Thông tin: Một Số Bệnh Trẻ Dễ Mắc Phải Vào Mùa Thu

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi thienthannho090390, 12/10/2016.

By thienthannho090390 on 12/10/2016 lúc 12:08 PM
  1. thienthannho090390

    thienthannho090390 _Meomeo Híhí_

    Tham gia:
    9/6/2012
    Bài viết:
    2,723
    Đã được thích:
    554
    Điểm thành tích:
    823
    Mùa thu thời tiết khá mát mẻ và dễ chịu nhưng cũng chính là mùa mà trẻ em hay mắc phải một số bệnh truyền nhiễm.

    Hy vọng bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ 1 số thông tin bổ ích để có hướng phòng và xử lý khi trẻ bị bệnh.

    [​IMG]

    1. Các bệnh về đường hô hấp

    Các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em hay mắc phải là viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản... Với các biểu hiện như: sốt cao, đau họng, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó thở, khô họng, sưng họng, người mệt mỏi...

    Để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp cha mẹ nên giữ ấm cho bé nhất là phần cổ, ngực, lòng bàn tay, bàn chân. Trước khi đi ngủ cha mẹ có thể xức cho con ít dầu chàm vào lòng bàn tay, bàn chân và phẩn ngực của bé.

    Cho bé uống nước ấm, không ăn các loại đồ ăn lạnh.

    Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng như các loại vitamin và khoáng chất.

    Tốt nhất tránh cho bé tiếp xúc với nguồn bệnh và những người bị bệnh.

    2. Sốt phát ban

    Trẻ bị sốt phát ban biểu hiện ban đầu là bé bị sốt cao thường trên 39 độ C, sốt kéo dài từ 3 đến khoảng 1 tuần. Sau khi sốt cơ thể sẽ nổi các ban đỏ. Ngoài ra khi bị sốt phát ban có thể đi kèm với 1 số triệu chứng khác như tiêu chảy, kém ăn, ngươi mệt mỏi...

    Khi trẻ bị sốt phát ban cần cho trẻ uống nhiều nước, tăng cường các loại nước ép trái cây để bổ sung vitamin.

    Cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.

    Cách ly bé để tránh lây bệnh.

    Không kiêng nước, kiêng gió, trùm kín người để tránh việc bé khó hạ sốt cũng như vệ sinh không sạch sẽ sẽ làm bé khó chịu.

    3. Đau mắt đỏ

    Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan và lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, đồ dùng cá nhân...
    Biểu hiện của bệnh là mắt bị ngứa, chói mắt, đau nhức, mắt bị chảy ngèn và sưng đỏ.

    Cách phòng bệnh tốt nhất là vệ sinh mắt bằng cách nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày, giữ tay và môi trường xung quanh sạch sẽ.

    Khi trẻ bị bệnh hạn chế tiếp xúc với nhiều người để tránh bệnh lây lan.

    Không tự ý đắp các loại lá hoặc mua thuốc nhỏ mắt tự nhỏ mà cần đưa trẻ tới viện hoặc các cơ sở ý tế để được khám và điều trị

    4. Bệnh tiêu chảy

    Khi trẻ bị tiêu chảy việc đầu tiên cần làm là ngăn ngừa việc cơ thể bị mất nước, bởi mất nước nếu không được bổ sung kịp thời sẽ dẫn tới tử vong. Với các bé còn bú mẹ cần tăng cường cữ bú cho bé. Với các bé lớn hơn cần cho bé uống bổ sung dung dịch điện giải Ozesol.

    Biểu hiện của tiêu chảy là tiêu chảy là bé đi tiêu tiểu nhiều lần trong ngày chủ yếu dạng lỏng với tần suất trên 3 lần/ngày và có thể đi kèm các triệu chứng như sốt, nôn ói, bụng ọc ạch khó chịu...

    Để phòng ngừa tiêu chảy cho bé mẹ nên cho bé uống vacxin ngừa tiêu chảy rotavirut và các loại vacxin trong tiêm chủng mở rộng.

    Đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt.

    Khi trẻ bị tiêu chảy cần bổ sung dung dịch Ozesol, cho bé ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, có thể chia nhỏ làm nhiều bữa ăn và nhanh chóng đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

    5. Bệnh sốt xuất huyết

    Biểu hiện ban đâu của sốt xuất huyết là bé bị sốt cao, liên tục, xuất hiện các nốt chấm đỏ trên da, bé có thể bị nôn ói, chảy máu cam, đi ngoài ra máu và có biểu hiện lừ đừ...

    Để phòng bệnh sốt xuất huyết cần giữ môi trường ở và sinh hoạt sạch sẽ, tránh tạo không gian cho muỗi hoạt động và phát triển...

    Khi trẻ bị bệnh cần cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước trái cây. Ăn các đồ ăn dễ tiêu như cháo, súp.

    Cho bé uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38.5 độ và cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở khám chưa bệnh để có phác đồ điều trị hợp lý.

    Lưu ý là khi trẻ có các biểu hiện bị bệnh cha mẹ cần theo dõi sát sao để có hướng xử lý nhanh và kịp thời.

    Mẹ không nên tự ý làm bác sĩ bằng cách mua thuốc điều trị cho con khi chưa có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ có chuyên môn.

    Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thienthannho090390
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi thienthannho090390, 12/10/2016.

Chia sẻ trang này