Tranh luận: Về Chuyện Thi Văn

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi webmaster, 2/7/2016.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Về việc học văn theo kiểu đóng hộp làm mất cảm hứng học hành đối với môn học đầy nghệ thuật và cảm xúc này trong giới trẻ. Xin chia xẻ một bài viết của một doanh nhân rất có tâm với tương lai đất nước về vấn đề này:

    Sáng nay thằng con nhà tôi đã thi xong môn văn của kì thi tốt nghiệp cấp 3. Khi về nhà, mẹ nó vào mạng xem đáp án rồi truy vấn nó. Cả hai mẹ con cùng hồ hởi vì đã làm đúng hướng dẫn của bộ. Riêng tôi thì dửng dưng với tin vui đó. Có lần mẹ nó còn bảo "bố mày cứ tinh vi, viết lăng nhăng trên fb thế thôi chứ cho thi văn bây giờ có mà trượt chỏng gọng!" (Tôi nghe thì chỉ cười mỉm, không thèm tranh luận).

    Tôi nghĩ rằng văn là môn nghệ thuật của từ ngữ, là sự sắp xếp các từ sao cho logic. Hiểu một vấn đề mà không diễn tả được nó thì coi như chưa biết làm văn. Vì văn học là sáng tạo chứ không phải học thuộc nên không thể đánh giá bài văn theo khuôn mẫu nào cả. Tôi nhớ hồi còn học phổ thông, các cô giáo dạy văn bao giờ cũng cho điểm cao nếu bài văn có đủ ba phần: mở bài, thân bài và kết luận. Câu kết thường là "em xin hứa sẽ chăm ngoan học giỏi để xứng đáng với danh hiệu cháu ngoan bác Hồ và người học sinh dưới mái trường XHCN". Và tôi thường ít khi được điểm cao môn văn vì không kịp kết luận. Tôi hay viết tự do và theo cảm tính của mình.

    Trong fb friend list của tôi có không ít người là bạn học cũ thời phổ thông, có người hồi xưa rất giỏi văn (điểm cao) nhưng rất lạ rằng bây giờ chả thấy ai viết lách gì cả. Hay là họ viết ở chỗ khác mà tôi không biết? Một điều dễ nhận thấy khả năng diễn đạt của người Việt nói chung là kém. Liệu có phải do cách dạy và thi văn cổ lỗ này không? Tôi không dám nhận là mình giỏi văn nhưng tôi tự tin vào khả năng diễn đạt của mình.

    Nếu tôi mà được ra đề văn, tôi chỉ cần ghi thế này "em hãy viết về một vấn đề em đang quan tâm". Tôi tin rằng đứa nào giỏi văn, xem cách nó viết là có thể biết được ngay. Mà không chỉ là văn đâu, có khi cả tư duy của một con người nữa đấy.

    CT 2.7.2016

    Nguồn: Fb Cường Thăng
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


  2. minhhacxuongmai

    minhhacxuongmai Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/6/2014
    Bài viết:
    1,100
    Đã được thích:
    137
    Điểm thành tích:
    103
    Báo nói đề sai báo nói đề đúng chả hiểu sao
     
  3. Bống Hạt Mít

    Bống Hạt Mít Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/3/2013
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    50
    Điểm thành tích:
    28
    Mình rất đồng tình với quan điểm của bố này. Thời đại nào rồi mà học văn vẫn còn học thuộc chứ. Nếu các cháu ko tạo được thói quen học ý chính, học giá trị của bài văn rồi tự khai thác theo ý riêng của mình thì không thể nào có chính kiến được. Rồi thì đại học, cao học cũng không thể đạt điểm cao hay cách khác là không được xã hội quan tâm vì càng học cao sẽ càng cần "văn vẻ" thực tế hơn rất nhiều. Xã hội ko thiếu những con "mọt sách" bài bản mà thiếu những cây bút, quan điểm mới mẻ và kiên định.
     
    webmaster thích bài này.
  4. mehoatrau0510

    mehoatrau0510

    Tham gia:
    23/3/2015
    Bài viết:
    11,765
    Đã được thích:
    1,708
    Điểm thành tích:
    913
    không biết đợi đến bao giờ các con mới được nói lên suy nghĩ của mình.
     
    webmaster thích bài này.
  5. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Ở nhà các mẹ có cho con được nói lên suy nghĩ của mình không?
     
    nguoikhiemthi thích bài này.
  6. nguoikhiemthi

    nguoikhiemthi

    Tham gia:
    18/5/2013
    Bài viết:
    29,327
    Đã được thích:
    7,454
    Điểm thành tích:
    3,063
    có chứ anh...nhưng dù người mẹ có tuyệt đến mấy nhưng còn bà nội, ba, rồi hầu hết thời gian ở trường...nghĩ thương con lắm, gông nhiều quá mà ko có cách nào giúp con dễ thở hơn...
     
    webmaster thích bài này.
  7. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Vậy ở nhà cũng có cơ hội rồi.
     
  8. mp3minhthu

    mp3minhthu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/2/2016
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    45
    Điểm thành tích:
    28
    Theo MÌnh học văn để con người biết diễn đạt tốt hơn về mặt từ ngữ .. diễn đạt 1 vấn đề tốt hơn .. nếu đúng hơn là cách dạy học bây giờ học chứ chẳng biết hành ... bên nước ngoài thấy thực hành tốt .. bên VN mình chỉ lý thuyết giỏi .. thực hành thì không áp dụng - biến môn Văn là 1 thứ cần thiết áp dụng tốt cho cuộc sống thì sao
     
  9. mebetom.vp

    mebetom.vp Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    13/10/2014
    Bài viết:
    4,511
    Đã được thích:
    780
    Điểm thành tích:
    823
    Bạn nói đúng rồi học văn là học cách làm người, có cách nói cách nghĩ hay giao tiếp nó sẽ hoàn thiện con người, bây giờ cuộc sống có nhiều người biết cách ăn nói hay giao tiếp cũng là một lợi thế rồi
     
  10. Hương Quê_88

    Hương Quê_88 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/1/2014
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    49
    Điểm thành tích:
    28
    Bé con nhà mình sợ môn văn lắm, bởi con bảo con viết theo suy nghĩ của con thì cô toàn bảo sai :(
     
    webmaster thích bài này.
  11. mebetom.vp

    mebetom.vp Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    13/10/2014
    Bài viết:
    4,511
    Đã được thích:
    780
    Điểm thành tích:
    823
    Thế thì mẹ nó phải hướng dẫn cho con cách lập dàn ý một bài văn, phân tích theo khung sường tránh để con lan man viết lệch chủ đề là được
     
  12. thuy335

    thuy335 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    19/4/2016
    Bài viết:
    307
    Đã được thích:
    49
    Điểm thành tích:
    28
    thầy tiến dạy văn ở xuân la ạ
     
  13. Hương Quê_88

    Hương Quê_88 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/1/2014
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    49
    Điểm thành tích:
    28
    Con cũng không viết lệch chủ đề đâu, mà con viết theo suy nghĩ của con. Cách hành văn có vẻ không được đẹp nên cô chê ý
     
    webmaster thích bài này.
  14. hoadaquy2009

    hoadaquy2009 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/12/2013
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    em thì có vài ý kiến ngu thế này , con chúng ta ai cũng mong chúng có những suy nghĩ những tư duy thực tiễn nhưng hạn chế ở điểm trẻ con ngày nay được bo bọc nhiều quá có gì cũng nhà em có cái này , có cái kia . . . bố em làm cái này mẹ em làm cái nọ . . . Em thì đã bắt gặp 1 hs lớp 7 bảo rằng 'mẹ em bảo chỉ cần có tiền thôi học ra cũng thất nghiệp ' . Đấy phụ huynh còn có suy nghĩ vậy bảo sao hs bây giờ chỉ ước mình được làm cái này cái kia mà k bao giờ biết nhìn vào thực lực bản thân . Chúng ta cho con suy nghĩ về 1 vấn đề xã hội nhưng ngôn từ nó k có , văn phong k biết dùng . . . ví như nhìn nhận về vấn đề nào đó thì cách hành văn thế nào , phong cách ngôn ngữ nào được dùng cho thích hợp nhất , biện pháp tu từ nào để dùng thì chúng mù tịt . . . Con chúng ta như thế k phải lỗi ở thầy cô , lỗi ở nền giáo dục mà phần lớn lỗi ở phụ huynh k uốn nắn con cách sống , suy nghĩ , dùng từ . . . và lại có nhiều phụ huynh xem môn văn là môn phụ . . . .
    Chúng ta k nên xem nhẹ môn văn vì nó không chỉ là môn chính trong các kì thi mà nó chính là môn ngôn ngữ của con người . . . nó quyết định đến sự thành công hay thất bại củ chúng ta trong cs . Có nhiều tấm gương học rất giỏi chuyê ngành nhưng sự giao tiếp bị hạn chế , ngôn từ giao tiếp nghèo nàn sẽ rất bất lợi cho sự tiến thân . Đành rằng ngành gd của chúng ta còn nặng về lí thuyết nhưng cách ra đề môn văn ở các cấp học là hoàn toàn hợp lí . VD thi lên 10 cũng đã cho các con nhìn nhận về các ván đề xã hội với cái nhìn đơn giản như gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc ,nhìn về vẻ đẹp tuổi thơ nghèo khó qua hình tượng bếp lửa , người bà . . . Biết phân biệt các từ loại , các biện pháp tu từ . . . Đề thi THPT cho các con nhìn nhận được sự hèn nhát ,dũng cảm . . . là những vấn đề luôn tồn tại trong 1 con người , biết được khát vọng bình thường của con người trong truyện vợ nhặt . . .để qua đó dăn dạy các em bài học cs con người là đáng quý và phải luôn phấn đấu để cs có ý nghĩa tránh tình trạng gặp tí khó khăn đã nhụt chí muốn hủy hoại bản thân mình . . .
    Đôi điều gửi đến các mẹ để có cái nhìn tích cực hơn về môn văn trong nhà trường
     
    nguoikhiemthi thích bài này.
  15. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Phụ huynh đổ lỗi nền giáo dục và cách dạy còn giáo viên lại đổ lỗi cho phụ huynh. :)
     
    nguoikhiemthi thích bài này.
  16. nguoikhiemthi

    nguoikhiemthi

    Tham gia:
    18/5/2013
    Bài viết:
    29,327
    Đã được thích:
    7,454
    Điểm thành tích:
    3,063
    mình tôn trọng cách nghĩ của bạn nhưng mình cũng xin đưa ra 1 chút ý kiến cá nhân của mình...hy vọng ko làm bạn phật ý...

    Con chúng ta như thế k phải lỗi ở thầy cô , lỗi ở nền giáo dục mà phần lớn lỗi ở phụ huynh k uốn nắn con cách sống , suy nghĩ , dùng từ . . . và lại có nhiều phụ huynh xem môn văn là môn phụ . . . .
    bạn nói lỗi lớn là ở phụ huynh là có phần thiển cận...môn văn bắt nguồn từ nhà trường...nếu nó đc giảng dạy có sức hút hơn thì sẽ có đc sự yêu thích của các học sinh...cá nhân mình trước đây giỏi đều tất cả các môn..và bố mẹ mình chưa bao giờ có ảnh hưởng gì đến học tập của mình...mình phát hiện ra rằng,,,cứ gặp thầy cô dạy hay...mình rất thích môn đó, còn gặp thầy cô ko giỏi..mình tự tìm tòi...
    Chúng ta k nên xem nhẹ môn văn vì nó không chỉ là môn chính trong các kì thi mà nó chính là môn ngôn ngữ của con người . . . nó quyết định đến sự thành công hay thất bại củ chúng ta trong cs
    vế trước mình đồng ý...nhưng vế sau thì chưa hẳn...Bầu Đức, Bill Gess, Harland Sanders {cha đẻ của gà rán KFC} họ đều ko đc học hành tử tế...nhưng lại là tấm gương sáng giá về sự thahf công...vì thế..môn văn giúp ta có ngôn từ đẹp, cuộc sống hoa mỹ...nhưng chỉ là 1 phần rất nhỏ để tạo nên tổng thể 1 con người thành công..
     
    webmaster thích bài này.
  17. nguoikhiemthi

    nguoikhiemthi

    Tham gia:
    18/5/2013
    Bài viết:
    29,327
    Đã được thích:
    7,454
    Điểm thành tích:
    3,063
    theo cá nhân em..là cả 2...và trách nhiệm giúp học sinh yêu thích môn văn thuộc về giáo dục nhiều hơn...nếu bản thân tự có sức hút..thì dù người thân có nói xấu...ảnh hưởn cũng ko nhiều...
    - đúng là cũng có 1 bộ phận nhỏ bố mẹ đã cho rằng môn văn ko phải quan trọng...là có phần thiển cận..nhưng rõ ràng theo thống kê hiện nay...các bạn khôi c ra trường tỉ lệ thất nghiệp là rất cao, và trong số thất nghiệp thì khả năng ứng biến thích nghi với các công việc khác ko tốt ằng các bạn khối tự nhiên...tuy nhiên ta ko thể phủ nhận...môn văn nếu học tốt, tiếp thu tốt,,,nó là nền tảng của sự giao tiếp và suối nguồn nhân cách trong sáng trong mỗi con người...mà đạo đức lại luôn là cái gốc của mỗi chúng ta,,,
     
    webmaster thích bài này.
  18. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Mình thì luôn nghĩ là giáo dục là một hình thức dịch vụ. Và đã là dịch vụ thì càng nên phải đổi mới làm vui thích khách hàng (học sinh và cha mẹ học sinh chính là khách hàng).

    Nhưng thử nghĩ xem ở VN thì giáo dục phục vụ khách hàng nào?
     
  19. giasutrehanoi

    giasutrehanoi Gia Sư Trẻ Hà Nội - Chọn gia sư như ý

    Tham gia:
    11/6/2016
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Thực ra học văn cũng rất cần sự tư duy logic và khoa học. Điều này gần như tại trường giáo viên đã không thể giúp học sinh hiểu được điều này. Hầu hết học sinh đều bị ám ảnh bởi việc chỉ những học sinh văn hay chữ tốt mới có thể học giỏi môn Văn. Đây là điều hoàn toàn sai lầm
    Rõ ràng, học văn là để giúp học sinh trình bày vấn đề một cách mạch lạc, có tính hùng biện cao. Có thể thấy ở nước ngoài làm điều này rất tốt, nếu bạn học ielfs sẽ thấy kỹ năng viết essay được họ rất coi trọng
    Còn ở nước ta, việc học văn thường khiến học sinh bị bùng nhùng bởi việc phân tích quá nhiều ý trong một bài thơ hay bài văn. Mình còn nhớ, hồi mình đi học luôn rơi vào tình trạng này.
     
    Cỏ bốn lá thích bài này.

Chia sẻ trang này