Kinh nghiệm: "sở Thích Của Bạn Là Gì"? Đừng Tưởng Đây Chỉ Là Câu Hỏi Xã Giao Của Nhà Tuyển Dụng

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi tanpice, 10/3/2017.

  1. tanpice

    tanpice Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    9/1/2016
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    18
    [​IMG]



    "Sở thích của bạn là gì?" đó là câu hỏi quen thuộc trong bất kì lần phỏng vấn xin việc nào. Ơ hay, sở thích của tôi là việc của tôi, ông hỏi làm gì? Thế nhưng, câu hỏi này không chỉ dừng lại ở việc xem ứng viên thích làm gì, đam mê thứ gì, người tuyển dụng còn chờ đợi nhiều hơn thế.

    Vậy họ đang chờ đợi và phân tích được những gì từ câu hỏi tưởng chừng vu vơ trên?

    Lynn Taylor, tác giả của cuốn sách "Cách thức trị sếp trẻ con và bứt phá trong công việc" đồng thời cũng là người có kinh nghiệm trong nghiên cứu các văn phòng đã chỉ ra 10 yếu tố mà nhà tuyển dụng suy nghĩ chỉ với câu hỏi trên.

    1. Tìm ra liệu bạn có phải người phù hợp làm việc nhóm hay không

    Taylor nói: "Các công việc hiện đại đều yêu cầu có sự tương tác, hỗ trợ qua lại giữa những thành viên trong nhóm. Hoạt động, sở thích của bạn sẽ mô tả khả năng làm việc của bản thân. Ví dụ như bạn thích chơi đá bóng hay thể thao thì khả năng là bạn sẽ làm việc tốt hơn những người đóng cửa trong phòng nghe nhạc một mình. Đây là điều quan trọng các nhà tuyển dụng nhắm tới".

    2. Tìm ra liệu bạn có khả năng lãnh đạo hay không

    "Nếu bạn dẫn đầu một nhóm trong sở thích của mình, ví dụ đội trưởng đội bóng, trưởng nhóm bắn bi hay chủ tịch câu lạc bộ sách... Nó cho thấy bạn là người có khả năng lãnh đạo nhóm, phù hợp làm việc nhóm, có ảnh hưởng tới người khác".

    Tất nhiên, không phải công việc nào cũng cần một người lãnh đạo hay có tài quản lý, thế nhưng tố chất lãnh đạo còn thể hiện khao khát làm cái mới, khát vọng thăng tiến của mỗi người.

    3. Tìm hiểu xem bạn có nỗ lực để cải thiện kĩ năng hay không

    Nếu như sở thích của bạn là ngủ hoặc ăn, bạn khó lòng có khả năng rèn luyện kĩ năng như những người tập nhạc cụ, đọc sách hay thậm chí chơi thể thao. Những sở thích, thói quen liên quan nhiều tới yếu tố tập luyện, rèn luyện luôn là thứ được các nhà tuyển dụng mong chờ.

    Mặc dù vậy, nếu có mê ngủ cũng đừng quá lo ngại vì biết đâu bạn có một đặc tính điển hình của người thông minh và nhà tuyển dụng sẽ đưa bạn vào một vị trí phù hợp.

    4. Để phát hiện xem bạn có cuộc sống cân bằng hay không

    Nhà tuyển dụng luôn có xu hướng thống kê các sở thích của ứng viên từ đó xem họ sẽ làm những gì khi không làm việc. Đừng nghĩ làm việc quá nhiều là điều tốt, một người không có sở thích sẽ không có khoảng thời gian thư giãn từ đó dễ căng thẳng và hiệu quả công việc dần kém đi.

    "Nếu bạn có nhiều sở thích thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, điều này đồng nghĩa với việc bạn có nhiều kiến thức hơn về mọi thứ, quen biết rộng hơn và có thể có khả năng quản lý tốt hơn thời gian, tập thể mà bạn tham gia cùng", Taylor nói.

    Thế nhưng, đừng liệt kê ra quá nhiều sở thích, điều này không đúng vì một người khó có thể thích được quá nhiều thứ và nếu họ có thể, họ sẽ chẳng tập trung được vào thứ gì. Vừa đủ là thứ mà các nhà tuyển dụng kiếm tìm.

    5. Để tìm hiểu xem đam mê của bạn tới đâu

    Nếu bạn thích vượt qua những giới hạn mới, ví dụ như muốn chạy được 5km trong 1 giờ đồng hồ hoặc muốn ghi đều đều 2 bàn thắng mỗi trận khi đá bóng... đó là thứ nhà tuyển dụng chờ đợi, tôn trọng.

    Taylor cho rằng những người có mục tiêu kể cả trong sở thích của mình cho nhà tuyển dụng thấy họ thật sự đam mê với sở thích kia và sẵn sàng nỗ lực để đạt được đích. Đây là những người nhiệt tình trong công việc, không ngại khó, ngại khổ và luôn cố gắng làm để có được nhiều hơn.

    6. Để hiểu rằng bạn không bị xao nhãng trong công việc

    Có những sở thích khiến con người khó tập trung làm việc. Mặc dù công việc và giải trí, thư giãn là 2 yếu tố hoàn toàn khác nhau, thế nhưng những người tuyển dụng chẳng bao giờ muốn có một nhân viên chểnh mảng công việc chỉ vì những sở thích.

    7. Để tìm ra tố chất doanh nhân bên trong mỗi người

    Ai nói sở thích chỉ là thứ được dùng để thư giãn, giải trí sau giờ làm? Thực tế là chẳng ai nói thế cả, có rất nhiều người đã biến sở thích, đam mê trở thành mô hình kinh doanh mang về cho họ thành công, tiền bạc.

    Mặc dù bạn phải phỏng vấn xin việc, có nghĩa là ước mơ của bạn chưa thành hiện thực, bạn chưa biến được sở thích thành công cụ kiếm tiền. Thế nhưng những thành tựu bạn có được với sở thích ấy sẽ cho nhà tuyển dụng biết được nhiều điều hơn, liệu bạn có đủ tố chất để làm một doanh nhân đích thực? Các công ty luôn coi trọng điều này, ai mà không thích có một doanh nhân tài năng làm việc cùng với mình chứ?
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tanpice
    Đang tải...


  2. kakapapa

    kakapapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2017
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    69
    Điểm thành tích:
    28
    Em đã đi phỏng vấn cũng gặp câu hỏi như vậy. Và em rất bối rối với câu hỏi này... Tl một cách thiếu tự tin nên đã tạch. Em muốn hỏi có cách nào để nhận biết rằng mình thích một gì đó... Em thì rất hay bị dao động nên lúc thế này lúc thế kia... nên em đang rất lạc trôi ạ :D
     
    tanpice thích bài này.
  3. tanpice

    tanpice Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    9/1/2016
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    18
    Bạn nên đi vào thực tiễn từ đó dẫn dắt cái đó sang công viêc:
    VD: Tôi thích chơi bóng đá bởi nó không những giúp rèn luyện cơ thể mà thông qua môn thể thao đó giúp tôi biết thêm về kỹ năng làm việc nhóm, kìm nén cái tôi của bản thân để cả đổi đi đúng hướng đúng chiến thuật đề ra.
     
  4. Thiết kế website

    Thiết kế website Kinh doanh & Kiếm tiền dễ hơn

    Tham gia:
    8/3/2017
    Bài viết:
    497
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    63
    Chính xác men ạ, nhà tuyển dụng chắc chắn không câu đó cho vui. Người ta có thể nhìn nhận tổng quan và đánh giá sơ bộ 1 người qua sở thích của họ. Vì thế khi phỏng vấn mà gặp câu hỏi này thì cự tự tin trả lời thôi. Có thể chém gió 1 chút nhưng ko nên nói phét, chả hạn kêu tôi thích đọc sách, người ta kêu vậy hãy nêu 10 cuốn sách mà bạn ưa thích, mà lúc đó lại ậm ờ hay trả lời tên mấy truyện ngôn tình sướt mướt thì thiệt 3 chấm...
    Ở một số công ty, khi phỏng vấn họ cũng hỏi thần tượng của bạn là ai nữa, hoặc trong lĩnh vực bạn theo học hãy kể ra 3 người nổi tiếng... Nói chung là có rất câu hỏi phỏng vấn chẳng liên quan gì đến chuyên ngành hay công việc, nhưng ko có nghĩa là chúng vô bổ. Tất cả đều mang có mục đích :D
     
  5. pinklove_22

    pinklove_22 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/2/2017
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    39
    Điểm thành tích:
    28
    một câu hỏi mà nhiều mục đích quá hen
     
  6. RiverSea143

    RiverSea143 VNUNI - Tư vấn chuyên sâu về giải pháp bán lẻ

    Tham gia:
    17/5/2013
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    690
    Điểm thành tích:
    183
    Hỏi về sở thích của bạn là gì để biết bạn là con người ntn, và sau khi biết bạn có sở thích rồi thì sẽ có rất nhiều câu hỏi hỏi về sở thích đó xem bạn có thực sự chú tâm vào sở thích của bạn hay không.

    Ví dụ: Bạn đã làm những gì để thực hiện sở thích của bạn mỗi ngày? Bạn hiểu gì về sở thích của bạn (xem bạn có giỏi thực sự, có tìm hiểu chuyên sâu về sở thích của bạn thực sự hay ko), v.v... Từ đó NTD sẽ đánh giá bạn là người có thực sự là con người biết hành động để thực hiện đam mê, sở thích của mình hay không.
     
  7. HaTo Mini Shop

    HaTo Mini Shop Liên hệ 0962 672 028

    Tham gia:
    22/2/2017
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    37
    Điểm thành tích:
    28
    Những câu hỏi ngoài chuyên môn nhằm giúp người tuyển dụng nắm được khả năng xử lý vấn đề tốt hay không. Vì ở phần chuyên môn có thể tốt song vì tác động nào đó sẽ ảnh hưởng tới công việc nên người ta rất quan tâm mấy vấn đề này.
     

Chia sẻ trang này