Ô Nhiễm Có Chết Không ?

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi haianhcomputer, 20/7/2016.

  1. haianhcomputer

    haianhcomputer Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/5/2016
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    347
    Điểm thành tích:
    63
    Ô nhiễm có chết không?

    Rất tiếc câu trả lời là không thể chết được. Tôi đã tra cíu hơn 1000 cách để chết trên Google, và hoàn toàn không bất ngờ khi ô nhiễm không nằm trong nhóm các nguyên nhân được ưa chuộng.

    Tất cả các hoạt động của con người đều gây ô nhiễm kể cả hít thở, mà cho dù không có con người thì tự nhiên cũng sẽ sản sinh ô nhiễm, như núi lửa sẽ tự nó thải tỉ tỉ lít H2S và tro bay vào bầu khí quyển mỗi lần phun trào kể cả khi toàn dân đã nhảy cầu Long Biên sau một mùa Euro oanh liệt. Ô nhiễm là khách quan và tất iếu, nó nằm ngoài khả năng kiểm soát của nhân loại chúng ta.

    Sản xuất công nghiệp sẽ luôn tạo ra chất thải trực tiếp hay gián tiếp, bất kể là công nghiệp nặng hay nhẹ. Chỉ riêng việc dán logo quả táo cho iPhone thôi, mà đã khiến hàng nghìn công nhân Foxconn ở Trung Quốc đã bị bại liệt tay chân do tiếp xúc với keo dán chứa Hexan. Các nước khuyến khích công nghiệp nhẹ không phải vì nó bớt ô nhiễm hơn, mà là vì giá tri gia tăng nó mang lại trên sự ô nhiễm đó cao hơn. Đôi khi chúng ta không có sự lựa chọn, đặc biệt khi số phận đã trao cho dân tộc chúng ta mức IQ 94 tức trung bình khá, vốn không đủ để hấp thụ hay kiến tạo một nền kinh tế tri thức xanh và sạch.


    [​IMG]
    Sông Tô Lịch huyền thoại kiêu hãnh soi bóng bầu trời Hanoi, không hề có nhà máy nào ở đây cả, công lao thay đổi màu nước sông một cách ngoạn mục hoàn toàn thuộc về nhân dân Thủ Đô anh hùng.
    Một cuốc gia muốn vươn lên, luôn phải chấp nhận sự đánh đổi.

    Vài tháng gần đây, cả dân tộc thân thương của chúng ta, những người mới hôm qua thôi chạy bộ sáng còn tranh thủ vạch đít ỉa bậy ở vỉa hè phố Phùng Hưng, đã bất ngờ (suddenly) và quyết liệt (drastically), lột xác trở thành những công dân iêu môi trường. Cả đất nước đều hướng về biển tức bãi rác cuối cùng chứa tất cả những thứ thải ra daily suốt hàng nghìn km của mảnh đất đau khổ này, và nhận ra hình như biển chết cụ nó rồi thì phải. Một sự sợ hãi mang tính khủng bố truyền thông bao trùm toàn dân tộc, lo lắng cho bữa cơm, cho cá biển, mắm và muối, cho sức khoẻ của các thế hệ tương lai, điều này là bình thường và hoàn toàn hợp lý.

    Ngược dòng lịch sử, tất cả các nước phát triển ngày nay, đều đã từng trải qua sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tương đương hoặc hơn thế này trong thời kỳ công nghiệp hoá - giai đoạn bắt buộc mà một nước nông nghiệp hay săn bắn hái hái lượm mông muội phải đi qua trở nên văn minh và thịnh vượng.

    Vào năm 1840, tức là khi dân tộc ta vẫn còn đóng khố dắt bên mình sản phẩm kim khí siêu đẳng niềm tự hào Annam là dao phay hay dao quắm, người Anh đã sản xuất tới 1,3 triệu tấn thép mỗi năm, đến năm 1870 là 6,7 triệu tấn (tương đương Formosa nếu chạy hết công suất) và đến trước thềm chiến tranh thế giới thứ nhất, năm 1913, tức cách đây hơn 100 năm, sản lượng thép của Anh đạt 10,4 triệu tấn - một con số mà cho dù là các nhà hoạch chiến lược hài hước và lạc quan nhất Việt Nam, cũng không dám lấy làm mục tiêu cuốc gia cho ít nhất là 10 năm tới.

    [​IMG]
    London thời kỳ công nghiệp hoá
    Công nghệ sản xuất thép thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 cực kỳ ô nhiễm, và hoàn toàn KHÔNG có hệ thống xử lý chất thải, tất cả đều được đổ trực tiếp ra sông biển hoặc chôn vào lòng đất. Nếu ta khiêm tốn cho rằng nó ô nhiễm tương đương công nghệ ngày nay, thì với quy mô sản xuất của nước Anh trong suốt 200 năm công nghiệp hoá, dân tộc Anh hẳn đã bị xoá sổ hoặc bệnh tật đau khổ đến mức không ngóc nổi đầu lên?

    Năm 2015, GDP đầu người của nước Anh đạt 41,000 USD, với tuổi thọ trung bình là 81 (rất chia buồn với những bạn căm thù công nghiệp hoá, đó là vùng Scotland miền Bắc ít ảnh hưởng bởi công nghiệp hoá nhất lại có tuổi thọ trung bình thấp nhất nước là 79).

    [​IMG]
    Bức tranh "The Silent Highway Man" của tạp chí trào phúng Punch, xuất bản vào năm 1858 mô tả sự ô nhiễm công nghiệp của sông Thames.
    Không có sự thần kỳ nào vượt qua được sự thần kỳ của tự nhiên, các nước phát triển dù có giàu có đến đâu cũng không thể đủ tiền bạc để xử lý những chất thải họ đã đổ ra trong hàng trăm năm khắp đất nước. Có một quá trình được gọi là sự tự làm sạch (self-purification), được Eduard Wiebe đưa ra năm 1871 để giải thích quá trình hồi phục tự nhiên của sông Spree. Đây là thời kỳ công nghiệp hoá mạnh mẽ của nước Đức, chỉ riêng ở dọc dòng sông Irwell nhỏ bé dài 56km, có tới 285 nhà máy sản xuất công nghiệp với ống khói ngút trời xả thải xuống sông all day everyday gây ô nhiễm nặng nề, nhưng bên cạnh đó, chúng chính là những nền tảng quan trọng để biến nước Đức nghèo đói thành nước Đức gang thép hùng cường.

    [​IMG]
    Tranh biếm hoạ của Doebeck về sự ô nhiễm do phát triển công nghiệp ở châu Âu: Người phụ nữ Đức đi múc nước sông ban đêm sử dụng đèn thắp sáng đốt bằng khí gas (CH4) bốc ra từ chính nguồn nước sông Srpee hôi thối ở thủ đô Berlin. Nước sông Spree ngày nay sạch hơn nước máy đang cấp cho 7 triệu dân Hanoi, có thể múc và uống ngay tại chỗ không có vấn đề gì cả.

    Người Anh có mang di chứng bệnh tật không? Người Đức có què quặt suy tàn không? Những thành tịu và vị thế của 2 dân tộc này ngày hôm nay, tự nó đã nói lên tất cả.

    [​IMG]
    Xe Mercedes - đỉnh cao của cơ khí nhân loại, là thành quả của 150 năm công nghiệp hoá nước Đức, không thể được tạo ra nếu không có sự phát triển tột bậc của luyện kim, hóa chất, điện tử và vật liệu mới. Không một dân tộc nào đủ hoang tưởng mà đặt cược tương lai vào chè mía cafe hay lúa lang lạc lợn.

    Liệu chúng ta có nên đánh đổi bất chấp để phát triển hay không? Tôi không biết, tôi nghĩ vấn đề là sự cân bằng, một ngưỡng chịu đựng ô nhiễm có-thể-chấp-nhận-được đối với thế hệ hôm nay và đảm bảo rằng tới những thế hệ mai sau, sự xinh đẹp của của tự nhiên có thể tự nó phuc hồi. Như đôi cánh sáp của Icarus, đừng bay quá gần mặt trời, và cũng đừng quá sợ hãi giảm độ cao mà lao đầu xuống biển. Khi sự phát triển bền vững được tính toán một cách nghiêm túc và có trách nhiệm, thì kinh tế và môi trường sẽ không bao giờ phủ định lẫn nhau. Nhưng dù bất kể thế nào, để có quả ngọt, đừng ngần ngại làm quen với việc phải bón và ngửi phân.

    Vì vinh quang của chiến thắng, không bao giờ dành cho những kẻ luôn từ chối phải hy sinh.

    Nguồn : ST
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi haianhcomputer
    Đang tải...


  2. mycheese

    mycheese Mai Chi

    Tham gia:
    28/9/2004
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    281
    Điểm thành tích:
    153
    Một số người kiếm được tiền (như khẩu hiệu biểu tình của bà con Nghệ An) còn dân dân nhận thảm hoạ. Người có tiền chuyển ra nước ngoài sống còn ai nhận thảm hoạ? Ai chờ thiên nhiên phục hồi khi họ dần dần nhiễm ung thư hàng loạt?
     
    nguoikhiemthi thích bài này.
  3. haianhcomputer

    haianhcomputer Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/5/2016
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    347
    Điểm thành tích:
    63
    "Liệu chúng ta có nên đánh đổi bất chấp để phát triển hay không? Tôi không biết, tôi nghĩ vấn đề là sự cân bằng, một ngưỡng chịu đựng ô nhiễm có-thể-chấp-nhận-được đối với thế hệ hôm nay và đảm bảo rằng tới những thế hệ mai sau, sự xinh đẹp của của tự nhiên có thể tự nó phuc hồi. Như đôi cánh sáp của Icarus, đừng bay quá gần mặt trời, và cũng đừng quá sợ hãi giảm độ cao mà lao đầu xuống biển. Khi sự phát triển bền vững được tính toán một cách nghiêm túc và có trách nhiệm, thì kinh tế và môi trường sẽ không bao giờ phủ định lẫn nhau. Nhưng dù bất kể thế nào, để có quả ngọt, đừng ngần ngại làm quen với việc phải bón và ngửi phân.

    Vì vinh quang của chiến thắng, không bao giờ dành cho những kẻ luôn từ chối phải hy sinh."
     
    bishopnguoikhiemthi thích.
  4. mycheese

    mycheese Mai Chi

    Tham gia:
    28/9/2004
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    281
    Điểm thành tích:
    153
    Vậy chúng ta chấp nhận hy sinh, và chết dần vì ung thư thì liệu có được vinh quang của chiến thắng?
     
  5. haianhcomputer

    haianhcomputer Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/5/2016
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    347
    Điểm thành tích:
    63
    chúng ta vỗ ngực là không hy sinh thì vẫn ung thư đầy rẫy phải không chị ? Bằng chứng là dù formosa không có ở miền bắc thì bệnh viện K vẫn luôn không còn một giường, vậy phỏng chúng ta ngồi đợi mọi thứ đến tốt hơn hay là chủ động với tâm thế tiến về phía trước, theo con đường của các nước phát triển hơn, từng cá nhân nhìn nhận sự việc theo hướng đúng đắn sẽ hơn ?
     
    bishop thích bài này.
  6. mycheese

    mycheese Mai Chi

    Tham gia:
    28/9/2004
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    281
    Điểm thành tích:
    153
    Vậy theo bạn chúng ta tiếp tục xây thêm nhà máy kiểu như Formosa thật nhiều và hy vọng kiếm được tiền như các đồng chí xx?
     
  7. haianhcomputer

    haianhcomputer Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/5/2016
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    347
    Điểm thành tích:
    63
    Trời ạ, chị không hiểu ý em rồi, ý em là chúng ta nên nhìn vấn đề ở hướng tích cực, có những độc tác vừa phải, và hiểu biết được sự cân bằng liên quan đến sức khỏe và môi trường. Ủng hộ và không ủng hộ không nằm trong quan điểm của em ở bài viết này :D
     
    bishop thích bài này.
  8. Lan Hương

    Lan Hương Yêu trẻ

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    76
    Điểm thành tích:
    28
    Mình không dám nghĩ những chuyện quá lớn lao. Nhưng mình nghĩ làm kinh doanh thì tốt nhưng nếu cân nhắc bảo vệ môi trường càng sớm càng tốt vì chi phí khắc phục hậu quả về môi trường còn lớn hơn rất nhiều lần so với lợi nhuận kiếm được trước mắt. Mình nói vậy vì làm cho NGO nên biết các nước tiến bộ họ quan tâm bảo vệ môi trường lắm.

    Tất nhiên, các doanh nghiệp thì muốn mở rộng kinh doanh nhưng các tổ chức dân sự thì họ hoạt động cực kỳ tích cực trong việc bảo vệ môi trường nên sự cân bằng của họ là so với mình cũng rất cao về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Nhà nước của họ luật hoá và có những chỉ tiêu bắt buộc các công ty phải tuân theo nếu muốn được kinh doanh.

    Không biết có phải vì thế mà các doanh nghiệp gây ô nhiễm nhiều của họ thì chuyển hết sang Trung Quốc. Mà theo các chuyên gia của họ thì những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường lại tạo được rất ít giá trị gia tăng. Ví dụ những công ty lớn như Apple thì phần có giá trị gia tăng lớn nhất lại nằm ở Mỹ trong khi phần sản xuất gây ô nhiễm nhất nằm ở Trung Quốc lại có giá trị gia tăng rất thấp.
     
    mycheesenguoikhiemthi thích.
  9. nguoikhiemthi

    nguoikhiemthi

    Tham gia:
    18/5/2013
    Bài viết:
    29,327
    Đã được thích:
    7,454
    Điểm thành tích:
    3,063
    Khi sự phát triển bền vững được tính toán một cách nghiêm túc và có trách nhiệm, thì kinh tế và môi trường sẽ không bao giờ phủ định lẫn nhau. Nhưng dù bất kể thế nào, để có quả ngọt, đừng ngần ngại làm quen với việc phải bón và ngửi phân.

    Vì vinh quang của chiến thắng, không bao giờ dành cho những kẻ luôn từ chối phải hy sinh."
     
  10. mycheese

    mycheese Mai Chi

    Tham gia:
    28/9/2004
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    281
    Điểm thành tích:
    153
    Vấn đề là những nước như Anh, Đức đã tận dụng sự phát triển công nghiệp lúc đó để phát triển cho đất nước họ và giá trị kinh tế của công nghiệp hoá lúc đó cũng rất cao. Còn bây giờ cả thế giới đã thay đổi mô hình kinh tế thì những công việc đầy ô nhiễm lại có hiệu quả kinh tế rất thấp. Lợi nhuận thu được đâu đủ để khắc phục? Trong khi đó những nước như Anh, Đức thì họ đã kiếm lợi đủ rồi vì lúc các xứ khác còn đang mọi rợ thì họ đã có tầu chiến, xe tăng để đem kiếm đủ ở các nước khác mang về.
     
  11. haianhcomputer

    haianhcomputer Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/5/2016
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    347
    Điểm thành tích:
    63
    thế giới luôn thay đổi, mỗi thứ mỗi lúc mỗi khác, vấn đề không phải giá trị kinh tế hay không, vấn đề là bất kì đất nước nào cũng sẽ trải qua một "khoảng thời gian như thế", giá trị thu lại là thấp hay cao, ai là người dám đứng ra khẳng định ? bằng lòng rằng ở các đất nước phát triển, họ đang đem những thứ gia công sang đất nước khác, để nơi đó gánh sự ô nhiễm, còn họ lấy được sản phẩm tinh chế với công nghệ cao, nhưng, vấn đề là, chúng ta cần biết mình đang ở đâu trong vòng quay và bánh xe lịch sử. Chúng ta có ngồi mà than khóc cũng đâu có thay đổi được bất cứ điều gì ? Ngoài việc AQ và tự nói rằng, "thứ này là tất yếu", chị nhỉ ?
     
    bishop thích bài này.
  12. mycheese

    mycheese Mai Chi

    Tham gia:
    28/9/2004
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    281
    Điểm thành tích:
    153
    Chúng ta không than khóc nhưng vẫn có thể lựa chọn. Đâu nhất thiết phải công nghệ cao mới tạo ra giá trị cao?
     
  13. quynhnhu.xt

    quynhnhu.xt Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    20/5/2014
    Bài viết:
    9,006
    Đã được thích:
    2,575
    Điểm thành tích:
    963
    " Nước sông Spree ngày nay sạch hơn nước máy đang cấp cho 7 triệu dân Hanoi, có thể múc và uống ngay tại chỗ không có vấn đề gì cả"... bao lâu thì tự nhiên mới có thể tự hồi phục được nhỉ?
    "Người Anh có mang di chứng bệnh tật không? Người Đức có què quặt suy tàn không? Những thành tịu và vị thế của 2 dân tộc này ngày hôm nay, tự nó đã nói lên tất cả."? Chúng ta liệu đã tìm hiểu kỹ chưa? Chứ chỉ nghe chuyện Công nhân Samsung, những vụ ung thư do nhiễm hóa chất ở VN rất nhiều, trên thế giới cũng có..
    Ví dụ:
    [​IMG]

    Nạn nhân bị nhiễm bệnh Minamata

    Bệnh Minamata là đại thảm họa môi trường của Nhật-như cái giá phải trả cho việc quá nôn nóng phát triển kinh tế mà bỏ qua việc bảo vệ môi trường. Từ năm 1932-1968, công ty Chisso (Nhật) sử dụng thủy ngân hữu cơ là chất xúc tác để sản xuất acetaldehyde, axit acetic và các chất dẻo. Methyl thủy ngân là chất kịch độc, độc đến nỗi chỉ vài giọt rơi vào da có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức. Trong quá trình sản xuất, methyl thủy ngân được sinh ra và đổ thẳng xuống vịnh Minamata mà không qua bất kì một sự xử lý nào.

    Thủy ngân phát tán trong môi trường nước, bám vào phù du và lắng xuống bùn. Cá hấp thụ oxy trong nước qua mang cá, tích lũy thủy ngân trong cơ thể. Khi ăn phải những con cá bị nhiễm độc đó dần dần, người ăn sẽ tích lũy lượng thủy ngân đáng kể trong cơ thể. Khi đi vào trong cơ thể người, thủy ngân tấn công thẳng vào hệ thần kinh trung ương, hệ nội tiết, và các cơ. Thủy ngân làm con người trở nên loạn trí, các khớp xương bị co rút, dẫn đến biến dạng cơ thể. Người mẹ nhiễm thủy ngân sẽ đẻ con ra quái thai, dị dạng hoặc bị nhiễm bệnh Minamata bẩm sinh. Hậu quả là hơn 17 000 người dân phải gánh chịu căn bệnh này suốt hơn 60 năm.

    Liệu chúng ta có nên đánh đổi bất chấp để phát triển hay không? Tôi không biết, tôi nghĩ vấn đề là sự cân bằng, một ngưỡng chịu đựng ô nhiễm có-thể-chấp-nhận-được đối với thế hệ hôm nay và đảm bảo rằng tới những thế hệ mai sau, sự xinh đẹp của của tự nhiên có thể tự nó phuc hồi
    >> Chuẩn luôn, nhưng biết thế nào mới là cân bằng nhỉ???
     
    bishopmycheese thích.
  14. bishop

    bishop Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/10/2011
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    33
    Điểm thành tích:
    28
    qua kho
     
  15. me iu nghé

    me iu nghé

    Tham gia:
    26/2/2015
    Bài viết:
    15,061
    Đã được thích:
    2,335
    Điểm thành tích:
    913
    cái gì cũng có 2 mặt
     
  16. Annatuoi

    Annatuoi Thành viên mới

    Tham gia:
    14/4/2016
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    không bị chết, nhưng chết vì các căn bệnh do ô nhiễm gây nên
     
  17. mycheese

    mycheese Mai Chi

    Tham gia:
    28/9/2004
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    281
    Điểm thành tích:
    153
    Các nước như Anh và Đức đã đi xâm lược các nước khác để về khắc phục và bồi đắp cho những thảm hoạ môi trường của họ bằng những chi phí rất khủng. Hơn nữa họ cũng đưa các ngành công nghiệp ô nhiễm ra nước ngoài cách đây cả trăm năm rồi. Còn Việt Nam chúng ta thì làm sao mà đi xâm lược hoặc đẩy những cái cổ lỗ lạc hậu đi đâu? Mong sao đừng đưa những thứ ô nhiễm thêm đã là tốt lắm rồi.
     
  18. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Gần đây mình mới quay lại trò chơi thời còn bé đó là nuôi cá 7 màu. Quả thật nuôi cá bảy màu dễ mà khó. Khi nuôi nhiều cá quá thức ăn thừa và phân của nó tan vào nước làm cá rất dễ bị bệnh và chết. Nếu nuôi nhiều cá vào cái bể chật thì độ ô nhiễm tăng lên rất nhanh và phải thay nước liên tục. Nhưng nếu nuôi ít cá vào chiếc bể rộng thì cá khoẻ hơn và ít khi phải thay nước.

    Thiết nghĩ đến vấn đề môi trường ngày nay cũng vậy. Chính con người chúng ta khi quá đông cũng làm cho môi trường trở nên ô nhiễm. Các nước châu Âu dân thưa nên mức độ ô nhiễm phần nào cũng giảm đi tác dụng. Còn đất nước chúng ta quá đông, và dân số tăng nhanh hơn khả năng hiểu biết của chúng ta nên chúng ta ít chú ý gìn giữ môi trường và hậu quả đã và đang rất khủng khiếp rồi. Mình vào bệnh viện mà đặc toàn người là người mà hầu như các bệnh về đường tiêu hoá chiếm một tỷ lệ khá lớn.

    Thành công cho một cá nhân là tốt, nhưng nếu vì thế mà huỷ hoại môi trường sống thì sẽ không gì bù đắp được.
     
  19. sawara456

    sawara456 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    25/11/2013
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Không chết liền nhưng từ từ sẽ chết.
     
    mycheese thích bài này.
  20. mycheese

    mycheese Mai Chi

    Tham gia:
    28/9/2004
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    281
    Điểm thành tích:
    153
    Chết ngay mọi người kinh thì sẽ tránh nên nó đỡ nguy hiểm, còn chết từ từ mọi người không sợ nên mới ảnh hưởng lâu dài.
     

Chia sẻ trang này