bất thường hơn, đôi mắt ông cứ thỉnh thoảng đau mỏi, có lúc nhìn mờ mờ như có màng che ngang. Nghĩ do tuổi già nên ông Nguyên không chú ý, vẫn ngày ngày phụ vợ bán hàng. Ít tháng sau, cái chân trái của ông đột nhiên đau dữ dội. Những cơn đau đến bất kể ngày hay đêm, từ đầu gối trở lên là bị nặng nhất...

    Ông Nguyên đến Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh (TP. HCM) khám. Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ ở đây kết luận ông Nguyên bị tiểu đường tuýp 2. Các triệu chứng như khát nước, sụt cân, mệt mỏ, mờ mắt, ăn nhiều hơn bình thường… chính là triệu chứng của căn bệnh này. Còn việc ông bị đau là do biến chứng của căn bệnh tiểu đường. Nếu không điều trị, ông có thể đe dọa đến tính mạng.

    Cách đây hơn 3 tháng, người em của ông Nguyên đang sống ở TP. HCM đọc được bài báo viết về một số người ở Đồng Tháp, Cần Thơ… chữa khỏi chứng đau khớp, giảm bệnh tiểu đường… nhờ uống nước lá cây “thần dược”. Sực nhớ chứng bệnh đang hành hạ anh mình, người này vội vàng điện thoại cho ông Nguyên rồi tìm loại cây này về uống thử, sau khi uống được hơn 20 ngày thì ông Nguyên có cảm giác bệnh tình thuyên giảm, 10 ngày sau chân của ông giảm hằn, ko còn đau nhức nhiều như trước. Ông thấy được hiểu quả của loại cây này nên ông tìm giống cây về trồng và tiếp tục uống đến nay sức khỏe của ông trở lại bình thường.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Đặng Quốc Hùng
    Đang tải...


  2. Điện Tử Thông Minh

    Điện Tử Thông Minh Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    3/12/2015
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Không biết có thật trị đc ko nhỉ
     
  3. Đặng Quốc Hùng

    Đặng Quốc Hùng Thành viên tập sự

    Tham gia:
    10/12/2015
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Về vấn đề đau nhức xương khớp với cao huyết áp thì chắc chắn vs bạn là được, còn bệnh tiểu đường thì tùy cơ địa của từng người bạn ơi, thuốc nam nó ko có tác dụng phụ, giá cả hợp lý, nếu ai bị bệnh thì phải kiên trì dùng thuốc.
     
  4. vinhomesgroup

    vinhomesgroup Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    7/8/2014
    Bài viết:
    475
    Đã được thích:
    60
    Điểm thành tích:
    28
    Dạo này nhiều loại cây quá không biết cây nào mới hiệu quả thật sự đây
     
  5. Đặng Quốc Hùng

    Đặng Quốc Hùng Thành viên tập sự

    Tham gia:
    10/12/2015
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Cho mình hỏi bạn bị vấn đề gi để mình còn tư vấn kỹ cho bạn vinhomesgroup? cảm ơn!
     
  6. meNK

    meNK Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    29/7/2008
    Bài viết:
    2,287
    Đã được thích:
    129
    Điểm thành tích:
    153
    Thuốc nam cũng có khi có tác dụng phụ đó bạn. Em mình uống thuốc nam chữa gút, mà giờ thành suy thận giai đoạn cuối đó
     
  7. trinhduocvien

    trinhduocvien Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/4/2013
    Bài viết:
    1,387
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    103
    Trên lâm sàng Ông bà mình dùng Dây cứt quạ để chữa tiểu đường.
    Cây Mật Gấu chỉ là tin đồn.
     

Chia sẻ trang này