Tranh luận: Những Đứa Trẻ Lồng Kính Sinh Ra Từ Sợ Hãi Và Lười Của Cha Mẹ

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi duongjiangnan, 9/8/2016.

  1. duongjiangnan

    duongjiangnan Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    7/8/2015
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    “Đứa trẻ lồng kính” được nói ở đây chính là những đứa trẻ ít có khả năng thích nghi với cuộc sống bên ngoài. Chúng ta dễ dàng nhận thấy 1 đứa trẻ lồng kính tồn tại xung quanh chúng ta. Vì trong khuôn khổ của trang web nên tôi xin phân tích về các cháu bé dưới 6 tuổi.

    Một đứa trẻ bình thường, trước 6 tuổi sẽ được có được những kỹ năng sống sau đây.

    Bé 1-2 tuổi. Biết gọi mẹ khi đi vệ sinh. Ở đây bé có thể khóc hoặc kêu aaa hoặc có thể nói, tùy vào thói quen.

    Bé 2-3 tuổi. Bé biết vệ sinh cá nhân như rửa mặt, rửa tay chân, đánh răng. Biết gọi người thân khi gặp người lạ, biết đi giày dép…

    Bé 4-trước 6 tuổi. Nhớ được tên mình và tên người thân. Bé có thể cùng chơi đồ chơi với những bé khác. Phân biệt được đồ của mình và người khác. Biết chào, cảm ơn, xin lỗi (cái này ít) người khác. biết vệ sinh cá nhân, chuẩn bị một số đồ cá nhân khi ra ngoài. Hòa đồng, nhường nhịn em nhỏ (cái này khó). Biết kêu lên khi gặp nguy hiểm. Và một số kỹ năng tùy từng môi trường.

    Sợ hãi và lười của cha mẹ đã sinh ra những đứa trẻ lồng kính
    Đừng đổ tại cho xã hội! Vấn đề cơm áo gạo tiền là muôn thủa. Vấn đề của xã hội khi internet lên ngôi. Chúng tôi đồng cảm với các bậc phụ huynh về sự sợ hãi con cái bị bắt cóc, sự thiếu thốn về sân chơi.
    Chính sự sợ hãi đã đưa con cái bạn vào cái lồng kính
    Bạn sợ con bạn bị bắt cóc?

    Bạn sợ con bạn ra ngoài sẽ học các tính xâu?

    Sợ các cháu hay đánh nhau?

    Sợ nắng nôi, ô nhiễm, bụi bặm…?

    Và nhiều nỗi sợ thường trực khác khiến bạn luôn giữ bé khư khư ở trong nhà.

    Sợ bé đói?

    Sợ bé ăn không đủ chất sẽ không phát triển bình thường?

    Sợ bé không đầy đủ như đứa trẻ khác?

    Nên cha mẹ mua và chuẩn bị cho bé những cái tốt nhất.

    Và còn vô vàn nỗi sợ hãi khác…và rồi nó tích tụ. Bố mẹ thì luôn bao bọc để bé không gặp nguy hiểm gì.

    [​IMG]
    nuôi dạy trẻ khoa học – không để bé thành đứa trẻ lồng kính
    Lười và ích kỷ cũng là nguyên nhân sinh ra một đứa trẻ lồng kính
    Nói như vậy một số ông bố bà mẹ sẽ cảm thấy tự ái. Cũng không hẳn là lười và ích kỷ, nếu tránh né đi thì là yêu thương không đúng cách.

    Vì để các bé ngồi ngoan ngoãn ăn, các mẹ mở hết hoạt hình đến quảng cáo. Và những “người máy” này cứ há và nuốt.

    Vì đi làm về mệt nên để cho bé cái iphone, ipad cho bé tự chơi

    Vì đi uống cafe mà bé cứ chạy nhảy linh tinh, bố mẹ lại cho bé cái điện thoại để ngồi yên

    Vì sợ bé bị thương nên không cần cho bé học cách ăn pizza hoặc cách gọt hoa quả

    Vì nhiều lý do khác…

    DỪNG LẠI NÀO!

    Đọc đến đây, rất nhiều cha mẹ sẽ tự ái mà chuyển sang 1 trang khác hay tắt nó đi. Cũng đúng thôi vì không mấy ai thích bị phê phán cả.

    Tôi và bạn chúng ta đều lười và sợ con cái mình bị tổn thương, nhưng….
    mỗi người sẽ có 1 phương pháp khác nhau về sự lười này.

    Thông tin truyền thông về trẻ em bị bắt cóc hay lạm dụng tình dục rất phổ biến. Và điều đó tôi nghĩ là có thật! Nhưng tôi vẫn để nó chơi cùng với những đứa bé khác ở công viên hay ngoài ngõ, nơi tôi hoặc một ai đó có thể theo dõi được nó. Có thể tôi sẽ đứng hỏi thăm với 1 cô hàng xóm, nhâm nhi 1 cốc cafe, lấy 1 chiếc ghế và đọc cuốn sách…

    Tôi cũng sợ con tôi bị dao cắt đứt tay chứ. Tôi sẽ không cho bé đùa nghịch với dao kéo, nhưng tôi sẽ dành hàng giờ để dạy bé tập gọt hoa quả. Và nếu chẳng may bé có luống cuống để rồi đứt tay, tôi sẽ dạy bé cách sơ cứu khi bị chảy máu. Lớn lên bé có thể bị ngã hay chảy máu đau hơn nhiều, nếu không có những kỹ năng cơ bản này, không biết bé sẽ ra sao.

    và còn nữa…
    Tôi không cho bé xem quảng cáo hay youtube để ăn hết chỗ thức ăn trong bát. Bé đã được 2,3 tuổi, bé phải ngồi cùng bàn với mọi người. Dùng thìa, đũa hoặc tay để ăn hết số thức ăn trong bát. Nó có thể vương xung quanh, tôi sẽ lót giấy và dọn sau khi bé ăn xong. Nếu thời gian ăn của bé quá lâu, có thể bé đã no, hãy để bé được quyền quyết định.

    Khi tôi đi uống cafe cùng bạn bè và có dẫn bé đi theo giống như các phụ huynh khác. Tôi cho bé được tha hồ nô đùa, kể cả đánh nhau với bạn để tranh giành 1 món đồ chơi. Nó là sự tự nhiên của trẻ em. Dù bị đánh hay đánh được người khác, tôi cũng sẽ để bé nói ra bé cảm thấy thế nào? bé cần làm gì sau đó.

    Khi bé hư, những hình phạt sẽ được tiến hành. Những hình phạt như phạt đứng, phạt bé phải làm việc nhà, phạt không…

    Nhiều người sẽ nói là không dễ như vậy đâu!
    Tôi đồng ý với bạn. Ngay cháu tôi cũng vậy, nó cũng thuộc vào “đứa trẻ lồng kính”. Chưa thể làm gì độc lập, mà nói đúng hơn là bố mẹ chưa cho nó làm gì độc lập. Có góp ý thì không chỉ bố mẹ bé mà ngay cả ông bà cũng nói “nó khác, nó yếu từ nhỏ, làm làm sao được”.

    Lối suy nghĩ áp đặt và nghĩ rằng ai cũng như mình. Quan điểm của tôi là dù nó có thất bại, nhưng nếu nó cố gắng, tôi cũng sẽ khuyến khích nó làm tiếp. Nhưng nếu nó thành công và tự đại, thì cần nhắc nhở.

    Khả năng của con người là vô biên. Chính bạn không đặt niềm tin vào bản thân, để rồi bạn thất bại bằng cách từ bỏ. Bạn thất bại và bạn nghĩ ai cũng phải thất bại giống như bạn.

    Để dạy bé tự lập là cả 1 quá trình.
    Chúng ta phải kiên trì và thống nhất về cách dạy con. Khi bạn đã nghĩ cách dậy con tự lập và đúng, đừng sợ cháu bị thiệt thòi gì so với những đứa trẻ khác, hãy tìm tòi và kiên trì với sự giáo dục đó.

    Nhiều người sẽ nói bạn như thế là không quan tâm đến bé. Thấy bé như vậy là không thương à? Sao lại bắt bé làm những việc như vậy? ….

    Khi bạn đã nắm rõ kiến thức, bạn sẽ biết rằng hành động của mình là đúng hay sai.

    Trước khi dạy con, hãy sửa lại chính mình.
    Đứa trẻ bắt chước rất nhanh. Khi bố mẹ lúc nào cũng chằm chằm vào chiếc điện thoại, bé sẽ dễ dàng đòi sử dụng. Vì thế việc đầu tiên là khi về đến nhà, hãy gạt chiếc điện thoại sang 1 bên. Hãy chơi với bé nhiều hơn, kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích, nói với bé về thế giới bên ngoài tươi đẹp như thế nào. Hoặc lắng nghe bé kể về bạn Tít bạn Ken ở lớp chơi đùa ra sao….

    Học cách kiên trì để nói cho bé hiểu. Nó chỉ là đứa bé, cái chúng ta nói nó không hiểu thì đừng trách bé không hiểu mà nên tự ngẫm chúng ta truyền đạt không tốt. Tìm một biện pháp hợp lý hơn xem sao.

    Khích lệ sẽ tốt hơn tiêu cực. Thay những câu kiểu “con không làm được đâu” bằng “con sẽ làm được mà”, “đã bảo mà” bằng “bố/mẹ tin lần sau con cố gắng hơn, con sẽ làm được”….
    Nguồn: sanphamthucong.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi duongjiangnan
    Đang tải...


  2. mp3minhthu

    mp3minhthu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/2/2016
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    45
    Điểm thành tích:
    28
    VẬy bé sẽ không có khả năng tự lập khi lớn chỉ dựa vào gia đình
     
  3. kato2016

    kato2016 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/5/2016
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    đề tài lạ
     
  4. duongjiangnan

    duongjiangnan Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    7/8/2015
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Cũng không lạ lắm, cái này khá phổ biến trong xã hội mà
     
  5. BoMeyeuKen

    BoMeyeuKen Thành viên tập sự

    Tham gia:
    9/9/2014
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Còn quá nhiều thứ các bố mẹ ngày nay phải xem lại. Haiza, làm được trên thực tế thật quá khó.
     
  6. depchanphuong

    depchanphuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/9/2010
    Bài viết:
    1,423
    Đã được thích:
    318
    Điểm thành tích:
    173
    Đây la dạy những bé biết thôi,chư tồ như con m,ko hiểu cho qua luôn,,hik..mắng mỏ ko sao..động viên la làm tới ghê lắm..rồi khen ngợi dc tí la suốt ngày me cảm ơn con chưa,con ngoan nhỉ..mệt mỏi
     
  7. quynhnhu.xt

    quynhnhu.xt Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    20/5/2014
    Bài viết:
    9,006
    Đã được thích:
    2,575
    Điểm thành tích:
    963
    Bài viết rất hay. Bây giờ cha mẹ thường cho con dùng điện thoại nhưng cũng chưa đến mức "lồng kính". Nhưng giữ trẻ ở nhà, không cho giao lưu với môi trường, bạn bè...trẻ dễ tự kỷ.
     
  8. tamnm

    tamnm Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    21/2/2014
    Bài viết:
    6,321
    Đã được thích:
    1,281
    Điểm thành tích:
    913
    Mẹ mình thì suốt ngày trách mình hay cho con đi chơi, phải rèn nó ở nhà cho quen đi. Haizz
     
  9. binhthuc

    binhthuc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    12/4/2013
    Bài viết:
    2,509
    Đã được thích:
    440
    Điểm thành tích:
    223
    Hàng xóm nhà em con 03 tuổi rồi giống y bài viết này. con nhà em 5 tuối đã biết gập quần áo của mình và em, quét nhà, dọn cơm và dọn mâm cùng bố mẹ, .... nói chung những việc liên quan đến bạn ấy là bạn ấy tự làm
     
  10. Meocun14112009

    Meocun14112009 Phần mềm quản lý trung tâm đào tạo

    Tham gia:
    14/2/2014
    Bài viết:
    552
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    Đề tài mới mẻ.
     
  11. Meocun14112009

    Meocun14112009 Phần mềm quản lý trung tâm đào tạo

    Tham gia:
    14/2/2014
    Bài viết:
    552
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    Bài viết hay, thức tỉnh bố mẹ trong nuôi dạy con cái thời hiện đại
     
  12. Meocun14112009

    Meocun14112009 Phần mềm quản lý trung tâm đào tạo

    Tham gia:
    14/2/2014
    Bài viết:
    552
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    Càng hiện đại thì bố mẹ càng phải gần gũi, dành thời gian giao lưu với con cái nhìu hơn!
     

Chia sẻ trang này