Cần giúp: Có Nên Mở Cửa Hàng Tạp Hóa

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi piaggiodaison, 15/10/2016.

  1. piaggiodaison

    piaggiodaison Thành viên tích cực

    Tham gia:
    13/7/2013
    Bài viết:
    583
    Đã được thích:
    98
    Điểm thành tích:
    28
    Vợ chồng mình cũng có vốn hơn 60 triệu. Định mở 1 cửa hàng tạp hóa.
    Đoạn đường trước cửa nhà mình mình cũng có khá đông người đi lại
    Tuy nhiên do đặc điểm là nhiều người đi chợ sáng họ có thói quen mua hàng tại chợ xa.
    Nên bán tạp hóa chỉ bán cho người nhỡ thôi. Tức là thứ họ quên mua ngoài chợ. Hoặc họ nể chắc sẽ mua chỗ mình
    Vậy có nên bán hàng tạp hóa không. Tham khảo thấy bảo bán tạp hóa lãi suất thấp quá. Đang không biết làm gì với số vốn đó
    Vì vợ mình sắp nghỉ công ty rồi
    Ai đó chỉ mình giúp xem nên kinh doanh gì bây giờ.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi piaggiodaison
    Đang tải...


  2. monkey1215

    monkey1215 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    5/10/2016
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    18
    Bán tạp hóa phải chỗ tập trung đông dân cư cơ mn ạ? Đúng lãi suất thấp, nhưng nhiều mặt hàng, nếu đông người ra vào thì còn có đồng lời.
     
  3. me iu nghé

    me iu nghé

    Tham gia:
    26/2/2015
    Bài viết:
    15,061
    Đã được thích:
    2,335
    Điểm thành tích:
    913
    làm gì cũng có rủi ro, tạp hóa giờ nhiều quá rồi
     
  4. skin27

    skin27 chè vằng sẻ quê

    Tham gia:
    17/6/2016
    Bài viết:
    5,116
    Đã được thích:
    1,467
    Điểm thành tích:
    863
    ngoài bán tạp hóa đồ ăn đồ uống khăn mặt các thứ ra
    mn thêm mấy mặt hàng rổ, chậu nhựa,, ít bát ít đũa, chổi,, kết hợp thêm đồ gia dụng ấy,,, e đảm bảo mn sẽ có khách ra khách vào
    cứ đa dạng mặt hàng có vốn có mặt bằng làm đc đấy mn ạ
     
  5. Hoàn Nobita

    Hoàn Nobita Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/6/2016
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    18
    Hàng tạp hóa mình nghĩ chỉ thấy hợp cho những người già bởi thu nhập từ đó không nhiều đâu bạn.
     
  6. Phuongthuy61

    Phuongthuy61 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    8/10/2016
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Mặt hàng đa dạng + giá cạnh tranh (dù rẻ hơn 1-2k) thì vẫn đắt khách anh ạ. Mỗi tội nó thu lời chậm.
     
  7. HoangThu_08

    HoangThu_08 NỒI HẤP ĐA NĂNG 3 TẦNG:ĐỒ SÔI,HẤP GÀ CẢ CON...

    Tham gia:
    9/4/2013
    Bài viết:
    39,522
    Đã được thích:
    7,705
    Điểm thành tích:
    3,113
    Nếu có chỗ bán thì tôtd quá chứ mình. Vì kể cả đi chợ xa thì vẫn bán được chứ. Vì nhiều khi người đi làm về qua tiện qua chợ được phải mua cái này cái kia. Giá cả mình bán ok là sau dần dần họ mua cho gần chứ chẳng cần sách ở chợ xa về làm gì. Nhưng chỗ bạn mà đông sinh viên thì bán tốt hơn nhiều ạ.
     
  8. RiverSea143

    RiverSea143 VNUNI - Tư vấn chuyên sâu về giải pháp bán lẻ

    Tham gia:
    17/5/2013
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    690
    Điểm thành tích:
    183
    Kinh doanh hay không kinh doanh là do tư duy kinh doanh.

    1. Không có hiểu biết ngành nghề KD thì ko nên kinh doanh
    2. Không phải cứ bỏ công ty, thất nghiệp thì chán quá, rồi có ít tiền mở cửa hàng (thấy người ta bán thì mình cũng bán). Bây giờ ko còn là thời "vét bạc" như ngày xưa nữa rồi. Tập trung toàn lực, vốn cả tỷ mà còn thanh lý cửa hàng. Với 60tr thì chỉ "đồng ra đồng vào" thôi chứ khó mà gọi là làm ăn được.

    Trong Hội Liên Minh Bán Lẻ, mỗi lần có người "chót" vào nghề post bài "bán than" sự vất vả, lợi nhuận kém (do ko có tư duy KD, ko biết cách làm thôi) thì hàng trăm người comments đồng cảm vấn đề đó.

    Kinh doanh hay không kinh doanh? Câu hỏi này ko phải cứ Yes hay No là xong. Nhưng Yes chỉ khi bạn có đam mê thực sự (sống chết với nghề), bạn có kiến thức (chứ ko phải rảnh rảnh, thất nghiệp, chán cty đang làm thuê) thì bỏ ra kinh doanh.

    Bạn thử đọc nội dung này xem có kiến thức đủ để tham gia lĩnh vực bán lẻ vô cùng nóng bỏng này chưa?

    Các bước mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini
    Đào tạo setup cửa hàng bán lẻ, siêu thị mini


    Nói chung bây giờ cửa cho mô hình kinh doanh tạp hóa truyền thống còn nhưng ít lắm.
     
    Sửa lần cuối: 30/3/2018
  9. Chibee91

    Chibee91 Thành viên mới

    Tham gia:
    14/9/2017
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Đây bác ạ, các bước cần chuẩn bị khi mở cửa hàng tạp hoá, hi vọng đóng góp cho mẹ nó chút thông tin hữu ích nhé.

    Thói quen mua bán hàng hóa tại các cửa hàng tạp hóa đã ăn sâu vào người dân của các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Vì thế trong bối cảnh xã hội hiện đại với nhiều cửa hàng chuyên kinh doanh một số mặt hàng như chuyên bán rau sạch, chuyên bán đồ bách hóa… thì những cửa hàng tạp hóa vẫn có sức sống riêng, phù hợp với việc mua bán nhanh, di chuyển quãng ngắn của người dân. Do đó, mở và quản lý cửa hàng tạp hóa là một trong những hướng đi mới để kinh doanh, kiếm thu nhập tốt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Dưới đây Blog Sapo sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: “Mở cửa hàng tạp hóa cần chuẩn bị những gì?” để lên kế hoạch kinh doanh hoàn hảo nhất.

    [​IMG]

    Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

    Mở cửa hàng tạp hóa cần chuẩn bị những gì?
    Địa điểm thích hợp để kinh doanh cửa hàng tạp hóa là khu vực bệnh viện, khu vực gần thang máy chung cư, tòa nhà tập thể, làng sinh viên hoặc tại các khu công nghiệp, bến xe,… Đây là những khu vực đông dân cư, lượng người qua lại lớn và nhu cầu các mặt hàng thiết yếu rất cao. Nên chọn các cửa hàng ở mặt đường, cách xa chợ là tốt nhất. Diện tích cửa hàng cũng phải đủ lớn, thông thoáng. Tốt nhất nên ký hợp đồng thuê mặt bằng kéo dài ít nhất 3-5 năm để tránh gián đoạn việc kinh doanh.

    Về số vốn tối thiểu để mở cửa hàng tạp hóa, bạn cần tính toán các chi phí: nhập hàng, mua trang thiết bị, bảng quảng cáo, giá kệ, phí vận chuyển, chi phí thuê mặt bằng cửa hàng hàng tháng… Từ những tính toán này, bạn sẽ biết số vốn cần có là bao nhiêu. Thông thường, cửa hàng tạp hóa quy mô nhỏ, làm sẵn tại nhà thì số vốn tối thiểu khoảng 80 đến 120 triệu đồng. Nếu cửa hàng tạp hóa quy mô trung bình từ 60m2 trở lên thì số vốn tối thiểu là từ 200 đến 500 triệu đồng hoặc lớn hơn. Theo kinh nghiệm của những người kinh doanh cửa hàng tạp hóa, thuận lợi nhất của hình thức kinh doanh này là số vốn bỏ ra không tỷ lệ thuận với số lượng hàng hóa. Bởi lẽ các đơn vị phân phối sẽ ký gửi nên ngoài tiền lãi, chủ cửa hàng sẽ có thêm tiền trưng bày sản phẩm. Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về tổng số vốn cần chuẩn bị trong bài viết Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn?

    Các mặt hàng của cửa hàng tạp hóa thường là các mặt hàng tiêu dùng đa dạng như đồ ăn nhanh, đồ uống, hóa mỹ phẩm… của nhiều nhãn hiệu khác nhau. Một ưu điểm của kinh doanh hàng tạp hóa là các mặt hàng tồn, hàng quá hạn sử dụng (quá date) không cần lo lắng vì có vấn đề sẽ được trả lại cho nhà cung cấp. Nếu kinh doanh thuận lợi, sản phẩm bán ra nhiều, cửa hàng sẽ được nhà cung cấp tạo chính sách ưu tiên, tặng quà…

    Về cách sắp xếp các mặt hàng, trang thiết bị trong cửa hàng, cần có kệ đỡ, giá treo để tiết kiệm diện tích. Lưu ý đến hệ thống chiếu sáng, hút ẩm để bảo quản tốt hàng hóa và khiến khách hàng thoải mái hơn khi mua sắm. Nếu có nhiều mặt hàng, nên có hệ thống an ninh chuyên nghiệp như camera giám sát để tránh thất thoát, mất cắp. Những phần mềm quản lý bán hàng, thiết bị in mã vạch, thanh toán cũng rất quan trọng, hỗ trợ nhiều cho quá trình kinh doanh của bạn.

    Mở cửa hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu?
    Nếu bạn kinh doanh tạp hóa tại Hà Nội các bạn có thể lấy sỉ của các tiệm tạp hóa lớn khác. Cách tốt nhất là tham khảo nhiều tiệm khác nhau, chỗ nào rẻ hơn thì lấy và lấy hàng nhiều chỗ khác nhau. Luôn so sánh về giá cả, chính sách của 3 đến 5 nguồn hàng để lựa chọn.

    Ngoài ra, các chợ đầu mối hoặc phố đầu mối bán buôn sẽ là địa điểm thích hợp để những bạn đang tìm nguồn hàng cho cửa hàng tạp hóa tìm đến. Ở Hà Nội, chợ đầu mối bán buôn Mạc Thị Bưởi (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng), phố chợ Hàng Buồm, Nguyễn Siêu (quận Hoàn Kiếm), chợ Đồng Xuân… Ở TP.HCM, các mặt hàng tạp hóa bạn có thể đến chợ đầu mối Kim Biên.

    Nếu quy mô lớn hơn, các chủ cửa hàng có thể liên hệ trực tiếp tới các nhà sản xuất để nắm bắt được thông tin về giá cả, khuyến mại cụ thể. Việc này sẽ giúp bạn có được báo giá chính xác, chiết khấu hợp lý và có chính sách tốt nhất. Bạn có thể tham khảo chi tiết trong bài viếtNguồn hàng cho cửa hàng tạp hóa tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

    Một số lưu ý khi mở cửa hàng tạp hóa
    [​IMG]
    Mở cửa hàng tạp hóa cần chuẩn bị những gì?

    Ngoài việc tìm nguồn hàng để mở cửa hàng tạp hóa, thủ tục pháp lý khi mở cửa hàng tạp hóa cũng cần được lưu ý. Kinh nghiệm cho thấy, quy mô tạp hóa lớn và trung bình, bạn cần ra UBND quận, huyện để đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế. Với quy mô nhỏ thì hoạt động đăng ký kinh doanh có thể linh hoạt hơn.

    Vì mở cửa hàng tạp hóa chỉ để phục vụ trong một số khu dân cư trong khu vực nhất định nên cần xác định điểm ưu tiên là gì. Điều cần nhất để mở một cửa hàng tạp hóa là sự đa dạng về hàng hóa, giá bán hợp lý, lấy lãi nhỏ và đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người dân.

    Việc trưng bày hàng, bố trí hàng hóa trong cửa hàng cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Các mặt hàng nên được bố trí khoa học, thuận tiện để tìm và lấy hàng. Tốt nhất nên có kệ trưng bày hàng hóa. Gợi ý dành cho bạn là trưng bày ở mặt tiền các mặt hàng đang bán chạy, đang có khuyến mãi hấp dẫn…

    Cách mua bán và giao tiếp của các cửa hàng tạp hóa cũng hết sức quan trọng nhất là trong một khu dân cư không phải những cửa hàng phục vụ khách qua đường. Vốn dĩ lượng khách gói gọn trong một khu vực nhỏ, vì thế để giữ được những khách hàng ngày, phong cách phụ vụ cần hết sức khéo léo, gần gũi để tạo được mối quan hệ tốt.

    Không chỉ các mặt hàng mà tên gọi của cửa hàng cũng là điều cần lưu ý khi mở cửa hàng tạp hóa. Một cửa hàng có tên dễ gọi, dễ nhớ cũng sẽ khiến khách hàng có thiện cảm, khi có nhu cầu sẽ nhớ đến ngay hoặc có thể chỉ cho người khác đến mua.

    Những lưu ý để tránh bị gặp gian lận khi mới mở cửa hàng: Cần cẩn thận với những kẻ gian giả danh tiếp thị bán hàng giả, hàng nhái, bán hàng kém chất lượng. Thông thường để đối phó với những người tiếp thị đến mời nhập hàng cho cửa hàng tạp hóa, chủ hàng nên yêu cầu để lại hàng mẫu để kiểm tra sau đó mới quyết định nên lấy hàng hay không. Nếu không biết chắc về mặt hàng vừa được giới thiệu, hãy nhờ sự tư vấn của những người có kinh nghiệm hoặc người thân rồi hãy quyết định.

    Ngoài gian lận về việc bán hàng, những người mới mở cửa hàng tạp hóa cũng cần lưu ý cẩn trọng tránh nhầm lẫn về tiền bạc. Tránh nhầm khi trả tiền cho khách, cẩn trọng để tránh kẻ gian mất tiền. Bạn có thể mua một cái túi nhỏ gọn, có ngăn kéo chia các loại tiền hoặc có quầy thu ngân riêng. Với những số tiền lớn, cần trả tiền hàng thì nên để cẩn thận tránh mất mát đáng tiếc. Một vài mẹo cho các chủ của hàng là khi trả tiền cho khách, đếm đủ rồi đặt xuống và kiểm lại lần 2 trước khi đưa. Nên học hỏi các kinh nghiệm ở các cửa hàng về các pha khách giả vờ mua hàng lấy điện thoại, trộm hàng, trộm ví… Để tránh các rủi ro khi kinh doanh của hàng tạp hóa, chủ cửa hàng cũng phải quản lý chặt chẽ, sử dụng phần mềm, có người thu ngân tin cậy, người bán hàng nhanh nhẹn và trung thực.

    Hi vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp phần nào những băn khoăn việc mở cửa hàng tạp hóa cần chuẩn bị những gì, lấy hàng ở đâu, bày bán thế nào, những lưu ý gì về hình thức kinh doanh này. Chúc các bạn kinh doanh thành công!

    >>Mở cửa hàng tạp hóa nên kinh doanh những gì?
     
  10. anhnt1893

    anhnt1893 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    3/5/2013
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Bán tạp hóa lãi suất thấp nhưng tích tiểu thành đại bạn ạ, số lượng hàng tạp hóa bán ra mỗi ngày khá lớn nên nếu bạn biết lựa chọn mặt hàng để bán thì không thấp đâu. Ngoài ra, bán hàng tạp hóa còn có nhiều nguồn thu khác như tiền thuê quảng cáo của các nhãn hàng khác, các sản phẩm khuyến mãi, tặng kèm... Ngoài ra, bạn nên sử dụng các thiết bị siêu thị phù hợp để nâng cao kết quả bán hàng.
     
  11. vinatechjschn

    vinatechjschn Thành viên tập sự

    Tham gia:
    30/7/2019
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
  12. caochin

    caochin Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/10/2019
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    đối với cửa hàng tạp hoá thì chi phí lớn nhất là tiền thuê địa điểm gần và thuận tiện cho dân cư, còn hàng hoá thì nhiều loại mặt hàng có thể nhận ký gửi chứ không phải bỏ tiền ôm hàng
     
  13. Xuân Phương HN

    Xuân Phương HN Thành viên tập sự

    Tham gia:
    12/4/2017
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Các mẹ tham khảo bài này nhé, mình thấy hay nè:
    Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành phố
    Bạn đang thiếu kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn, hay mở một cửa hàng tạp hóa ở quê? Đôi khi còn chưa rõ kinh doanh mở cửa hàng tạp hoá bạn cần những gì? Làm sao để học cách bán hàng tạp hóa hiệu quả? Cùng tham khảo ngay những kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hoá trong bài viết này, cho dù là muôn kinh doanh ở thôn quê hay thành phố thì đều có thể áp dụng.

    Đi dọc các khu phố bây giờ, nếu để ý kĩ chắc bạn sẽ phải ồ lên ngạc nhiên khi thấy cứ cách vài trăm mét lại có một cửa hàng tạp hóa hay siêu thị mini. Mở cửa hàng tạp hóa là công việc kinh doanh tại nhà được nhiều bà nội trợ lựa chọn. Vừa kiếm được tiền mà lại có thể chăm sóc những công việc chăm sóc con cái, bếp núc.

    Hơn thế nữa, dù là mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành phố đều là tiềm năng bởi nó đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của các gia đình. Nhiều người không ở gần siêu thị hay chợ đều muốn mua hàng hóa, các vật dụng thiết yếu hàng ngày ở cửa hàng tạp hóa. Nói không ngoa khi các cửa hàng tạp hóa chính là “nguồn sống” của những khu vực ngoại thành.

    Nhưng mấy năm gần đây loại hình kinh doanh này không còn mới mẻ lại bắt đầu rộ lên theo đà phát triển kinh tế của đất nước. Nhiều người ham hố cũng bắt đầu đặt câu hỏi bán tạp hóa có giàu không? Nhiều cửa hàng tạp hóa mọc lên không có nghĩa là tất cả đều thành công, cũng có kẻ thua người được. Đa phần những người không có nhiều kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa là kẻ thua thiệt.



    [​IMG]Mở cửa hàng tạp hoá muốn kiếm lãi phải có kinh nghiệm

    [​IMG]
    Phần mềm quản lý bán hàng
    Muốn biết hàng còn hay hết. Muốn biết hàng nào bán chạy bán chậm. Biết ngay doanh thu lãi lỗ theo ngày. Dùng ngay phần mềm quản lý bán hàng Sapo và bắt đầu thôi nào!


    Các nội dung chính [hide]

    Các bước mở cửa hàng tạp hoá theo kinh nghiệm của người thành công
    1. Chọn đúng mặt bằng khi mở cửa hàng tạp hoá
    Cũng giống như bất cứ loại hình nào trong kinh doanh bán lẻ, yếu tố mang vai trò quyết định khi mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành phố là chọn mặt bằng sao cho chuẩn nhất. Đầu tiên là vị trí đặt cửa hàng, do đặc thù hàng hóa nên bạn cần chọn khu vực đông dân cư, lưu lượng người qua lại lớn. Nếu thuê được mặt đường là tốt nhất, không thì phải cách xa khu chợ một chút, vì rất dễ bị khuất tầm nhìn.

    Trước tiên nên tiến hành khảo sát về mật độ dân cư, đối tượng dân cư, thu nhập, sở thích… để xác định mặt hàng kinh doanh. Đối với những tiệm buôn bán nhỏ tại nhà, chắc chắn khách hàng chính sẽ là dân cư sinh sống trong khu vực, công nhân,..để lựa chọn mặt hàng thích hợp. Còn đối với những cửa hàng to thì có thể đa dạng thêm mặt hàng cho tầng lớp trung lưu, thượng lưu. Tốt nhất là phải quan sát những cửa hàng xung quanh xem họ bán cái gì, bán chạy nhất mặt hàng nào, giá bao nhiêu, lỗ lãi ra sao, cách phục vụ có tốt không?…Để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho cửa hàng nhà mình và quyết định bổ sung hay loại trừ những mặt hàng nào.

    Tiếp đến là diện tích, vì cửa hàng của bạn sẽ bán rất nhiều mặt hàng nên không gian phải đủ lớn và thông thoáng. Với mặt tiền 5m và diện tích 60m vuông cửa hàng tạp hóa của bạn sẽ đạt chuẩn, dễ dàng trong việc sắp xếp bài trí hàng hóa đồng thời đặt biển hiệu thu hút người dùng.

    Nếu bạn đã có mặt bằng sẵn thì kinh doanh tạp hóa tại nhà sẽ nhẹ nhàng hơn về vốn thuê mặt bằng. Nếu phải thuê nhà để bán tạp hóa, sau khi đã lựa chọn được mặt bằng phù hợp, việc tiếp theo là kí hợp đồng với bên chủ nhà. Trước đó, bạn cần đánh giá tình trạng mặt bằng, báo lại với chủ nhà, sau đó đưa ra điều kiện và xem xét thỏa thuận với họ. Thông thường, hợp đồng thuê nhà kéo dài ít nhất là 5 năm, không nên quá ngắn để tránh gián đoạn trong quá trình kinh doanh, như vậy cũng là cách ổn định giá cả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc chi phí thuê mướn sao cho phù hợp với vốn đầu tư của mình.

    Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về tổng số vốn cần chuẩn bị trong bài viết Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn? mà chúng tôi đã chia sẻ, trong đó còn đưa ra những lời khuyên về dự trù chi phí khi thuê nhân viên, tìm mối buôn,…

    2. Trang thiết bị khi mở cửa hàng tạp hoá
    Sau khi đã thuê (hoặc xây) mặt bằng, điều tiếp theo bạn cần phải làm là trang thiết bị cho cửa hàng của mình. Do bán rất nhiều loại mặt hàng khác nhau, từ nhỏ gọn như hộp tăm, bàn chải đến công kềnh như xoong, chậu,…nên theo kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa bạn cần có các kệ đỡ, giá treo để phân loại, tiết kiệm diện tích.

    Hệ thống chiếu sáng, hút ẩm cũng rất quan trọng trong cửa hàng tạp hóa, điều này vừa giúp bảo quản tốt các sản phẩm vừa tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát, khách tới mua sắm sẽ có thoải mái hơn.

    [​IMG]

    Quản lý cửa hàng tạp hoá chuyên nghiệp bằng phần mềm quản lý bán hàng

    Cửa hàng tuy không quá rộng nhưng mặt hàng nhiều, bạn nên có hệ thống an ninh chuyên nghiệp như camera giám sát,…để tránh hiện tượng mất cắp hay thất thoát từ nhân viên. Kể cả mở cửa hàng tạp hóa ở quê bạn cũng nên đặc biệt lưu ý vấn đề này.

    Tiếp đến là lên kế hoạch thuê nhân viên nếu bạn cảm thấy cần thiết. Nhân viên phải có kĩ năng bán hàng chuyên nghiệp, hiểu biết về nhiều loại sản phẩm để tư vấn cho khách hàng đồng thời biết cách tính toán sổ sách cũng như sử dụng công nghệ cơ bản.

    Cuối cùng, hãy lắp đặt phần mềm quản lý bán hàng và các thiết bị như: máy in mã vạch, máy quét mã vạch, máy in hóa đơn để hỗ trợ việc thanh toán. Đây đều là các thiết bị quan trọng, hỗ trợ rất nhiều cho quá trình kinh doanh của bạn giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng khả năng quản lý của mình.

    3. Mở cửa hàng tạp hóa lưu ý đến nguồn nhập hàng
    Tùy vào thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống của dân cư trong khu vực để quyết định mặt hàng phù hợp. Nếu là cửa hàng tạp hóa nhỏ thì nên bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống như nước, mắm, muối, mì chính, đường, thuốc lá, chè, bột giặt, sữa tắm, dầu gội… Còn các cửa hàng tạp hóa lớn hơn, cần nhập thêm các mặt hàng có thương hiệu uy tín, các sản phẩm chất lượng cao mà nhà nhà đều phải dùng như: sữa bột, bánh kẹo cao cấp, rượu vang, mỹ phẩm … Khi nhập hàng, bạn nên lưu ý tới số lượng sao cho đủ để hưởng khuyến mại và chiết khấu của nhà cung cấp. Ngoài ra, bạn có thể nhập thêm hàng bên ngoài như hàng xách tay, hàng ngoại,…để bán cho đa dạng sản phẩm.

    Chi tiết: Chia sẻ nguồn hàng tạp hóa giá sỉ cho mọi nhà

    Bí quyết để kinh doanh bán lẻ thành công chính là ở đây, cách bạn chọn hàng và chọn nhà cung cấp. Chọn hàng đó là cạnh tranh về chất lượng, chọn nhà cung cấp là cạnh tranh về giá.

    Trước tiên nói về chọn hàng, bạn cần xác định số vốn đầu tư và khả năng quay vòng vốn của mình để biết nên nhập loại hàng nào. Nếu bạn không có nhiều tiền thì chọn các mặt hàng bình dân, giá rẻ nhưng thông dụng, lấy số lượng để bù chất lượng, lãi ít nhưng bán được nhiều. Còn nếu bạn có khả năng chi trả, hãy nhập cả mặt hàng chất lượng cao bên cạnh hàng bình dân, đặc biệt là hàng ngoại, hàng xách tay. Vì tâm lý người Việt thường chuộng dùng đồ ngoại, cho rằng như thế mới tốt, mới đẳng cấp.

    Còn nói về chọn nhà cung cấp, muốn mở cửa hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu: bán tạp hóa hơn thua nhau ở giá cả, có thể bán cùng một sản phẩm nhưng giá cả chênh lệch dù không nhiều vẫn hút khách đông hơn. Nếu bạn biết cách thương lượng các điều khoản với nhà cung cấp có thể sẽ được nhập hàng trước, tiền trả sau theo đợt, như vậy bạn không cần phải vốn nhiều, lẽ dĩ nhiên giá sản phẩm của bạn sẽ thấp hơn một chút so với đối thủ.

    Ngoài ra, một bí quyết nữa khi thỏa thuận với nhà cung ứng là biết cách “ôm” – trữ hàng trước đợt lên giá. Nhiều nhà cung cấp sẵn sàng nói trước cho bạn một khoảng thời gian ngắn trước khi mặt hàng nào đó tăng giá, nếu bạn dám liều ôm hàng về chắc chắn sẽ thu được lời cao sau này.

    4. Nên mở cửa hàng tạp hoá ở nông thôn hay thành thị
    Tuỳ thuộc vào số vốn bạn có thể đầu tư để đưa ra quyết định nên mở cửa hàng tạp hoá ở thành thị hay nông thôn.

    Nếu mở cửa hàng tạp hoá ở nông thôn việc tìm nguồn hàng rẻ là vấn đề khá là đau đầu đối với các chủ tiệm đang có ý định kinh doanh hàng tạp hóa. Mỗi nguồn hàng đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Theo kinh nghiệm của người kinh doanh cửa hàng tạp hoá, nguồn hàng giá rẻ thường xuất phát từ chính nhà sản xuất, bạn nên có chính sách làm việc trực tiếp với đầu mối cung cấp để có được nguồn hàng chất lượng mà giá cả phải chăng khi mở cửa hàng tạp hoá ở nông thôn nhé.

    Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa cần nhớ
    Dù bất cứ ngành nghề nào cũng đều có sự khó khăn. Để tiến tới thành công cần muôn vàn sự vất vả và rủi ro. Đối với cửa hàng tạp hóa thì dễ dàng hơn bởi nó có thể đáp ứng được nhu cầu của đại đa số cư dân, thích hợp với mọi nhà, mọi thành viên trong gia đình. Khi nơi nơi đều mở siêu thị và cửa hàng đại lý lớn thì việc mở cửa hàng tạp hóa nhỏ sẽ giúp bạn thuận lợi tóm gọn 1 lượng khách hàng lười không muốn đi siêu thị, ở xa siêu thị,…

    [​IMG]

    Luôn bổ sung hàng hóa kịp thời là kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa quý báu cần nhớ

    Đừng quá chú trọng vào việc đầu tư làm đẹp không gian cửa hàng hay sắm sửa máy lạnh,…bởi cửa hàng của bạn không phải siêu thị. Khách hàng sẽ không lượn lờ mua sắm cả tiếng đồng hồ nên không cần thiết đầu tư điều hòa (trừ khi bạn có điều kiện). Điều quan trọng nhất chính là sự đa dạng hàng hóa, giá bán hợp lý, lấy lãi nhỏ của số nhiều để tích lũy cho mình.

    Nên lưu ý tới các mặt hàng tạp hóa phổ biến mà ai cũng cần, những mặt hàng sử dụng hàng ngày và nhanh hết như đồ gia vị, bột giặt, dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng chẳng hạn,…Ngoài ra, hãy quan tâm đến dịch vụ khách hàng, đó là thái độ phục vụ chuyên nghiệp, niềm nở, thân thiện để tạo uy tín với khách. Hãy làm quen và tạo sự thân thiết với khách để họ có thể tới mua hàng thường xuyên.

    Quản lý cửa hàng tạp hóa thông minh
    Kinh doanh tạp hóa yêu cầu bạn phải có một trí nhớ tốt, một đầu óc thông minh, là một người nhanh nhẹn để có thể đáp ứng đúng các yêu cầu của khách hàng. Vì số lượng mặt hàng đa dạng, hàng hóa nhập xuất liên tục trong ngày nên bạn phải có một biện pháp quản lý, bài trí hàng hóa khoa học để khách dễ quan sát và tìm được sản phẩm nhanh hơn, nhớ giá chính xác từng mặt hàng, đề phòng kẻ cắp… Tuy nhiên, nếu không có những tố chất trên thì cũng đừng lo, một phần mềm quản lý bán hàng sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn.

    Phương pháp marketing thu hút khách hàng
    Để tìm ra giải pháp marketing hữu hiệu nhất khi mở cửa hàng tạp hóa, bạn chỉ cần trả lời câu hỏi: “Khách hàng nhớ tới bạn duy nhất điểm gì?” Marketing có một thuật ngữ mang tên Positioning (Định vị) – tiếp cận khách hàng đúng hướng nghĩa là bạn đã thành công biến mình thành duy nhất, không đối thủ nào so được với bạn. Chẳng hạn, muốn mua lúc nào cũng được và mua ở bất kỳ chỗ nào chính là đặc điểm nhận dạng của chuỗi cửa hàng 7-Eleven, còn khi nhắc tới chuỗi siêu thị Walmart, hẳn ai cũng tới vì giá rẻ,… Bạn cần định vị được đúng mục tiêu, để khi nói tới cửa hiệu của mình, khách hàng sẽ nghĩ ngay tới “dịch vụ chăm sóc tốt nhất”, “nhiều ưu đãi hấp dẫn”, “nhanh nhất”, “đầy đủ nhất”, “giá rẻ nhất”,…

    Cách giao tiếp với khách hàng cũng hết sức quan trọng vì mô hình tiệm tạp hóa nhỏ lẻ trong một khu dân cư sẽ chỉ sống được bằng lượng khách nhất định ở cộng đồng dân cư đó. Nó khác với những cửa hàng phục vụ khách qua đường, lượng khách không gói gọn trong một khu vực nhỏ. Vì thế, khi giao tiếp, phục vụ khách hàng, chủ tiệm hoặc người bán phải hết sức khéo léo, gần gũi để tạo mối liên hệ tốt.

    [​IMG]

    Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng tạp hóa

    Việc đặt tên cho cửa hàng tạp hóa cũng không được lơ là. Phải chọn được tên ngắn gọn, dễ gọi để khách nhớ lâu. Thông thường lấy theo tên của bạn, hoặc của người thân trong gia đình, hoặc đặc điểm riêng biệt của quán. Có những quán dù chẳng có biển hiệu tử tế vẫn được khách hàng yêu quý đặt cho những cái tên như quán Cây đa, quán ông Ba gầy,…

    Trưng bày
    Việc trưng bày tiệm tạp hóa cũng phải khoa học để việc tìm và lấy hàng được nhanh chóng, thuận tiện cho cả khách lẫn bạn. Như vậy chúng ta cần có các kệ để hàng. Hãy tận dụng các loại bàn ghế cũ, hoặc đóng kệ gỗ hay kệ sắt đều được, miễn sắp xếp hàng hóa gọn gàng là ổn.

    Bật mí: Cách trưng bày hàng tạp hóa đẹp và thu hút

    Việc trưng bày sản phẩm đẹp mắt không chỉ có tác dụng về phần nhìn mà còn giúp nâng cao doanh thu đáng kể cho cửa hiệu của bạn nữa đấy. Minh chứng thuyết phục nhất đó là tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị các kệ hàng luôn được sắp xếp ngăn nắp và đẹp mắt. Ví dụ: Nếu có mặt hàng nào đang có khuyến mại, hoặc bán chạy phải trưng bày ở nơi khách dễ nhìn thấy nhiều nhất, đặt cạnh ở những mặt hàng thường mua kèm nhau như kem đánh răng với bàn chải đánh răng.

    Xây dựng các chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết
    Việc tặng kèm thêm những món quà nhỏ như cây viết, cục gom cho các khách hàng nhí chắc chắn sẽ gây được thiện cảm cho các bậc phụ huynh mà giá trị khuyến mãi cũng không quá cao. Nhiều chủ tiệm tạp hóa cũng tìm cách giữ khách bằng việc giảm bớt thêm lãi để bán giá sản phẩm thấp hơn so với các cửa hàng tiện lợi.
    Còn với những khách hàng mua nhiều, bạn cũng có thể xây dựng thêm chương trình hỗ trợ giao hàng tận nhà với những khách hàng có hóa đơn hàng lớn.

    Lựa chọn mở hàng ở những thị trường dễ cạnh tranh
    Thị trường của các cửa hàng tiện lợi mới chỉ dừng lại ở những khu vực thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nên nếu bạn vẫn có mong muốn được mở một cửa hàng tạp hóa thì hãy đầu tư về những khu vực nông thôn để tránh phải cạnh tranh với những thương hiệu lớn.

    Tạp hóa giao hàng tận nơi
    Hiện nay, việc mua hàng qua mạng đã không còn xa lạ với người tiêu dùng. Vậy sao bạn không tận dụng kênh bán hàng online để không chỉ mở rộng thêm tệp khách hàng mà còn giúp hình ảnh cửa hàng được quảng bá rộng rãi tới người tiêu dùng. Xây dựng một website chuyên nghiệp để update sản phẩm chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả bán hàng mà bạn không thể ngờ tới.

    Cẩn thận kẻ gian lừa đào
    Cân lưu ý để tránh bị gặp gian lận khi mới mở cửa hàng: Cần cẩn thận với những kẻ gian giả danh tiếp thị bán hàng giả, hàng nhái, bán hàng kém chất lượng. Thông thường để đối phó với những người tiếp thị đến mời nhập hàng cho cửa hàng tạp hóa, chủ hàng nên yêu cầu để lại hàng mẫu để kiểm tra sau đó mới quyết định nên lấy hàng hay không. Nếu không biết chắc về mặt hàng vừa được giới thiệu, hãy nhờ sự tư vấn của những người có kinh nghiệm hoặc người thân rồi hãy quyết định.

    Ngoài gian lận về việc bán hàng, những người mới mở cửa hàng tạp hóa cũng cần lưu ý cẩn trọng tránh nhầm lẫn về tiền bạc. Tránh nhầm khi trả tiền cho khách, cẩn trọng để tránh kẻ gian mất tiền. Bạn có thể mua một cái túi nhỏ gọn, có ngăn kéo chia các loại tiền hoặc có quầy thu ngân riêng. Với những số tiền lớn, cần trả tiền hàng thì nên để cẩn thận tránh mất mát đáng tiếc. Một vài mẹo cho các chủ của hàng là khi trả tiền cho khách, đếm đủ rồi đặt xuống và kiểm lại lần 2 trước khi đưa. Nên học hỏi các kinh nghiệm ở các cửa hàng về các pha khách giả vờ mua hàng lấy điện thoại, trộm hàng, trộm ví… Để tránh các rủi ro khi kinh doanh của hàng tạp hóa, chủ cửa hàng cũng phải quản lý chặt chẽ, sử dụng phần mềm, có người thu ngân tin cậy, người bán hàng nhanh nhẹn và trung thực.

    Trên đây là một số kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành phố mà chúng tôi đã tổng hợp được, hi vọng với những gợi ý này việc kinh doanh của bạn sẽ nhanh chóng phát triển trong thời gian tới.
     

Chia sẻ trang này