Kinh nghiệm: Đừng Để Tiền Bạc Làm Hỏng Hôn Nhân Của Bạn

Thảo luận trong 'Tài chính gia đình' bởi support5, 10/6/2016.

By support5 on 10/6/2016 lúc 4:29 PM
  1. support5

    support5 Moderator

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,737
    Đã được thích:
    1,274
    Điểm thành tích:
    863
    Tài chính có thể gây căng thẳng trong gia đình. Căng thẳng về tài chính có thể khiến vợ chồng hiểu lầm nhau, không tin tưởng nhau, tranh cãi và thậm chí là li hôn. Để tiền bạc không làm hỏng hôn nhân của bạn, hai bạn có thể tham khảo những cách dưới đây để giảm căng thẳng về tài chính và làm cho cuộc sống gia đình hòa thuận.

    [​IMG]


    Cùng một phe

    Để đạt được mục đích chung trong đời sống và tài chính, hai vợ chồng bạn cần phải ở cùng một phe. Không gọi “tiền của anh”, “tiền của em” mà thay thế bằng “tiền của chúng ta”. Nếu bạn muốn vợ chồng cùng hiệp một về tài chính, bạn cần coi đó là một trò chơi mà hai bạncùng nhau chơi.

    Trước khi vợ chồng bạn bắt đầu lập bất cứ kế hoạch tài chính nào cùng nhau, hai bạn nên cùng ngồi xuống và trao đổi về tầm nhìn chung. Cùng nhau trả lời câu hỏi này: Hy vọng và ước mơ của mỗi cá nhân và của chúng ta trong tương lai là gì? Mỗi người viết ra câu trả lời và sau đó cùng nhau thảo luận.

    Cùng nhau đặt ra các mục tiêu tài chính

    Đặt ra các mục tiêu là cách để thay đổi qũy đạo cuộc sống. Khi các bạn đã thảo luận về tầm nhìn chung trong tương lai, đó là lúc hai vợ chồng bạn bắt đầu nói chuyện về các mục tiêu cụ thể cần đặt ra để hoàn thành giấc mơ chung.

    Chia nhỏ các mục tiêu thành những nhiệm vụ nhỏ mang tính thực tế và có thể theo dõi được. Để tiết kiệm tiền, hai bạn không chỉ kiếm công việc tốt hơn, mà còn là đặt ra một mục tiêu tiết kiệm cụ thể trong một khoảng thời gian cụ thể kiểu như “Tháng tới, chúng ta sẽ tiết kiệm được 5 triệu”. Mục tiêu này cho giúp vợ chồng bạn có mục đích, động lực và trách nhiệm.

    Khi hai vợ chồng cùng làm việc để xác định mục tiêu tài chính mà cả hai người cần đạt được, các bạn cần đặt kế hoạch bắt đầu ngay từ bây giờ (chứ không phải ngày mai hay ngày kia mới bắt đầu). Những gì cần đạt được trong năm năm kể từ bây giờ? Vợ chồng bạn muốn trả hết nợ hay tiết kiệm cho một mục đích nào đó, hay mua thứ gì đó, hay một kỳ nghỉ nào đó? Hai bạn có muốn lập một quỹ dự phòng dùng khi khẩn cấp?

    Cùng nhau tập hợp tất cả những câu hỏi đó, bạn cần nhớ rằng: Nguyên tắc để thành công mà giảm bớt căng thẳng và đạt được mục đích là cùng nhau đặt mục tiêu. Hai vợ chồng cùng nhau làm việc như một nhóm.

    Lập ngân sách chi tiêu

    Khi các bạn đã có tầm nhìn chung, có mục tiêu chung, bạn có thể lập ngân sách chi tiêu để thực hiện. Nếu bạn muốn thực hiện được kế hoạch đó, hai vợ chồng bạn phải cùng nhau đồng ý và cam kết thực hiện.

    Khi cùng nhau ngồi xuống và thảo luận về kế hoạch, buổi thảo luận đó cần cơi mở. Đó không phải là ngân sách do một người tạo ra.

    Bắt đầu trao đổi với nhau bằng cách trả lời những cau hỏi dưới đây: Thu nhập hàng tháng của cả hai vợ chồng là bao nhiêu? Chi tiêu hàng tháng gồm những gì? Hai vợ chồng có khoản nợ nào không? Những khoản nào có thể cắt giảm được để trả nợ nhanh hơn? Những khoản nào có thể tiết kiệm được? Sau khi trả nợ và thanh toán các hóa đơn hàng tháng, thu nhập còn lại sẽ phân bổ như thế nào?

    Trao đổi về các nguồn thu và chi trong ngân sách gia đình. Đánh giá chính xác những tác động của lối sống lên kế hoạch tài chính mới của các bạn, làm rõ những lựa chọn và những hy sinh mà mỗi vợ chồng đều sẵn sàng để đạt được mục đích tài chính chung. Để thành công trong tài chính gia đình, hai vợ chồng cần liệt kê các chi tiết có thực, nói rõ những mối quan tâm và những do dự của từng người ngay từ khi bắt đầu.

    Bạn cần đảm bảo cần ghi chép lại ngân sách chi tiêu của bạn. Ghi chép lại kế hoạch chi tiêu này sẽ giúp vợ chồng bạn có trách nhiệm và giúp cả hai chi tiêu trong giới hạn đã thảo luận. Nếu không ghi chép lại, bạn khó có thể thực hiện theo kế hoạch này.

    Bạn có thể sử dụng các ứng dụng/phần mềm ghi chép lại chi tiêu để giúp các bạn theo dõi và giám sát chi tiêu. Ngoài ra, hai bạn cũng cần điều chỉnh lại ngân sách trong vài tháng đầu cho phù hợp đề đạt hiệu quả cao nhất. Một kế hoạch chi tiêu tốt là để phục vụ chứ không phải là để bóp nghẹt cả hai vợ chồng.

    Giao tiếp cởi mở và thành thật

    Nếu bạn không giao tiếp với người kia, tầm nhìn và những mục tiêu tài chính mà bạn chia sẻ sẽ thất bại. Điều quan trọng là hai bạn cần phải trao đổi với nhau thường xuyên.

    Các cặp đôi nên hàng tháng có buổi trao đổi về ngân sách đã lập. Trong những buổi nói chuyện đó, các bạn có thể thảo luận chân thành về tình trạng tài chính, duyệt lại bảng ngân sách đã lập, chia sẻ về các vấn đề tài chính phát sinh, và xem xét lại các mục tiêu cũng như các hoạt động chung.

    Đây là buổi trao đổi qua lại chứ không phải là buổi buộc tội lẫn nhau. Hai vợ chồng trao đổi trên tinh trần chân thật, minh bạch và tha thứ cho nhau. Nếu bạn chia sẻ không trung thực với người bạn đời mối quan tâm của bạn, thì bạn có thiên hướng cảm thấy cay đắng nếu kế hoạch tài chính không như mong đợi ban đầu.

    Thay đổi thái độ

    Khi bạn thay đổi thái độ, cuộc đời của bạn sẽ thay đổi. Điều này là đúng bởi thái độ của bạn ảnh hưởng tới mọi hoạt động trong đời sống bạn.

    Thái độ vui vẻ, tận tâm và tích cực luôn luôn giúp bạn tiến xa hơn thái độ phàn nàn, thua cuộc.

    Nếu bạn nghĩ rằng kế hoạch hay mục tiêu tài chính của bạn sẽ thất bại, thì phần lớn nó sẽ thất bại. Nếu bạn có động lực và cống hiến, vợ chồng bạn sẽ tìm được cách cùng nhau đạt được mục tiêu và kế hoạch tài chính của mình.

    Thái độ của bạn đối với người bạn đời cũng đóng một vai trò quan trọng. Nếu bạn có tinh thần tha thứ, bạn sẽ có đời sống hôn nhân và tình trạng tài chính hòa hợp. Nếu bạn khoan dung mỗi khi khó khăn hay thất vọng, sự hòa thuận mà bạn trải qua sẽ giúp bạn trở thành người quản lý tiền bạc khôn ngoan.

    Học cách thỏa hiệp

    Trong hôn nhân, đặc biệt là trong vấn đề tài chính, thỏa hiệp có vai trò hữu ích. Vợ chồng bạn là những người khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, nên bạn cần học cách đánh giá điểm mạnh của từng người và thảo luận về sự khác biệt của nhau.

    Bạn sẽ chẳng bao giờ đồng ý mọi thứ, và bởi vậy thỏa hiệp là cần thiết. Một mối quan hệ tốt và lành mạnh đòi hỏi cần sự cho và nhận, cả hai cần sẵn lòng từ bỏ những gì mình muốn để vì người kia. Thỏa hiệp có nghĩa là tìm ra giải pháp hiệu quả cho cả hai người.

    Có những cặp vợ chồng gặp vấn đề về chi tiêu – tiết kiệm. Người chồng (hoặc ngược lại) là người chi, họ thích tiêu tiền và mua sắm, trong khi kia là người tiết kiệm, người đó muốn tiết kiệm từng đồng và không bao giờ muốn tiêu một xu. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, hai bạn có thể cùng trao đổi với nhau và cùng nhau tách riêng một khoản tiêu vặt mỗi tháng. Mỗi người sẽ lấy một món trong khoản này để mua bất cứ thứ gì mà mình muốn hoặc bất cứ khi nào cần. Như vậy, người thích mua sắm có thể tự do mua tiêu tiền mỗi tháng và người tiết kiệm sẽ được đảm bảo rằng ngân sách không bị thâm hụt.

    Cuộc hôn nhân hạnh phúc và kế hoạch quản lý tiền bạc đều cần vợ chồng bạn làm việc theo nhóm, lập kế hoạch và cống hiến. Nếu bạn thực hành 6 cách trên, bạn sẽ nhìn thấy kết quả đáng khích lệ trong hôn nhân cũng như tài chính của bạn. Khi bạn không còn căng thẳng về tài chính, bạn sẽ có hôn nhân yên ổn. Điều này giúp bạn cùng nhau thưởng thức cuộc sống, trải nghiệm mối quan hệ thân thiết và hạnh phúc.

    Nguồn: Focus on the family.

    Biên dịch: Thu Hiền.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support5
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Tài chính gia đình' bởi support5, 10/6/2016.

Chia sẻ trang này