Thông tin: Địa Du Vị Thuốc Quý Cho Chị Em

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi vuonthuocquy, 20/9/2016.

  1. vuonthuocquy

    vuonthuocquy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/6/2016
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Địa Du có vị đắng chua, tính hơi hàn, không độc, đi vào can, vị, đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, giải độc liễm sang, thường dùng trong những trường hợp phụ nữ tắc sữa, khí hư, thấy kinh đau bụng, chảy máu cam, kinh nguyệt ra nhiều, mọi chứng huyết của phụ nữ sau khi sinh nở...

    Thành phần hóa học:

    - Glucoside Địa du I, II, Sanguisorbin A, B, E, Ursolic acid, arabinose, tannin.

    Công dụng của Địa Du:

    Theo Y học cổ truyền:

    - Địa Du có vị đắng chua, tính hơi hàn, không độc, đi vào can, vị, đại tràng, có tác dụng lương huyết, cầm máu, giải độc liễm sang, thường dùng trong những trường hợp phụ nữ tắc sữa, khí hư, thấy kinh đau bụng, chảy máu cam, kinh nguyệt ra nhiều, mọi chứng huyết của phụ nữ sau khi sinh nở…

    Trích đoạn Y văn cổ:

    - Sách Bản kinh: “Trị đàn bà vú sưng đau, thất thương, bệnh đái hạ, chỉ thống, trừ ác nhục, chỉ hãn, trị kim sang.”

    - Sách Danh y biệt lục: “chỉ nùng huyết, các chứng nuy, ác sang, tiêu riệu, trừ tiêu khát…”

    - Sách Nhật hoa tử bản thảo: “bài nùng, chỉ thổ huyết, máu cam, kinh nguyệt kéo dài, huyết băng, các chứng huyết sản hậu, xích bạch lị, tiêu chảy, sắc đặc trị trường phong.”

    - Sách Bản thảo cương mục: “trừ hạ tiêu nhiệt, trị chứng đại tiểu tiện ra máu. Dùng để cầm máu cần thái lát sao, ngọn cành có tác dụng hành huyết… ung nhọt gia Địa du, ngứa gia Hoàng cầm; sao riệu trị phong tý, bổ não.”

    - Sách Cảnh nhạc toàn thư: “Vị đắng hơi sáp, tính hàn mà giáng, thanh mà sáp; do đó trị được thổ huyết, nục huyết, thanh hỏa , minh mục, trị trường phong huyết lị và phụ nhân băng lậu, kinh nguyệt kéo dài, đới trọc trĩ lậu, sản hậu âm khí tán thất, thuốc liễm đạo hãn, liệu nhiệt bỉ, trừ ác nhục, chỉ sang độc đau đớn. Phàm chứng huyết nhiệt nên dùng, chứng hư hàn thì không nên dùng. Thuốc làm cao dán nhọt, giã nước bôi vết thương độc do chó, mèo, cọp, rắn cắn, uống cũng được.”

    - Sách Bản thảo chính nghĩa: “Địa du là thuốc chuyên dùng lương huyết, Phụ nhân nhũ thống đới hạ, phần nhiều do can hỏa uất, dùng thuốc hàn để thanh tả, can khí thông đạt thì đới hạ hết. Huyết nhi hỏa thịnh gây đau và nhiều ác nhục. Địa du có tác dụng lương huyết nên trị được ung nhọt và trừ ác nhục.”

    Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

    - Tác dụng cầm máu: dùng bột Địa du hoặc bột Địa du sao cháy bơm vào bao tử chuột nhắt, thời gian chảy máu của chuột ở 2 lô thí nghiệm đều được rút ngắn là 21,9% và 45,5%, không có khác biệt rõ rệt. Bơm thuốc sinh Địa du và than Địa du vào bao tử thỏ, thời gian đông máu đều rút ngắn 25%.

    - Tác dụng đối với bỏng thực nghiệm: Bột Địa du bôi vết bỏng của thỏ và chó thực nghiệm có kết quả nhất định. Hiệu quả điều trị của chất Tannin không bằng Địa du cho nên có thể nói là tác dụng trị bỏng của Địa du không phải chỉ do Tannin mà còn do các thành phần khác.

    - Tác dụng kháng khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tán huyết B, Phế cầu, não cầu, các loại trực khuẩn lao, coli, mủ xanh, thương hàn, phó thương hàn, kiết lị, bạch hầu và một số nấm gây bệnh, virút cúm loại Á châu á, có thể do thuốc có chất acid tannic vì nếu dùng cao áp tiệt trùng thuốc thì tác dụng kháng khuẩn giảm. Chất Tannin cũng có tác dụng chống nấm.

    - Tác dụng kháng viêm: Nước hoặc cồn chiết xuất Địa du đều có tác dụng kháng viêm tiêu sưng.

    - Những tác dụng khác: Thuốc có tác dụng hạ áp nhẹ và tạm thời đối với thỏ gây mê. Thuốc có tác dụng tăng cường tiêu hóa chất anbumin rõ rệt. Dịch chích chế từ Địa du tươi nâng cao tác dụng của bạch cầu. Thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư cổ tử cung loại JTC-26.

    Cách dùng Địa Du:

    - Dùng 8 – 12 gr rửa sạch, đun nước uống hàng ngày.

    - Lưu ý: Người huyết hư hàn, có ứ huyết không nên dùng.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi vuonthuocquy
    Đang tải...


  2. Robert Quang

    Robert Quang Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    4/7/2016
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Nghe tên thấy là lạ
     
  3. vuonthuocquy

    vuonthuocquy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/6/2016
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Chắc lần đầu bác nghe thấy cây thuốc này nên thấy lạ
     
  4. vuonthuocquy

    vuonthuocquy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/6/2016
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Cây Sài Đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm ho, mát máu; thường được dùng chữa cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm phế quản phổi, ho gà, tăng huyết áp, trĩ rò, phòng sởi, mụn nhọt.

    Thành phần hoá học:

    - Dịch ép của cây chứa dầu hoà tan 11,2%, hợp chất béo 29,7%, phytosterol 3,75%; caroten 1,14%, chlorophylle 3,75%, nhựa 44,95% còn có đường, tanin, saponin, các chất có solice, pectin, mucin, lignin và các chất có cellulose. Trong lá có chất Wedelolacton, vừa là một flavonoid vừa là một cumarin. Còn có tinh dầu và muối vô cơ.

    Mô tả:

    - Cây thảo sống dai, đứng thẳng hay mọc bò, cao tới 40cm. Thân màu xanh, có lông trắng. Lá mọc đối, hình bầu dục, có răng cưa to và nông, có lông thô ở cả hai mặt. Lá có 1 gân chính và 2 gân phụ xuất phát gần như từ một điểm ở phía cuống lá, nổi rõ ở mặt dưới lá. Hoa màu vàng tươi, xếp thành đầu ở nách lá hoặc ở ngọn cành. Quả bế nhỏ, không có lông.

    Công dụng của Cây Sài Đất:

    - Theo Đông y, sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm ho, mát máu nên thường được dùng để trị cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm phế quản phổi, mụn nhọt… Theo kinh nghiệm, bộ phận dùng tốt nhất là toàn cây, chỉ bỏ rễ. Dân gian thường dùng cây tươi để làm thuốc thì hiệu quả sẽ cao hơn hoặc có thể phơi khô để sử dụng dần, cần bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.

    - Từ cuối năm 1961, Bệnh viện Bắc giang đã sử dụng điều trị có kết quả mọi trường hợp viêm tấy ngoài da, ở khớp xương, ở răng , vú, sưng cơ, sưng khớp nhiễm trùng, lở loét, mụn nhọt, chốc đầu, đau mắt.

    - Hiện nay, việc sử dụng Sài đất được phổ biến rộng rãi, có nới đã dùng Sài đất chữa viêm bàng quang có kết quả tốt (Bệnh viện khu Hai Bà, Hà nội năm 1966).

    - Nhiều nơi vẫn dùng cây sài đất ăn sống như rau với thịt hay cá. Một số nơi khác dùng trị rôm sảy, phòng sởi, chữa báng, sốt rét.

    - Có tác dụng hỗ trợ tiêu độc, chữa viêm tấy ngoài da, mụn nhọt, bắp chuối, sưng vú, rôm sảy, chốc đầu, đau mắt.

    - Sài đất dùng để hỗ trợ điều trị những bệnh viêm nhiễm như viêm tuyến sữa, viêm bàng quang, viêm tai mũi họng, mụn nhọt, lở loét, phòng và chữa rôm sẫy.

    Cách dùng Cây Sài Đất:

    - Dùng 10 – 20 gr rửa sạch, đun nước uống hàng ngày.
     
  5. dao2016

    dao2016 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/8/2016
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    86
    Điểm thành tích:
    28
    công nhận
     
  6. vuonthuocquy

    vuonthuocquy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/6/2016
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Bột Nhệ Đen hay Nghệ Đen có tên là Nga Truật, có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực… Thường dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh.

    Thành phần:

    - Trong củ có 1,5% tinh dầu màu vàng xanh nhạt, sánh, có mùi giống long não, và 3,5% chất nhựa và chất nhầy. Thành phần của tinh dầu chủ yếu gồm 48% sesquiterpen, 35% zingiberen, 9,6% cineol và một chất có tinh thể.

    Mô tả:

    - Là loại cây thảo cao từ 1 – 1,5m, thân rễ hình nón với nhiều nhánh phụ thon như hình quả trứng tỏa xung quanh như hình chân vịt. Lá có bẹ to ôm vào chân cây ở phía dưới, có đốm tía đỏ ở gần giữa mặt trên. Cuống lá ngắn hoặc không có. Hoa màu vàng. Cụm hoa tập trung thành bông hình trụ, mọc lên từ thân rễ. Lá bắc màu xanh lục nhạt, đầu lá màu đỏ, không mang hoa. Quả hình trứng, ba cạnh, nhẵn hạt thuôn, áo hạt trắng. Về hình dáng, nghệ đen rất giống nghệ vàng nhưng có màu tím đậm.

    Công dụng của Bột Nghệ Đen:

    - Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực. Thường dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh…

    - Hoạt tính chống đột biến: nghiên cứu của Viện nghiên cứu dinh dưỡng quốc gia Ấn Độ, thử nghiệm củ nghệ cho 16 người hút thuốc lâu dài về hoạt tính chống đột biến của urcumin. Người được thử nghiệm trong 1 tháng, mỗi ngày dùng 1,5g củ nghệ, kết quả cho thấy củ nghệ đã làm giảm chất gây đột biến trong nước tiểu của họ. Nghiên cứu nói rằng, củ nghệ có hoạt tính chống đột biến, do vậy cũng có thể là phương pháp dự phòng chứng ung thư bằng hóa học rất tốt.

    - Hoạt tính tẩy trừ gốc tự do: nghiên cứu khám phá tinh dầu nghệ (turmeric oil) và nhựa cây nghệ (turmeric oleresin) trong ống nghiệm biểu hiện hoạt tính tẩy trừ gốc tự do rất tốt. Với đột biến bệnh niêm mạc dưới lớp xơ (chứng ung thư), dùng tinh dầu nghệ, tinh chất từ nghệ, cũng như nhựa cây nghệ đều có tác dụng ức chế. Nhựa cây nghệ cũng có chứa tinh dầu nghệ, curcumin, cũng như các hợp chất nhựa cây khác. Tinh dầu nghệ và tinh dầu nhựa cây nghệ trong việc chống lại đột biến của AND có tác dụng “chung sức” bảo vệ.

    - Đề phòng nguy cơ ung thư ruột: Sử dụng nghệ thường xuyên trong các bữa ăn, bạn có thể giảm được nguy cơ ung thư ruột.

    - Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt: Ăn nhiều rau xanh kết hợp với nghệ có thể ngăn ngừa được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

    - Hỗ trợ đối kháng với ung thư dạ dày và ung thư da: Đại học Northwestern, Mỹ khám phá rằng, curcumin I có thể ức chế benzopyrene gây ung thư trên chuột cái Thụy Sĩ (Swiss mice), mà curcumin III cũng có thể ức chế dimethybenzathracene (DMBA) gây ung thư trên chuột trụi lông Thụy Sĩ. Hai chất này đều là hợp chất phenol màu vàng trong củ nghệ. Tương tự, curcumin I cũng có thể ức chế DMBA gây ung thư da trên chuột cái Thụy Sĩ.

    Cách dùng Bột Nghệ Đen:

    - Dùng 5 – 10 gr, pha với nước ấm uống hàng ngày.

    - Lưu ý: Không dùng cho người khí huyết hư, phụ nữ có thai.
     
  7. vuonthuocquy

    vuonthuocquy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/6/2016
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Bột Nghệ Vàng hay Nghệ Vàng còng gọi là Khương Hoàng có có vị đắng, cay, mùi thơm hắc, tính ấm; có tác dụng hành khí phá ứ, thông kinh chỉ thống.

    Thành phần hoá học:

    - Củ Nghệ chứa 4-6% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm (ở Nghệ tươi 2,24%) mà thành phần gồm 25% carbur terpenic, zingiberen và 65% ceton sesquiterpenic, các chất turmeron, arturmeron; còn có các chất curcuminoid trong đó có curcumin (0,3-1,5%) desmethoxycurcumin. Curcumin là dạng tinh thể màu đỏ ánh tím không tan trong nước, tan trong acid, trong kiềm.

    Mô tả:

    - Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 1m. Thân rễ phát triển thành củ hình khối, trên đó sinh ra nhiều rễ trụ có màu vàng cam. Rễ to, mọc từ rễ củ, đoạn cuối luôn phình to ra thành hình thoi. Lá mọc so le, có bẹ, hình dải rộng. Hoa màu vàng xếp thành bông hình trụ ở ngọn thân; lá bắc màu lục hay màu trắng nhạt pha hồng ở chóp lá. Quả hình cầu, có 3 ô.

    Công dụng của Bột Nghệ Vàng:

    - Theo y học cổ truyền, nghệ có tác dụng hành khí, phá ứ huyết, lương huyết, thông kinh lạc. Ngoài ra, tinh bột nghệ còn có khả năng chữa viêm loét dạ dày, tá tràng. Gần đây, có nhiều ý kiến còn cho rằng, tinh bột nghệ còn có khả năng hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư.

    - Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu.

    - Thực tế, nhiều bài thuốc dân gian từ nghệ được lưu truyền đã điều trị hoặc hỗ trợ điều trị rất hiệu quả. Ví dụ như: Bột nghệ – rau má: Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn, sinh da non; dùng chữa vết thương phần mềm mới hoặc đã nhiễm khuẩn.

    - Thời gian gần đây, nhiều người đã dùng bột nghệ để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, đau bụng sau sinh, điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Trong các bài thuốc này, y học cổ truyền thường phối chế nghệ với mật ong.

    - Ngoài ra dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc từ nghệ, như: Chữa chứng huyết ứ, hành kinh không thông, chữa chứng nôn ở trẻ đang bú, chữa cam tích, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, đầy bụng, đau bụng từng cơn do nhiễm khí lạnh…

    - Các nhà khoa học ngày nay đã có nghiên cứu và chứng minh rằng: Tinh chất Cucurmin có trong củ nghệ có tác dụng tích cực trong việc phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả nhiều căn bệnh như: ung thư (Việt Nam hiện đang là nước có tỉ lệ người mắc ung thư cao thứ 2 thế giới), các bệnh về dạ dày, xương khớp…

    - Nghệ Vàng có chứa một thành phần quan trọng là curcumin có tác dụng ức chế melanin và kích thích quá trình sản sinh collagen và elastin. Không những thế, chúng cũng giúp tế bào da làm tăng sức kháng khuẩn và làm lành mụn trứng cá và giảm vết thâm.

    Cách dùng Bột Nghệ Vàng:

    - Dùng 5 – 10 gr, pha với nước ấm uống hàng ngày.
     
  8. vuonthuocquy

    vuonthuocquy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/6/2016
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Táo Nhân còn gọi là Toan Táo Nhân có vị ngọt, tính bình; vào các kinh tâm, can và đởm. Có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ âm, liễm hãn. Hỗ trợ điều trị các trường hợp bồn chồn kích ứng, hồi hộp, mất ngủ, đau tức vùng ngực, tim đập mạnh (kinh quý chính xung) cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi (tự hãn và đạo hãn).

    Thành phần hóa học:

    - Betulin, betulic acid, Jujuboside, Jujubogenin, ebelin lactone, một số saponin khác, vitamin C và nhiều loại vitamin khác. Trong lá táo có rutin và quexetin.

    Mô tả:

    - Cây bụi (1,2- 1,8m) hay cây thân gỗ (3- 9m), mọc thẳng hay tỏa tán rộng, có hoặc không có lông bao phủ, có gai. Lá mọc sole, hình trứng, có các sợi lông tơ dày đặc, mềm như lụa, có màu nâu hay trắng ở mặt dưới cũng như cuống lá non ngắn, có lông. Hoa nhỏ, 5 cánh, màu vàng nhạt tạo cụm 2-3 hóa trong nách lá. Quả hạch, chứa hột cứng hình oval hay thuôn dài, trong hột chứa 2 hạt.

    - Hạt hình tròn dẹt hay hình trứng dẹt, có một đầu hơi nhọn, một mặt gần như phẳng, một mặt khum hình thấu kính, dài 5- 8mm, rộng 4-6 mm, dày 1- 2mm, ở đầu nhọn có rốn hạt hơi lõm xuống, màu nâu thẫm. Mặt ngoài nâu đỏ hay nâu vàng, đôi khi có màu nâu thẫm. Chất mềm, dễ cắt ngang.

    Công dụng của Táo Nhân:

    - Theo Đông y, táo nhân vị ngọt, tính bình; vào các kinh tâm, can và đởm. Có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ âm, liễm hãn. Chữa các trường hợp bồn chồn kích ứng, hồi hộp, mất ngủ, đau tức vùng ngực, tim đập mạnh (kinh quý chính xung) cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi (tự hãn và đạo hãn).

    Trích đoạn Y văn cổ:

    - Sách Bản kinh: “chủ tâm phúc hàn nhiệt, tà kết khí tụ, chân tay đau nhức thấp tý, uống lâu ngũ tạng được yên, người khỏe, kéo dài tuổi thọ”.

    - Sách Danh y biệt lục: “chủ cửu tả (tiêu chảy lâu ngày), phiền khát ra mồ hôi trộm (hư hãn), bổ trung, ích can khí, kiện gân cốt, trợ âm khí”.

    - Sách Bản thảo đồ kinh: “trường hợp ngủ nhiều, dùng Táo nhân sống, mất ngủ dùng Táo nhân sao”.

    - Sách Bản thảo cương mục: “Táo nhân vị chua tính thu, chủ bệnh can, hàn nhiệt kết khí tê nhức, cửu tả, chứng đầy đau dưới rốn, nhân của Táo ngọt mà nhuận, dùng chín trị được chứng đởm hư không ngủ được, phiền khát mồ hôi trộm”.

    - Bổ trung, ích Can khí, kiện cân cốt, trợ âm khí (Biệt Lục).

    - Dưỡng can, ninh tâm, an thần, liễm hãn (Trung Dược Đại Từ Điển).

    - Dưỡng tâm, an thần, chỉ hãn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

    - Hỗ trợ điều trị mất ngủ, huyết hư, tâm phiền, mồ hôi trộm, mồ hôi tự ra (Trung Dược Học).

    - Hỗ trợ điều trị hư phiền, mất ngủ, hồi hộp, kinh sợ, phiền khát, hư hãn (Trung Dược Đại Từ Điển).

    Cách dùng Táo Nhân:

    - Dùng 6 – 12 gr rửa sạch, đun nước uống trong ngày.

    - Lưu ý: Người thực tà uất hỏa cấm dùng. Phụ nữ có thai cẩn trọng khi dùng Táo Nhân tốt nhất nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng.
     
  9. Phương COSMETIC

    Phương COSMETIC Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    14/8/2016
    Bài viết:
    2,048
    Đã được thích:
    355
    Điểm thành tích:
    173
    trước giờ mình hay uống trà sen, ăn chè hạt sen cũng trị bệnh khó ngủ đấy ạ
     
  10. nguoikhiemthi

    nguoikhiemthi

    Tham gia:
    18/5/2013
    Bài viết:
    29,327
    Đã được thích:
    7,454
    Điểm thành tích:
    3,063
    ghi nhớ, lưu lại..
     
  11. Banh My-266

    Banh My-266 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    24/9/2016
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mẹ mình mất ngủ cũng đã khoảng 5 năm không ngủ tí nào luôn cả ngày lẫn đêm cũng chữa bắc- trung - nam đủ cả. Nhưng đâu cũng vào đấy không biết có ai giống mẹ mình mà giờ đã chữa khỏi không ạ. Rất mong giúp đỡ.
     
  12. vuonthuocquy

    vuonthuocquy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/6/2016
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    hạt sen phải còn nguyên nhân xanh ban nhớ người ta gọi là tâm sen, còn bỏ tấm en đi thì không có tác dụng bạn ah
     
  13. vuonthuocquy

    vuonthuocquy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/6/2016
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Bạn có thể tham khảo một số loại thảo dược như: hạt muồng, lạc tiên, tâm sen, lá sen, hoa tam thất, nụ tam thất... vẫn thường dùng để điều trị mất ngủ. Nhưng bác lưu ý là nên dùng vừa phải đừng để phụ thuộc vào thuốc mới ngủ được.Ngoài dùng thảo dược bác nên bảo mẹ thường xuyên tập thể dục, thể thao, tốt nhất là nên tập yoga. Chúc mẹ bác mau hết bệnh mất ngủ.
     
    Banh My-266 thích bài này.
  14. Banh My-266

    Banh My-266 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    24/9/2016
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Dạ cảm ơn Ad ạ. Mẹ em cũng đã uống rất nhiều loại lá hỗ trợ điều trị mất ngủ nhưng cũng không có hiệu quả là mấy.
     
  15. Cố-Gắng-Mỗi-Ngày

    Cố-Gắng-Mỗi-Ngày MỸ PHẨM MINISIZE CHÂU ÂU

    Tham gia:
    11/8/2015
    Bài viết:
    2,103
    Đã được thích:
    381
    Điểm thành tích:
    223
    Chưa nhìn thấy cây này, hay vùng mình có tên gọi khác nhỉ?
     
  16. trinhduocvien

    trinhduocvien Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/4/2013
    Bài viết:
    1,387
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    103
    Vâng. Tục đoạn thường hay gia vào bài: CỬU PHỤC THANG - để hổ trợ chữa trị thoái hóa,gai, thoát vị,...đốt sống.
     
  17. vuonthuocquy

    vuonthuocquy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/6/2016
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Sa Nhân còn gọi là Súc Sa Mật có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Thường dùng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, tiêu chảy, nôn mửa, an thai...

    Thành phần hóa học:

    - Có Saponin và tinh dầu 2 – 3% gồm: Camphor, Borneol Bomyl Acetate, Linalool, Nerolidol, Limonene.

    Mô tả:

    - Cây thảo, cao 1 – 2m, thân rễ nhỏ, mọc bò ngang trên mặt đất. Lá mọc so le, màu xanh thẫm, phiến hình mác rộng, mặt trên nhẵn bóng, đầu lá nhọn. Hoa màu trắng đốm vàng tía, mọc thành chum sát gốc. Quả nang hình cầu, có gai mềm, lúc chín có màu đỏ nâu, trong chứa 3 mảnh hạt.

    Công dụng của Sa Nhân:

    - Theo y học cổ truyền, sa nhân có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Thường dùng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, tiêu chảy, nôn mửa, an thai…

    Trích đoạn Y văn cổ:

    - Sách Dược tính bản thảo: “chủ lãnh khí phúc thống, chủ hưu tức khí, lao tổn, tiêu hóa thủy cốc làm ấm tỳ vị”.

    - Sách Nhật hoa tứ bản thảo: “trị tất cả các chứng khí lỵ (lỵ mãn tính), hoắc loạn chuyển cân, tâm phúc thống”.

    - Sách Bản thảo hội ngôn: “Sa nhân là thuốc ôn trung hòa khí. Nếu thượng tiêu khí nghịch mà không giáng, hạ tiêu khí ức mà không thăng, trung tiêu khí ngưng mà không thư, dùng Sa nhân đều có kiến hiệu.”

    - Sách Dược phẩm hóa nghĩa: “Trường hợp nôn, buồn nôn, hàn thấp lãnh tả, phúc trung hư thống, dùng thuốc để ôn trung điều khí. Nếu tỳ hư đầy tức, súc thực bất tiêu, tửu độc thượng vị, dùng thuốc để tán trệ hòa khí, trường hợp thai khí phúc thống, nôn nặng ăn ít, thai trướng không yên, dùng thuốc để vận hóa hòa khí”.

    Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

    - Nước sắc Sa nhân với nồng độ thấp có tác dụng hưng phấn đối với ruột cô lập chuột lang nhưng với nồng độ cao lại có tác dụng ức chế. Qua kết quả thực nghiệm thấy 3 loại Sa nhân tỉnh Phúc kiến thường dùng Súc sa, Xuân sa và Hoa sơn khương đều có tác dụng làm giảm tính hưng phấn co thắt của ruột, cũng giải thích được tác dụng hành khí tiêu đầy, chống co thắt làm giảm đau của thuốc.

    - Được xếp vào danh mục những cây thuốc nam quý dùng để chữa bệnh. Cây Sa Nhân có nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh như: tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, thúc đẩy chức năng của hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chữa đau dạ dày, đầy bụng, ăn không tiêu, chữa chứng nôn ọe do liên quan đến hệ tiêu hóa, điều chị chứng đi tả.

    Cách dùng Sa Nhân:

    - Dùng 3 – 6 gr rửa sạch, đun nước uống trong ngày.

    - Lưu ý: Người âm hư nội nhiệt không nên dùng.
     
  18. me iu nghé

    me iu nghé

    Tham gia:
    26/2/2015
    Bài viết:
    15,061
    Đã được thích:
    2,335
    Điểm thành tích:
    913
    bệnh này phổ biến với ng Việt mình quá!
     
  19. vuonthuocquy

    vuonthuocquy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/6/2016
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Đây là một số tên khác của Tục Đoạn để bác tham khảo: Tiếp Cốt Thảo, Xuyên Đoạn, Sâm Nam, Đầu Vù (Mèo), Rễ Kế (miền Nam), Djaou Pa En (Mèo Xiêng Khoảng).
     
  20. vuonthuocquy

    vuonthuocquy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/6/2016
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Cửu phục thang gồm những vị gì thế bác, chia sẻ cho mọi người đi
     

Chia sẻ trang này