Thông tin: Xử Trí Khi Trẻ Bị Sốt

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi NutiMed, 8/12/2015.

  1. NutiMed

    NutiMed Dinh dưỡng điều trị

    Tham gia:
    18/11/2015
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    Ai trong chúng ta cũng hơn một lần bị sốt. Tìm hiểu nguyên nhân, người ta thấy rằng sốt có thể do thời tiết, nhiễm vi khuẩn, virus, vi nấm, dị ứng, và một số thuốc khi dùng cũng có thể gây sốt. Nên biết rằng sốt là một hiện tượng có lợi vì khi sốt thì nhiệt độ cơ thể tăng, sức đề kháng của cơ thể cũng tăng giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Vì sốt chỉ là một triệu chứng của bệnh nào đó khi biết được nguyên nhân gây bệnh, sốt giúp ta theo dõi hiệu quả của việc điều trị. Nhưng đối với bé, có nên dùng thuốc để hạ sốt cho trẻ không? Những thuốc nào thường dùng để hạ sốt cho trẻ? Cách dùng thuốc hạ sốt cho bé thế nào là đúng nhất?

    Nên dùng thuốc để hạ sốt cho trẻ trong những trường hợp sau:

    - Khi nhiệt độ trẻ từ 38,5oC trở lên.

    - Dọa co giật ở trẻ từ 6 tháng tới 6 tuổi hay trẻ có tiền căn động kinh, có anh (em) trước đây đã bị sốt cao co giật.

    - Sốt khiến trẻ khó chịu, bỏ bú, bỏ ăn.

    Các loại thuốc dùng để hạ sốt cho bé:

    Sốt có thể là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm não màng não, do đó cha mẹ nên đưa các cháu đến cơ sở y tế để được khám bệnh, hướng dẫn chăm sóc cho đúng.

    1. Paracetamol: Thường là thuốc được lựa chọn hàng đầu đối với sốt ở trẻ. Thuốc còn có tác dụng giảm đau. Paracetamol tương đối an toàn, không có nguy cơ gây chảy máu gia tăng và tác dụng không mong muốn về dạ dày – ruột. Liều thường dùng 10 – 15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 6 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt cao. Paracetamol nên có trong tủ thuốc của mỗi gia đình.

    Tuy nhiên Paracetamol có thể gây hại cho gan của trẻ khi:

    - Dùng quá liều, trên 150 mg/kg/ngày.

    - Các liều thấp hơn nhưng được nhắc lại quá nhiều trong thời gian ngắn.

    - Đang điều trị bằng các thuốc ảnh hưởng tới chuyển hóa của gan, như điều trị bằng Phenytoin, Carbamazepin (điều trị động kinh), Rifampicin, Isoniazid (điều trị lao).

    Paracetamol thường dùng đường uống. Đối với trẻ không uống được, có thể dùng dạng tọa dược đặt trực tràng. Khi trẻ đang bị viêm hậu môn, có chảy máu hậu môn, hay tiêu chảy thì không nên dùng tọa dược.

    Trên thị trường có thể tìm thấy paracetamol riêng lẻ hay kết hợp với những hoạt chất khác như: chlorpheniramin, pseudoephedrin (dùng khi có kèm sổ mũi, nghẹt mũi), cafein, codein, dextropropoxyphen (tăng tác dụng giảm đau), dextromethorphan (giảm ho), ibuprofen (tăng tác dụng hạ sốt, giảm đau).

    Nhiều dạng bào chế như: viên, gói thuốc bột, si-rô, tọa dược. Với nhiều hàm lượng: 80mg, 100mg, 120mg,150mg, 325mg, 500mg, 650mg, 150 mg/5 ml, 80 mg/0,8 ml, 160 mg/5 ml, 250 mg/5 ml. Tùy trường hợp, tùy lứa tuổi mà dùng thuốc phù hợp nhằm bảo đảm an toàn, hợp lý và đạt hiệu quả điều trị cao nhất.



    [​IMG]

    Nhét hậu môn là một trong những cách dùng thuốc hạ sốt cho bé


    2. Ibuprofen: Có tác dụng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt. Ibuprofen cùng có những tác dụng không mong muốn chung giống như các thuốc kháng viêm steroid khác nhưng ít có tác dụng không mong muốn đối với dạ dày – ruột hơn, đó là một thuận lợi. Ibuprofen cũng ảnh hưởng tới sự ức chế kết tập tiểu cầu, nhưng tác dụng này có thể hồi phục được. Tác dụng hạ sốt mạnh hơn paracetamol. Tuy nhiên không dùng ibuprofen trong những trường hợp sau:

    - Loét dạ dày – tá tràng.

    - Dị ứng với ibuprofen hay aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (hen, viêm mũi, nổi mề đay sau khi dùng).

    - Trẻ bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận.

    Nên uống thuốc lúc đang ăn hay uống với sữa. Sử dụng ibuprofen phải có chỉ định và sự theo dõi của bác sĩ.



    [​IMG]



    Khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cần lưu ý

    Khoảng thân nhiệt bình thường của trẻ từ 36,5oC – 37,5oC. Trẻ được xác định là sốt khi nhiệt độ trên 37,5oC, sốt cao khi nhiệt độ trên 38,5oC.

    Cần đưa trẻ đến bệnh viện:

    - Khi trẻ sốt trên 38,5oC kèm theo một trong các điều kiện sau: trẻ dưới 2 tháng tuổi, bỏ bú, bỏ ăn, nôn ói, thở mệt, li bì, co giật.

    - Trẻ sốt cao liên tục (39 – 41oC), khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì bớt sốt nhưng sau đó vài giờ thì sốt cao lại.

    - Sốt cao kéo dài hơn 2 ngày.

    Đối với bé lớn hơn, ít có nguy cơ biến chứng của sốt (co giật), có thể dùng thuốc hạ sốt cách quãng mỗi khi có cơn sốt, không nhất thiết phải uống thường xuyên.

    Các thuốc hạ sốt không được dùng tùy tiện. Tránh dùng các loại thuốc khác nhau nhưng có cùng hoạt chất, gây ngộ độc do quá liều. Không cần thiết phải phối hợp nhiều thuốc hạ sốt cùng lúc, trừ một số trường hợp theo chỉ định của bác sĩ.

    http://nutimed.com/news/cach-dung-thuoc-ha-sot-cho-tre
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi NutiMed
    Đang tải...


  2. Lưu Lâm Vũ

    Lưu Lâm Vũ Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    31/8/2013
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Rất hữu ích 1like cho bác :) mn lên sắm cho tổ ấm của mình một chiếc nhiệt kế điện tử để đo chuẩn nhiệt độ nhé !!
     
    NutiMed thích bài này.
  3. NutiMed

    NutiMed Dinh dưỡng điều trị

    Tham gia:
    18/11/2015
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    Bác @Lưu Lâm Vũ nói chuẩn rồi. Nhất là nhà bác nào có trẻ nhỏ, một phần không thể thiếu nhé!
     
  4. mẹ cá xinh

    mẹ cá xinh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    8/12/2015
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    52
    Điểm thành tích:
    28
    bài viết rất bổ ích
     
    NutiMed thích bài này.
  5. NutiMed

    NutiMed Dinh dưỡng điều trị

    Tham gia:
    18/11/2015
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    Cám ơn @mẹ cá xinh nhé!
    Chúc mn ngày mới tốt lành!
     
  6. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Cảm ơn đã chia sẻ, rất hữu ích
     
    NutiMed thích bài này.
  7. NutiMed

    NutiMed Dinh dưỡng điều trị

    Tham gia:
    18/11/2015
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    Hy vọng những thông tin hữu ích này có thể giúp các mẹ tự tin hơn trong xử lý tình huống các con bị nóng sốt là tốt rồi.

    Mùa này đang có dịch sốt virus, các mẹ nên thận trọng trong chăm sóc các bé. Cho các bé uống nc cam, nhiều nước để tăng sức đề kháng cho bé nhé!
     
  8. Đoàn Lành

    Đoàn Lành Thành viên mới

    Tham gia:
    23/4/2016
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    bài viết rất hay và hữu ích giúp cho các mẹ biết cach điều trị khi con bị sốt cảm ơn chủ thớt ak
     
    NutiMed thích bài này.
  9. NutiMed

    NutiMed Dinh dưỡng điều trị

    Tham gia:
    18/11/2015
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn @Đoàn Lành đã khích lệ nhé!
     
  10. munxinhxan

    munxinhxan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    20/4/2015
    Bài viết:
    733
    Đã được thích:
    60
    Điểm thành tích:
    28
    :) like cho mn. e chưa có con nhưng em đang bị sốt hihi
     
    NutiMed thích bài này.
  11. Trại hè tiếng anh GLN

    Trại hè tiếng anh GLN Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/5/2016
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    56
    Điểm thành tích:
    28
    Nên cho trẻ uống thêm nước cam, chanh tươi. Nếu thấy trẻ không giảm sốt, thậm chí sốt còn tăng lên thì nên cho trẻ dùng thuốc hạ nhiệt, loại thông dụng và an toàn là paracetamol. Đối với trẻ nhỏ thì nên dùng loại viên đạn đặt hậu môn cho trẻ, liều lượng trung bình là 5-10mg/kg cân nặng của trẻ.
     
    NutiMed thích bài này.
  12. hoahuong012

    hoahuong012 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/5/2016
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Mình bổ sung thêm là uống cả oresol để bù nước và điện giải nữa nhé.
     
    NutiMed thích bài này.
  13. NutiMed

    NutiMed Dinh dưỡng điều trị

    Tham gia:
    18/11/2015
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    Đang có dịch sốt xuất huyết. Nên bạn hãy xem các biểu hiện sau để xem là sốt xuất huyết, hay sốt siêu vi để có hướng giải quyết cho hợp lý nhé:
    * Sốt Virus: đầu và cơ thể sẽ có cảm giác đau mỏi- nhất là ở các cơ. Đồng thời xuất hiện các triệu chứng như chảy mũi, hắt hơi, viêm long đường hô hấp, họng đỏ. Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Kết mạc mắt đỏ, viêm, chảy nước mắt…Có thể nôn ói mỗi sau khi ăn.
    * Sốt xuất huyết: Sốt cao 39 - 40 độ C liên tục kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt. Khi sốt có cảm giác ớn lạnh. Khi bị sốt xuất huyết người bệnh cũng bị đau nhức đầu chủ yếu 2 bên thái dương và sau gáy. Đau nhức 2 bên hốc mắt. Cạnh đó người bệnh cũng xuất hiện triệu chứng ho khan, rát họng. Người mắc sốt xuất huyết có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy. Bằng mắt thường có thể nhận thấy xuất huyết dưới da phía trong cánh tay, đùi. Có thể bị chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ói ra máu, đi cầu phân đen (xuất huyết trong).
     
  14. CoCaCoLa145

    CoCaCoLa145 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/6/2015
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Bác này có những bài viết rất hay :) lưu lại để sau này còn biết mà xử lý!
     
    NutiMed thích bài này.
  15. NutiMed

    NutiMed Dinh dưỡng điều trị

    Tham gia:
    18/11/2015
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    Cám ơn bạn @CoCaCoLa145 đã động viên khích lệ nhé :)
     

Chia sẻ trang này