Tranh luận: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

Thảo luận trong 'Các CLB' bởi zetafashion, 11/2/2011.

  1. Bình Minh hương trầm

    Bình Minh hương trầm Chậm lại nhé.

    Tham gia:
    14/9/2016
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Mình thì rất thích đọc sách nhà Phật, đọc đi đọc lại, mỗi lần đọc lại hiểu thêm 1 chút. Bạn không đủ kiên nhẫn đọc thì có thể nghe các bài giảng trên mạng cũng rất hay. Đạo Phật là đạo của cuộc sống hàng ngày, đối với mình là như vậy. :)
     
    Đang tải...


  2. dacsanphanthiet01

    dacsanphanthiet01 TRAO GIÁ TRỊ TẶNG NIỀM TIN <3

    Tham gia:
    26/2/2016
    Bài viết:
    9,444
    Đã được thích:
    2,510
    Điểm thành tích:
    963
    uh mình chỉ cần lên chùa là tâm mình tĩnh lại luôn rùi
     
    Bình Minh hương trầm thích bài này.
  3. Bình Minh hương trầm

    Bình Minh hương trầm Chậm lại nhé.

    Tham gia:
    14/9/2016
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Phật pháp là Pháp của thế gian, mọi quy luật vật lý và tâm lý đều được diễn giải trong đó. Đạo Phật là con đường tìm về bản thể dản dị, chân thật, trong sáng, vững chắc giống như nền móng của mọi sự vật, hiện tượng, tâm lý, sinh và tử, được và mất, nhân và quả v..v Albert Einstein, nhà vật lý lỗi lạc, đã từng nói: " Đạo Phật là đạo của vũ trụ".

    Bên cạnh các phương pháp tu tập gian nan, nghiêm túc và các triết lý uyên thâm, khoa học sắc bén, Phật giáo còn có các Kinh điển, Hình tượng, Câu truyện Phật giáo thần bí, hư ảo. Đó là cách truyển tải rất sinh động chứa đựng ngụ ý, ẩn dụ, ẩn ý không phải là hoang đường, cũng không phải mê tín. Nó phù hợp với các giai đoạn phát triển của xã hội, mà Đức Phật gọi là tùy duyên hóa độ. (Thiển ý của mình về Phật giáo là như vậy, mong các bạn đừng chê cười mà góp ý cho :) )
     
    binbonbon1214 thích bài này.
  4. binbonbon1214

    binbonbon1214 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/9/2015
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Bạn có thể nghe sách online, pháp thoại,... trên youtube hay các site về Phật Pháp, rất nhiều lựa chọn
     
    Bình Minh hương trầm thích bài này.
  5. binbonbon1214

    binbonbon1214 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/9/2015
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
  6. Bình Minh hương trầm

    Bình Minh hương trầm Chậm lại nhé.

    Tham gia:
    14/9/2016
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Thật sâu sắc !!!
    [​IMG]
     
  7. Giông gió

    Giông gió Thành viên mới

    Tham gia:
    12/10/2016
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    8
    Mình cộng tác thiện nguyện tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo có rất nhiều chương trình hay và ý nghĩa, các bạn quan tâm có thể tìm hiểu tren fb hoặc website, bạn nào có hứng thú có thể làm cộng tác viên thiện nguyện, hoặc cộng tác viên có hưởng lương nhé.

    Các chương trình của Trung tâm ví dụ như:
    - Chương trình dạy thư pháp và chữ Hán miễn phí (10 năm rồi)
    - Chương trình dạy tiếng anh miễn phí cho trẻ em
    - Các khóa trải nghiệm, tu tập cho người lớn và trẻ em
    - Trại hè trong chùa
    - Các khóa giáo dục trải nghiệm và dạy kỹ năng cho trẻ em (phi lợi nhuận)
    - Xây dựng trường học miễn phí cho trẻ em miền núi
    - ....

    FB: https://www.facebook.com/VNRCHC/
    Website: http://vnrchc.org/

    Sắp tới Trung tâm có tổ chức chương trình trải nghiệ "Chìa khóa của An lạc" các bạn xem thông tin dưới đây:

    [​IMG][​IMG][​IMG]LÀM THẾ NÀO????
    - Để sống tự do trước những áp lực và các luồng ảnh hưởng tiêu cực.
    - Để thay đổi cách nhìn, vượt qua khó khăn, trở ngại.
    - Để làm chủ suy nghĩ và cảm xúc.
    - Để tâm bình an và trí sáng suốt.

    [​IMG][​IMG][​IMG] Đức Phật dạy rằng: " Thật sự giác ngộ, thật sự hiểu rõ, chúng ta mới chịu buông bỏ. Buông xuống được sẽ giác ngộ, tâm sẽ thanh tịnh"

    [​IMG][​IMG][​IMG] Đời vô thường, biết buông bỏ chính là chìa khóa của An Lạc.

    KHÓA TU TẬP " CHÌA KHÓA CỦA AN LẠC"
    Tại: Chùa Cổ Lễ, Nam Định
    Thời gian: 02 ngày Thứ 7 và Chủ Nhật (Ngày 5 - 6/11/2016)
    Để biết thông tin chi tiết, quý vị vui lòng xem trong link dưới đây:

    https://docs.google.com/…/1nzOnnMq8TwP_4vzctqQwCs2tuE…/edit…
    Đăng ký tham gia: Quý vị có thể đăng ký qua 2 hình thức:
    1. Đăng ký trực tiếp tại văn phòng Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo.
    - Địa chỉ: Phòng 1, tầng 2, số 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    - Hotline: 0168 295 9455
    2. Đăng ký online:
    Quý vị liên lạc qua điện thoại để nhận mẫu đăng ký qua E-mail, sau đó điền và gửi lại vào hộp thư của Trung tâm: ttvhtg@gmail.com.

    Quý vị quan tâm vui lòng đăng ký trước ngày 02/11.
     
    Bình Minh hương trầm thích bài này.
  8. Nguyễn Thu Giang 90

    Nguyễn Thu Giang 90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    15/9/2016
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    CÓ CÕI TRỜI KHÔNG ?

    Câu hỏi của Diệu Tâm

    Hỏi: Kính thưa Thầy! Trời có phải là một trong sáu nẻo luân hồi, nếu làm thiện tương xứng sẽ sanh ở đó. Trong kinh có nói 18 tầng trời hoặc 36 cõi trời. Xin Thầy chỉ cho con rõ?

    Đáp: Sáu nẻo luân hồi chỉ là một sự diễn biến nhân quả nghiệp báo, do con người và chúng sanh vì vô minh tạo ra mà phải gánh chịu.

    Mười tám tầng trời chỉ cho 18 trạng thái thiện.
    Ba mươi sáu cõi trời chỉ cho ba mươi sáu pháp thiện.

    Ví dụ: Thầy nhập Sơ Thiền tức là Thầy đã ở cõi Sơ Thiền Thiên, nhập Không vô biên xứ tưởng tức là Thầy đã ở cõi Không vô biên xứ Thiên, nhập nhẫn nhục tức là Thầy đã ở cõi Đâu suất Thiên...Như vậy có phải đợi chết rồi mới sanh về đó đâu? Chỉ cần thực hiện diệt một ác pháp tăng trưởng một thiện pháp là sanh vào cõi trời đó ngay liền, nhưng con phải hiểu thiện pháp có rất nhiều, nên có 33 cõi thiện pháp mà trong kinh gọi là 33 cõi trời, 33 cõi trời tức là 33 trạng thái thiện pháp.

    Đó là một trạng thái giải thoát của tâm, khi tâm đã đạt mức độ thiện ở đó, thì tương xứng với cảnh giới Thiện ở đó. Có hiểu được như vậy mới hiểu được đạo Phật.

    Dù cho có các cõi Trời thật sự đi nữa mà tâm chẳng thiện thì cũng chẳng có ích lợi gì cho chúng ta, phải không hỡi con ?
    Dù cho không có các cõi Trời đi nữa, mà tâm chúng ta sống trong thiện pháp thì tâm chúng ta cũng được an vui, hạnh phúc như thường. Và như vậy, không phải sống trong cõi Trời sao? Chứ đâu phải chết mới được sanh về đó. Chết được sanh về cõi trời đó là một ảo tưởng, một giấc mộng mơ hồ của những người thiếu óc thực tế khoa học vô minh không sáng suốt bị các tôn giáo lừa đảo.

    Sống đang ở trong cõi Trời thì chết về đâu các con có biết không? Hỏi tức là trả lời. Do thế ngay từ trong cảnh sống ở thế gian mà người nào biết ngăn ác, diệt ác pháp thì người ấy đang sống trong Thiên Đàng chứ không phải Thiên Đàng ở cõi giới nào cả.

    Thế giới siêu hình Thiên Đàng là do các tôn giáo dựng lên, chỉ là một cảnh giới do tưởng ấm sanh ra, để an ủi tinh thần của những người yếu đuối đang gặp khổ đau tai nạn, để nuôi hy vọng làm thiện được sanh về đó...

    Người tu sĩ đạo Phật vì thấu rõ nhân quả nghiệp báo, nên tự lực cứu mình bằng cách sống trong thiện pháp: “Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi”. Đây là lời kêu gọi thiết tha do lòng đại từ bi của đức Phật đối với chúng ta.

    Nói đến thế giới thì chúng ta phải nói đến sự duyên hợp, có nhiều duyên hợp lại mới thành thế giới, vì thế một thần thức (thức ấm) đơn độc không thể là thế giới được. Vì thế giới hữu hình không có thì thế giới siêu hình và linh hồn cũng không có.

    Ví dụ: Chúng ta lấy một cây cột mà bảo rằng là cái nhà thì không thể được, vì cái nhà phải có nhiều duyên hợp lại như: cột, kèo, cửa sổ, cửa cái, vách, đòn tay, ngói gạch hợp lại thì mới gọi là cái nhà được.

    Tóm lại, thế giới siêu hình không có mà chỉ có những trạng thái, từ trường thiện, ác pháp của nhân quả đang phóng xuất theo thân hành, khẩu hành và ý hành của sự vận hành nhân quả.


    (Trích Đường Về Xứ Phật tập III)

    (http://metintrongphatgiao.blogspot.com/2010/10/co-coi-troi-khong.html)
     
    Bình Minh hương trầm thích bài này.
  9. Nguyễn Thu Giang 90

    Nguyễn Thu Giang 90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    15/9/2016
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    Quan Thế Âm Bồ Tát chỉ là Một Sản Phẩm Tưởng Tượng

    Hình ảnh quen thuộc ngày nay của Phật Bà Quan Âm là một phụ nữ đẹp dịu hiền mặc áo trắng tay cầm bình nước Cam Lồ, tay cầm nhành dương liễu đứng trên một tòa sen trước một rừng trúc ở biển Nam Hải.

    Thật ra Quan Thế Âm Bồ Tát chỉ là một sản phẩm tưởng tượng.

    Quan Thế Âm hay Quan Âm còn có tên khác là Avalokitesvara. Cả hai tên Avalokitesvara và Quan Âm đều có nghĩa là "nghe được tiếng kêu than của chúng sinh".

    Avalokitesvara là một bồ tát nam trong Phật giáo Ấn Độ. Qua một quá trình tiến hóa trong lịch sử, Avalokitesvara đã dần dần được những soạn giả của kinh điển cho biến thể thành một bồ tát nữ được yêu chuộng và phổ biến rộng rãi trong Phật giáo Trung Hoa và Việt Nam gọi là Quan Âm.

    Khảo nghiệm các hình tượng của Quan Âm trong lịch sử cho thấy sự biến thể nầy xẩy ra dần dần qua nhiều thế kỷ. Một số hình tượng của Avalokitesvara diễn tả một người đàn ông mặc áo giáp hở ngực có râu, một số hình tượng khác diễn tả một người đàn ông tướng mạo dịu dàng không khác phụ nữ mấy. Những hình tượng nầy vẫn còn thấy ở một số chùa chiềng hiện tại trong và ngoài Ấn Độ.

    Sau khi Phật giáo được truyền sang Trung Hoa, Quan Âm không những là bồ tát cứu khổ cứu nạn mà còn là bồ tát mang đến sự sống, có nghĩa là ban bố con cái cho những người hiếm mọn. Vì vai trò nầy mà có nhu cầu để Quan Âm là một người đàn bà thay vì đàn ông (mới thích hợp hơn cho các vấn đề liên quan đến việc sinh sản của phụ nữ). Các hình tượng Quan Âm do đó biến đổi dần dần từ một người đàn ông hẳn hoi ra thành những hình tượng mềm mại dịu dàng với phái tính không rõ rệt. Một vài kinh sách soạn ra trong thời nầy rồi bắt đầu diễn tả Quan Âm như một phụ nữ (một "mẹ từ bi") và ý niệm nầy dần dần bắt rễ trong lịch sử Phật giáo.

    Nhiều sử gia cho rằng người đã có công nhất (mặc dù chỉ gián tiếp) trong việc tạo dựng và phổ biến hình ảnh Quan Âm như một "mẹ từ bi" chính là Hoàng Hậu Võ Tắc Thiên ở thế kỷ thứ 7.

    Võ Tắc Thiên là một người rất tôn sùng đạo Phật. Trong quá trình gầy tạo và củng cố địa vị là một Hoàng Đế phụ nữ duy nhất trong một nền văn hóa cực kỳ trọng nam khinh nữ Trung Hoa, Võ Tắc Thiên luôn luôn cố ý đề cao vai trò của phụ nữ trong xã hội. Một cách hữu hiệu để đạt mục đích nầy là phát động và phổ biến ý niệm Quan Âm là một phụ nữ. Ngoài ra bà cũng có tham vọng được xem là một bồ tát. Bà đã cho đúc rất nhiều tượng phật mang hình dáng của chính bà và rất nhiều tượng Quan Âm mang hình ảnh một người phụ nữ dịu hiền. Đối với Võ Tắc Thiên, việc Quan Âm là một phụ nữ rất quan trọng vì mọi người đều cần có một bồ tát cứu nạn và nếu vịbồ tát nầy là một phụ nữ thì vai trò của phụ nữ cũng sẽ được nâng cao lên trong xã hội.

    Nhiều kinh sách viết soạn trong thời kỳ nầy (thừa lịnh Võ Tắc Thiên) còn truyền lại đến ngày nay đã góp phần rất lớn vào việc quảng bá hình ảnh Quan Âm là một phụ nữ.

    Có kinh kể rằng Avalokitesvara là một hoàng tử sống ở miền nam Ấn Độ đã bỏ hết sự giàu sang để đi tu và nguyện thành bồ tát để cứu độ chúng sinh. Tuy vậy, trong lịch sử không hề có gì để kiểm chứng được sự hiện hữu thật sự của vị tiểu sử hoàng tử nầy.

    Trong kinh Mani Kanbum (được công nhận có thể là chứa đựng những lời dạy "nguyên thủy" nhất của Phật giáo) kể rằng Avalokitesvara được “sinh ra trong một tia sáng từ con mắt phải của Phật Di Đà”. Không có tài liệu nào trong Phật học cho thấy Avalokitesvara xuất phát từ một nhân vật có thật.
    (Ngay cả Phật Di Đà cũng chỉ là một nhân vật tưởng tượng; ngoại trừ những câu chuyện huyền bí trong một số kinh điển thì không sử gia nào có thể xác định được tiểu sử thật sự của Phật Di Đà).

    Chỉ có một điều duy nhất tất cả kinh sách đồng ý là Avalokitesvara biểu bượng cho từ bi và trí tuệ, nổi tiếng nhất là đặc tính cứu độ chúng sinh.

    Hiện tượng "mẹ từ bi" xảy ra trên khắp thế giới trong nhiều tôn giáo. Đây là một nhu cầu cần thiết của tín đồ, họ cần có một đấng thiêng liêng nhiều phép thuật thần thông và dịu hiền chăm lo cứu độ họ qua những tai biến trong cuộc đời. Một trong những hiện thân phổ biến rộng rãi của Quan Âm có 11 đầu, ngàn tay, ngàn mắt. Vì tín đồ cần có một người có thể nhìn thấy mọi sự việc và can thiệp giúp đỡ mọi người, mọi nơi, mọi lúc nên họ đã tạo dựng ra một bồ tát thích ứng với nhu cầu của họ.

    Một thí dụ điển hình về việc “tạo dựng một bồ tát thích ứng với nhu cầu” của người ta là Quan Âm Thị Kính của Việt Nam. Quan Âm Thị Kính là nhân vật chính trong một sản phẩm văn hóa soạn thảo bởi một tác giả vô danh. Từ là một nhân vật tưởng tượng, Quan Âm Thị Kính cũng dần dần được sùng bái và thờ tự trong dân gian. Có một sự bất đồng nhất về gốc gác của Thị Kính. Có sách cho rằng Thị Kính là “con gái của nhà họ Mãng, quận Lũng Tài, thành Đại Bang, nước Cao Ly”, có nguồn cho rằng Thị Kính xuất thân từ một ngôi chùa cổ gọi là Pháp Vân Tự (hay là chùa Dâu) ở Bắc Ninh. Phật Bà chùa Dâu được xem là Phật Bà Quan Âm Thị Kính.

    Hình ảnh Quan Âm Thị Kính bồng con trên tay rất gần gũi và tương đồng với những hình tượng Quan Âm và đồng tử của Trung Hoa. Theo các sử gia, tượng Quan Âm tay ôm đồng tử lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử tín ngưỡng Việt Nam vào thế kỷ thứ 17 và đã trở nên nổi tiếng vào thế kỷ thứ 18, hiện nay vẫn còn bảo lưu tại nhiều chùa.

    Phần lớn Phật tử vì không có khả năng hay phương tiện nghiên cứu nên không biết rằng Quan Âm chỉ là một sản phẩm tưởng tượng. Họ tin tưởng triệt để vào sự “linh hiển” của Quan Âm Bồ Tát. Góp thêm phần vào việc giả chân bất định, những tăng sư nào đó đã còn chế đặt ra ba “ngày vía” của nhân vật không có thật nầy : 19 tháng 2 là kỷ niệm Quan Âm “đản sinh”, 19 tháng 6 là kỷ niệm Quan Âm “thành đạo” và 19 tháng 9 là kỷ niệm Quan Âm “xuất gia”. Phần lớn Phật tử đều ăn chay và các chùa chiềng đều tổ chức những lễ nghi trang trọng trong 3 ngày nầy.

    Thật ra thì một số Phật tử khác tuy đã có nghe hay đọc qua về nguồn gốc của Quan Âm nhưng họ vẫn không quan tâm lắm. Đối với họ thì trong những tình cảnh ngặt nghèo nhất họ chỉ cần có một đấng cứu khổ cứu nạn, một mẹ từ bi; và Quan Âm là một giải đáp sẵn có, thuận tiện và hợp lý nhất. Họ không cần, và không muốn, biết đến sự kiện Quan Âm chỉ là một sản phẩm tưởng tượng.
     
  10. Hồng Tuyên

    Hồng Tuyên Thành viên tích cực

    Tham gia:
    12/3/2016
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
     
  11. Hồng Tuyên

    Hồng Tuyên Thành viên tích cực

    Tham gia:
    12/3/2016
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    A Di Đà Phật! Nhưng nếu không cúng dường tiền, thì các thầy tăng còn phải đóng tiền điện, tiền điện thoại, xăng xe đi lại, xây dựng chùa chiền, mua kinh sách.... con còn chưa hiểu biết gì về phật pháp, rất mong các Thầy hoan hỉ giải thích cho con đỡ ngu muội ah?
     
  12. Bình Minh hương trầm

    Bình Minh hương trầm Chậm lại nhé.

    Tham gia:
    14/9/2016
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Đây là nghiên cứu về mặt học thuật của học giả, chứ không phải về mặt tâm linh. Bồ tát Quán Thế Âm tất nhiên là sự tưởng tượng, bởi tất cả Chư Phật, Bồ Tát đều vô tướng, tức là không có hình dạng cụ thể nào. Việc có hình tướng như ta thấy qua ảnh, tượng, sách v..v chỉ là phương tiện để giáo hóa tâm một cách từ từ.

    Chúng ta là nhưng người chưa giác ngộ về tâm thức (tức là chưa đạt sự tỉnh thức và ly xả triệt để), nên ta chỉ tin vào những gì mình nhìn thấy, sờ thấy, ngửi thấy v..v. Cho nên để giáo huấn chúng sinh dần dần từ thấp cho đến cao, Phật tổ Thích Ca cho đến các bậc Hiền Nhân, Thánh Nhân, Cao Tăng, Đại Đức từ xa xưa đã chế ra các hình tướng, mầu sắc, kinh điển để cho chúng sinh căn cứ vào đó mà tu hành. Khi tâm đã chuyển hóa nhận ra vạn sự vô tướng, vạn pháp vô thường thì Phật chính là Tâm, Bồ Tát là ánh sáng của Từ Bi Hỷ Xả.
     
  13. binbonbon1214

    binbonbon1214 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/9/2015
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn bài viết của bạn. Mình cũng đồng ý như vậy. Và mình cũng tự hỏi không hiểu bạn Thu Giang kia post bài kia với ý gì nhỉ?
     
    Nguyễn Thu Giang 90 thích bài này.
  14. Nguyễn Thu Giang 90

    Nguyễn Thu Giang 90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    15/9/2016
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    Chào chị, em chỉ muốn mọi người bớt mê tín đi thôi, mê tín bây giờ tràn lan khắp xã hội, ở dòng họ nhà em, cảm tưởng những nghi thức đáng ra mang những ý nghĩa nhân văn tốt đẹp bây giờ lại biến tướng ra nhứng hình thức van vái, những lễ nghi lê thê dài dòng tốn kém quá mức, hao tài tốn của, tốn công sức của bao nhiêu người.

    Ở các xã hội văn minh người ta có vái lạy thế không? sao họ vẫn văn minh và tiến bộ (mặc dù có những thứ họ cũng chưa được), nhìn văn hóa ứng xử của họ hơn hẳn chúng ta, họ làm việc chăm chỉ gấp mấy lần chúng ta, họ có cần van xin nhiều như chúng ta không? Em có tìm hiểu về đạo Phật, thực ra ông Phật đâu có dạy chúng ta van vái cầu xin, học Phật rồi thì em mới thấy thật đau lòng khi những giá trị tốt đẹp của đạo Phật lại bị biến tướng đến như vậy, không những ngoài xã hội mà còn ở trong chùa nữa.


    Mời chị và mọi người tham khảo những dòng này:

    “Mê tín” thường được hiểu là “tin vào những gì mê hoặc, sai lầm”. Có một định nghĩa nữa, khách quan hơn, đó là “những niềm tin hay ý niệm phát xuất từ lòng dễ tin không dựa trên lý lẽ hay kiến thức - nhất là khi những niềm tin hay ý niệm nầy không cần có bằng chứng vững vàng và đầy đủ.”

    Tôi cho rằng đa số quan điểm tín ngưỡng và thực hành trong Phật giáo nằm trong hai định nghĩa trên.

    Có những mê tín trong Phật giáo rất dễ nhận thấy thí dụ như cúng sao, cầu an, cầu phước, cầu siêu, xin xăm, bói tướng, v.v. như thường gặp trong sinh hoạt ở các chùa chiềng. (4)

    ...

    Không ai thật sự biết Thích Ca Mâu Ni đã dạy gì trong lúc còn sinh tiền. Đó là vì khoảng 500 năm sau khi ông qua đời thì các đệ tử mới bắt đầu ghi chép lại các lời ông dạy thành những tập kinh đầu tiên. (2)

    Hầu hết những gì gọi là “lời Phật dạy” trong tất cả kinh sách Phật giáo xưa nay đều đã bị pha trộn ít nhiều bởi định kiến riêng của người sao chép lại, bởi ảnh hưởng của các tôn giáo khác nhất là Lão giáo và Ấn Độ giáo, bởi phong tục tín ngưỡng dân gian, bởi áp lực chính trị trong tôn giáo. (3)

    Có hai giáo phái chính trong Phật giáo đó là Tiểu thừa (còn gọi là Nguyên Thủy hay Nam Tông) và Đại thừa (còn gọi là Bắc Tông). Trong phạm vi của hai giáo phái chính này, có hàng trăm tông phái chi nhánh khác nhau. Mỗi tông phái có những hình thức và nội dung tín ngưỡng hoàn toàn khác hẳn với các tông phái khác.

    Tông phái nào cũng cho rằng chỉ có kinh sách của mình mới là “chánh tín”, tức là lời Phật dạy thật sự. Tông phái nào cũng cho rằng những khác biệt trong các kinh sách khác là mê tín, ngoại đạo. Chỉ nội hiện tượng nầy thôi cũng đủ để chứng minh lời nhận định ở trên của tôi rằng không ai ngày nay biết rõ Thích Ca đã thật sự dạy gì khi còn sinh tiền. (3)

    Tuy vậy, có một số ít hình thức và nội dung tín ngưỡng trong Phật giáo có vẻ như giống nhau trong đại đa số các tông giáo. Tôi gọi chúng là các nguyên lý cơ bản của Phật giáo. (1)

    Các nguyên lý cơ bản nầy nằm trong các khái niệm “vô ngã”, “vô thường” và nguyên tắc diệt khổ “Tứ Diệu Đế”. Trong Tứ Diệu Đế, nổi bật nhất là các nguyên lý như Bát Chính Đạo, Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Định, v.v. (1)

    Tuy có thể chỉ là ngẫu nhiên, các nguyên lý nầy diễn tả những nhân sinh quan và vũ trụ quan phù hợp với giá trị đạo đức và nhận xét khoa học ngày nay.

    Theo nhận xét của tôi, vì chỉ có những nguyên lý cơ bản của Phật giáo đề cập ở trên là giống nhau trong kinh sách của hầu hết mọi tông phái nên rất có thể chỉ các nguyên lý cơ bản nầy là những gì Thích Ca đã dạy lúc sinh tiền. (2)

    Nói cách khác, theo tôi thì đại đa số những gì truyền dạy trong Phật giáo Đại thừa đều là mê tín và huyễn hoặc; còn nguyên lý tín ngưỡng của Phật giáo Tiểu thừa thì tuy phản ảnh trung thực hơn những gì Thích Ca đã dạy nhưng cũng vẫn chứa đựng không ít vấn đề huyền bí huyễn hoặc. (3)

    Theo tôi, những kinh sách nổi tiếng như kinh Duy Ma Cật, kinh Thủ Lăng Nghiêm, kinh Viên Giác, kinh Pháp Hoa, v.v. đều là những Phật pháp biến thái do các Trưởng lão, các Tổ của những tông phái như Thiền tông, Tịnh Độ tông, Mật tông, Pháp Hoa tông, Phật giáo Tây Tạng, v.v. chế tạo ra (3). Theo tôi, các nhân vật như Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ tát, v.v. đều là những sản phẩm tưởng tượng. (5)(6)

    Trong những thập niên gần đây có vài trường phái nhỏ cố gắng loại bỏ phần lớn các mê tín ra khỏi triết lý của Thích Ca. Những tác giả như Thích Thông Lạc, Thích Từ Thông của phái Tiểu thừa hay Steven Batchelor của phong trào “Phật giáo phi tín ngưỡng” là những tác giả tiêu biểu của các trường phái nầy (7).

    Tuy đây là một tiến bộ vượt bực trong vấn đề truyền bá triết lý của Thích Ca, các trường phái trên vẫn giữ lại một số những đặc thù huyền bí của tôn giáo. Nổi bật nhất là quan niệm “nhân quả”, một quan niệm có giá trị nặng về tín ngưỡng hơn về thực tế. Hơn nữa, các nhân vật nồng cốt của trường phái nầy vẫn có khuynh hướng khẳng định chỉ có họ mới là “chánh đạo” mặc dù ngay từ ban đầu họ cũng xác nhận rằng không ai thật sự biết rõ Thích Ca đã dạy gì.

    Theo tôi, điều đáng tiếc nhất của Phật giáo là vị thế của tăng ni thường đòi hỏi họ có nhu cầu bám víu vào những điều huyền bí. Và họ có khuynh hướng truyền bá niềm tin của họ như là một sự thật tuyệt đối. Nói cách khác, họ khẳng định giá trị của những khái niệm, những sự kiện mà họ không hề có bằng chứng là đã có, hay có thể, xảy ra hay không.
     
    Sửa lần cuối: 14/12/2016
    Bình Minh hương trầm thích bài này.
  15. binbonbon1214

    binbonbon1214 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/9/2015
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn Giang đã phản hồi tin của mình. Mình cũng phản đối mê tín. Vì mê tín là tin vào điều mê lầm. Nhưng Đạo Phật đâu phải là mê tín? Còn biến tướng gì chưa đúng thì chúng ta cần lên tiếng, nếu mình hiểu rõ thì giúp họ hiểu cho đúng vì họ có thể đang hiểu sai lệch.
    Còn việc cúi đầu lễ, lạy Phật đầu tiên thể hiện sự cung kính, đó là lễ nên làm, đẹp. Nhưng lễ Phật chỉ có tác dụng khi lễ từ Tâm, cầu xin cũng xin cho đúng. Phật có độ thì cũng chỉ độ cho những gì đúng, tốt, nên, chứ chẳng độ cho những gì ngược lại.... Còn chi tiết ra sao, cần tìm hiểu để rất nhiều để rõ, hiểu đúng ý Pháp rồi mới có thể hành Pháp cho đúng. Chẳng đơn giản vài câu, vài từ là nói hết hay tìm hiểu qua loa là xong... Điều đó cũng không có nghĩa là cầu kỳ, phức tạp. Mà vấn đề gì muốn hiểu tới nơi tới chốn thì cần phải có đủ thông tin và hiểu cho đúng,... Mình được hiểu là vậy... Xin chia sẻ....
     
    Bình Minh hương trầm thích bài này.
  16. binbonbon1214

    binbonbon1214 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/9/2015
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Bạn Giang có thể nghe nghe bài giảng này xem đây có phải là mê tín?







    Và rất nhiều bài giảng khác của nhiều thầy... Trên đây là người thầy mình muốn được nghe giảng nhiều nhất hiện nay, xin chia sẻ...
     
  17. binbonbon1214

    binbonbon1214 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/9/2015
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Lâu mình không vào Topic.. Cuộc sống mưu sinh đôi khi mình lại sao nhãng, xa rời Đạo... Phải về lại thôi, nương tựa nơi Tam Bảo....
     
  18. binbonbon1214

    binbonbon1214 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/9/2015
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Mình thấy Topic của mẹ tạo Top có tới gần 150 người like cho tới thời điểm này. Các mẹ còn đó không?
     
    Bình Minh hương trầm thích bài này.
  19. chipaoe2

    chipaoe2 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    24/4/2013
    Bài viết:
    6,008
    Đã được thích:
    869
    Điểm thành tích:
    823
    Mình cũng muốn tìm hiểu nhiều về đạo Phật đây! Thks bác đã chia sẻ!
     
  20. Tùng Lãng

    Tùng Lãng Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    24/11/2015
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    cảm ơn bạn, Đạo Phật đúng là vi diệu giúp chúng ta yêu thương nhau và hạnh phúc hơn. Đó là một đạo phật chân chính của những người Phật tử chân chính. Hãy ti và làm theo nhân quả bạn ah
     

Chia sẻ trang này