Tranh luận: CLB những người muốn tìm hiểu đạo Phật

Thảo luận trong 'Các CLB' bởi zetafashion, 11/2/2011.

  1. Mẹ Thủy Ngọc

    Mẹ Thủy Ngọc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    7/8/2012
    Bài viết:
    2,279
    Đã được thích:
    440
    Điểm thành tích:
    173
  2. binbonbon1214

    binbonbon1214 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/9/2015
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Như bạn kể, cũng có thể bạn chưa có duyên với Đạo. Nếu bạn có tin vào Đạo Phật, nôm na là các giáo lý của Đạo Phật thì bạn có thể cứ niệm Phật và cầu Phật độ cho bạn sớm hiểu đạo để được hành đạo....

    Trước đây, mình cũng không hiểu gì về Đạo Phật đâu, gia đình mình xưa nay cũng chủ yếu thờ cúng ông bà tổ tiên, thỉnh thoảng có đi chùa, nhưng cũng chẳng hiểu gì, đi theo thói quen và theo người lớn đi trước.... Rồi đâu đó trước đây cũng có nghe thấy các thầy giảng pháp (những điều Phật dạy), mình chỉ nghe qua hoặc như vịt nghe sấm... rồi cũng không kiên trì nghe, rồi qua.. Có lần ai đó cho mình 02 chiếc đĩa ghi hình một chủ đề thầy giảng năm 2008 ("Bến yêu thương" do Thầy Thích Trí Chơn giảng trong khóa tu mùa hè năm 2008, tại chùa Hoằng Pháp, Tp HCM), mình cũng chưa xem ngay và để bừa bãi đâu đó... Mình cũng từng mình cũng chưa có duyên với Đạo nên ... Tới vài năm trở lại đây, bắt đầu bằng những chuyện không vui xảy đến với mình trong cuộc sống, ban đầu mình chỉ tới chùa để công đức và cũng chắp tay lễ Phật như cầu xin tai qua nạn khỏi cũng như tâm thế thư thái khi đi lễ Phật hay vãng cảnh ở chùa... Cũng có lúc đúng dịp có sư thầy Giảng... rồi tình cờ trong một lần dọn dẹp trên máy tính, mình thấy nội dung 02 chiếc đĩa ai cho hồi trước kia (mình đã kịp sao lưu vào ổ cứng máy tính trước đó)... rồi mình bắt đầu nghe....

    ... mình nghe và xem trọn 02 đĩa... mình đã khóc rất nhiều... Đây là lần đầu tiên mình nghe trọn vẹn 01 bài giảng của sư thầy.... Lúc này thì trên mạng đã có lác đác audio hoặc video bài giảng này trên mạng (chưa nhiều như trên youtube bây giờ).... Từ đó thì mình bắt đầu lần tìm nghe rất nhiều các bài giảng của nhiều thầy, nghe lần 1 chưa hiểu hết thì mình nghe lại, thậm chí nghe đi nghe lại rất rất nhiều lần như để mình nhớ và cố gắng hành đạo..... Rồi khi hiểu, mình đã cố gắng hành bằng cách cố gắng sửa dần những thói hư, tật xấu của mình cũng như học những điều Phật dạy mà trước đó mình cứ tưởng đã tốt, nhưng khi soi vào Đạo Phật thì chưa đúng, sai....................

    Cầu Phật độ cho các bạn chưa có duyên với Đạo thì sớm có duyên với Đạo để sớm hiểu và hành đạo... Nam Mô A Di Đà Phật

    P/s: Trước đây mình là người rất cá tính (khá ngang, bướng trong mắt hầu hết mọi người), hay nói cách khác cái tôi của mình rất cao... nhiều điều xấu lắm..... Giờ được Phật độ cho biết tới Đạo, mình đã cố gắng, giờ có lẽ đã đỡ hơn rồi bạn ah.... Nói chung, mọi điều mình đều cố gắng để soi theo lời Phật dạy... biết là còn xa lắm mới hiểu hết & hành hết được những điều Phật dạy... Mình tin vào Đạo Phật và cố gắng xét soi để nghĩ, nói, làm bất cứ điều gì....
     
    Sửa lần cuối: 10/3/2017
  3. binbonbon1214

    binbonbon1214 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/9/2015
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Các mẹ có hay nghe/xem Pháp thoại hàng ngày ở nhà không thế?
     
  4. Chaymoc

    Chaymoc Thành viên mới

    Tham gia:
    9/3/2017
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    | Những lời dạy cuối cùng của Đức Phật |

    Trong một khu rừng cạnh thị trấn Câu-thi-na. Phật nằm nghỉ giữa hai gốc cây sa-la. Ngài tự gấp áo cà sa làm bốn, rồi nằm nghiêng về phía tay phải, đầu hướng về phía bắc, mặt hướng về phía tây, hai chân duỗi thẳng, chân này gác lên chân kia. Sau đó Phật ngỏ những lời cuối cùng với các đệ tử để nhắc lại một lần nữa tầm quan trọng của Đạo Pháp. Phật nhắc nhở các đệ tử phải hiểu rằng vị thầy của họ không phải là một nhân vật nào cả, dù đó là Phật, vị thầy đích thực của họ chính là Đạo Pháp. Phật cất tiếng và nhắn nhủ các đệ tử đang ngồi chung quanh Ngài như thế này:

    "Này các đồ đệ, các con hãy tự làm đuốc để soi sáng cho các con, hãy trông cậy vào chính sức mạnh của các con; không nên lệ thuộc vào bất cứ ai.

    Những lời giảng huấn của ta sẽ làm ngọn đuốc dẫn đường cho các con, làm nơi nương tựa cho các con; không cần phải lệ thuộc thêm vào những lời giảng huấn nào khác nữa.

    Hãy nhìn vào thân xác các con, các con sẽ thấy cái thân xác đó ô uế biết chừng nào.
    Khi các con hiểu được rằng lạc thú lẫn đớn đau của thân xác cũng chỉ là cội nguồn chung của khổ đau, khi hiểu được như thế, các con sẽ không thể nào tự buông lỏng cho dục vọng chi phối các con.

    Hãy nhìn vào tâm thức các con, các con sẽ thấy cái tâm thức đó biến dạng không ngừng.
    Vì thế các con sẽ không thể nào tự buông rơi vào chính những ảo giác của tâm thức, để rồi tự duy trì những kiêu căng và ích kỷ do tâm thức tạo ra, nhất là khi các con đã hiểu rằng những xúc cảm đó nhất định chỉ mang đến khổ đau mà thôi.

    Này các đồ đệ của ta, những lời giáo huấn ta giảng cho các con, các con đừng bao giờ quên, đừng bao giờ để cho mai một đi.

    Phải bảo tồn những lời giáo huấn ấy, đem ra nghiên cứu và thực hành.
    Nếu theo đúng những lời giáo huấn ấy, các con sẽ đạt được an vui.

    Những gì hệ trọng nhất trong những lời giáo huấn của ta là các con phải kiểm soát được tâm thức các con.
    Hãy gạt bỏ mọi thèm muốn và giữ cho thân xác đứng thẳng, tâm thức tinh khiết và ngôn từ chân thật.

    Nếu các con biết tự nhắc nhở là cuộc sống của các con chỉ là tạm bợ, các con sẽ đủ khả năng loại bỏ mọi thèm khát và hung dữ đưa đến khổ đau.
    Nếu các con nhận ra được là tâm thức các con đang có xu hướng bám níu hay vướng mắc vào ham muốn, các con phải gạt bỏ ngay sự ham muốn và chặn đứng sự cám dỗ đó.
    Các con phải làm chủ được tâm thức các con.
    Tâm thức có khả năng biến một con người thành một vị Phật hay một con thú.

    Khi rơi vào sự lầm lẫn, ta có thể trở thành quỷ sứ, nhưng khi Giác ngộ ta sẽ thành Phật.
    Vì thế, các con phải kiểm soát lấy tâm thức các con và không đi lạc ra ngoài Chánh Đạo.

    Những lời giáo huấn ta ban cho các con là do nơi kinh nghiệm của chính ta, và chính ta đã noi theo con đường đó. Các con nên tuân theo những lời giáo huấn ấy và giữ đúng như thế dù phải gặp hoàn cảnh khó khăn nào.

    Nếu các con xao lãng, có nghĩa là các con chưa hề gặp được ta, các con thật sự còn đang ở một nơi nào đó thật xa, dù cho trong lúc này đây các con đang ngồi bên cạnh ta cũng vậy.

    Nhưng nếu ngược lại, các con chấp nhận và đem ra thực hành những lời giáo huấn của ta, thì dù cho các con ở thật xa trong một chốn tận cùng của thế giới, nhưng cũng giống như các con đang ở bên cạnh ta trong lúc này.

    Hỡi các đồ đệ, phút cuối cùng của ta đã gần kề, phút xa lìa giữa ta và các con không còn bao lâu nữa. Tuy nhiên các con không nên than khóc. Sự sống là một sự đổi thay không ngừng và không có gì cản trở được sự tan rã của xác thân. Cái sự thực đó, ta đang chứng minh cho các con thấy ngay trên thân xác của ta, thân xác ta sẽ tan rã như một cỗ xe hư nát.

    Đừng than khóc một cách vô ích, trái lại các con phải hân hoan khi nhận ra được cái quy luật biến đổi ấy và hiểu được rằng sự sống của con người chỉ là trống không mà thôi.

    Đừng cố gắng duy trì cái khát vọng phi lý, mong muốn những gì tạm bợ phải nhất định trở thành trường tồn.

    Con quỷ của những dục vọng thế tục luôn luôn tìm cách đánh lừa tâm thức các con. Nếu có một con rắn độc trong phòng, các con sẽ không thể nào ngủ yên nếu chưa đuổi được nó ra ngoài. Các con phải cắt đứt những mối dây ràng buộc của thèm khát thế tục và rứt bỏ những mối dây đó như các con đã đuổi bỏ con rắn độc ra khỏi phòng.

    Các con phải bảo vệ thật cẩn thận tâm thức các con.

    Này các môn đệ của ta, giây phút cuối cùng của ta đã đến, tuy vậy các con phải hiểu rằng cái chết chỉ là sự tan rã của xác thân vật chất mà thôi. Thân xác được cha mẹ sinh ra, nó lớn lên nhờ thức ăn, nó không có cách gì tránh khỏi bệnh tật và cái chết.
    Một vị Phật đích thực không mang thân xác con người, mà vỏn vẹn chỉ là sự Giác ngộ. Chỉ có sự Giác Ngộ mà thôi. Thân xác con người phải tiêu tan, nhưng Trí tuệ của Giác ngộ sẽ trường tồn vô tận trong thực thể của Đạo Pháp, trên con đường tu tập Đạo Pháp. Nếu có ai chỉ thấy thân xác ta thì kẻ ấy không thấy ta một cách thật sự. Chỉ có người nào chấp nhận những lời giáo huấn của ta mới thật sự nhìn thấy ta.

    Sau khi ta tịch diệt, Đạo Pháp thay ta làm vị thầy cho các con. Biết noi theo Đạo Pháp, ấy chính là cách các con tỏ lòng trung thành với ta.
    Trong bốn mươi lăm năm sau cùng trong cuộc đời của ta, ta không hề giấu giếm điều gì trong những lời giáo huấn. Chẳng có một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý.
    Tất cả những lời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thật và minh bạch.

    Này các con yêu quý của ta, đây là giây phút chấm dứt. Trong một khoảnh khắc nữa ta sẽ nhập vào Niết bàn. Những lời này là những lời dặn dò cuối cùng của ta cho các con.”

    Trích từ "Đức Phật và Phật Pháp"

    [​IMG]
     
    binbonbon1214 thích bài này.
  5. binbonbon1214

    binbonbon1214 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/9/2015
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
  6. Nguyễn Thu Giang 90

    Nguyễn Thu Giang 90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    15/9/2016
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    Nhân bạn nói về Quy y Tam Bảo, gửi các mẹ xem bài này:

    Lý Quy Y Tam Bảo
    Lượt xem: 2001

    (Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích THỌ TAM QUY NGỦ GIỚI, tr.5-12)

    Nguồn: Sách: Thọ Tam Quy Ngủ Giới

    – Quy y Tam Bảo là nương tựa ở Phật, Pháp, Tăng; không những Tam Bảo thường trụ ở đời, mà chính Phật, Pháp Tăng nơi tự tâm của mỗi chúng ta nữa. Mỗi khi ta làm quấy, nói sai, lòng ta thấy hổ thẹn, lương tâm ta tự c ăn rứt hối hận không vui; cái biết tự khiển trách điều quấy, hoan hỷ những điều Giới đức, nhiệt tình vui vẻ trong những việc thiện lành, ý thức luôn sáng suốt – Ðó là Giác ngộ là PHẬT.

    – Trông thấy người đau khổ, ta nghe lòng mình nao nao thương xót, muốn cứu giúp họ, là tâm từ bi của ta – Ðó chính là PHÁP.

    – Thấy sự thuận hoà êm ấm của mọi gia đình, nhìn cảnh thanh bình an lạc của muôn loài, lòng ta mến chuộng; nghe những việc nồi da xáo thịt, thấy người hiền lương bị lừa đảo, hành hung hiếp đáp, ta tìm cách can ngăn – Lòng nghĩa cử thuận hoà ấy. Chính đó là TĂNG vậy.

    – Chúng ta trở về với đức tánh giác ngộ sáng suốt, với tâm từ bi cứu khổ yêu thương, với lòng thanh tịnh thuận hoà là ta đã tương ưng với ba ngôi Tam Bảo. Là “Lý Quy Y Tam Bảo”. Vì, Phật là Giác ngộ sáng suốt, Pháp là Từ bi chân thật, Tăng là Thanh tịnh thuận hoà.

    – Trở về với đức tánh giác ngộ sáng suốt ta sẽ sa thải bọn Quỉ si mê.

    – Trở về với tâm từ bi yêu thương tha thứ, ta cố thanh trừng bọn ác Ma tham lam ích kỷ.

    – Trở về với lòng thanh tịnh thuận hoà, ta quyết diệt trừ bọn A Tu La sân hận gây gỗ đấu tranh.

    Vì thế, Quy y Tam Bảo không có nghĩa là hoàn toàn ỷ lại nơi Phật, Pháp, Tăng bên ngoài, mà chính ý thức chúng ta luôn biết sử dụng những phương pháp bỏ điều xấu ác, nương việc thiện lành, lìa mê mờ phiền khổ, về chỗ tươi sáng, hạnh phúc thanh lương vậy.

    Tóm lại, giáo lý nhà Phật lúc nào cũng giữ tính cách “Trung Ðạo – Viên dung”. Người Quy y Tam bảo không phải hoàn toàn ỷ lại nơi Phật, Pháp, Tăng bên ngoài, mà phải trực nhận nơi Phật, Pháp, Tăng ở lòng mình. Ngược lại, cũng không tự cao nơi Phật, Pháp, Tăng của mình, mà thờ ơ sự sùng kính nơi thế gian Trù trì Tam bảo. Chúng ta Quy y Tam Bảo phải “viên dung sự, lý” và quyết định một hướng đi, tạo cho mình một nghị lực dũng mãnh, ngăn ác diệt ác pháp, làm lành tăng trưởng thiện, quyết tiến thủ trên con đường từ phàm đến Thánh. Quy y Tam bảo là một ý chí quyết tiến không lùi, nó vừa mở đầu, lại vừa dẫn đến cuối cùng của chiều sống đạo đức, sống giác ngộ, sống thanh thản an lạc, sống giải thoát.

    QUY Y NHƯ VẬY ÐIỀU CẦN THIẾT LÀ GÌ?

    – Là phải quyết định giữ vững “Chánh-Tri-Kiến”. Vì khi phát tâm Quy Y ta tự hứa nguyện dưới Phật đài và trước Thánh Chúng rằng:

    “Con nguyện suốt đời tiến theo chiều Giác ngộ giải thoát, mà đức Phật đã trải qua, con hứa tránh mọi điều tội lỗi, làm tất cả điều lành, để trọn nhân cách con người”. Và “Con nguyện suốt đời Quy-Y Phật thì không Quy-Y Thiên thần Quỉ vật, Quy-Y Pháp thì không Quy-Y ngoại đạo tà giáo, Quy-Y Tăng thì không Quy-Y tổn hữu ác đảng”.

    Lời thệ nguyện đó quyết định về “Chánh tri kiến” và giữ đúng như vậy thì sự Quy-Y còn, mà không giữ thì mất! Do những lời hứa nguyện này, tạo thành một năng lực dũng mãnh khiến ta tinh tấn không ngừng trên đường tự giác. Ngày xưa Ðức Thích Ca Mâu Ni cũng đã chỉ cội cây Bồ Ðề mà thệ nguyện rằng: “Nếu ngồi dưới cội cây này, mà tìm không được đạo, thì dù xương tan thịt nát Ta quyết không rời bỏ chỗ ngồi này...” Như thế việc Quy-Y duy nhất thì chánh tri kiến còn, mà chánh tri kiến mất thì sự Quy-Y cũng hỏng.

    Ý NGHĨA CHÁNH TRI KIẾN TRONG VIỆC QUY-Y LÀ GÌ?

    – Ðiều đó Phật tử cần phải hiểu cho thật kỹ. Nó vô cùng quan trọng! Bởi vì Quy-Y rồi dù không thọ và giữ giới đầy đủ nổi, thì cũng vẫn còn TAM QUY – Nhưng nếu thọ và giữ giới mà Quy-Y mất (Tức phá hủy Chánh-tri-kiến) – Nghĩa là “Phá Kiến” thì chỉ là người tà kiến ngoại đạo mà thôi !!!...

    Chánh tri kiến trong sự Quy-Y là ẩn nơi lời thệ nguyện trên. Có nghĩa là ta đã xác nhận và quyết định lấy đạo đức nhân bản nơi Phật, Pháp, Tăng làm cái lẽ sống đạo của mình, làm lý tưởng lập trường của đời mình. Vì chủ trương của Ðạo Phật về cuộc đời là “Sống đạo đức nhân bản –nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai, sống hỗ trợ sinh tồn”. Nếu ta phản bội chủ trương đó, vô tình hay cố ý thừa nhận và tuyên truyền cho những tưởng tri ảo giác siêu hình mê tín, những đường lối cầu khẩn Thần quyền (nương vào tha lực – phi đạo đức nhân quả) hoặc những tư tưởng cạnh tranh… hóa trang với bất cứ hình thức nào khác, thì thế là chánh tri kiến mất. Mà thà chúng ta chỉ có một mình “phạm giới”, không giữ nổi sự sát sinh, trộm cắp v.v… nhưng, những sự việc đó không làm lầm lạc ai được – Không ai cho sự việc đó là phải ! Nghĩa là không lôi cuốn ai vào tội ác như mình. Nhưng nếu trái lại, ta dùng tà kiến, tà tưởng biện minh để che dấu sự phá giới! Chẳng hạng như: Nói Phật cho huỷ bỏ những học giới nhỏ nhặc hoặc có thể dùng tam tịnh nhục… và lợi dụng tín ngưỡng để thoã lòng tham dục, sân si (sống thiếu đạo đức) rồi phủ che những chiêu bài như để “thử thách” hoặc “khảo đảo cho tiêu nghiệp” hay để “trả nghiệp” v.v… thì đã tự làm mất “Chánh tri kiến” và tự mình phản lại lý tưởng của Phật pháp! Mà còn tiếp tay cho những tà tưởng đạo đức trá hình, xuyên tạc cạnh tranh lợi dưỡng… thì ngàn vạn người, thế hệ này tiếp thế hệ khác, sẽ mê theo sự cổ võ những chiêu bài tà tưởng ấy để bước vào con đường sinh sát nhau liên miên vô tận đó! Con đường mà loài người sẽ diệt vong bởi chính những hành vi tà tưởng của loài người. Trong Kinh nói rằng tội “Phá Kiến” rất nặng, điều đó rất đúng. Bởi vậy, mọi người Phật tử chúng ta đều phải xác nhận rằng sự mong mỏi hợp lý của nhân loại hôm nay cũng như ngày mai là phải được sống có đạo đức, được sự hỗ trợ của nhau, được an bình và được tiến hóa, chứ “ngày mai” không thể cũng là cái ngày kết quả của sự tham cầu lợi dưỡng cạnh tranh... Chính muốn ngày mai không thể như vậy, cho nên ngày nay : Chúng ta, những người phật tử, mới quyết tâm Quy-Y theo lý tưởng của Phật Pháp. Sự quả quyết nầy phải duy nhất giữ vững thì mới không mất ba Quy-Y, và không mất lý tưởng lập trường của một người Phật tử chân chánh là “Quy-Y Phật thì không Quy-Y Thiên-thần Quỉ-vật, Qui-Y Pháp thì không Quy-Y ngoại đạo tà giáo, Quy-Y Tăng thì không Quy-Y tổn hữu ác đảng”.

    Như vậy, chúng ta đã rõ nghĩa cụm từ QUY Y TAM BẢO:

    – Quy-Y có nghĩa là quay về nương tựa.

    – Tam bảo là ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng.

    – Phật là giác ngộ (Tánh toàn Chơn)

    – Pháp là chơn chánh (Tâm toàn Thiện)

    – Tăng là tịnh hạnh (Hạnh toàn Mỹ)

    NHƯNG HIỆN GIỜ CÓ QUÁ NHIỀU PHẬT, PHÁP, TĂNG THÌ LÀM SAO BIẾT ÐƯỢC PHẬT, PHÁP NÀO CHƠN CHÁNH VÀ LÀM SAO BIẾT ÐƯỢC BẬC NÀO LÀ THÁNH TĂNG TU CHỨNG CÓ ÐỦ TỊNH HẠNH ÐỂ NƯƠNG TỰA QUY Y?

    – Ðiều nầy rất quan trọng, nếu không tìm hiểu tới nơi tới chốn cho thông suốt rõ ràng thì dễ bị danh lợi tà đạo mượn cữa tín ngưỡng, đội lốt Phật giáo, như chùm gởi bám vào cây Bồ Ðề nhà Phật để mê hoặc lợi dụng lừa đảo một số tín đồ Phật tử ngây thơ, nhẹ dạ đã trở thành con chiên ngoan đạo của Thần Si-Va, Thần tà … Do lòng danh lợi, tham dục mà họ tìm mọi cách để đầu độc, mê hoặc những kẻ khát khao đến cầu đạo, dễ thành cuồng tín, mê tín một cách đáng thương… như hiện nay đang diễn ra ở các chốn Thiền môn !...

    1) PHẬT BẢO: Phật Bảo là ngôi báu vô giá tối thượng. Châu báu trong đời dù quí giá đến mức nào cũng có thể định được giá trị của bảo vật ấy – Còn gương hạnh ân đức cao thượng của Ðức Phật là vô giá để cho loài người từ vua chúa, quan thần đến muôn dân nương về Qui Y ngôi Phật Bảo này đều được lợi ích lớn. Vì Phật Ngài đã đoạn diệt mọi phiền não, tham ái, ác pháp có đầy đủ năm đức tối thượng là Giới đức, Ðịnh đức, Tuệ đức, Giải thoát đức và Giải thoát tri kiến đức. Hoàn toàn trong sạch cao thượng.

    Trong kinh Chi Bộ đức Phật dạy : “Này chư Tỳ Kheo, một bậc độc nhất vô nhị tu chứng xuất hiện trong thế gian, không có người đồng đẳng; không có người cạnh tranh… Bậc không giống như tất cả chúng sanh… là bậc tối thượng trong tất cả chúng sanh có hai chân. Bậc độc nhất vô nhị ấy là đức Như Lai, đức Alahán, đức Phật Chánh Ðẳng Giác… Này chư Tỳ Kheo, bậc độc nhất vô nhị này đang xuất hiện trong thế gian là bậc tối thượng trong tất cả, để chúng sanh qui ngưỡng nương về”.

    Trong đời, những thứ châu báu như kim cương, hột xoàn, ngọc ma ni, vàng y bốn số 9… là những báu vật, đồ trang sức của hạng giàu sang phú quí, người nghèo khổ thiếu thốn nhìn thấy được những thứ quí giá ấy cũng là điều khó. Huống chi được sử dụng chúng làm đồ trang sức cho mình, phải không thưa quí vị? Nhưng, những thứ châu báu trong cõi người này cũng không thể nào so sánh với Phật Bảo tối thượng.

    Vì, Phật Bảo là vô giá cao thượng, nên nhưng người đến Qui Y nương tựa nơi Phật Bảo là những người có phước duyên, đã từng tạo thiện duyên tích luỹ nhiều đời nhiều kiếp trong thời Ðức Phật Thích Ca còn tại thế hoặc các vị Thanh Văn Thánh Chúng đệ tử của Phật. Nên kiếp hiện tại này những người ấy mới có chủng tử phước điền đến xin Qui Y nương về Tam Bảo.

    Như vậy, Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni là một con người có thật trên hành tinh này, người Ấn Ðộ dòng dõi Hoàng tộc, là Thái tử Sĩ-Ðạt-Ta kết duyên với công chúa Gia-Du-Ðà-La và đã sinh Hoàng tôn La-Hầu-La. Ngài cũng có gia đình vợ con như bao nhiêu người khác, nhưng giác ngộ được nỗi khổ của kiếp làm người, rời bỏ Hoàng cung bèo mây hạnh phúc, để tìm lối giải thoát bốn nỗi khổ sanh, già, bệnh, chết… Ngài là người có lịch sử tu chứng hẳn hoi là Giáo Chủ của Ðạo Phật đã để lại cho loài người một nền đạo đức nhân bản – nhân quả tuyệt vời, một phương pháp tự lực tu tập đến chỗ làm chủ được bốn sự khổ sinh, lão, bệnh, tử chấm dứt luân hồi. Ngài đã chỉ rõ cho loài người đường lối tự lực tu tập rất rõ ràng. Ngài dạy rằng “Trên đầu con người chẳng có một đấng thiên liêng siêu hình nào cai quản cả, và trước Ngài cũng chưa có vị Phật nào ra đời cả…” Như vậy, thì chúng ta chỉ Qui Y và thờ duy nhứt một Ðức Phật Thích Ca để tưởng nhớ công đức của Ngài và lấy gương hạnh của Ngài để soi sáng nhắc nhở đạo tâm chúng ta hằng ngày phải tu tập sống buông xả như Ngài. Còn những gì khác được đặt để như “Phật quá khứ hay Phật vị lai hoặc Bồ Tát Long Thần…” thì đều là của Bà La Môn Ða Thần Giáo sau này đưa vào chùa nên không có lịch sử gương hạnh và giáo pháp để lại rõ ràng như Ðức Phật Thích Ca thì chúng ta không Qui Y thờ phụng những vị Thần mạo danh Phật ấy !!!.

    Theo Phật sử ghi lại, sau 6 năm tu khổ hạnh không thành, Ngài đến dưới cội Bồ Ðề miên mật trong 49 ngày đêm thực hành “Pháp Tứ Niệm Xứ” và Ngài đã chứng đạt chân lý –thành Phật. Rồi liền tìm lại 5 người bạn cũ đồng tu khổ hạnh đã rời bỏ Ngài qua ở vườn Lộc Uyển (Vườn Nai). Nơi đây, Ngài đã cất lên tiếng Sư Tử Hống Chuyển Pháp Luân lần đầu tiên bằng bài kinh “Chuyển Pháp Luân – Tứ Diệu Ðế” (ngày nay Hội Phật Giáo Thế Giới dùng biểu tượng hai con Nai trắng đỡ bánh xe Pháp Luân, mà chúng ta thường thấy biểu tượng này trong các kinh sách của Phật Giáo). Ngài đã gởi thông điệp đến cảnh báo cho loài người, nếu muốn tu hành có kết quả để thoát kiếp nhân sanh đau khổ như Ngài thì nên tránh xa hai cực đoan: “Một là tránh xa sự đam mê thụ hưởng ngũ dục, lạc thú thấp hèn làm mất chủng tử Thánh thiện, mất phẩm chất cao thượng –Hai là không nên tự ép xác hành hạ mình, sống đời khổ hạnh ức chế thân tâm mê lầm phiền não”. Và Ngài đã vạch ra con đường “Trung Ðạo” chỉ rõ bốn chân lý “Khổ, Tập, Diệt, Ðạo” của kiếp người cho 5 anh em ông Kiều Trần Như nhờ nghe bài pháp này liền được Pháp Nhãn thanh tịnh xin Qui Y theo Phật và sau đó chứng đạt Thánh quả.

    Vì duyên phước hội tụ đầy đủ, ngôi Tam Bảo ra đời từ đây – Ngài là Phật Bảo, bài kinh Chuyển Pháp Luân-Tứ Diệu Ðế là Pháp Bảo và 5 anh em Kiều Trần Như là Tăng Bảo đầu tiên. Thế là phước duyên của loài người đã đến, ngôi Tam Bảo được thiết lập ở trần gian, mặt trời Chánh Pháp đã chiếu soi. Dòng dõi Sư Tử (dòng họ Thích) bắt đầu truyền bá chánh pháp, đi đến đâu là quét sạch 62 luận thuyết siêu hình của Bà La Môn đến đó… Các vị giáo chủ Bà La Môn lúc bây giờ như Ngài Mục Kiền Liên, Ngài Ca Diếp, Ngài Xá Lợi Phất… mỗi Ngài đều dẫn cả trăm đồ đệ của mình đến xin Qui-Y Ðức Phật và được Phật tiếp độ cho xuất gia nhập vào Tăng Ðoàn để tu tập, nhiều vị đã chứng đạt Thánh Quả, chỉ trong một thời gian mà Tăng Ðoàn của Phật đã lên đến 1250 vị. So với dân số ít ỏi ở Ấn Ðộ thời đó và sự ngự trị của 62 hệ phái siêu hình nơi kinh điển truyền thống của tư tưởng Vệ Ðà đã tiêm nhiễm lâu đời, độc tôn chiếm giữ cả bốn giai cấp trong xã hội Ấn Ðộ lúc bấy giờ…

    Nhưng, một khi có Bậc tu chứng, có Phật Bảo xuất hiện thì những sương mù tà giáo của thế giới siêu hình đều được soi sáng dưới mặt trời Chánh Pháp và đã bị quét sạch… đủ biết oai đức và sự cảm hoá của Phật pháp khi có Bậc Thánh Tăng La Hán tu chứng xuất hiện là thế nào rồi… Như vậy, Phật Bảo là nơi nương về của hàng chúng sanh cao quí. Mặc dầu Phật đã tịch diệt Niết Bàn cách đây 2.550 năm. Nhưng, những chứng tích lịch sử về đời sống đạo hạnh của Phật vẫn hiện hữu trên đất nước Ấn Ðộ và Giáo pháp mang tính nhân bản cao của Phật giáo luôn ngự trị nơi lòng người khắp hành tinh, cùng sự thành kính tri ân của nhân loại ở thời đại văn minh ngày nay đang hướng về Phật – Một Bậc Thánh Nhân Giáo Chủ Vĩ đại… đã để lại một nền đạo đức nhân bản - nhân quả tuyệt vời mà chưa có một vị Giáo Chủ nào trên trái đất này làm được như Ngài. (Vì còn nhập thất không có tư liệu để tra cứu, xin quí vị đọc thêm những sách nói về lịch sử Ðức Phật & Phật Pháp – H.T. Thích Minh Châu phiên dịch từ tạng kinh Pali thì đáng được tin cậy hơn kinh sách tưởng giải của đại Thừa…).

    2) PHÁP BẢO: Pháp Bảo là những lời dạy của Ðức Phật, sau khi tu tập chứng đạt, Phật liền đem kinh nghiệm thành quả tu hành của Ngài chỉ dạy lại cho chúng ta rất rõ ràng. Ngài dạy: “Ta chỉ là người chỉ đường, các con hãy tự lực thắp đuốc lên mà đi…” hoặc dạy: “Nếu Ta nói một điều gì mà mọi người hiểu được, biết được bằng ý thức thì Ta không có nói dối. Còn Ta nói ra một điều gì mà mọi người phải hiểu bằng tưởng ngoài sức hiểu biết bằng ý thức của con người thì Ta đã có nói dối trong Ta…”.

    Nhưng, hiện giờ Tam tạng kinh điển của Ðại thừa (tức là kinh sách phát triển của khoảng 20 hệ phái sau thời Ðức Phật đến nay) trong các thư viện lớn của Phật giáo trên thế giới đã thống kê có trên mười hai ngàn (12.000) quyển mỏng dày, gồm trên một triệu (1.000.000) trang giấy đủ cỡ. Chứa đựng nội dung tám mươi bốn ngàn (84.000) pháp môn tu tập, phần lớn là nương cầu vào tha lực siêu hình trừu tượng mơ hồ ngoài sức hiểu biết bằng ý thức của con người, lại đều mang nhãn mác chánh pháp của Ðức Phật Thích Ca thuyết!... Vì vậy, chúng ta phải sáng suốt phân minh những giáo pháp nào không có phương pháp hành trì cụ thể ngoài ý thức hiểu biết của con người, tha cầu bạc nhược, không có công năng của Pháp Bảo là tự lực ngăn ác diệt trừ ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, chuyển mê khai ngộ,không tiến dẫn con người từ chỗ sống thiếu đạo đức, sống mê mờ phiền khổ đến chỗ đạo đức thanh lương, làm chủ lão bịnh tai ương sinh tử – Thì đó không phải là “Chánh Phật Pháp” – Mặc dầu quí Hoà Thượng hay các nhà học giả đã dịch trong kinh Nguyên Thủy hay kinh sách phát triển Ðại thừa Tối thượng thừa… gì gì đi nữa, thì chúng ta cũng không y chỉ theo những loại kinh Pháp đó để tu hành vì đó là tà Pháp do các Tổ sau này không tu chứng như Phật, lòng còn danh lợi ngồi tưởng tượng vẽ vời, tự ý đưa vào tam tạng kinh điển rồi mạo danh Phật thuyết!

    Tạng Kinh Nikaya của Phật Giáo Nguyên Thủy không nhiều như kinh sách của Ðại thừa. Nhưng, những lời nào đúng là của Ðức Phật dạy còn lại nơi Tạng Kinh Nikaya chưa bị người đời sau thêm bớt sửa đổi xuyên tạc thì đó là PHÁP BẢO VÔ GIÁ mà không có một tôn giáo nào trên hành tinh này có được những Bảo Pháp như bốn chân lý Tứ Diệu Ðế & 37 phẩm trợ đạo của Phật Giáo…

    Vì đó, là những pháp môn tự lực tu hành có công năng ngăn ác và diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, chuyển mê khai ngộ, chuyển khổ thành vui, tiến dẫn con người từ phàm phu tu chứng Thánh quả làm chủ sanh, già, bịnh, chết. Chấm dứt kiếp luân hồi đau khổ. Vì vậy, chúng ta phải y chỉ nương tựa vào 37 đạo phẩm này để tu tập đến chỗ viên mãn mà cốt lõi của nó là “Giới – Ðịnh – Tuệ” trong Tám Ðường Chánh Ðạo. (xin quí vị nghiên cứu kỹ những bộ sách của Ðức Trưởng Lão Thích Thông Lạc một người đã tu chứng biên soạn do NXB Tôn Giáo liên kết với TV Chơn Như ấn hành: Bộ Những Lời Gốc Phật Dạy 4 tập, Ðường Về Xứ Phật 10 tập, Văn Hoá Phật Giáo Truyền Thống đã in 2 tập, và 1 tập Những Chặng Ðường Tu Học Của Người Cư Sĩ. Ðây là những Pháp Bảo quí giá mà những người Tu Học Phật cần phải nghiên cứu kỹ rồi mới Qui-Y Tu Tập sẽ có kết quả).

    3) TĂNG BẢO: Tăng Bảo là những vị Tăng Sĩ đệ tử Ðức Phật, cạo bỏ râu tóc, đắp áo Cà Sa, ta bà khất thực, ăn chay ngày một bữa, sống y như Phật, thiểu dục tri túc, giới đức tinh nghiêm, làm gương hạnh sáng cho mọi người soi. Tăng Bảo là Bậc Thánh Tăng phạm hạnh, người đã chứng đạt chân lý mới đủ Dũng-Trí-Bi, có đủ Tứ vô lượng tâm… luôn làm gương hạnh thiện pháp cho Phật Tử làm nơi nương tựa Qui-Y để Tu tập.

    Trong thời Pháp nhược ma cường này mà tìm được Bậc Thánh Tăng tu chứng làm gương hạnh như ngọn hải đăng đứng tự tại giữa cuồng phong biển dục để chỉ đường dẫn lối cho tàu thuyền tránh khỏi những chặng đường quỉ quái đá ngầm; những rạng ma chướng san hô độc ác, gây hiểm trở nơi đại dương nghìn trùng bá đạo, bá pháp như hiện nay… Thì không phải dễ ! Cho nên, muốn tu theo đạo Phật không phải đụng đâu Qui-Y đó, mà phải tìm hiểu rất kỹ rồi mới tin, lòng tin phải có căn cứ. Ðức Phật dạy: “Chớ có tin, chớ có tin… Chớ y cứ vào tin đồn, vào truyền thống kinh điển… Muốn tìm hiểu Phật Giáo thì phải chọn một vị Thầy tâm hết tham, sân, si… Ðể được thân cận, được thấy các Bậc Thánh, được thuần thục pháp các bậc Thánh, được tu tập pháp các Bậc Thánh…”. Nếu chưa chọn được vị Thánh Tăng như vậy thì không nên vội vàng Qui-Y Tam-Bảo, mà phải hiến cuộc đời của mình cho tà sư ngoại đạo để tạo duyên nghiệp trùng trùng nơi tà kiến không lối thoát, thật là oan uổng ! Quí vị hãy nhìn vào chùa chiền thờ phụng cúng tế và các hàng Tăng Ni Phật Giáo hiện nay thì đủ biết và nên hết sức thận trọng khi tìm một vị Thầy tu chứng để Qui-Y. Nếu chưa tìm ra thì hãy khoan đã!

    “Vì, duyên khởi duyên, trùng trùng duyên khởi…

    Hễ nương Thầy tà sẽ dẫn tới đường tà !

    Chánh Ðiện càng to thì Chánh Ðạo càng xa !!

    Kiếp sau cũng sẽ đến nhà Ðàn Na để cúng !!!...”

    Vậy, Qui-Y Tăng Bảo rất hệ trọng. Vì, Thánh Tăng cũng như Phật hiện tiền tại thế, Pháp Bảo chân lý của Phật cũng từ đây được triển khai. Nếu chân lý Chánh pháp của Phật không có những Bậc Thánh Tăng kế thừa tu chứng triển khai giảng dạy thì chúng ta khó có thể giác ngộ được chân lý, nếu chân lý chưa giác ngộ thì biết đâu để hộ trì và nếu chân lý không được hộ trì, thì làm sao có thể chứng đạt được chân lý ấy. Phải không quí vị ? Cho nên, Tăng Bảo là một báu vật quí giá nơi đời. Vì có Tăng Bảo mới soi sáng cho chúng ta thấy được Pháp Bảo và Phật Bảo.

    Chúng ta nhìn qua lịch sử kinh sách văn học Phật Giáo trên 2500 năm qua, thì biết được có Bậc Thánh Tăng nào tu chứng hay không. Bậc Thánh Tăng tu chứng xuất hiện, như Sư Tử Vương giữa ngàn loài thú… và ngàn loài thú đều lo sợ tiếng rống của Sư Tử Vương… (bằng chứng là tập sách “Tạo Duyên Hoá Ðộ Chúng Sanh” và “bộ sách Ðường Về Xứ Phật” được nhà X.B Tôn Giáo cho in phát hành).

    Thời kỳ Ðức Phật ra đời, ở Ấn Ðộ lúc bây giờ đã có 62 luận thuyết siêu hình tưởng, của kinh điển Vệ Ðà đã thống trị bằng tín ngưỡng cả bốn giai cấp, của xã hội Ấn Ðộ thời ấy ! Khi đức Phật rời bỏ Hoàng Cung, xuất gia làm Ðạo Sĩ… Ngài cũng bị cọng nghiệp chung lặn hụp vào các pháp tà tưởng siêu hình của Bà La Môn ấy, để tu tập khổ hạnh suốt sáu năm không thành! Cuối cùng, Ngài tự rời bỏ các vị giáo chủ này và đã tìm ra con đường giải thoát cho chính mình, rồi chỉ lại đường lối “Tu Tập – Trung Ðạo” mà Phật đã tìm ra, để con người tự lực tu tập đúng với đạo đức nhân bản của con người ở hành tinh này. Nhưng đến ngày nay, Chánh Pháp của Phật đã bị lai tạp tà giáo xen vào! Nếu không có Bậc Thánh Tăng tu chứng, chỉnh đốn lại và khai thị cho chúng ta, thì chúng ta khó mà biết được pháp nào là Chánh Pháp của Phật, Pháp nào là tà pháp mạo danh, đưa vào kinh sách của nhà Phật!...

    Như vậy, ba ngôi Tam Bảo ví như ba cái vòng tròn, có chung một tâm điểm, tuy một mà có đủ ba, mà Tăng Bảo là vô cùng hệ trọng. Vì có Tăng Bảo thì Pháp Bảo mới được thực hành soi sáng, và có sự truyền bá của Tăng Bảo thì Pháp Bảo mới đem lại lợi ích cho muôn người; Tăng Bảo cũng là người đại diện cho Phật Bảo, làm gương hạnh cho chúng ta noi theo. Vì vậy, chúng ta phải tìm hiểu kỹ càng, chọn Bậc Thánh Tăng giới hạnh đàng hoàng có tu chứng cụ thể rõ ràng, rồi mới xin Qui-Y nương tựa thân cận nơi các Ngài để tu học, sẽ được khai thị soi sáng lợi ích lớn lao trên đường tu tập. Vì:

    “Không có Thầy, đố mầy tu nên chi –

    Bá đạo bá tri, vị chi tu bá láp!”

    Ai là Trí giả? Phải rõ kẻo lầm…

    Mình còn láng quáng, cõng câm dắt mù!...

    Cả ba đều té lăn cù xuống mương!!...”

    Tam Bảo cũng là ba đức tánh giác ngộ, chơn chánh, thanh tịnh, đang ẩn tàng nơi mỗi chúng ta – Ba đức: Sáng suốt (Giác ngộ), trong sạch (Thanh tịnh) và chơn thật bất hư (Chơn chánh) mà Phật và chư vị Thánh Tăng là những người đã phát huy viên mãn.

    Chúng ta nương về Tam Bảo tu học, tức là để phát huy ba đức tánh đó đến chỗ rốt ráo là thành Thánh, thành Phật như các Ngài chớ chẳng có chi lạ cả.

    Chúng ta đã có đầy đủ phước duyên Quy-y Tam bảo thì phải luôn luôn cố gắng phát huy ba đức tánh ấy đầy đủ mới tròn nghĩa Qui-Y. Ngược lại nếu chúng ta mang danh là phật tử theo đạo giải thoát của Phật mà chẳng thực hành theo giáo pháp Phật để lại, đặng sớm thành tựu ba đức tánh cao quí ấy thì hóa ra chúng ta chỉ có “Qui” mà không có “Y”. Như thế chưa phải là người đã Qui Y Tam Bảo.

    MUỐN TRỞ VỀ VỚI BA ÐỨC TÁNH ẤY PHẢI LÀM SAO?

    – Trước hết phải tịnh tu tam nghiệp “Thân – Khẩu – Ý” bằng cách:

    1) - Thân: Không sát sanh, trộm cắp, dâm dục là đã trở về với đức tánh “Thanh-tịnh”.

    2) - Khẩu: Không vọng ngôn, ác khẩu, ỷngữ, lưỡng thiệt tức là trở về với đức tánh “Chơn-chánh”.

    3) - Ý: Không tham lam, sân hận và si mê tức là đã trở về với đức tánh “Giác-ngộ”.

    Nói tóm, là phải tu tập mười thiện pháp để cho thân khẩu ý thường được tương ưng với Phật-Pháp-Tăng tức là đã quy-y tam bảo đúng pháp.

    “Giữ gìn tam nghiệp, Khế hiệp Chơn tâm

    Thân không sát đạo tà dâm

    Khẩu không thêu dệt thọc đâm hai chiều

    Cũng không dối gạt đặt điều

    Chuyện không nói có, nói điều điêu ngoa

    Miệng không mắng chưởi rầy la

    Nói lời dịu ngọt ôn hòa hiền lương

    Ý mã luôn đặt dây cương

    Chẳng cho tham dục giận hờn phát sinh

    Vẹt tan bóng tối vô minh

    Nhờ đèn Tam Bảo quang minh soi lòng

    Luôn luôn nhìn lại bên trong

    Cầm cương ngựa ý đề phòng tâm viên

    Diệt trừ vọng tưởng đảo điên

    Ngăn ác diệt ác – Thiện chuyên hành trì.

    Ai người chân thật Quy Y

    “Tam nghiệp” “thập thiện” tu trì chớ quên.

    Niết Bàn thanh thản bước lên

    Từ đây thoát kiếp lênh đênh luân hồi”.

    ***
     
    binbonbon1214 thích bài này.
  7. Nguyễn Thu Giang 90

    Nguyễn Thu Giang 90 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    15/9/2016
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    LÀM LỄ QUY Y CHO NGƯỜI CHẾT

    (ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT 6 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC)

    Câu hỏi của phật tử Luân

    Hỏi:Kính thưa Thầy! Trong kinh Thập Nhị Nhân Duyên, Đức Phật đã xác định rõ ràng không có thế giới siêu hình, tức là không có linh hồn, thần thức,… sau khi chết. Vậy mà tại sao chúng con thấy quý Thầy, quý Cô và quý cư sĩ Phật giáo lại dựa đâu mà cho rằng có thế giới siêu hình? Bằng chứng quý Thầy, quý Cô và quý cư sĩ đứng ra bày vẽ tổ chức lo toan đám ma, cúng vong, tiễn linh, chẩn tế cô hồn giải oan bạt độ, thậm chí còn có rất nhiều quý Thầy ngang nhiên ngồi trên pháp tòa để thuyết pháp giảng đạo làm lễ quy y Tam Bảo và thọ ngũ giới cho những vong linh. Những việc làm của quý Thầy, quý Cô và quý cư sĩ đã đi ngược lại lời dạy chân thật của đức Phật và làm lệch lạc đường đi chân chánh của đạo Phật, khiến cho mọi người có hiểu biết sẽ nghi ngờ Phật giáo. Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ và khiến cho mọi người không còn nghi ngờ Phật giáo nữa.

    Đáp: Người ta không rõ mục đích quy y Tam Bảo và thọ ngũ giới là gì? Cho nên, mới dám làm những điều mê tín lừa đảo con cháu người đã chết. Quy y Tam Bảo và thọ ngũ giới cho người đã chết là để lấy lòng Phật tử trong khi người Phật tử đang đau khổ vì mất mát những người thân thương, họ không còn sáng suốt nhận định, nên hễ quý Thầy bày vẽ làm điều gì thì cứ làm ngay liền để mãn nguyện lòng thương yêu của mình đối với những người thân.

    Mục đích quy y Tam Bảo và thọ ngũ giới là để sống và thực hiện một đời sống đạo đức làm người không làm khổ mình, khổ người, sống trong thiện pháp, sống biết tha thứ và thương yêu mọi người, mọi loài, chứ không phải quy y Tam Bảo là để được làm đệ tử của Phật, để ở cõi Diêm Đình vua Diêm Vương nể mặt, quỷ sứ, ngục tốt Ngưu Đầu, Mã Diện không dám hành hạ. Hiểu như vậy là mê tín là sai không đúng chánh tri kiến của đạo Phật. Còn nếu bảo rằng quy y Tam Bảo là để gieo duyên với Phật pháp thì lại còn sai hơn nữa, khi cha mẹ còn sống không bằng lòng thọ Tam Quy Ngũ Giới đến khi chết con cháu nhờ Sư, Thầy làm lễ Quy Y Tam Bảo thì vấn đề này không phải tự tâm nguyện của ông bà mà là một sự ép buộc của con cháu, như vậy thử hỏi làm sao có sự gieo duyên cho được, khi mà tâm không thành, ý không muốn.

    Các Sư Thầy ngang nhiên ngồi lên pháp tòa thuyết pháp giảng đạo hoặc làm lễ quy y Tam Bảo cho những vong linh này là một việc làm mê tín, vô minh không thông hiểu đạo Phật, làm một điều phi Phật giáo, vì Phật giáo là một tôn giáo tự lực cánh sinh, chứ không nhờ vào tha lực nào cả mà phải tự mình khi còn sống có một sự thành tâm ước muốn để trở thành một con người có đạo đức làm người, không làm khổ mình, khổ người, để trở thành một con người sống toàn thiện và để trở thành một con người sống với một tâm hồn thanh thản, an lạc, bất động trước các pháp. Và có sự ước muốn như vậy thì quy y Tam Bảo và thọ ngũ giới mới có giá trị và ý nghĩa đúng nghĩa chân chánh của đạo Phật. Còn ngược lại là không có ý nghĩa tự lực, trên con đường cầu đạo giải thoát thì không có một người nào đi thay thế cho ai được mà phải chính nơi người đó, vì thế quy y cho người đã chết là một việc làm sai, gây mê tín, dị đoan, lạc hậu trong đạo Phật, đó là một việc làm tội lỗi.

    Đạo Phật không chấp nhận sự thường hằng của linh hồn, thế mà Sư, Thầy lên pháp tòa thuyết pháp, quy y Tam Bảo và truyền ngũ giới cho vong linh thì đó là một việc làm của ngoại đạo lừa đảo lòng hiếu hạnh và tình thương yêu của tín đồ Phật giáo đối với người quá cố. Việc làm này chẳng có ích lợi gì cho người chết mà còn khiến cho tín đồ hao tiền tốn bạc một cách si mê.

    Khi cha mẹ hay những người thân thương qua đời, lòng thương yêu của chúng ta đối với những người này, chỉ có một cách duy nhất là làm ích lợi cho người chết, cũng như giúp cho họ gieo duyên với Phật pháp thì chỉ có việc ấn tống kinh sách dạy về đạo đức làm người không làm khổ mình, khổ người. Nhờ có kinh sách này mà người sống có lợi ích rất lớn thì người chết cũng có lợi ích rất lớn. Tại sao vậy?

    Tại vì người chết nghiệp lực sẽ tiếp tục đi tái sanh luân hồi ngay liền sau khi chết và đã trở thành một người mới, có nghĩa là chết đây sanh kia cũng giống như cây đuốc, cây đuốc này vừa tắt thì cây đuốc kia cháy sáng ngay liền để giữ ánh sáng liên tục không bị gián đoạn. Luật nhân quả cũng vậy, thân này mất thì có thân khác ngay liền để giữ đạo luật nhân quả không bị gián đoạn.

    Vì thế, kinh sách đạo đức làm người không làm khổ mình, khổ người được ấn tống và được phổ biến khắp cùng thì mọi người, ai cũng đều được đọc kinh sách này giúp cho họ có một đời sống đạo đức toàn thiện, một đời sống giải thoát an lạc. Đó là sự ấn tống kinh sách đạo đức nhân quả là gieo duyên quy y Tam Bảo và thọ ngũ giới cho những người thân thương đã quá cố. Đó là sự báo hiếu rất lớn của chúng ta khi cha mẹ đã qua đời, những việc làm này đem đến lợi ích ngay liền là những người chung quanh chúng ta đang sống, họ trở thành những người sống có đạo đức làm người, biết mang lại sự không đau khổ cho nhau, đó là chân hạnh phúc của loài người thiết thực và cụ thể hơn.

    https://www.facebook.com/thichthonglac
     
    binbonbon1214 thích bài này.
  8. binbonbon1214

    binbonbon1214 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/9/2015
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn bạn nhiều nhé! Mình tới nay cũng được nghe nhiều Pháp Thoại, nhiều lần muốn đi Quy y, nhưng thực tế vài lần đều lỡ.... Có lẽ chưa có duyên. Nếu về thực tế, mình đã "tự quy y", tin vào Đạo Pháp của Đức Phật... và tự coi mình là Phật tử. Nhưng thực tế thì chính thức về danh thì mình chưa. Hiện tại mình đang sống ở Hưng Yên, vì công việc mình cũng hay về HN. Năm nay mình đã sẵn sàng để mình và con đi quy y, nhưng hỏi ở chùa gần nhà thì chùa 1 năm chỉ làm lễ quy y 01 lần, lúc mình hỏi thì thầy đã vừa làm lễ rồi.... Về HN thì mong được sư thầy ở Chùa Quán Sứ hoặc Chùa Phúc Khánh quy y cho. Định là vậy, hôm tới mình sẽ chủ động tới chùa hỏi sư thầy, cũng chưa biết có bị lỡ dịp nữa không... Bạn có lẽ đã quy y rồi? Bạn có kinh nghiệm, chia sẻ cho mình nhé! Thanks
     
  9. chipbi10

    chipbi10 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    28/7/2011
    Bài viết:
    348
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    các bạn có biết muốn quy y thì đến chùa nào để nhờ thầy làm không?
     
  10. binbonbon1214

    binbonbon1214 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/9/2015
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Mình cũng muốn Quy y nhưng chưa biết lịch và thủ tục cụ thể. Mai mình sẽ tới chùa Phúc Khánh hoặc Quán Sứ để hỏi cụ thể, có thông tin mình sẽ chia sẻ. Mn có tt cũng share cho mình nhé! Thanks
     
    chipbi10 thích bài này.
  11. chipbi10

    chipbi10 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    28/7/2011
    Bài viết:
    348
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Uhm.thanks bạn nhé
     
    binbonbon1214 thích bài này.
  12. binbonbon1214

    binbonbon1214 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/9/2015
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Có thông tin rồi đây bạn. Hôm nay mình tới 2 chùa. Đầu tiên là chùa Phúc Khánh thì được biết chùa chỉ có đợt quy y đầu năm vào 19/01 rồi. Sau mình tới chùa Quán Sứ thì được biết hôm qua vừa có 01 đợt quy y, vậy là mình lại lỡ rồi... Rất may, sau đó thầy bảo 15/04 là ngày lễ Phật đản sẽ có đợt quy y tiếp. Mình có thể đăng ký trước. Hôm nay mình đăng ký quy y cho 02 mẹ con mình rồi. Bạn muốn quy y cùng đợt này thì tới đăng ký nhé!
     
    chipbi10 thích bài này.
  13. Nguyên tú 89

    Nguyên tú 89 BỘT SẮN DÂY NGUYÊN TÚ

    Tham gia:
    12/3/2017
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    ttu từ bạn à tâm tĩnh ắt trí tuệ nảy sinh
     
  14. chipbi10

    chipbi10 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    28/7/2011
    Bài viết:
    348
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    trực tiếp đến đăng ký à bạn, có phải hỏi gặp ai không
     
  15. binbonbon1214

    binbonbon1214 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/9/2015
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Bạn đến trực tiếp vào phòng tiếp lễ, có người ở đó sẽ hướng dẫn và làm thủ tục đăng ký và mình góp tiền lễ. Thầy sẽ hẹn chiều 15/04 (ngày lễ Phật đản) tới làm lễ Quy y.
    P/s: mn kết nối zalo với mình ở số O912.59.5059 mình gửi cho xem cái Điệp quy y tam bảo trong đó có thông tin của người được quy y, thầy sẽ viết vào đó, mình cầm về sau khi đăng ký và hôm làm lễ thì có mặt. Mình đang dùng zalo trên ip nên chưa biết up ảnh lên lcm ntn, sorry bạn nhé!
     
    chipbi10 thích bài này.
  16. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Chào các bạn, không biết các bạn đã hiểu rõ mục đích của quy y tam bảo là gì chưa? Khi quy y là các bạn phải thọ năm giới, các bạn có thấy mình giữ nổi hay không? ngay việc ăn mặn (sát sanh gián tiếp) chúng ta đã khó dứt rồi chứ đừng nói đến giới tránh sát sanh. Còn giới cấm nói dối thì khó khăn vô vàn.

    Nếu các bạn chưa rõ ý nghĩa của việc quy y thì xin các bạn đừng quy y cho lấy có lấy hình thức, như Thầy của mình đã dạy như thế này:

    "Muốn tu theo đạo Phật không phải đụng đâu nghe đó, mà phải chọn người thầy rất kỹ như lời đức Phật đã dạy: “Muốn tìm hiểu Phật giáo thì phải chọn một vị Thầy tâm hết tham pháp, sân pháp, si pháp”. Hay phải thân cận: “Ðược thấy các bậc Thánh, được thuần thục pháp các bậc Thánh, được tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc chơn nhơn, được thuần thục pháp các bậc chơn nhơn, được tu tập pháp các bậc chơn nhơn”. Chọn được một vị Tăng như vậy mới xứng đáng là một vị Thầy của mình. Nếu chọn không được một bậc Thầy như vậy thì đừng nên QUY Y TĂNG BẢO. Chờ khi nào chọn được Tăng Bảo xứng đáng mới quy y luôn cả ba ngôi Tam Bảo, còn chọn chưa được thì xin phật tử dừng lại, đừng vội vàng mà hiến cuộc đời mình cho tà pháp của ngoại đạo thì thật là uổng phí cho một kiếp người.

    Như vậy Tăng Bảo là ngôi thứ ba nhưng lại quan trọng nhất trong ba ngôi Tam Bảo. Nếu không có Tăng Bảo thì không bao giờ chúng ta giác ngộ chân lý được, không giác ngộ chân lý thì biết gì mà hộ trì chân lý.

    Chân lý không được hộ trì thì làm sao chứng đạt được chân lý. Cho nên Tăng Bảo là một báu vật quý giá nhất trên đời này. Nếu đồng thời sinh ra cùng đức Phật hay cùng một vị chứng quả A La Hán thì đó là phước báu vô lượng không thể nghĩ bàn.''


    http://nguyenthuychonnhu.net/index.php/bdt/1090-qytb-dt
     
  17. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Gửi bạn nào muốn quy y đọc tham khảo, hy vọng nó có thể giúp ích cho bạn.

    QUY Y TAM BẢO

    Lượt xem: 625

    Share
    (Trưởng lão Thich Thông Lạc, trích NCĐTHCNCS, TG. 2011, tr. 15-37)
    link sách: NCĐTHCNCS

    Trước khi muốn Quy y Tam Bảo, thì các bạn phải tìm hiểu Quy y Tam Bảo nghĩa là gì?

    Cụm từ QUY Y TAM BẢO có hai phần:

    1- Quy y.

    2- Tam Bảo.

    Bây giờ các bạn tìm hiểu từ thứ nhất, “quy y”. Vậy Quy Y nghĩa là gì? Chữ “Quy” có nghĩa là trở về; chữ “Y” có nghĩa là nương tựa. Hai từ ghép chung lại là “quy y”, có nghĩa là trở về nương tựa. Chữ Quy Y người Trung Hoa dịch nghĩa từ tiếng Phạn Namo, dịch âm Nam Mô. Làm người ai cũng biết cha mẹ. Cha mẹ là chỗ nương tựa của con cái. Con cái được lớn khôn nên người đều nhờ nương tựa vào cha mẹ. Cha mẹ nuôi nấng con cái, cho ăn học, tạo dựng cơ nghiệp, cưới vợ, gả chồng, trợ giúp làm nên sự nghiệp. Ðấy là cuộc sống miếng cơm manh áo, thuốc thang trị bệnh đều phải nương tựa vào cha mẹ. Ngoài những sự nương tựa này thì cha mẹ không thể làm chỗ nương tựa khác cho con cái của mìnhđược. Ðó là khi con cái bệnh đau cha mẹ không thể đau thay thế cho con cái mìnhđược; khi tâm sân hận buồn rầu đau khổ cha mẹ cũng không thay thế sân, hận, buồn rầucho con cái được; khi con cái chết cha mẹ cũng không chết thay cho con cái mình được... Như vậy có những điều không thể nương tựa vào cha mẹ được.

    Vì thế, các bạn tìm một chỗ nương tựa để thoát ra mọi sự đau khổ mà không cha mẹ hay bất cứ một người thân nào có thể giúp đỡ được.

    Vì nỗi khổ của riêng mọi người, không ai nương tựa vào ai để thoát khổ được, nên các bạn trở về nương tựa vào ba ngôi Tam Bảo. Nhờ nương tựa vào ba ngôi Tam Bảo mà các bạn thoát khổ, tức là các bạn làm chủ được sanh (đời sống), già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi.

    Danh từ thứ hai “TAM BẢO”. Vậy ba ngôi Tam Bảo như thế nào mà các bạn nương vào lại hết khổ?

    Ba ngôi Tam Bảo gồm có:

    1- Phật Bảo.

    2- Pháp Bảo.

    3- Tăng Bảo.

    NGÔI THỨ NHẤT: PHẬT BẢO

    Vậy Phật Bảo là gì?

    PHẬT BẢO là một con người cũng bằng xương bằng thịt, cũng do cha mẹ sanh ra,và sinh ra cũng từ nơi bất tịnh, giống như chúng ta vậy, rồi cũng được nuôi lớn lên bằng sữa, cháo, cơm và thực phẩm. Khi lớn lên có vợ, có con như mọi người. Ngài cũng khổ đau vì bệnh tật, vì giận hờn, phiền não v.v... Nhất là sau khi đi dạo ra ngoài bốn cửa thành, Ngài trông thấy bốn cảnh đời đau khổ của kiếp người:

    - Cảnh thứ nhất: Thấy một ông lão già yếu run rẩy, chống gậy đi đứng một cách khó khăn.

    - Cảnh thứ hai: Thấy một người bệnh đau khổ rên la, kêu khóc.

    - Cảnh thứ ba: Thấy một người chết, mọi người thân đang kêu khóc thương tiếc.

    - Cảnh thứ tư: Thấy một vị tu sĩ đi xin ăn tự tại thung dung.

    Nhìn bốn cảnh này trong đời người quá đau khổ, Ngài nghĩ rằng: Rồi đây mình cũng vậy, cũng phải đi vào cảnh khổ này. Cảnh khổ này không một ai thoát khỏi do qui luật nhân quả, nên Ngài quyết định bỏ cuộc sống thế gian, chấp nhận cuộc sống tu sĩ, để đi tìm cho được phương pháp tu tập giải thoát và làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người (sanh, già, bệnh, chết). Ngài đã thành tựu sự giải thoát này; Ngài đã chứng đạt được chân lý của loài người. Vì thế, bài pháp đầu tiên Ngài thuyết giảng là Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Ðế) cho năm anh em ông Kiều Trần Như.

    Ðạo Phật ra đời với bốn chân lý này, đem lại cho loài người một chương trình giáo dục đào tạo con người đầy đủ đạo đức nhân bản - nhân quả làm người, sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai.

    Từ bốn chân lý này Ngài đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi tái sanh. Chúng ta cũng là con người; cũng do từ cha mẹ sanh ra như Ngài, Ngài làm được, chúng ta làm được; Ngài tu tập giải thoát, chúng ta cũng tu tập giải thoát được! Ngài làm được bất cứ việc gì thì chúng ta cũng làm được tất cả những việc như thế. Vì Ngài là con người, chúng ta cũng là con người. Do lòng tin nơi con người quyết liệt như vậy thì không có việc gì mà chúng ta không thành công. Phải không quý phật tử?

    Do lòng tin Phật là con người thật, chứ không phải là một đấng Thánh, Thần, Bồ Tát từ cõi nào đến đây. Nếu Ngài là một bậc Thánh (Bồ Tát), từ cõi nào đến trái đất của chúng ta như trong kinh sách Phát Triển đã dạy: Khi Ngài mới sanh ra, liền đi bảy bước có bảy bông sen đỡ chân, và đưa tay chỉ Trời, chỉ Ðất mà nói rằng: “Thiên thượng Thiên hạ, duy Ngã độc tôn”. Có nghĩa là: “Trên Trời dưới Trời, Ta là người duy nhất”. Như vậy rõ ràng Ngài là người đã chứng đạo, chứ không phải Ngài là một con người phàm phu giống như chúng ta. Cho nên, nếu Ngài là người đã tu chứng đạo và đến đây để độ chúng ta, thì chắc chắn chúng ta không thể tu tập làm chủ được như Ngài. Bởi vì Ngài là bậc Thánh Thần.

    Sự thật không phải vậy. Kinh sách Phát Triển thường huyền thoại qua câu chuyện Thần Thánh hoá đức Phật. Một con người sinh ra như một Thánh nhân mà sau này phải 6 năm khổ hạnh, phải tu tập theo những pháp môn của ngoại đạo. Như vậy rõ ràng chúng ta biết chắc rằng: Người đời sau đã huyền thoại một cách quá trớn, không đúng sự thật. Dựng lên một đấng Giáo Chủ ảo huyền.

    Suốt sáu năm trời tu tập Ngài cũng không hiểu pháp nào là chánh pháp và pháp nào là tà pháp. Cho nên cuộc đời của Ngài cũng phải trải qua sự học và tu tập rất nhiều pháp môn của ngoại đạo.

    Sáu năm khổ hạnh với các pháp môn của ngoại đạo, Ngài tu tập gần như sắp chết, như trong kinh sách nói rằng: “Khi đức Phật khổ hạnh sống ăn rất ít, do đó Ngài chỉ còn bộ xương bọc da, sờ da bụng đụng xương sống, sờ xương sống đụng da bụng”. Cho nên chúng ta xét thấy lời nói này có khi quá trớn. Nếu mà chúng ta sờ da bụng đụng xương sống, sờ xương sống đụng da bụng thì chắc chắn không thể sống nổi.

    Chúng ta biết rằng: Ðức Phật có khổ hạnh tối đa, nhưng không thái quá như các Tổ đã kết tập kinh có phần thêm bớt. Ngài là một người có trí tuệ sáng suốt, có thể lực mạnh mẽ, và một nghị lực phi thường khi tu khổ hạnh cũng như tu tập hơi thở. Chúng ta nhận xét điều này không lầm.

    Sáu năm tu tập khổ hạnh Ngài không tìm ra được sự giải thoát, nên bỏ tất cả các pháp môn của ngoại đạo và tự tìm ra một giáo pháp riêng cho mình. Và Ngài đã tìm thấy được chân lý, một con đường giải thoát thật sự, vì thương tưởng chúng sanh Ngài truyền lại cho chúng ta ngày nay.

    Cho nên Phật Bảo là một con người thật, con người cũng như chúng ta, chứ không phải là con người ở cõi Trời Ðâu Xuất đến đây. Do lòng tin sự chân thật này, chúng ta tin chắc rằng chúng ta là những con người thì phải thực hiện được sự giải thoát này, không có khó khăn.

    Do lòng tin chân thật của chúng ta khi nhận xét đúng đức Phật là con người thật, vì thế lòng tin ấy không còn ai thay đổi được.

    Cho nên, một đấng Giáo Chủ là người đã chứng đạo ở cõi giới nào đến đây truyền đạo, thì điều đó chắc chắn chúng ta sẽ không tin theo đấng Giáo Chủ đó.

    Ðọc lịch sử thế giới chúng ta biết chắc trên hành tinh sống này, chỉ có một con người thật, là người nước Ấn Ðộ, đi tu, bỏ ngai vàng, danh lợi, bỏ vợ, bỏ con, rồi tu thành Phật. Sau này mọi người cung kính tôn trọng Ngài mới thành lập ra tôn giáo Phật giáo, chứ Ngài không có ý đồ đó. Một tôn giáo Phật giáo, trên đầu mọi người tín đồ không có Thần Thánh, không có Ðấng Sáng Tạo, không có Ðấng Vạn Năng và cũng không có Ðấng Cứu Thế. Vì vậy mọi người tu hành theo Phật giáo đều phải tự lực cứu mình, chứ không nhờ vào tha lực của ai cả.

    Ngày nay có những hệ phái Phật giáo tràn đầy tha lực thần quyền, thiếu thực tế, khiến cho chúng ta mất niềm tin, chỉ vì ở chỗ cúng tế lạy lễ, mang đầy hình thức mê tín dị đoan. Cho nên chúng ta phải trở về cội nguồn tự lực của Phật giáo chân chánh Nguyên Thủy. Trở về cội nguồn tự lực của Phật giáo chân chánh Nguyên Thủy, tức là trở về với đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trở về với đức Phật Thích Ca Mâu Ni là QUY Y PHẬT BẢO.

    Hôm nay quý phật tử đã hiểu đức Phật nào mà quý vị chọn quy y. Chỉ có đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho quý vị quy y. Vậy quý vị chắp tay lên trước ngực, hướng về tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thầm nguyện xin quy y với Ngài. Sau khi thầm nguyện xong quý vị đảnh lễ Ngài một lạy.

    NGÔI THỨ HAI: PHÁP BẢO

    Vậy Pháp Bảo là gì?

    PHÁP BẢO là những lời dạy của đức Phật, những kinh nghiệm trong khi tu tập đạt được chân lý, Ngài đem dạy lại cho loài người để thực hành đạt được kết quả giải thoát như Ngài. Tại sao pháp bảo của Ngài là chỗ nương tựa để chúng ta không còn khổ đau nữa?

    Có phải là pháp môn niệm Phật Di Ðà không? Có phải pháp môn ngồi thiền chẳng niệm thiện, niệm ác không? Có phải pháp môn tham thoại đầu, khán công án không?

    Có phải pháp môn niệm chú, bắt ấn, tụng kinh bái sám lạy hồng danh chư Phật không?

    Không! Ðức Phật không có dạy những pháp môn như vậy, mà dạy chúng ta pháp môn Tứ Chánh Cần, tức là ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp.

    Pháp của Phật rất thực tế, Ngài dạy: “Khi tâm có tham tôi biết tâm có tham, khi tâm không tham tôi biết tâm không tham”. Tham là ác pháp, ác pháp thường mang đến sự khổ đau cho mình, cho người, cho cả hai. Vậy ngay đó biết nó là ác pháp thì phải diệt không được để nó trong tâm.

    Khi nương tựa vào pháp để diệt ác pháp thì tâm hết khổ đau. Vậy nương vào cha mẹ không hết khổ đau mà chỉ có nương vào pháp mà hết khổ đau.

    Khi thân bệnh đau nhức khổ sở, bất cứ một loại bệnh nào, nơi đâu trên thân thì chỉ cần nương vào pháp môn của Phật thì bệnh sẽ chấm dứt và thân không còn đau khổ nữa (Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu).

    Ví dụ: Khi chúng ta bị nhức đầu, liền nhiếp tâm vào hơi thở và an trú tâm trong hơi thở. Vậy an trú tâm trong hơi thở như thế nào?

    Trước tiên chúng ta nhiếp tâm trong hơi thở: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biếttôi thở ra”. Sau khi chánh niệm tỉnh thức trong hơi thở liền tiếp tục tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Sau khi tâm an trú được trong hơi thở thì bệnh nhức đầu đã tan mất. Như vậy nương vào cha mẹ làm sao hết bệnh đau đầu được, chỉ có nương vào pháp môn ngăn ác diệt ác pháp mà lành bệnh.

    Như vậy nương vào pháp của Phật làm chủ được bốn sự đau khổ của kiếp người: sanh, già, bệnh, chết; ngoài ra không còn pháp nào để chúng ta nương tựa thoát khổ như vậy được.

    Pháp môn làm chủ thoát khổ lợi ích lớn như vậy, cho nên nó được gọi là đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người; pháp môn đem lại lợi ích cho đời, cho xã hội như vậy nên được gọi là Pháp Bảo.

    Pháp môn lợi ích như vậy có xứng đáng cho chúng ta nương tựa không? Cho nên Quy Y Phật Bảo không thể đầy đủ trọn vẹn sự giải thoát của kiếp người, nên phải QUY Y PHÁP BẢO.

    NGÔI THỨ BA: TĂNG BẢO

    Vậy Tăng Bảo là gì ?

    TĂNG BẢO là những vị tu sĩ Phật giáo tu hành đã chứng đạt chân lý, sống như Phật, giới luật nghiêm chỉnh, không hề vi phạm những lỗi nhỏ nhặt nào, thường làm gương sáng hay làm ngọn đuốc Ðức Hạnh cho mọi người soi.

    Tăng Bảo là một vị Thánh Tăng, là người nêu cao Phạm hạnh của Phật giáo; là người mô phạm gương mẫu cho mọi người tu tập theo Phật giáo.

    Cho nên, chọn được một vị Thánh Tăng không phải dễ, một người chứng đạt được chân lý đời nay quá hiếm, khó tìm, khó gặp. Khi tìm gặp thì phải nương tựa vào vị ấy. Nương tựa vào vị ấy tức là QUY Y TĂNG BẢO.

    Chọn lựa một vị Thánh Tăng là phải chọn lựa như thế nào? Chọn lựa một vị thánh tăng là phải chọn một vị tu sĩ cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia sống không gia đình, không nhà cửa, tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không, phải biết “thiểu dục tri túc”, tức luôn luôn biết đủ, không bao giờ thấy thiếu một vật gì.

    Trong đời sống làm người mà tìm thấy một vị Thánh Tăng như vậy, mới xứng đáng là người làm gương, làm ngọn đuốc sáng soi đường cho mọi người đi.

    Cho nên chọn lấy Tăng Bảo để Quy Y không phải dễ. Vô cùng khó, khó vô cùng, chứ không phải gặp vị Tăng nào quý vị cũng đều Quy Y cả, miễn là có nghe đến bốn chữ QUY Y TAM BẢO là đủ.
     
  18. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Muốn tu theo đạo Phật không phải đụng đâu nghe đó, mà phải chọn người thầy rất kỹ như lời đức Phật đã dạy: “Muốn tìm hiểu Phật giáo thì phải chọn một vị Thầy tâm hết tham pháp, sân pháp, si pháp”. Hay phải thân cận: “Ðược thấy các bậc Thánh, được thuần thục pháp các bậc Thánh, được tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc chơn nhơn, được thuần thục pháp các bậc chơn nhơn, được tu tập pháp các bậc chơn nhơn”. Chọn được một vị Tăng như vậy mới xứng đáng là một vị Thầy của mình. Nếu chọn không được một bậc Thầy như vậy thì đừng nên QUY Y TĂNGBẢO. Chờ khi nào chọn được Tăng Bảo xứng đáng mới quy y luôn cả ba ngôi Tam Bảo, còn chọn chưa được thì xin phật tử dừng lại, đừng vội vàng mà hiến cuộc đời mình cho tà pháp của ngoại đạo thì thật là uổng phí cho một kiếp người.

    Như vậy Tăng Bảo là ngôi thứ ba nhưng lại quan trọng nhất trong ba ngôi Tam Bảo. Nếu không có Tăng Bảo thì không bao giờ chúng ta giác ngộ chân lý được, không giác ngộ chân lý thì biết gì mà hộ trì chân lý.

    Chân lý không được hộ trì thì làm sao chứng đạt được chân lý. Cho nên Tăng Bảo là một báu vật quý giá nhất trên đời này. Nếu đồng thời sinh ra cùng đức Phật hay cùng một vị chứng quả A La Hán thì đó là phước báu vô lượng không thể nghĩ bàn.

    PHẬT BẢO tuy quý nhưng đức Phật đã tịch lâu rồi, khi tu tập gặp những khó khăn muốn thưa hỏi thì làm sao hỏi được. Người tu tập chỉ noi theo gương hạnh của Ngài qua lịch sử ghi lại mà thôi. Nếu chỉ quy y Phật Bảo thì chưa đủ. Cho nên, chúng ta muốn tu tập trọn vẹn để đi đến giải thoát hoàn toàn thì ngoài Phật Bảo, một gương hạnh tốt trên đường đi đến giải thoát, còn cần phải có nhiều điều nữa.

    PHÁP BẢO là chữ nghĩa kinh sách, là những bài pháp của đức Phật đã dạy. Ngày nay được các vị Tổ sư kết tập lại thành tạng kinh Nikaya. Chúng ta đều nương tựa theo những lời dạy này mà tu tập. Nhưng khi tu tập gặp những khó khăn hay rắc rối, hỏi kinh thì kinh không thể trả lời được.

    Vậy thì nương tựa vào pháp mà pháp không trả lời thì làm sao tu tập tới nơi, tới chốn được. Cho nên Pháp Bảo vẫn quý mà không quý bằng Tăng Bảo, vì có ưu mà còn có khuyết, tức là chưa hoàn toàn ưu hẳn.

    TĂNG BẢO là một con người đang sống như mọi người, nhưng là một người đã tu chứng đạt chân lý, nên người ấy có nhiều kinh nghiệm trên đường tu tập để hướng dẫn những người khác. Vì thế khi nương tựa (quy y) vào người này, thì được người ấy khai ngộ chân lý. Sau khi ngộ được chân lý xong, người ấy dạy chúng ta hộ trì chân lý. Chân lý được hộ trì thì không bao lâu chúng ta chứng đạt chân lý. Khi chứng đạt chân lý xong là chúng ta sẽ làm chủ: sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.

    Tóm lại, ba ngôi Tam Bảo chỉ có Tăng Bảo là lợi ích nhất, nhờ có Tăng Bảo mà mọi người mới thực hiện đúng Phật pháp, mới ngộ được chân lý, mới biết cách hộ trì chân lý và nhờ đó mới chứng đạt chân lý, nếu không có Tăng Bảo thì mọi người thực hiện sai pháp và cuộc đời tu hành của mình cũng chỉ là hình thức mà thôi. Vậy chúng ta hãy nhìn xem những tu sĩ Phật giáo hiện giờ, vì không có một vị thầy tu chứng đạt chân lý nên cứ dựa vào kinh sách tưởng giải ra tu tập, nên người đầu, người giữa và người cuối cùng đều là một chuỗi người mù, cho nên không có ai chứng đạt chân lý được.

    Hôm nay các phật tử đã được nghe giảng về Ba Ngôi Tam Bảo rõ ràng và cụ thể. Vậy, quý phật tử hãy chọn lấy Ba Ngôi Tam Bảo cho tương ưng với tâm nguyện của mình.

    Thầy xin nhắc lại: “Phật Bảo là con người thật, không phải là con người mơ hồ, trừu tượng, tưởng tượng. Ðó là một con người thật, con người tu hành giải thoát, làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người: sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi. Ngài đã đạt được chân lý tối hậu, một mục đích bất động tâm, một đường lối thoát ra bốn sự đau khổ của kiếp người.

    Con người trong thế gian này khi đã hiểu đời là khổ, khổ như thật thì chắc ai cũng muốn thoát ra. Không có ai muốn sống trong cảnh khổ đau cả. Chỉ vì chưa biết đường lối thoát ra, nên đành lòng ôm chịu, chứ mọi người ai chẳng muốn an vui hạnh phúc, có ai muốn khổ bao giờ!

    Cuộc sống hằng ngày luôn luôn bị chi phối bởi từng ác pháp, từng hoàn cảnh, từng sự việc, từng đối tượng v.v... Cho nên quý phật tử thường gặp những chướng ngại pháp, sinh ra phiền não, đau khổ, tức giận, thương ghét, ganh tỵ, oán hận, sợ hãi, v.v... Có nhiều khi không chịu nổi phải tự tử, hoặc sa ngã vào đường trụy lạc, rượu chè, cờ bạc, v.v...

    Làm người ai lại không bị bệnh tật. Tuổi càng cao thì thân càng già yếu, nay bệnh này, mai bệnh khác, đi đứng không vững vàng. Thân vô thường, sự thay đổi liên tục trong cơ thể chúng ta làm sao chúng ta không biết! Vì biết rõ sự thay đổi này, chúng ta không thể ngồi yên, trừ khi chúng ta như điếc, như đui, như ngây dại.

    Khi chưa biết pháp, chúng ta đành cam phận ôm bốn sự đau khổ này trong lòng, còn khi đã biết pháp để thoát ra mọi sự khổ đau này, thì có ai dại gì ngồi đó chịu đựng bốn sự đau khổ đang dày vò chúng ta. Có phải vậy không quý phật tử?

    Hôm nay, Thầy khéo nhắc nhở để quý phật tử hiểu được chánh Phật, Pháp, Tăng.

    Chánh Phật, Pháp, Tăng là Ba Ngôi Tam Bảo. Như vậy sau khi nghe Thầy giảng về Ba Ngôi Tam Bảo rõ ràng, cụ thể, ích lợi thiết thực như vậy. Quý phật tử có điều gì nghi ngờ gì không? Có còn thưa hỏi nghĩa lý gì về Ba Ngôi Tam Bảo này nữa không? Nghĩa lý của Ba Ngôi Tam Bảo này có xứng đáng để cho quý phật tử nương tựa không? Theo Thầy thiết nghĩ: Ba Ngôi Tam Bảo này lợi ích rất lớn, đem lại sự bình an, yên vui cho mọi người. Vậy mọi người hãy đặt lòng tin ở đó, và chính nơi đó là nơi cứu cánh đến với mọi người.

    Tóm lại, PHẬT BẢO là gương hạnh cho mọi người soi, là ngọn đuốc sáng soi đường cho mọi người đi. Mặc dù Ðức Phật không còn tại thế nữa, nhưng nhớ đến Ðức Phật là nhớ đến người đầu tiên đã đi tìm được con đường giải thoát này, để lại cho loài người ngày hôm nay.

    Trên thế gian này, không một tôn giáo nào có PHÁP BẢO như Pháp Bảo của Phật. Vì nó là pháp môn tu tập dùng tự lực chiến đấu với giặc sanh tử luân hồi, nên đức Phật dạy: “Tự lực thắp đuốc lên mà đi”. Khi ngọn đuốc đạo đức giải thoát làm sáng tỏ sự sống không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai trong từng giây, từng phút; trong từng ngày, từng tháng, từng năm, biến cuộc sống đầy tội ác, đầy đau khổ trở thành cõi Thiên Ðàng, Cực Lạc tại thế gian này, chứ không còn ở chỗ nào khác nữa.

    Pháp Bảo chỉ dạy rất rõ ràng, nếu có một người nào thường ngăn ác, diệt ác pháp, sinh thiện, tăng trưởng thiện pháp, thì Thầy tin rằng người đó đã hiểu biết Phật pháp rồi, và không bao giờ tu hành sai pháp. Do đó không có một ác pháp nào xâm chiếm thân tâm họ được. Họ không bao giờ để nghiệp lực kéo dài một ngày, hai ngày, ba ngày, mà chỉ trong một tích tắc, một giây, một phút là họ lo diệt sạch, họ không để trong tâm của họ một chút phiền não, họ luôn thấy những điều đó là vô thường, là sự đau khổ. Trái lại, nếu chúng ta không biết thì nó dày vò, nó dằn vặt trong tâm ta kéo dài một thời gian, rồi mới lắng dịu và mới hết, đó là chúng ta không biết pháp. Còn nếu chúng ta biết pháp của Phật, thì không bao giờ lại dại gì để cho tâm hồn chúng ta đau khổ, kéo dài từ ngày này sang ngày khác.

    Ba ngôi Tam Bảo quý báu và lợi ích như vậy, giúp cho đời người có một cuộc sống thanh nhàn, an lạc, yên vui một cách thiết thực, cụ thể, không có chút mơ hồ, trừu tượng, ảo tưởng nào.

    Pháp Bảo không phải là những pháp tu tập để có thần thông biết chuyện quá khứ vị lai, biến hoá tàng hình bằng cách này hay bằng cách khác, có khi phóng quang, có khi đi qua đá, qua tường, qua núi v.v... Những thần thông này chẳng có lợi ích thiết thực, vì nó chỉ là một trò ảo thuật mãi võ Sơn Ðông theo góc chợ, hè phố bán thuốc dạo, nó không có lợi ích bằng pháp ngăn ác, diệt ác pháp.

    Các con cứ suy nghĩ: Một vị Tăng tu hành có thần thông, phép tắc, biết chuyện quá khứ, nói chuyện gia đình mình thật hay, hoặc nói chuyện tương lai của mình rất đúng không sai, nhưng thần thông này có lợi ích cho bản thân mình không? Cho nên quý phật tử phải thấy Ba Ngôi Tam Bảo rất quý báu.

    Thầy sẽ giảng cho quý phật tử về pháp làm chủ sanh, già, bệnh, chết, để quý phật tử hiểu rõ sự quí báu của PHÁP BẢO.

    Ví dụ 1: Quý phật tử đang tức giận một điều gì đó, muốn cho cơn tức giận đó không còn trong tâm nữa, thì quý phật tử lấy Ðịnh Niệm Hơi Thở sử dụng đề tài: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thởra”. Tác ý và nhiếp tâm trong hơi thở như vậy tâm sân liền tan biến.

    Ví dụ 2: Quý phật tử đang bệnh đau bụng, muốn cho cơn đau bụng đó không còn trong thân nữa thì quý phật tử lấy Ðịnh Niệm Hơi Thở sử dụng đề tài: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Tác ý và nhiếp tâm trong hơi thở như vậy thì thân đau bụng sẽ dần dần hết đau.

    Ví dụ 3: Quý phật tử cơ thể già yếu, suy mòn, muốn bỏ thân tứ đại này thì nhập vào Thiền Thứ Tư tịnh chỉ hơi thở, liền xả bỏ báo thân vào trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự, thì ngay đó quý phật tử chết trong tự tại, và đầy đủ sự an lạc không có khổ đau như người thế tục.

    Xét thấy Ba Ngôi Tam Bảo có lợi ích lớn cho đời người như vậy, xin quý phật tử hãy chắp tay lên trước ngực, mặt hướng về tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và phát nguyện: “Từ đây về sau con xin nguyện một lòng quyết tâm nương theo Ba Ngôi Tam Bảo, đời đời, kiếp kiếp không bao giờ rời bỏ. Xin đức Phật chứng minh cho chúng con”.

    Sau khi phát nguyện xong, xin quý phật tử đảnh lễ ba lạy trước tượng Phật Thich Ca Mâu Ni để nhận thọ trì BA NGÔI TAM BẢO. (lễ Phật xong, rồi quý phật tử hãy ngồi xuống, nghe Thầy giảng tiếp).
     
  19. minhhanguyen

    minhhanguyen Thành viên tập sự

    Tham gia:
    13/3/2017
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Làm sao để tìm thấy một nửa còn lại của mình… (?)
    Đâu mới là cuộc hành trình tìm kiếm “tình yêu” thật… (?)
    Có những người đã bỏ ra cả cuộc đời để đi tìm “một nửa của mình”, tìm hết nửa này đến nửa khác, tìm mãi và tìm mãi mà vẫn không tìm thấy cái nửa đó ở đâu… Chỉ tìm thấy sự mệt mỏi, thất vọng, tổn thương, mất hết niềm tin rồi cô đơn, khổ đau và hận thù đeo bám…
    Về bản chất mỗi linh hồn là “một tiểu vũ trụ”, mỗi linh hồn đều là độc nhất vô nhị và không ai có thể thay thế hay khỏa lấp được cho ai, mỗi linh hồn là một mảnh ghép riêng biệt trên bức tranh tổng thể của Tạo hóa.
    Bản thể nguyên thủy của linh hồn vốn ở trong một trạng thái cân bằng và đầy ắp viên mãn, cân bằng âm dương, cân bằng giữa tính Nam và tính Nữ… Âm có vai trò của Âm và Dương có vai trò của Dương, nó có sự tương hỗ và trợ lẫn nhau, nó hòa quyện vào nhau trong một thể thống nhất không tách rời, nó làm nổi bật vai trò và ý nghĩa cho nhau, nhờ sự cân bằng ở cấp độ nguyên thủy này mà “tiểu vũ trụ” tồn tại mãi mãi – Vĩnh cữu… Khi chúng ta trở về với trạng thái cân bằng nguyên thủy, chúng ta sẽ trải nghiệm sự ổn định vững vàng, đầy ắp viên mãn, bình an hân hoan, tình yêu thương và niềm hạnh phúc… Đầy đủ mọi thứ ở bên trong (!)
    Vậy khi linh hồn đang đảm nhận một vai diễn là Nam thì tính Nam trong linh hồn được biểu hiện ra là: Trí tuệ, sức mạnh, lòng can đảm, sự độ lượng bao dung… nhưng tính Nữ là: tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc, sự ngọt ngào, lòng nhân từ… sẽ lặn sâu trong tàng thức, và ngược lại…
    Trò chơi của Tạo hóa là một “bài toán đố” rất là thú vị, nhưng nó luôn có lời giải ẩn dấu sâu bên trong… Khi người chơi tìm ra được bí mật họ sẽ trở thành người chiến thắng… người chiến thắng thường rất ít.
    Khi linh hồn đóng “vai Nam” thì các phẩm chất của tính Nữ sẽ lặn sâu trong tàng thức, và khi đó linh hồn sẽ trải nghiệm trạng thái mất cân bằng, linh hồn cảm thấy bị chông chênh thiếu hụt, cảm thấy cô đơn, yếu đuối nên cần phải có chổ để dựa dẫm, cảm thấy sợ hãi và lo lắng… Khi đó ý thức sẽ dẫn dắt chúng ta tìm đến với một nữa còn lại ở bên ngoài dưới dạng là “một người Nữ”, thường chúng ta chỉ chọn người Nữ có những phẩm chất tương đồng với mình, mình yêu họ say đắm…, nhưng về bản chất là mình đang yêu những sở trường và tính cách đang lặn sâu ở bên trong bản thân mình một cách say đắm (!) thông qua sự xuất hiện của người Nữ và họ trở thành một tấm gương để mình soi chiếu và nhận ra những gì đang thiếu hụt và lặn sâu bên trong mình…, nhưng mình lại dành toàn bộ tình yêu cho những người ở bên ngoài nhằm khỏa lấp sự cô đơn thiếu hụt ở bên trong… và càng khỏa lấp bao nhiêu thì càng trải nghiệm cảm giác cô đơn trống trải nhiều bấy nhiêu… Thay vì quay trở vào bên trong để đánh thức trở lại (!)
    Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp “Song tu”… nhưng nó vẫn là pháp phương tiện ở bên ngoài, bởi còn dùng đến yếu tố bên ngoài… và có nhiều người sẽ dừng lại ở đây nếu họ không muốn tiến thêm…
    Trên chuyến hành trình tâm linh, những người rốt ráo và đi đúng hướng sẽ khám phá được “tiểu vũ trụ” và nhận ra những “bí mật của Tạo hóa”. Nhờ vậy, họ sẽ chinh phục được bản thân, họ sẽ đánh thức những phẩm chất còn đang say ngủ bên trong tàng thức, họ sẽ chữa lành và làm đầy bản thể… Linh hồn sẽ trở lại với trạng thái cân bằng viên mãn cả tính Nam lẫn tính Nữ… Lúc đó họ mới thực sự chinh phục được sắc dục “chứ không phải chỉ là sự lẫn tránh hay đè nén mà xong”, khi đó họ mới thật chữa lành nỗi cô đơn và sự tổn thương thiếu hụt sâu thẳm trong lòng chứ không phải là sự khỏa lấp đến từ bên ngoài…
    Đó là cốt lõi của sự thật, và là nền tảng để kết nối với Cội nguồn của Chân lý sự thật thiêng liêng… đó chính là phương pháp Song tu cao quí nhất…
    Chân Như
     
  20. me cua Bo

    me cua Bo Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    29/8/2011
    Bài viết:
    4,634
    Đã được thích:
    950
    Điểm thành tích:
    773

Chia sẻ trang này