3 Bí Mật Dạy Con Ngoan Thời Nay

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Nguyễn Cao Kỳ Ghê, 29/12/2016.

  1. Nguyễn Cao Kỳ Ghê

    Nguyễn Cao Kỳ Ghê Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2016
    Bài viết:
    1,232
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    48
    Phương pháo giáo dục con của bậc phụ huynh thời đại mới
    "Con muốn ăn bánh. Con muốn ăn bánh" cho dù chúng ta nghe thấy lời này từ con mình hay con người khác thì kèm theo đó thường là những tiếng gào thét có thể vang vọng khắp siêu thị hay cửa hàng tạp hóa. Khi trẻ bước vào tuổi teen thì những âm thanh này sẽ chuyển thành "Con muốn quần áo mới. Con muốn một chiếc ô tô...". Bố mẹ sẽ làm gì? Làm thế nào chúng ta dập tắt được những cuộc chiến này và làm cho cuộc sống của mình hòa bình hơn một chút? Tham khảo 3 bí mật nuôi dạy con để có cái nhìn tốt nhất.

    Người Trung Quốc cổ có câu: "Bố mẹ nương tay dễ bị con cái lấn lướt". Rõ ràng, một số "khuôn khổ" cho trẻ là cần thiết để giữ hòa bình và hạn chế sự hỗn loạn.

    [​IMG]

    1. Nhất quán

    Triết lý đằng sau kỹ thuật nhất quán là chúng ta không muốn châm ngòi cho những cuộc tranh cãi và cuộc chiến với con cái mình. Kỹ thuật này cực kỳ hiệu quả miễn là bạn kiên định với nó và nhớ sử dụng bất cứ khi nào có thể. Kỹ thuật này nên sử dụng tốt nhất khi một đứa trẻ mè nheo, gào thét hay nằn nì. Nó có thể được sử dụng để dập tắt hầu hết các hành vi không tích cực. Kỹ thuật này có thể hiệu quả với trẻ nhỏ, trẻ lớn, thậm chí cả các em tuổi teen.

    Thực hiện nó như thế nào? Bố mẹ đáp lại hành vi tiêu cực của trẻ với một thông báo đơn giản và bình tĩnh. Khi trẻ tiếp tục hành vi đó, bố mẹ nhắc lại câu thông báo chính xác với ngữ điệu đều đều. Bố mẹ phải giữ được sự bình tĩnh và kiên định.

    Ví dụ:

    Trước khi thực hiện kỹ thuật nhất quán:

    Con: Con muốn kẹo! (gào lên)

    Bố mẹ: Không, chúng ta đi thôi.

    Con: Nhưng con muốn kẹo (khóc)

    Bố mẹ: Thôi nào, không kẹo kiếc gì. Đặt nó xuống. (mức độ cáu tăng lên)

    Con: Con muốn kẹo, con muốn kẹo!

    Bố mẹ: Chúng ta cần về nhà ngay bây giờ. Nào, đi thôi.

    Con: Nhưng con muốn kẹo này cơ. (giậm chân xuống đất)

    Bố mẹ: Được rồi, được rồi, mẹ sẽ mua. (rất khó chịu)

    Khi thực hiện kỹ thuật kiên quyết:

    Con: Con muốn kẹo!

    Bố mẹ: Hôm nay không mua kẹo. (giọng bình tĩnh)

    Con: Nhưng con muốn kẹo!

    Bố mẹ: Hôm nay không mua kẹo. (vẫn điềm tĩnh)

    Con: Con muốn kẹo! Con muốn kẹo cơ!

    Bố mẹ: Hôm nay không mua kẹo. (vẫn điềm tĩnh)

    Và cuối cùng, trẻ phải từ bỏ. Qua thời gian, kỹ thuật này sẽ ngày càng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

    Kỹ thuật nhất quán hiệu quả vì trẻ sẽ chán nản và học được rằng rên rỉ và mè nheo không giúp chúng có được điều mình muốn.

    2. Là người quyết định

    Khi đối phó với tình huống khó, chúng ta phải duy trì sự kiên quyết trong vai trò làm cha mẹ của mình. Cuộc chiến bố mẹ-con có thể cực kỳ dễ tổn thương. Vì thế không có gì khó hiểu vì sao chúng ta dễ dàng đầu hàng. Liệu chúng ta sẽ thốt lên bằng lời rằng mình bỏ cuộc hay chỉ để ý nghĩa đó tồn tại trong đầu và bọn trẻ có thể nhận ra? Con cái hiểu bố mẹ và có thể đọc được ta nghĩ gì. Trẻ sẽ có cách để biết liệu chúng sẽ thắng hay thua trong cuộc chiến với cha mẹ.

    Phương pháp giáo dục con cần với quyết tâm, chúng ta sẽ có thêm sức mạnh để dập tắt các hành vi tiêu cực. Nó không đòi hỏi phải cằn nhằn hay la mắng nhưng nó huy động sức mạnh nội lực - khi bố mẹ là người có quyền trong các tình huống. Một tình trạng khá phổ biến là bố mẹ lo lắng hay căng thẳng về việc tranh giành quyền quyết định với con cái. Nhưng bằng sự quyết tâm trong lòng chúng ta có thể ngăn chặn điều đó.

    3. Tập trung vào mặt tích cực và phớt lờ sự tiêu cực. 1 trong 3 bí mật nuôi dạy con cần chú ý nhất

    Chỉ cần đến siêu thị gần nhà bạn có thể thấy những ví dụ về việc bố mẹ thưởng cho sự la hét của con bằng những hình thức chú ý. Thường thứ trẻ muốn nhất chỉ là thu hút được sự chú ý của bố mẹ. Bao nhiêu tiếng khóc là thật sự và bao nhiêu chỉ là giả vờ?

    Một thống kê cho thấy chỉ có 75% bà mẹ và khoảng 50% các ông bố ôm con tuổi đến trường hằng ngày. Điều đó không có gì ngạc nhiên khi trẻ quyết định phải hành động ra ngoài khuôn khổ để lôi kéo sự chú ý của bố mẹ mình. Bằng cách tập trung chú ý đến con khi chúng cư xử tốt. Bạn sẽ giảm được việc chúng cảm thấy cần phải "làm gì đó" để chúng ta phải chạy tới và nói chuyện với con. Tập trung vào con khi chúng tốt. Và ít chú ý khi chúng bộc lộ quá khích sẽ giảm các hành vi thể hiện khao khát như mè nheo.

    Bằng cách sử dụng 3 bí mật nuôi dạy con trong cuộc sống hằng ngày. Bạn sẽ bắt đầu thấy nhiều hành vi tích cực và ít hành vi tiêu cực hơn ở trẻ. Hãy duy trì tính nhất quyết với 3 bí quyết trên và đừng bỏ cuộc.

    Nguồn: Sưu tầm Trích từ trang web Kendotoy
     

    Attached Files:


    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Nguyễn Cao Kỳ Ghê
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

    Sửa lần cuối: 7/10/2017
  2. mebebong_act

    mebebong_act Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    28/12/2016
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    86
    Điểm thành tích:
    28
    Nhiều lúc không đủ kiên nhẫn để nói con. Mà cũng k hiểu nổi suy nghĩ của trẻ con bây giờ.
     
    Nguyễn Cao Kỳ Ghê thích bài này.
  3. Nguyễn Cao Kỳ Ghê

    Nguyễn Cao Kỳ Ghê Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2016
    Bài viết:
    1,232
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    48
    Bây giờ con cái dễ bị hư hơn ngày trước nhiều. THời xưa nhà nào cũng 8, 10 đứa con. Đứa lớn trông đứa bé, bố mẹ đâu có kèm cặp con bây giờ. Bị mắng vốn thì lôi con về đánh cho một trận nhừ tử. xong ùi nó sợ đòn hết phá... Càng văn minh, càng dễ tiếp thu thông tin. lại càng cực hơn
     
    mebebong_act thích bài này.
  4. mebebong_act

    mebebong_act Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    28/12/2016
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    86
    Điểm thành tích:
    28
    Đúng đó bạn, bây h quát với đánh con có sợ đâu, toàn trả trê lại thôi
     
  5. Nguyễn Cao Kỳ Ghê

    Nguyễn Cao Kỳ Ghê Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2016
    Bài viết:
    1,232
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    48
    Hi, dạ. Công nhận con nít bây giờ sao chúng khôn sớm thế nhỉ. Gioi nịnh nọt lấy lòng, rồi khéo léo hơn mình hùi xưa nhiều. Đôi lúc e phải giật mình vi những ứng xử và câu nói của chúng đấy
     
    mebebong_act thích bài này.
  6. 87mebin

    87mebin Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    9/1/2014
    Bài viết:
    1,039
    Đã được thích:
    218
    Điểm thành tích:
    153
    Dạ thưa: có những việc, những tình huống có thể bình tĩnh được, nhưng có nhưng việc không thể bình tĩnh đc đâu ạ :(
     
  7. Nguyễn Cao Kỳ Ghê

    Nguyễn Cao Kỳ Ghê Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2016
    Bài viết:
    1,232
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    48
    Dạ, đúng rồi ạ. Em nhiều khi kiềm chế k dc cũng phải đánh thôi. Nhưng thời nay con chán lắm ạ. Đánh nó xong giận lẫy luôn. Nói không nghe nữa, phải người khác nói mới nghe lời.
     
  8. Nguyễn Cao Kỳ Ghê

    Nguyễn Cao Kỳ Ghê Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2016
    Bài viết:
    1,232
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    48
    Bạn muốn tham khảo thêm nhiều bài viết bổ ích nữa. Có thể đọc trực tiếp tại web kendotoy.com
     
  9. Nguyễn Cao Kỳ Ghê

    Nguyễn Cao Kỳ Ghê Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2016
    Bài viết:
    1,232
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    48
    dạy con trong thời đại mới cần phải có phương phap rõ ràng và khoa học chứ không thể giống ngày xưa được nữa
     
  10. dochoicaocap

    dochoicaocap Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    3/8/2015
    Bài viết:
    1,211
    Đã được thích:
    251
    Điểm thành tích:
    153
    Cần phải định nghĩa lại khái niệm Ngoan thời nay nhỉ
     
  11. Nguyễn Cao Kỳ Ghê

    Nguyễn Cao Kỳ Ghê Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2016
    Bài viết:
    1,232
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    48
    mỗi thời mỗi môi trường sống khác nhau thì nhiều thứ cũng khó khăn hơn. Tuy nhiên, trẻ ngoan là trẻ biết cảm on, xin lỗi và nghe lời người lớn. Trẻ năng động nghịch ngợm không phải là hư. Trẻ mà nói không nghe lời mới là vấn đề bạn ạ
     
  12. my_duyen_ngo

    my_duyen_ngo Thành viên tích cực

    Tham gia:
    12/3/2017
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    126
    Điểm thành tích:
    83
    Không thể bình tĩnh được ý chứ lúc đấy mà phải cơn lên thì có mà ăn đòn ngay. Mình hay có cách phạt là nhốt bé vào phòng vì bé rất sợ bị nchốt ở phòng đó nhưng bình thường bé vẫn vào nhưng khi mẹ chỉ cần bảo nhốt vào phòng là bé sợ. Chỉ cần vài lần là rất hiệu quả bé nghe lời, bé đi siêu thị với mẹ cũng rất hay đòi mua này nọ nhưng mình tuyệt đối không cho mua theo ý thích như thế. Mình hay đánh chống lảng sang việc khác và bé quên đi khi ra thanh toán thì cứ mải nhìn ngắm mọi người thôi thế là quên không nhì nheo đòi quà nữa.
     
  13. MrMapMap

    MrMapMap Thành viên mới

    Tham gia:
    20/5/2017
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    3
    Kĩ thuật 1. Nói thì dễ mà làm đc hơi bị khó. Hic
     
  14. daylaixecon

    daylaixecon Thành viên tích cực

    Tham gia:
    23/5/2017
    Bài viết:
    538
    Đã được thích:
    98
    Điểm thành tích:
    28
    bài viết rất hay
     
  15. Nguyễn Cao Kỳ Ghê

    Nguyễn Cao Kỳ Ghê Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2016
    Bài viết:
    1,232
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    48
    dẠ. mỗi người có pp riêng để phù hợp với tính cách từng trẻ. Không gì là không thể chị nhỉ
     
  16. Nguyễn Cao Kỳ Ghê

    Nguyễn Cao Kỳ Ghê Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2016
    Bài viết:
    1,232
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    48
    Dạ, khó chứ không phải không làm dc. Rất nhiều gd có quan ngoan, giỏi... tất cả vì họ đã đầu tư cho con cách đúng đắn ngay từ lọt lòng
     
  17. Nguyễn Cao Kỳ Ghê

    Nguyễn Cao Kỳ Ghê Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2016
    Bài viết:
    1,232
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    48
    Thanks ạ
     
  18. Nguyễn Cao Kỳ Ghê

    Nguyễn Cao Kỳ Ghê Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2016
    Bài viết:
    1,232
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    48
    thật khó để có thể rèn luyện con vào nề nếp trong xã hội ngày nay
     
  19. mebebong_act

    mebebong_act Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    28/12/2016
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    86
    Điểm thành tích:
    28
    quan trọng bố mẹ có đủ kiên trì và kiên nhẫn để dạy con hay ko ấy, đôi khi bận hay mệt quá cũng kệ rồi lại đâu vào đấy nhỉ
     
  20. Nguyễn Cao Kỳ Ghê

    Nguyễn Cao Kỳ Ghê Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2016
    Bài viết:
    1,232
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    48
    thì ba mẹ là người quan trọng nhất mà chị. Tương lai của con phụ thuộc vào phương hướng của cha mẹ
     

Chia sẻ trang này