Thông tin: Người Do Thái Dạy Con Về Tiền Từ Khi Lên 3

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi webmaster, 26/10/2016.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Xã hội hiện đại đòi hỏi một người muốn thành công cần các loại kỹ năng sinh tồn như kỹ năng quản lý tài sản, kỹ năng vượt khó, kỹ năng quản lý…Theo người Do Thái, nguyên tắc có làm có hưởng sẽ rèn luyện kỹ năng sinh tồn của trẻ, nhất là kỹ năng quản lý tài sản, trước giờ họ không coi kiếm tiền là một nhu cầu phải đợi đến độ tuổi nhất định mới bắt đầu vun bồi. Giống như quan niệm "dạy con từ thủa còn thơ", họ luôn cho rằng "quản lý tài sản từ nhỏ" mới là phương pháp giáo dục tốt nhất.

    Từ 3 tuổi trẻ em đã được dạy về tiền

    Thực tế người Do Thái không chỉ để lại của cải vật chất, mà còn truyền lại tố chất và kỹ năng tạo ra của cải cho con cháu mình, những thứ đó còn giá trị hơn tiền bạc. Và thứ giá trị ấy không đến từ sự kế thừa mà đến từ phương pháp giáo dục, cụ thể là những kỹ năng quản lý tài sản từ thủa nhỏ được người Do Thái nắm bắt và vận dụng.

    Họ bắt đầu triển khai các bài học quản lý tài sản gia đình từ khi trẻ ba hoặc bốn tuổi, đó dường nhưu đã thành thông lệ của cả dân tộc.

    3 tuổi: Phân biệt tiền giấy và tiền kim loại, nhận biết mệnh giá.

    4 tuổi: Biết không thể mua hết các mặt hàng, vì thế cần phải lựa chọn.

    5 tuổi: Hiểu rõ tiền là thù lao lao động, nên phải chi tiêu hợp lý.

    6 tuổi: Có thể đếm được những số tiền lớn, bắt đầu học tích lũy tiền, bồi dưỡng ý thức quản lý tài sản.

    7 tuổi: So sánh lượng tiền của mình với giá cả hàng hóa, xác nhận bản thân có khả năng mua hàng hay không.

    8 tuổi: Biết mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, nghĩ cách kiếm tiền tiêu vặt.

    9 tuổi: Lập kế hoạch chi tiêu, biết mặc cả giá với cửa hàng, biết giao dịch mua bán.

    10 tuổi: Biết tiết kiệm tiền trong sinh hoạt thường ngày để sử dụng vào những khoản chi lớn hơn như mua giày trượt băng, ván trượt

    11 tuổi: Học cách nhận biết quảng cáo và có quan niệm về giảm giá và ưu đãi.

    12 tuổi: Biết quý trọng đồng tiền, biết tiền không dễ kiếm được, có quan niệm tiết kiệm.

    Từ 12 tuổi trở lên: Hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động quản lý tài sản cùng với những người trưởng thành trong xã hội.

    Khi con cái bước vào năm cuối cấp 1, phụ huynh Do Thái sẽ mở cho chúng một tài khoản ngân hàng độc lập, gửi vào đó một khoản tiền, con số có thể coi là tiền lương một tháng cha mẹ thanh toán cho trẻ. Họ sốt sắng mở tài khoản cho con không phải để con thả sức tiêu tiền, cũng không phải họ quá nuông chiều con hay đỡ phải phát tiền một lần cho con, mà mục tiêu lớn hơn là quản lý tài sản.

    Mỗi khi con cái sử dụng tiền không thỏa đáng, phụ huynh sẽ không dễ dàng bỏ qua cho chúng. Họ giải thích cho trẻ hiểu, nếu sắp tới con muốn có được thứ giá trị hơn, thì bắt buộc lúc này con chỉ được mua một vài thứ ít tiền. Có như vậy, trẻ mới có thể biết được hậu quả nghiêm trọng của việc chi tiêu qua đà, biết chịu trách nhiệm trước hành động chi tiêu của mình.

    Cho con biết ‘mùi tiền’ sớm đúng hay sai?

    [​IMG]

    Rất nhiều phụ huynh Việt Nam lo con tiêu tiền lung tung nên tước đợt cơ hội cầm tiền của con. Ví dụ, con cần mua thứ gì đều phải xin bố mẹ, ngay cả tiền mừng tuổi phụ huynh cũng giữ hết. Phụ huynh Do Thái cho rằng, cách làm tai hại như vậy sẽ khiến trẻ có thói quan xin tiền cha mẹ, đến khi có tiền chúng sẽ mau chóng tiêu hết sạch, thiếu ý thức lập kế hoạch chi tiêu.

    Sáng suốt hơn, các gia đình Do Thái còn cho thanh thiếu niên bắt chước cha mẹ quản lý tài khoản ngân hàng để giúp con em mình có sự chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống tương lai. Khi con cái được khoảng 12 tuổi, phụ huynh thường mở sổ tay chi tiêu, thông báo cho các thành viên tình hình chi tiêu trong gia đình, giúp con cái hiểu chúng cần phải quản lý tài chính gia đình như thế nào.

    Ngoài việc dạy con sử dụng tiền một cách khoa học từ 8,9 tuổi, phụ huynh Do Thái còn khuyến khích con lao động kiếm tiền tiêu vặt như làm việc nhà, giúp việc tại cửa hàng tạp hóa, dọn vệ sinh, kinh doanh,… Bạn có thể biết đến nhiều vị tỷ phú Do Thái như George Soros, Warren Buffett. Họ thành công cũng một phần do được thừa hưởng kỹ năng quản lý tài sản ngay từ thủa nhỏ.

    Nhưng có thể bạn sẽ phản đối vì cho rằng nên cho con ít va chạm với đồng tiền thì tốt hơn, tiêu tiền, kiếm tiền là chuyện sau này đi làm. Đúng là dạy con không coi trọng tiền bạc là một phẩm chất đạo đức tốt, nhưng phẩm chất này cũng không hề mâu thuẫn với việc bồi dưỡng kỹ năng quản lý tài sản. Người Do Thái hiểu rõ, kiếm tiền tức là phản đối làm nô lệ của đồng tiền. Tuy nhiên thứ họ muốn dành cho thế hệ sau của mình chính là trí tuệ tài chính, thứ sẽ giúp đứa trẻ sống độc lập.

    Phương pháp giáo dục quản lý tài sản của người Do Thái tóm lại chia thành 5 giai đoạn:

    Giai đoạn 1: Nhận biết tiền

    Khi còn đang bi bô tập nói, các bậc cha mẹ Do Thái sẽ dạy chúng phân biệt tiền xu, tiền giấy, hiểu tiền có thể mua bất cứ thứ gì chúng muốn, tiền ở đâu mà có. Sau khái niệm và hứng thú sơ bộ với tiền bạc, họ đi sâu vào quản lý tài sản dùng tiền đổi vật.

    Giai đoạn 2: Kỹ năng cầm tiền

    Họ đặt ra các quy tắc khi cho con tiêu tiền, buộc chúng phải chịu trách nhiệm trước các hoạt động tiêu xài không hợp lý của mình. Từ đó giúp trẻ biết liệu cơm gắp mắm ngay từ nhỏ, biết cân nhắc đến các khoản chi tiêu sắp tới và kế hoạch chi tiêu lâu dài.

    Giai đoạn 3: Kỹ năng kiếm tiền

    Bên cạnh đề cao tiết kiệm chi tiêu, người Do Thái cũng dạy con tăng thu nhập cũng quan trọng không kém. Họ dạy con hiểu những quy tắc kiếm tiền, quay vòng vốn, hiểu những đạo lý đơn giản về báo đáp và thù lao qua ví dụ thực tế trong lao động.

    Giai đoạn 4: Tri thức quản lý tài sản

    Sau khi dạy con chi tiêu hợp lý, kiếm tiền hiệu quả, phụ huynh có thể cho con biết những tri thức quản lý tài sản cơ bản, hướng dẫn chúng thực hiện một vài cuộc đầu tư nhỏ.

    Giai đoạn 5: Châm ngôn quản lý tài sản

    Người Do Thái bồi dưỡng kỹ năng quản lý tài sản cho con không nhắm mục đích biến trẻ thành cái máy kiếm tiền hay thần giữ của. Ngược lại họ coi giáo dục quản lý tài sản cũng là một cách giáo dục đạo đức hay giáo dục nhân cách. Mục đích để trẻ hiểu luân lý lao động, biết đầu tư và quản lý tài sản, không chỉ đơn thuần truyền bá tri thức, rèn kỹ năng sinh tồn mà ý nghĩa sâu xa là giúp con trẻ trang bị những hiểu biết cần thiết và giá trị đúng đắn của cuộc đời.

    Thảo Nguyên
    Theo Trí Thức Trẻ
    Nguồn: Cafebiz
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


  2. nguoikhiemthi

    nguoikhiemthi

    Tham gia:
    18/5/2013
    Bài viết:
    29,327
    Đã được thích:
    7,454
    Điểm thành tích:
    3,063
    hihi... có vẻ như vụ nuôi con em rất thành công...kaka... Em ngâm cứu cho những năm tiếp theo...hihi...
     
  3. nguoikhiemthi

    nguoikhiemthi

    Tham gia:
    18/5/2013
    Bài viết:
    29,327
    Đã được thích:
    7,454
    Điểm thành tích:
    3,063
    ôi quên... @thuy84, con trai vụ này thế nào đấy...
     
    thuy84 thích bài này.
  4. boconganh22889

    boconganh22889 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    30/8/2016
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    18
    Những kiến thức hay. Oánh dấu để ngâm cứu.
     
  5. thuy84

    thuy84

    Tham gia:
    27/5/2009
    Bài viết:
    11,979
    Đã được thích:
    2,759
    Điểm thành tích:
    913
    Hihi tớ cũng đã rèn cu cậu đi siêu thị không thể đòi tất cả những gì cu cậu muốn mà phải có sự lựa chọn vì ngân sách của mẹ có hạn. Vậy là cu cậu đứng suy nghĩ một lúc rồi chọn thứ cu cậu muốn hơn rồi tự mang ra quầy thu ngân để tính tiền :p
    Sau này cu cậu lớn hơn tí nữa sẽ được "trả công". À có khi bắt đầu từ bây giờ có thể áp dụng được rồi, hihi, cu cậu hơn 3 tuổi rồi mà :D
     
    nguoikhiemthi thích bài này.
  6. nguoikhiemthi

    nguoikhiemthi

    Tham gia:
    18/5/2013
    Bài viết:
    29,327
    Đã được thích:
    7,454
    Điểm thành tích:
    3,063
    có vẻ thằng nhóc rất ngoan đấy chứ nhỉ? có khi còn ngoan hơn giống nhà tôi... hihi..
     
    thuy84 thích bài này.
  7. thuy84

    thuy84

    Tham gia:
    27/5/2009
    Bài viết:
    11,979
    Đã được thích:
    2,759
    Điểm thành tích:
    913
    Hihi "bướng" lắm nàng ạ, nhiều lúc cũng phải "tét đít" đó, nhưng rồi lại phải xoa dịu và giải thích. Hihi lúc ngoan thì ngoan cực, nhưng lúc bướng thì tớ cũng "điên" lắm :p
     
    nguoikhiemthi thích bài này.
  8. haminh_1303

    haminh_1303 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    14/12/2014
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    hay nhỉ hihi
     
  9. thanhhhoa2605

    thanhhhoa2605

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    11,650
    Đã được thích:
    1,814
    Điểm thành tích:
    863
    cái này hay nhỉ mình chưa cho con tiếp xúc với tiền
     
  10. nghiatv

    nghiatv Thành viên mới

    Tham gia:
    12/10/2016
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    hay quá!
     
  11. thaovy1

    thaovy1 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    27/5/2016
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    48
    Điểm thành tích:
    28
    người do thái thì vậy còn việt nam mình mà tiếp xúc với tiền sớm và biết tiêu tiền sớm thì bảo như thế là không tốt
     
  12. sung nếp quê

    sung nếp quê Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/8/2016
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    76
    Điểm thành tích:
    28
    Mình cũng áp dụng được một chút cho con, bây giờ học lớp 7 rồi. Có đôi lúc bố nhờ đi mua thẻ điện thoại, con vào siêu thị mua rẻ hơn được vài nghìn thay vì mua ở cửa hàng tạp hóa và xin làm tiền tiêu vặt. Ở trên lớp bạn nào lười chép bài, sợ cô kiểm tra vở con đề xuất chép thuê. Bạn nào thích mẫu vở giống của con thì anh chàng đề xuất bán lại...
     
  13. ctyhoangvuphong

    ctyhoangvuphong Thành viên tập sự

    Tham gia:
    4/11/2016
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    theo mình trước tiên vẫn dạy đạo đức! truyền thống...vẫn là tốt và hữu hiệu
     
  14. Yến Sào Khánh Hòa tại HCM

    Yến Sào Khánh Hòa tại HCM Thành viên mới

    Tham gia:
    30/10/2016
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    dạy con biết đến tiền từ sớm sẽ tốt hơn là biết trễ(theo quan điểm của mình) và con mình cũng được mình giới thiệu về tiền và công dụng của tiền từ khi bé 2,5 tuổi.
     
  15. heoxinh_mommy

    heoxinh_mommy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/10/2016
    Bài viết:
    358
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Vì thế họ mới là quốc gia kbh bị khủng hoảng kinh tế vì những trí óc siêu phàm (y)
     
  16. gaubongmauxam

    gaubongmauxam Thành viên tích cực

    Tham gia:
    2/12/2016
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    91
    Điểm thành tích:
    28
    dayj con ý thức về tiền con sẽ biết thương bố mẹ
     
  17. hoahuongduong6666

    hoahuongduong6666 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    2/12/2016
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    96
    Điểm thành tích:
    28
    hihi hay thật
     
  18. In Ha Phat

    In Ha Phat Thành viên chính thức

    Tham gia:
    19/8/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    hay!
    mai ve lam luon
     

Chia sẻ trang này