Thông tin: Thảm Cảnh Đại Gia: Quỳ Lạy Từ Công Nhân Đến Đối Tác

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi webmaster, 17/2/2016.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,262
    Điểm thành tích:
    6,063
    Nỗi ám ảnh người lao động chậm hoặc không trở lại làm việc sau Tết lớn tới mức có ông chủ phải “lạy” từ công nhân đến đối tác.

    “Lạy” từ công nhân

    Tết mang đến niềm vui sum vầy nhưng với nhiều ông chủ, khi Tết sắp kết thúc, nỗi ám ảnh mang tên nhân sự lại xuất hiện. Nỗi ám ảnh này đặc biệt lớn nếu ông chủ quản lý nhiều lao động là thiếu công nhân.

    Anh Đỗ Phương, quản lý một xưởng may lớn ở Bắc Ninh kể khổ không năm nào anh không đau đầu về nhân sự sau Tết. Anh cho biết càng rút kinh nghiệm về cách thức quản lý thì anh càng bế tắc và chịu không ít thiệt hại.

    Anh Phương kể sau nhiều lần điêu đứng vì thiếu nhân sự sau Tết, năm ngoái, anh đã đưa ra quyết định “rắn”. Đó là anh chưa trả hết lương thưởng trước Tết. Anh giữ lại một phần lương thưởng không phải vì thiếu tiền hay có mục đích sử dụng “trái phép” khoản tiền đó của công nhân. Anh làm vậy để họ sẽ không nghỉ việc hoặc chậm đi làm sau kỳ nghỉ Tết.

    [​IMG]
    Nhiều công ty phải tuyển vội công nhân do thiếu lao động sau Tết. (Ảnh minh họa)​

    Tuy nhiên, cách làm này gây cho anh không ít phiền toái. “Sau này, khi nghĩ lại, bản thân tôi cũng rất áy náy vì công nhân làm cả năm chỉ chờ vào lương thưởng Tết. Vậy mà tôi giữ lại gần một nửa thu nhập của họ thì thực sự tôi cũng sai” – Anh Phương chia sẻ.

    Không chỉ có vậy, người thân của một vài công nhân sinh sống gần công ty thậm chí còn đến tận nơi đe dọa... báo công an.

    “Lúc đó, tôi chưa thấy mình sai. Nhưng đầu năm 2016 khi đọc báo biết 900 công nhân ở Quảng Nam ngưng việc vì công ty nợ thưởng Tết, tôi mới nhận ra mình làm như vậy thì thiệt thòi cho công nhân quá. Để rút kinh nghiêm, năm nay mới 26 Tết, tôi đã trả đủ lương thưởng và quà cáp cho công nhân” – Anh Phương kể.

    Nhưng hóa ra đó lại là sai lầm tiếp theo của anh. Ngay sau khi nhận được tiền, chị em bỗng nhiên rôm rả. Họ bàn chuyện sắm Tết thế nào, mua đồ ở đâu rẻ,... chẳng ai còn tập trung vào công việc. Năng suất lao động giảm là điều có thể chấp nhận được nhưng với đặc thù công việc của xưởng, sai sót là điều khó có thể chấp nhận được.

    Xưởng của anh Phương chuyên gia công hàng cao cấp cho những thương hiệu thời trang lớn nhất thế giới nên đòi hỏi tay nghề cao độ chính xác cao.

    “Các hãng lớn trên thế giới rất khắt khe. Họ yêu cầu độ chính xác rất cao trong công việc nên nguyên phụ liệu họ gửi sang chỉ dư rất ít để bù đắp cho sản phẩm hỏng lỗi. Không có chuyện tôi cứ may hỏng là gọi điện sang hãng xin thêm nguyên phụ liệu được” – Anh Phương phân tích.

    Vì vậy, khi thấy công nhân chểnh mảng, năng suất lao động giảm, tỷ lệ hàng lỗi tăng, anh Phương cho công nhân nghỉ ngay sau ngày 26 với yêu cầu, ra Tết, xưởng sẽ mở cửa sớm hơn. Nhưng tới ngày đi làm, chỉ khoảng 70% công nhân có mặt. Những người còn lại đưa ra nhiều lý do muôn thuở như con ốm, bố mẹ ốm, gia đình có việc bận,...

    “Tôi phải gọi điện cho từng người, gần như van lạy họ đi làm cho tôi. Đối tác nước ngoài không chỉ khắt khe về chất lượng mà còn khắt khe về thời gian. Có công hàng do xe hỏng, tôi phải mất hơn nửa tiếng chờ chuyến tiếp theo, thế mà họ phạt tôi gần 1.500 USD. Vậy mà tôi lạy công nhân đến như vậy, họ vẫn dửng dưng như không” – Anh Phương chua xót.

    Đến “lạy” đối tác

    Chia sẻ thêm về công việc của mình, anh Phương cho biết xưởng của anh có nhiều lao động tay nghề cao, sản xuất hàng đạt chuẩn của các thương hiệu thời trang lớn. Vì vậy, anh nhận được rất nhiều đơn hàng lớn với mức giá khá hời. Điều đó đồng nghĩa với việc anh luôn chịu áp lực về thời hạn giao hàng.

    Để kịp giao hàng, xưởng của anh thường xuyên hoạt động hết công suất. Một ngày có tới 3 ca làm việc là chuyện bình thường. Thế nhưng, có lúc anh vẫn không sản xuất kịp. Anh “chữa cháy” bằng cách thuê đối tác gia công lại cho anh với mức giá thấp hơn.

    “Xưởng của tôi quanh năm không hết việc nhưng một số xưởng khác đôi lúc trong tình trạng 1 tuần chỉ là 4 hoặc 5 ngày. Tôi chuyển hàng cho họ vừa là để tôi hoàn thành tiến độ, vừa là tạo thêm công ăn việc làm cho họ. Nói không ngoa, chứ nhiều lúc họ phải nịnh tôi để nhận được đơn hàng” – Anh Phương kể.

    Thế nhưng, sau Tết, mọi việc khác hẳn. Vì có đơn hàng cần giao gấp mà công nhân chưa đi làm đủ, những người đi làm vẫn chưa tập trung vì quen nếp ăn chơi ngày Tết nên anh Phương tính toán có thể anh không kịp giao hàng.

    “Tôi vội liên lạc với đối tác thì họ từ chối với lý do công nhân còn đang loạc choạc. Tôi thậm chí còn phải đến tận nhà năn nỉ như van lạy để họ nhận làm. Mãi mới có người đồng ý nhưng với giá cao hơn giá tôi nhận được từ khách hàng 1 USD/bộ. Tôi chấp nhận lỗ còn hơn bị phạt hợp đồng. Doanh nghiệp nước ngoài nghiêm túc lắm. Họ không nghe mình than nghèo kể khổ đâu” – Anh Phương than thở.

    Anh Phương chia sẻ ban đầu anh khá giận đối tác nhưng sau khi suy nghĩ kĩ anh nhận ra họ cũng gặp phải khó khăn như anh mà thôi. “Xưởng của tôi lớn hơn, chăm lo đời sống tốt hơn. Ai chỉ làm đúng thời gian hành chính có thu nhập 4-5 triệu/tháng. Ai chăm chỉ làm tăng ca có thể kiếm 10 triệu/tháng. Vậy mà công nhân vẫn đỏng đảnh, gây khó cho chúng tôi rất nhiều. Như vậy, những xưởng nhỏ hơn có chế độ lương thưởng kém hơn sẽ gặp khó hơn nhiều so với chúng tôi” – Anh Phương cảm thông.

    Anh Phương rất mong các chuyên gia quản trị nhân sự “mách nước” cho anh cũng như các ông chủ khác để công nhân gắn bó với công ty không để công ty rơi vào tình trạng đâu đầu vì thiếu người lao động trước và sau Tết.

    Theo VTC
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


  2. RiverSea143

    RiverSea143 VNUNI - Tư vấn chuyên sâu về giải pháp bán lẻ

    Tham gia:
    17/5/2013
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    690
    Điểm thành tích:
    183
    Ai bảo làm doanh nghiệp là sướng :). Nếu muốn biết có sướng hay ko thì cứ thử vài cái tết là biết liền. He he...
     
  3. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,262
    Điểm thành tích:
    6,063
    Mác, Lê Nin...
     
    RiverSea143 thích bài này.
  4. phuonglinh0507

    phuonglinh0507 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    9/12/2015
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    106
    Điểm thành tích:
    43
    Để người lao động trung thành với ông chủ là do cả 1 văn hóa doanh nghiệp mà ông chủ và doanh nghiệp đó tạo ra, là cách mà ông chủ đối xử với người lao động trong cả quá trình dài làm việc, là thu nhập xứng đáng mà họ được hưởng từ công ty đó, nó không thể chỉ phụ thuộc vào tiền thưởng Tết được.
    Nếu công việc tốt, không công nhân nào lại không sợ mất việc, mà phải để cho ông chủ gọi điện giục đi làm như vậy đâu ạ.
     
  5. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,262
    Điểm thành tích:
    6,063
    Bạn nói vậy cũng có cái đúng. Mình chưa gặp cảnh công nhân may ra sao, nhưng từng chứng kiến rất nhiều trường hợp tương tự với các nhóm thợ xây.

    Thu nhập thoả đáng hay không thì cũng khó xác định, nếu đã đồng ý làm việc theo hợp đồng thì như vậy có thể coi là thoả đáng. Nếu phía chủ ép làm nhiều hơn so với hợp đồng mà lương không tăng thì có thể huỷ hợp đồng vì bên kia vi phạm. Nhiều người làm may nhưng lại muốn lương cao như bác sỹ. Như vậy lương làm may có cao cũng chẳng thoả đáng được với họ.

    Vấn đề là tôn trọng hợp đồng và đúng cam kết.
     
    phuonglinh0507 thích bài này.
  6. Domax 5 trong 1

    Domax 5 trong 1 Chuyên gia tư vấn chất tẩy rửa cho Máy rửa bát

    Tham gia:
    15/6/2011
    Bài viết:
    1,210
    Đã được thích:
    154
    Điểm thành tích:
    103
    Trường hợp này gặp nhiều với các công ty sử dụng lao động chân tay thôi. Còn với các công ty sử dụng nhân sự tri thức thì hiếm khi họ đi làm trễ ý chứ.
     
  7. phuonglinh0507

    phuonglinh0507 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    9/12/2015
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    106
    Điểm thành tích:
    43
    Vâng. Lao động chân tay họ có ít lựa chọn công việc hơn trí thức. Tiền công trả cho lao động chân tay ở nước ta khá bèo bọt, do vậy họ cũng không ngại và tiếc để nghỉ việc và xin việc khác tốt hơn.
    Em không có ý gì, nhưng em cũng nhận thấy là khá nhiều công nhân làm lao động chân tay, họ có ý thức kỷ luật trong công việc kém hơn các lao động trí thức.
    Em cũng đồng ý với bác là khi đã ký kết hợp đồng thì phải tuân thủ hợp đồng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp sản xuất theo thời vụ, thuê nhiều lao động thời vụ nên việc ký hợp đồng chuẩn chỉnh với lao động còn hạn chế ạ.
     
  8. phuonglinh0507

    phuonglinh0507 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    9/12/2015
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    106
    Điểm thành tích:
    43
    Đúng đấy bạn ah!
     
  9. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,262
    Điểm thành tích:
    6,063
    Đến lượt người lao động trở thành ông bà/chủ của người giúp việc chúng ta cũng gặp cảnh tương tự

    Đảo lộn sinh hoạt vì người giúp việc 'mất hút'

    Dù đã kết thúc đợt nghỉ tết kéo dài 9 ngày, câu chuyện thiếu người giúp việc vẫn đang là “cơn ác mộng” đối với nhiều gia đình ở các thành phố lớn.

    [​IMG]

    Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, dù đã cố gắng “giữ chân” người giúp việc (NGV) bằng cách thưởng hơn 1 tháng lương là hơn 5 triệu đồng, nhưng gia đình chị Phạm Khánh Vân (Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội) vẫn… thất bại! Sau tết, chị lại tiếp tục canh cánh nỗi lo NGV “nhảy việc” hoặc bỏ việc. Bởi lẽ, dù hứa sẽ bắt đầu lên làm việc vào mùng 6 tết nhưng cách đây vài hôm, NGV nhà chị lại gọi điện xin khất đến ngày 20 âm lịch để… ăn rằm.

    Dù được trả mức lương cao nhưng không ít NGV vẫn viện “hàng tá” lý do để khất lần công việc sau tết.

    Mỏi mắt chờ NGV
    Câu chuyện của gia đình chị Khánh Vân chỉ là một trong vô vàn chuyện bi hài xoay quanh vấn đề muôn thuở: NGV ngúng nguẩy làm cao trong dịp tết, hoặc về quê rồi mất hút không lên.

    Trong thời gian chờ NGV từ quê lên, chị Vân đành phải thuê NGV theo giờ thay thế tại một trung tâm môi giới việc làm với mức giá cao ngút là 800.000 đồng/ngày! Ra tết, công việc bề bộn, thời gian chăm lo nhà cửa hạn chế trong khi NGV cũ vẫn “lặn mất tăm” khiến chị vẫn phải bấm bụng chấp nhận “rút ví” vì không còn sự lựa chọn nào khác.

    Cũng giống chị Vân, gia đình chị Thu Thảo (ở Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội) cũng phải “chạy đôn chạy đáo” nhờ người quen ở quê mới tìm được một NGV tạm thời trong thời gian NGV cũ về quê ăn tết.

    Nắm bắt được tâm lý của NGV mới chấp nhận xa gia đình, người thân để đi làm trong dịp tết nên chị Thảo sẵn sàng trả lương cao hơn ngày thường là 500.000 đồng/ngày để nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc trẻ con trong mấy ngày tết.

    Ra tết, chị Thảo ngán ngẩm: “NGV cũ cũng đã theo mình qua 2 mùa tết trước. Năm nay biết mình trả lương cho NGV tạm thời với giá cao hơn nên chị này cũng khăng khăng đòi tăng lương sau tết lên 7 triệu đồng/tháng. Nếu gia đình không chấp thuận có khả năng sẽ bỏ việc hoặc tìm chỗ mới. Nghĩ đến cảnh phải đi tìm NGV mới rồi lại cầm tay chỉ việc lại từ đầu mình đã thấy nản vô cùng”.

    Chính vì lý do trên, chị Thảo đã “hòa giải” với NGV cũ với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Dù đã đồng ý song người này vẫn đưa thêm điều kiện là xin nghỉ nốt đến sau rằm tháng Giêng.

    Giá tăng vọt
    Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động tại một số công ty chuyên cho thuê NGV, tiền thuê NGV sau tết đang neo ở mức khá cao. Nếu như cận Tết Nguyên đán, nhu cầu chủ yếu là thuê người dọn dẹp theo giờ, mức giá đã tăng gấp 3 lần so với ngày thường là từ 50.000 - 70.000 đồng/giờ lên 150.000 - 200.000 đồng/giờ.

    Sau tết, nhiều gia đình lại “rộ” lên nhu cầu thuê NGV theo ngày với mức giá rất “chát” từ 500.000 - 1.000.000 đồng/ngày tùy theo gói dịch vụ NGV phổ thông hay chuyên nghiệp.

    Lý giải nguyên nhân vì sao tiền thuê NGV tăng cao trong dịp sau Tết Nguyên đán, chị Phương Uyên - làm việc tại Cty cho thuê NGV tại quận Cầu Giấy - cho biết: “Phần lớn khi ra Giêng, NGV tại các gia đình đều muốn về quê ăn tết đến qua rằm để nghỉ ngơi, quây quần bên gia đình, người thân. Chính vì điều này, còn rất ít người ở lại làm việc. Nhiều khi khách hàng có nhu cầu nhưng Cty cũng đành bó tay vì chẳng kiếm đâu ra người. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến mức tiền thuê NGV dịp sau tết tăng vọt".

    Như vậy, dù đã kết thúc đợt nghỉ tết kéo dài 9 ngày, câu chuyện thiếu NGV vẫn đang là “cơn ác mộng” đối với nhiều gia đình ở các thành phố lớn. Đặc biệt, dịp Tết và sau Tết, dù có mức lương dao động từ 4.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng, tức là cao hơn từ 2-4 lần lương của một cử nhân mới ra trường làm việc trong cơ quan nhà nước, nhưng không ít NGV vẫn viện lý do để khất lần.

    Việc tìm người giúp việc đang là chuyện nan giải với nhiều gia đình, vì ngoài việc xin nghỉ tết dài ngày đến gần hết tháng Giêng, nhiều NGV còn đòi tăng lương, hoặc có cơ hội là “nhảy việc”.

    Theo Khánh Linh
    Lao Động
     
  10. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,262
    Điểm thành tích:
    6,063
    Có lẽ không phải tại vấn đề thu nhập, vì thu nhập thấp thì công việc tại cơ quan nhà nước có lẽ cũng chẳng cao hơn là bao. Vậy mà để "chạy" vào cơ quan nhà nước tốn tiền cả trăm triệu.
     
    phuonglinh0507 thích bài này.
  11. thanhdc

    thanhdc Khác Biệt

    Tham gia:
    15/9/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Có một vài chỗ em thấy người chủ có thể thoải mái chia sẻ những vấn đề của công ty với công nhân, ví dụ như trong hợp đồng may mặc có thể chia sẻ hậu quả của việc phá vỡ hợp đồng,... Nhìn trung ông chủ chân thành 1 chút cùng chế độ đãi ngộ hợp lý thì có thể giảm đi rất nhiều tình huống khó xử như trên. Tiền không phải là tất cả nhưng nếu có thể dùng kết hợp với cả tình nữa thì hiệu quả sẽ vô cùng lớn.
     
    webmaster thích bài này.
  12. RiverSea143

    RiverSea143 VNUNI - Tư vấn chuyên sâu về giải pháp bán lẻ

    Tham gia:
    17/5/2013
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    690
    Điểm thành tích:
    183
    Làm doanh nghiệp thì cái gì cũng phải học, học quản trị tài chính, học chiến lược, học bán hàng, học marketing, học sản xuất, học dịch vụ, làm thương hiệu,... nhưng học khó nhất là học quản trị con người (nhân sự). Bởi đây là yếu tố khác biệt giữa nhóm Self Employer (Tự làm chủ, tự làm thuê cho chính mình) và nhóm Business Owner (làm chủ 1 hệ thống kinh doanh, chủ doanh nghiệp).

    Tóm lại: Con người là trung tâm của vũ trụ.
     
    webmaster thích bài này.
  13. dochoicaocap

    dochoicaocap Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    3/8/2015
    Bài viết:
    1,211
    Đã được thích:
    251
    Điểm thành tích:
    153
    Bỏ Tết đc rồi nhỉ
     
  14. Capro

    Capro Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    4/3/2015
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    372
    Điểm thành tích:
    63
    Công chức nhà nước mà phải "chạy" thì đa phần họ không nhắm vào lương đâu ạ. Thu nhập thực tế của họ "khủng" hơn những người kinh doanh bên ngoài rất nhiều.
    Thực tế lao động không trở lại làm việc sau Tết theo em là do các lý do sau:
    - Công việc vất vả, thu nhập chưa thỏa đáng. (Công nhân may thực ra vất vả hơn công nhân làm việc trong các nhà máy khác như ép nhựa, lắp ráp...)
    - Có thể dễ dàng tìm được công việc khác với mức thu nhập tương đương. Thực tế là vào những năm 2008, 2009 kinh tế tăng trưởng nhanh, dễ tìm việc nên nhiều người bỏ việc hơn. Ngược lại, khi kinh tế suy thoái, nhiều nhà máy đóng cửa thì ít người nghỉ ngang như vậy.
    - Việc nhà cần thêm nhân lực. Ví dụ: vào vụ mùa, vụ cấy, nhiều công nhân cũng nghỉ tạm thời để lao động giúp gia đình...
     
    RiverSea143webmaster thích.
  15. RiverSea143

    RiverSea143 VNUNI - Tư vấn chuyên sâu về giải pháp bán lẻ

    Tham gia:
    17/5/2013
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    690
    Điểm thành tích:
    183
    Những người chạy được đa số là những người khá giàu. Nên phần lớn những người làm trong cơ quan nhà nước đều có kinh tế khá vững. Tỉ như cơ quan vợ mình, ko tính nam giới (vì tất cả đều đi ô tô đi làm), chỉ tính nữ thôi thì chỉ còn 3 người nữ là không đi làm bằng ô tô. 3 người này xuất thân gia đình cơ bản, thậm chí là khá nghèo, còn lại phần lớn là con nhà giàu.
     
  16. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,262
    Điểm thành tích:
    6,063
    Ở quê em con em nông dân thôi nhưng gần đây cũng muốn chạy vào làm giáo viên và vào các cơ quan nhà nước các bác ạ. Mà để chạy cũng tốn hàng trăm triệu rồi. Mà em lo quá, nếu cô giáo phải lo lót chạy chọt như vậy thì tương lai con trẻ sẽ như thế nào!!!
     
    RiverSea143 thích bài này.
  17. RiverSea143

    RiverSea143 VNUNI - Tư vấn chuyên sâu về giải pháp bán lẻ

    Tham gia:
    17/5/2013
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    690
    Điểm thành tích:
    183
    Mình mất 1 nhân viên tốt cũng chỉ vì chuyện chạy vào 1 trường dạy nghề gần nhà (của nhà nước) với giá trên 100tr (nhớ ko nhầm là 130tr thì phải). Bạn ý ko muốn làm giáo viên nhưng do bất khả kháng, lấy chồng phải theo chồng mà chồng thì làm việc ở quê.

    Bây giờ cứ nghe cái đám sinh viên ra trường nói chuyện nhờ xin xỏ việc làm là đã chán rồi. Mà căn bản vẫn là xuất phát từ mong muốn của bố mẹ.
     
    Capro thích bài này.
  18. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,262
    Điểm thành tích:
    6,063
    Lại có một bài nữa về việc công nhân nghỉ việc sau tết

    Sau Tết, doanh nghiệp “đỏ mắt” tìm người lao động

    Đến thời điểm này dù đa số các công ty đã đi vào hoạt động ổn định trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng còn hàng trăm doanh nghiệp ở Đồng Nai vẫn trong tình trạng thiếu lao động trầm trọng.

    Những ngày gần đây, số lượng lao động đến tìm việc tại các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hòa như KCN Amata, KCN Biên Hòa 2, KCN Loteco khá thưa thớt.

    Do đó đã xuất hiện hàng trăm thông báo, băng rôn, tờ rơi với nội dung cần tuyển lao động gấp được treo đầy rẫy trước cổng nhiều công ty, cửa ngõ khu công nghiệp và bên lề đường.

    Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, có những doanh nghiệp tuyển dụng từ 200 đến 300 lao động. Vì cần tuyển gấp công nhân cho nhu cầu ổn định sản xuất, một số doanh nghiệp đã cử nhân viên văn phòng ra hẳn bên ngoài các tuyến đường quanh khu công nghiệp để tư vấn, giới thiệu và trực tiếp tuyển dụng lao động.

    Ngược lại lượng công nhân tìm việc tại các địa điểm này chủ yếu là thăm dò về chế độ lương thưởng, chính sách ưu đãi của các công ty. Chị Nguyễn Thị Ngọc Thuận, một lao động đi tìm việc tại khu công nghiệp Loteco ở TP Biên Hòa cho biết: “Năm nay, nhu cầu tuyển dụng khá nhiều, sở dĩ tôi còn đang phân vân chưa quyết định xin vào làm công ty nào là vì chỗ thấy phù hợp thì mức lương không phù hợp. Đa số là tầm 4 triệu, có những công ty phù hợp với mình thì lương chỉ có 3,5 triệu”…

    Đại diện một số doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển công nhân cho biết, ngoài việc mở rộng sản xuất trong năm mới thì nguyên nhân chính vẫn là công nhân về quê đón Tết không trở lại làm việc. Do đó buộc công ty phải tuyển gấp lao động để kịp đáp ứng đơn đặt hàng đã ký.

    Cần lao động là vậy, song mức lương mà các doanh nghiệp đưa ra đối với lao động phổ thông trong các thông báo tuyển dụng cũng chỉ ở mức 3,2 - 4,7 triệu đồng/tháng. Mức lương này khó đảm bảo trang trải cuộc sống đắt đỏ như tại TP Biên Hòa nên không còn cách nào khác nhiều người lao động phải tìm những công ty có tăng ca để tăng thu nhập nhằm đảm bảo có thể trụ lại làm việc lâu dài.

    Về thực trạng này, anh Trần Văn Sỹ, một lao động đi tìm việc làm tại khu công nghiệp Biên Hòa II cho hay, đối với lao động phổ thông như anh làm việc 8 tiếng thì lương chẳng được bao nhiêu nên không thể đủ chi phí tối thiểu cho cuộc sống ở trọ của mình. Vì thế, dù biết vất vả hơn nhưng anh vẫn đang đi tìm một công ty nào có tăng ca để tăng thu nhập với mục đích có thêm chi phí cho cuộc sống.

    Để kịp có mặt tại ngày lao động đầu năm, ngay từ 12 đến 14-2 (mùng 5 - mùng 7 Tết), khi không khí xuân vẫn còn ngập tràn, trên các tuyến đường chính về Bình Dương đã xuất hiện rất đông người lao động ở các tỉnh, thành trong cả nước trở lại làm việc.

    Sau Tết Bính Thân, đi đến nhiều khu, cụm công nghiệp ở Bình Dương không còn xuất hiện những băng rôn thông báo tuyển dụng lao động gấp như trước nữa.

    Ông Trịnh Anh Tuấn - Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Hài Mỹ phấn khởi cho biết: “Đến nay (12 Tết), tất cả công nhân công ty chúng tôi đã có mặt đầy đủ, ban giám đốc công ty rất phấn khởi và dự kiến sẽ xuống từng phân xưởng chúc Tết, tặng bao lì xì cho mỗi công nhân 50.000 đồng”.

    Ông Nguyễn Thiện Phước - Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương khẳng định: “Trong số gần 1 triệu lao động đang làm việc tại Bình Dương, có gần 900.000 người là người ngoài tỉnh. Tết Bính Thân năm nay, có trên 500.000 người về quê ăn Tết nhưng sau Tết đã trở lại làm việc đầy đủ. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng có sự quan tâm và chăm lo đến đời sống người lao động như duy trì mức thưởng Tết, tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân về quê đón Tết, sum họp gia đình nên họ rất phấn khởi, tin tưởng”.

    Nguồn: Cafebiz
     
    RiverSea143 thích bài này.
  19. fun24h

    fun24h Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/1/2016
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    8
    Việc này có thể xảy ra ở các công ty sản xuất Sản phẩm như may mặc hay giày da...bởi tâm lỹ của công nhân khi làm hết 1 năm thường sẽ tìm đến các công ty có lương và phúc lợi tốt hơn, vì thế để giữ được công nhân thì công ty lên có những chính sách cam kết hỗ trợ tốt từ trước tết.
    Với các công ty bán sản phẩm dịch vụ bình thường thì ít có tình trạng nghỉ hàng loạt hơn, tuy nhân sự ít hơn rất nhiều nhưng luôn có những vị trí chủ chốt rất hiếm khi bỏ việc giữa chừng vậy cả
     
  20. Capro

    Capro Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    4/3/2015
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    372
    Điểm thành tích:
    63
    Thực ra giới trẻ bây giờ cũng có một số người thích làm nhà nước vì công việc không áp lực, nghỉ ngơi thoải mái, có cơ hội đi nước ngoài... Nói chung chơi nhiều hơn làm. Lương thấp họ cũng đồng ý!
    Những người này đa số có bố, mẹ làm nhà nước rồi định hướng cho con mình sau này luôn. Tàn dư của cơ chế bao cấp...
     

Chia sẻ trang này