Qua rất nhiều bài viết thanh lý cửa hàng, và hàng loạt bài hỏi đáp về nhu cầu mở cửa hàng trên khắp các diễn đàn, group fb thì mình nhận ra 2 lý do chính (bên cạnh rất nhiều lý do khác) dẫn tới việc kinh doanh mô hình cửa hàng không được như mong muốn. 1. Chưa chuẩn bị kỹ càng về vốn, về kinh nghiệm và nhất là về tâm lý. Về vốn và sử dụng vốn, nhiều khi mọi người có vốn nhưng sử dụng vốn ko đc tối ưu nên có hàng thì quá thừa dẫn tới đọng vốn, có hàng thì thiếu vốn để nhập. Thực ra là do chưa biết phân bổ nguồn vốn và thiếu kinh nghiệm về nhập hàng, điều này thì có thể thông cảm được vì ai cũng mới vào nghề nên khó có thể biết đc. Về kinh nghiệm, hiện nay hàng ngày mình đọc thấy tràn lan các topic hỏi về việc mở cửa hàng và bao giờ cũng có 1 câu trong câu hỏi đó là "em chưa biết tí gì, chưa có kinh nghiệm gì,..." kèm theo. Các bạn cứ hình dung là nếu kinh doanh mà ko biết gì cũng làm được thì VN mình chả có nông dân lẫn công nhân đâu. Phải có hiểu biết nhất định, và phải học rất nhiều (đặc biệt là khả năng tư duy) về cái mà mình kinh doanh. Người ta có kinh nghiệm còn chật vật nữa là mình chả biết tí gì. Phương án tốt nhất để có kinh nghiệm là nếu mình định kinh doanh cái gì thì chịu khó đi làm thuê 1-2 năm về lĩnh vực đó. Đó là cách học nhanh nhất. Về tâm lý, có thể mọi người chưa biết là nghề tạp hoá khó có thể đem lại lãi ngay lập tức như mong đợi nên thường thất vọng sau một vài tháng vì kết quả nằm ngoài sự kỳ vọng ban đầu. Thực ra nếu chuẩn bị tốt tâm lý thì mọi người sẽ biết giai đoạn đầu chủ yếu là tìm mọi cách để hút khách mới và giữ bằng đc các khách đã từng vào, trong khi đó vì mới mở nên nhỏ, hàng nhập ít nên ko có lợi thế về giá rẻ. Do đó nhiệm vụ hút khách mới sẽ rất chậm so với đối thủ lâu năm. Cho nên nếu ai xác định đc tâm lý này sẽ chuẩn bị kỹ càng cho cuộc chiến dài hạn thì sẽ đỡ bị sốc hơn rất nhiều. Tiền lãi gộp chủ yếu là xoay vòng vốn để tăng lượng hàng hoá trong kho (trong khi vẫn phải tìm cách đẩy hàng tồn bán chậm & cận date) chứ ko phải lấy ra để chi tiêu cuộc sống. Do đo khi mở tạp hoá, các bạn cần chuẩn bị một nguồn thu nhập khác để cho tiêu gia đình mà chưa cần phụ thuộc vào cửa hàng vội. Với tâm lý đó thì các bạn sẽ thoải mái hơn để nghĩ ra các chiêu, chiến lược bán hàng hiệu quả, khác biệt hơn. Ngoài ra còn một tâm lý mà các bạn thường hay thất vọng sau khi mở cửa hàng, đó là việc rất nhiều người nghĩ đây là công việc đơn giản, ngồi một chỗ và người ta đem hàng tới, chỉ việc mua rồi ngồi dung đùi vừa ôm con vừa bán là vẫn có tiền. Nhưng khi làm thực tế thì nhiều người thực sự sốc vì công việc quá bận ko còn thời gian để nấu bữa ăn ngon, để đưa con đi chơi, để giao lưu bạn bè,... Nếu bạn chuẩn bị trc tâm lý và đam mê kinh doanh thì chắc sẽ ko bị sốc như vậy. 2. Thiếu chiến lược bán hàng, chiến lược canh tranh trong kinh doanh. Hầu như giai đoạn đầu chưa có kinh nghiệm thì hầu hết các bạn chỉ có một phương thức là mua hàng rồi chờ đợi khách đến để bán ra. Nếu kinh doanh chỉ đơn giản vậy thì chắc ai cũng làm đc hết, và làm giàu đc hết ý. Như ở trên mình nói, giai đoạn mới mở thì 2 nhiệm vụ là tăng khách mới và giữ chân khách cũ rất quan trọng. Tóm lại, trong kinh doanh có câu là "No pain no gain" (tạm dịch: ko có đau thì ko có nhận) và câu "no prepare mean prepare to fail" (tạm dịch: ko chuẩn bị tức là chuẩn bị cho thất bại). Kinh doanh là con đường làm giàu là đúng, nhưng từ cổ chí kim thì ko ai nói kinh doanh là dễ dàng. Phải đổ công sức, mồ hôi, nước mắt, sự hy sinh thì mới có điều mà bạn mong muốn. Kinh doanh là con đường dài chứ ko phải 1 hay 2 tháng nên phải có sự chuẩn bị tâm lý, kinh nghiệm, vốn liếng. Liên tục suy nghĩ, liên tục thay đổi, liên tục sáng tạo để tạo ra sự khác biệt trong kinh doanh. Đọc tham khảo thêm: Đâu là nguyên nhân thất bại của cửa hàng bán lẻ?
Người nhà m mở cái này nhưng không ăn thua vì lời ít mà khách thì toàn thích mua hàng rẻ thôi nên họ ra chợ mua
Cảm ơn bạn mình cũng đang nghiên cứu thêm về lĩnh vực này. Bạn nói rất hay nhất là đọng vốn va hạn sử dụng của sản phẩm
Đúng là như vậy, nhưng có một số mặt hàng tuy lãi suất rất thấp nhưng bán rất chạy và hiệu suất vong quay vốn rất hiệu quả. Ví dụ mì tôm chẳng hạn, một gói mì tôm chỉ lãi được rất ít, nhưng vì nó là nhu cầu hàng ngày nên chỉ cần một ít vốn, bán nhanh thu hồi vốn lại mua tiếp, thành ra ví dụ đầu tư 1 triệu đồng nhưng trong vòng 1 tháng có thể quay được 20 vòng. Giả sử mỗi gói mỳ tôm giá 3000 đồng lãi được 30 đồng tức là 1%, nhưng nếu nó quay vòng được 20 lần thì 20 x 1 = 20% một tháng và trong vòng 1 năm là 20 x 12 = 240%. Một tỷ suất lợi nhuận rất cao đấy. Trong trường hợp như ví dụ trên bỏ ra 1 triệu đồng vốn nhưng trong vòng 1 năm thu được 2.4 triệu đồng tiền lãi. Quả thật là rất cao. Đó là chưa kể khi có chương trình khuyến mãi. Nhưng để biết sp nào lợi nhuận ra sao chúng ta khó mà tính tay được mà phải cần đến những phần mềm quản lý bán hàng.