Dạy Con Kỹ Năng Quản Lý Tiền Bạc Hiệu Quả

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi global me, 1/9/2016.

  1. anhminh360

    anhminh360 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    19/7/2016
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    91
    Điểm thành tích:
    28
    Nếu nhìn theo chương trình nước ngoài phải nhìn toàn diện luôn mn ạ. Chương trình học bên mình nặng lý thuyết, ít thực hành là gánh nặng rất lớn lên trí não bọn trẻ rồi. Còn ctrình của Mỹ, bọn nhỏ học kỹ năng, vui chơi khi còn bé. lên cấp 2 cấp 3, chương trình toán học các thứ cũng chỉ tầm mới bắt đầu cho nên những kỹ năng đó có thể bổ sung vào chương trình học. Lên tới đại học mới là khi bọn trẻ học thật sự và phát triển định hướng của bản thân.

    Chúng ta thì cứ nhét vào đầu bọn trẻ quá nhiều kiến thức, toàn thêm vào chứ không bớt ra, điều này chỉ phản tác dụng thôi.
     
    Đang tải...


  2. tianangmai

    tianangmai Thành viên tập sự

    Tham gia:
    14/9/2016
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    cảm ơn chủ tốp mình sẽ dạy dần dần thôi.
     
  3. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Dạy con kỹ năng quản lý tiền bạc mà đưa thật nhiều kiến thức như một môn học thì sẽ là nhiều và nặng cho trẻ, nhưng dạy bằng thực tế, đơn giản phù hợp với lứa tuổi thì hoàn toàn không có gì là nặng.

    Ví dụ:

    1. Dạy cho con cách đưa ra thứ tự UY TIÊN. Xác định thứ tự uy tiên có thể giúp các em rất nhiều trong việc đưa ra quyết định không chỉ đối với vấn đề tiền bạc mà còn đối với những vấn đề khác trong cuộc sống.

    Áp dụng: đứa trẻ 5 tuổi đòi mua nhiều thứ, chỉ cần đơn giản nói với nó: Con được quyền chọn 1 thứ con thích nhất. Vậy là đã giúp con hiểu được nguyên tắc ưu tiên.

    2. Giúp trẻ hiểu được rằng “KHÔNG CÓ BỮA ĂN TRƯA NÀO MIỄN PHÍ” cả. Nếu trẻ muốn một thứ gì đó, hãy giúp chúng kiếm tiền và tiết kiệm để mua nó mà không bị mắc nợ.

    Áp dụng: Đứa trẻ 7 tuổi muốn mua một thứ gì đó, nói với nó: Con cần tự tiết kiệm đủ tiền (hoặc nếu số tiền to quá thì bạn chỉ cho 1 phần, 1 phần thì con có thể làm thêm việc nhà - những công việc không thuộc trách nhiệm của con - để kiếm thêm tiền). Vậy là con sẽ hiểu, không có gì là miễn phí cả.

    3. Dạy trẻ GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG TIỀN LAO ĐỘNG bằng cách cho trẻ đi làm thêm hay làm việc nhà. Điều này tương tự như trên. Con trai mình đã được tập mang kẹo cao su đi bán ở hội chợ, tham gia gian hàng bé tập kinh doanh để con biết kiếm được một đồng thì sẽ khó khăn như thế nào.

    4. Cho trẻ THAM GIA VÀO QUY TRÌNH LẬP NGÂN SÁCH của gia đình hàng tháng. Lên một danh sách thu nhập và chi tiêu, đồng thời cũng yêu cầu con làm tương tự. Như vậy các em sẽ nhận thấy được sự khác biệt giữ thu nhập và chi tiêu. Hoạt động này là một cách chuẩn bị hiệu quả cho các con trong việc tự xây dựng và quản lý ngân sách cá nhân.

    Áp dụng: Cái này thì có thể thực hiện với trẻ khoảng từ lớp 3 trở lên được.

    5. Dạy trẻ thói quen TIẾT KIỆM từ sớm.

    Áp dụng: Cái này không bao giờ là thừa, ở mọi lứa tuổi.

    Sơ sơ đó là những thứ thứ, nếu cứ nhồi nhét phải dạy con làm thế này làm thế kia thì sẽ thành phản tác dụng, nhưng biến nó thành công việc hàng ngày thì lại là điều rất tốt. Mình ủng hộ.
     
    Sửa lần cuối: 15/9/2016
  4. anhminh360

    anhminh360 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    19/7/2016
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    91
    Điểm thành tích:
    28
    uhm, mỗi người 1 ý, mình nghĩ cũng có thể chọn lọc để trẻ hiểu tiền để làm gì, tùy theo độ tuổi mà nhắc nhở thì phù hợp hơn là 1 chương trình giảng dạy khô khan. Mình cũng hộ, cơ mà góp ý tẹo, là thứ tự ưu tiên chứ hong phải là uy tiên. Ưu trong từ ưu ái, tiên trong tiên hậu ( trước sau). Còn uy lại mang nghĩa hoặc là quyền uy hoặc uy trong từ cho ăn thì lại sai nghĩa rồi . ^^, góp ý hong mang tính chất sửa lưng. MN thông cảm
     

Chia sẻ trang này