Thông tin: Kinh Nghiệm Viết Sơ Yếu Lý Lịch

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi hoaithupr, 23/11/2016.

Tags:
  1. hoaithupr

    hoaithupr Thành viên mới

    Tham gia:
    3/11/2016
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Sơ yếu lý lịch là một phần không thể thiếu khi bạn chuẩn bị hồ sơ xin việc. Đôi khi bạn có thể lầm tưởng mẫu sơ yếu lý lịch với CV xin việc, nhưng thực chất sơ yếu mang tính bao quát và tóm lược hơn.

    Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch

    Để tránh mất thời gian ngồi nghĩ, với lại đầu óc ngay một lúc mà phải điền nhiều thông tin dễ gây ra tình trạng “nhớ nhớ quên quên”, mình gợi ý là trước khi bắt tay vào viết sơ yếu lý lịch thì các bạn chuẩn bị sẵn trước mặt những loại giấy tờ như sau: hộ khẩu, chứng minh thư (của bạn và của bố mẹ đẻ, chồng/vợ, giấy khai sinh của con đẻ nếu có), thẻ đảng viên/đoàn viên, bằng tốt nghiệp và các chứng chỉ nếu có.

    Sau đó viết đến đoạn nào thì bạn chỉ việc lấy giấy tờ liên quan đến đoạn đó rồi chép lại là xong. Còn với những bạn nào đi học xa không mang theo các loại như hộ khẩu, thẻ đoàn, bằng tốt nghiệp… thì tốt nhất là hãy chụp ảnh tất cả các loại giấy tờ này lại rồi lưu trong smartphone của mình, lúc nào cần lấy ảnh ra chép lại, đỡ mất công gọi điện nhờ “trợ giúp người thân”.

    Bắt đầu viết, mình sẽ hướng dẫn từ trên xuống dưới nhé:

    • Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, nguyên quán, hộ khẩu thường trú: bạn tìm trong hộ khẩu hoặc chứng minh thư rồi ghi lại ý nguyên như vậy.
    • Chỗ ở hiện nay: nếu bạn đang tạm trú thì ghi vào giống trong giấy tạm trú, còn vẫn ở theo hộ khẩu thường trú thì ghi theo hộ khẩu.
    • Dân tộc: đa số là dân tộc Kinh, còn nếu là dân tộc khác thì ghi rõ (Mường, Tày, Nùng…)
    • Xuất thân từ gia đình: bạn có thể ghi là nông dân, công chức, viên chức, tiểu thương…
    • Trình độ chuyên môn: bạn ghi trình độ cao nhất nhé, ví dụ như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ…
    • Trình độ lý luận chính trị: trung cấp…
    • Quan hệ gia đình: phần này lưu ý là chỉ cần khai bố mẹ đẻ, anh chị em ruột trong gia đình, chồng/vợ và con đẻ. Không cần khai cả bố mẹ chồng/vợ hoặc anh chị em chồng/vợ đâu. Thông tin thì bạn lấy từ chứng minh thư của người thân hoặc hộ khẩu của gia đình để điền vào nhé.
    • Quá trình đào tạo công tác ghi theo thực tế.
    Nếu là cán bộ công chức thì bạn cần sử dụng sơ yếu lý lịch mẫu 2c của Bộ Nội Vụ quy định.

    Mẫu sơ yếu lý lịch 2C của Bộ Nội vụ gồm các nội dung chính như sau:

    • Ảnh 4x6cm
    • Thông tin cơ bản về cán bộ công chức: họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, hộ khẩu thường trú, chức vụ, cấp bậc, trình độ, chuyên môn, danh hiệu, khen thưởng….
    • Quá trình đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính chị, tin học, ngoại ngữ (khai cụ thể)
    • Tóm tắt quá trình công tác (gồm ngày tháng năm công tác, chức danh, chức vụ, đơn vị công tác)
    • Đặc điểm lịch sử bản thân
    • Quan hệ gia đình
    • Diễn biến quá trình lương: Mã ngạch/bậc; Hệ số lương
    • Nhận xét, đánh giá của cơ quan đơn vị quản lý và sử dụng cán bộ công chức
    Chúc các mẹ suôn sẻ mọi việc.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hoaithupr
    Đang tải...


  2. 360 Độ New Skin

    360 Độ New Skin Thành viên mới

    Tham gia:
    7/11/2016
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    Nói thật là những điều cần viết trong sơ yếu lí lịch mới đầu nghe thì có vẻ đơn giản nhưng mà sau khi bắt đầu viết thì mới thấy lúng túng nhiều chô. Như em toàn phải đi hỏi thêm thôi ấy
     
  3. nguoikhiemthi

    nguoikhiemthi

    Tham gia:
    18/5/2013
    Bài viết:
    29,327
    Đã được thích:
    7,454
    Điểm thành tích:
    3,063
    uhm....cái này cần cho bạn nào lúc đi xin việc...
     
  4. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Không nên viết đơn xin việc theo mẫu vớ vẩn này. Thực ra người tuyển dụng trừ những nơi tệ hại nhất dùng lý lịch từ đời ông đời cha để phân loại người ta, còn các nơi làm ăn tử tế sẽ không cần quan tâm đến những thứ vớ vẩn như trước năm 1945 làm gì ở đâu.

    Vậy đừng làm theo những mẫu tầm thường mà nên viết theo cách thức khác lạ để hấp dẫn những người có đầu óc cởi mở không chấp nhặt những thứ quá khứ đời ông cha người ta.
     
    nguoikhiemthi thích bài này.
  5. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Một lý lịch tốt là lý lịch cho biết rõ quá trình học tập và làm việc và kinh nghiệm.

    Có tên các nơi làm việc cũ, thành tích đạt được, kinh nghiệm thất bại, và tốt nhất có danh sách những người để người tuyển dụng có thể gọi điện liên lạc để kiểm tra tính xác thực của thông tin mà chúng ta mô tả trong bản lý lịch.
     
    nguoikhiemthi thích bài này.
  6. nguoikhiemthi

    nguoikhiemthi

    Tham gia:
    18/5/2013
    Bài viết:
    29,327
    Đã được thích:
    7,454
    Điểm thành tích:
    3,063
    đâu có đâu anh, lý lich từ thời tụi em cũng ko cần khai đời ông bà và năm 45 đâu....thậm chí phần kê bố mẹ cũng chỉ cần kê khai công việc thôi à....còn cũng chủ yếu kê khai bản thân là chính,...
     

Chia sẻ trang này