Kinh nghiệm: 5 Sai Lầm “kinh Điển” Khi Nhập Sỉ Hàng Thời Trang

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi Thiết kế website, 18/3/2017.

  1. Thiết kế website

    Thiết kế website Kinh doanh & Kiếm tiền dễ hơn

    Tham gia:
    8/3/2017
    Bài viết:
    497
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    63
    Hẳn là bạn đã nghe, đã đọc rất nhiều thông tin chia sẻ về kinh nghiệm nhập sỉ hàng thời trang sao cho hiệu quả. Nhưng bấy nhiêu đã đủ chưa?
    Đâu là sai lầm bạn cần biết để tránh tình trạng “vốn hụt, hàng tồn”?
    Sau đây là chia sẻ từ anh Chu Ngọc Cường - phó giám đốc công ty CP May Phú Thành - về các kinh nghiệp thực tế mà a đã trải qua


    “Trước khi vào nội dung chia sẻ, em cũng phải nói luôn là những nội dung ở đây có thể đụng chạm đến một số bác, có thể đã dính hoặc đang dính những vấn đề này. Có thể các bác sẽ giận em vì em chê bai này nọ, nhưng các bác nên hiểu là nếu cứ cố chấp với cái sai thì không bao giờ khá lên được. Trong khi mình đang ngồi ném gạch đá thì bao nhiêu người khác đã thức tỉnh và làm ăn khấm khá, vì thế hãy dẹp tự ái và tiến về phía trước, như thế các bác mới thành công và trở thành doanh nhân đích thực được”.

    1. Kinh doanh kiểu “nghệ sĩ”
    Đây là kiểu sai lầm có thể bắt gặp phổ biến nhất, có thể nói là đến quá nửa các bác kinh doanh lần đầu đều thuộc nhóm nghệ sĩ này. Một số biểu hiện của kiểu làm ăn nghệ sĩ là:

    _ Nhập hàng theo sở thích cá nhân, mình thích mặc cái gì thì nhập cái đó. Kết quả khách không ưng và hàng tồn, chủ shop ngồi thắc mắc sao hàng đẹp thế mà khách không mua.

    _ Chăm chút cho cửa hàng, website, giá kệ, namecard, ảnh lookbook… từng li từng tí, muốn cái gì cũng phải hoàn hảo (vì họ là nghệ sĩ mà), trong khi sản phẩm cốt lõi và dịch vụ thì chả ra sao.

    _ Luôn mơ về việc được sở hữu một cửa hàng của riêng mình mà chẳng biết vì sao lại thế.

    _ Có tiền nhãn rỗi, không biết làm gì, nghe mọi người xung quanh mách nước thế là đầu tư kinh doanh quần áo (?!)
    _ Làm nghề kinh doanh nhưng luôn tự nhủ tiền không quan trọng, tiền không phải là tất cả.
    _ Lúc mới làm thì rất hào hứng xong qua 2, 3 tháng thì bỏ bê, chỉ muốn giao lại cửa hàng cho người khác hoặc nhân viên.
    ….
    Tóm lại, với kiểu làm ăn như thế này thì có thể khẳng định 100% các nghệ sĩ sẽ ôm rất nhiều hàng tồn và tiền cứ đội nón ra đi bởi các chi phí cố định hàng tháng. Sau đó, phần lớn các nghệ sĩ sẽ tặc lưỡi tự nhủ “mình không hợp với việc kinh doanh” và trở về với công việc thường ngày là rong chơi và ca hát. Có những nghệ sĩ tồn nhiều hàng, vừa mặc vừa cho mấy năm sau vẫn còn chưa hết.

    2. Ôm hàng số lượng lớn
    Có rất nhiều lý do khiến cho các chủ shop ôm hàng. Ví dụ như:

    _ Nhà cung cấp, xưởng may yêu cầu số lượng tối thiểu cho mỗi đơn hàng phải cao.
    _ Muốn có sẵn hàng để bán cho khách.
    _ Nguồn cung cấp đang có khuyến mại.
    _ Nhập số lượng càng lớn giá càng rẻ, nên muốn nhập nhiều để được chiết khấu cao.
    _ Chủ shop tự nhẩm tính nếu bán hết số hàng này sẽ lãi rất nhiều nên ôm hàng.

    Nhưng các bác lại quên mất một rủi ro lớn nhất của ngành thời trang chính là hàng tồn. Hàng tồn thường bị lỗi mốt, mất giá nhanh, chiếm nhiều diện tích và cực khó thanh lý. Nếu như các ngành khác hầu hết chỉ cần giảm giá sâu là bán được, thì hàng thời trang khi đã bị tồn dù có cho không cũng phải mất vài ngày, nhất là hàng có tính mùa vụ.

    Nhiều bác mới mở shop lần đầu đã dám ôm cả tỷ đồng tiền hàng (tính theo giá vốn) và chắc mẩm khi bán hết mình sẽ lãi hàng tỷ. Nhưng đời không như mơ, chỉ một đơn hàng đầu tiên có thể vùi dập luôn cả dự án của bác.

    Kinh nghiệm ở đây là khi mới làm, hoặc mới nhập mặt hàng gì thì phải đánh giá cẩn thận, tốt nhất là bán từ ít đến nhiều. Thậm chí bán không có lãi để lấy khách hàng đã, chiết khấu không phải là vấn đề quan trọng lắm trong giai đoạn đầu, quan trọng là giảm thiểu rủi ro các bác nhé.

    3. Đón trước mùa vụ
    Ở miền Nam do khí hậu ổn định nên tình trạng đón mùa vụ không quá nhiều, nhưng ở miền Bắc thì vô cùng phổ biến. Khi đón trước mùa vụ, bác nào cũng nghĩ là mình rất thông minh mà không hiểu rằng hàng vạn shop khác cũng làm như vậy.

    Một quyết định “đi tắt đón đầu” chỉ có giá trị khi các bác nằm trong số ít những người dự đoán trúng. Còn chuyện đương nhiên sẽ xảy ra, ai cũng biết thì các bác đoán trước cũng vô ích. Đó là lý do vì sao người ta đặt cược Leicester trước mùa giải vừa rồi thì 1 ăn 5.000, nhưng đến những vòng cuối thì chỉ còn là 1 ăn 1.5 hay 1 ăn 2 mà thôi.

    Với tình trạng hàng hóa thừa thãi như hiện nay, khi trời bắt đầu se lạnh các bác nhập hàng đông cũng không hề muộn chút nào, thậm chí giá còn dễ chịu hơn. Khỏi cần ôm hàng từ trước làm gì cho khổ, mà chẳng may nhỡ “Mùa đông không lạnh” như Akira Phan vẫn hát thì các bác sẽ ra đi sớm.
    Tương tự như vậy, hàng hè cũng chỉ cần đảm bảo hàng về trước khoảng 5 – 7 ngày là OK rồi. Bây giờ dự báo thời tiết của Google đã cho biết trước 7 ngày các bác thoải mái lên kế hoạch đi nhập hàng.

    4. “Tôi có nguồn hàng giá gốc”
    Lý do mà rất nhiều bác nhảy vào kinh doanh thời trang là nhà ông anh có xưởng may A, hay bà chị chuyên nhập tận gốc mặt hàng B… có thể nói là một lợi thế “vớ vẩn” hết sức.

    Trước hết nói về giá, thì các bác nên hiểu 70% giá bán của sản phẩm tạo nên bởi khâu marketing và phân phối, còn khâu sản xuất chỉ chiếm 30%. Do đó, việc lấy hàng tận gốc, hay tự sản xuất chỉ giúp các bác giảm được một vài % so với đối thủ, chỉ bằng cái khuyến mại vui của người ta chứ chẳng xi-nhê gì cả.

    Cũng là một nhà sản xuất, em thấy rằng các xưởng hầu như đều tính giá xuất xưởng theo một công thức bằng Nguyên liệu + CMT (giá gia công) + Lợi nhuận của nhà máy. Vì vậy khi bác nhờ ông anh hay bà chị sản xuất thì giá cũng tương tự như khách lạ đến mua mà thôi. Giá tốt hay không vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nguyên liệu và số lượng của đơn đặt hàng.

    Ngược lại, vấn đề chính để tạo nên thành công là marketing, chăm sóc khách hàng, bán hàng thì hầu hết các bác ở nhóm này khá lơ mơ. Việc này cũng giống như thi lập trình mà bác cậy mình to khỏe vậy. Rất nhiều shop không hề có xưởng, không cần nhập tận gốc nhưng vẫn thành công, vì việc đó thực sự không góp phần đáng kể trong việc thành bại của shop thời trang.

    5. Cửa hàng cho tất cả mọi người?!
    Vấn đề phổ biến của các chủ shop đó là ôm đồm nhiều đối tượng khách hàng.

    Ngay cả cái siêu thị cũng không thể đáp ứng được nhu cầu mua sắm của toàn dân, nhưng rất nhiều bác với cửa hàng chỉ khoảng 50m2 lại có ý định bán cả hàng nam, hàng nữ, hàng công sở, hàng trẻ em, phụ kiện thời trang… với suy nghĩ đơn giản là đằng nào cũng mở shop, sao đa dạng mặt hàng cho được nhiều doanh thu.

    Cũng chính chữ “đa dạng hóa” đã giết chết biết bao doanh nghiệp từ cổ chí kim, và nếu không cẩn thận các bác có thể là nạn nhân tiếp theo. Sở dĩ các chủ shop hay mắc sai lầm này là vì họ cho rằng: Đằng nào cũng chỉ mất bấy nhiêu tiền thuê mặt bằng, thuê nhân viên mà lại bán được nhiều dòng hàng hơn, doanh thu và lợi nhuận sẽ cao hơn.

    Kết quả của tư duy này là mặt hàng nào cũng shop cũng làng nhàng, không có điểm nhấn, thiếu sự lựa chọn. Tệp khách hàng tùm lum khi chạy quảng cáo rất tốn kém (vì phải tiếp cận nhiều khách hàng không tiềm năng). Nhân viên không có chuyên môn sâu về bất cứ dòng hàng nào, và khách thì không có ấn tượng gì về shop.

    Giả sử doanh thu hàng nam của bác là 100tr/tháng. Nếu bác đẩy thêm hàng nữ có thể được thêm 50tr/tháng nữa. Nhưng công sức đó nếu đi tiếp vào hàng nam có thể được thêm 100tr/tháng. Vì thị trường rất rộng, bác khai thác hàng nam thoải mái mà không hết sao lại khờ dại ghép thêm hàng nữ. Chưa kể khi bán 2 dòng, chắc chắn tỷ lệ khách nam hài lòng về shop sẽ giảm xuống và rời bỏ shop.

    Cũng tương tự với một dòng hàng nam, cũng có rất nhiều ngách nhỏ nữa. Đó là lý do vì sao có những shop chỉ bán chuyên giày, chuyên đồ lót, chuyên hàng army, chuyên hàng ngoại cỡ, chuyên hàng cosplay… mà vẫn luôn đông khách. Tóm lại thà làm một ngách mà đứng top còn hơn làm tất cả mà đứng cuối, trăm mối tối nằm không các bác ạ.

    Hãy tập trung và tìm cho shop của mình một nét riêng ngay hôm nay, chỉ cần nó đừng quá “dị”, hay nhu cầu quá nhỏ là được.

    Việc làm đa dạng sẽ có lợi ở một khu vực đang thiếu hàng, như ở các tỉnh lẻ hay thị trấn ngoại thành chẳng hạn, vì khách có ít sự lựa chọn. Nhưng khi đã cạnh tranh gay gắt, thì phương châm của shop phải luôn nhớ “KHÁC BIỆT hay là CHẾT”.

    Trên đây là những điều tâm huyết và đúc kết từ thực tế của anh Cường chia sẻ với cộng đồng. Đã kinh doanh thì ai cũng mắc phải vài sai lầm, quan trọng là bạn có nhận ra và cố gắng cải thiện không!

    [I]Nguồn: blogthitruongsi .com[/I]​
    Thêm nhiều bài hay tại: keyweb.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thiết kế website
    Đang tải...


  2. quoctrungdhkt

    quoctrungdhkt Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/3/2017
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    quá đúng , mình đã từng vấp phải sai lầm thứ 1 , cảm ơn bạn rất nhiều :D
     
  3. Thiết kế website

    Thiết kế website Kinh doanh & Kiếm tiền dễ hơn

    Tham gia:
    8/3/2017
    Bài viết:
    497
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    63
    phải vấp váp 1 hai lần thì mới có kinh nghiệm được bác ạ :D
     
  4. Casanova_Hieu

    Casanova_Hieu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/9/2016
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    43
    Mình thì cách chọn đồ để nhập đúng là mình thấy đẹp mới mua, nên mình cũng lo cái này. Hic sắp mở nên hơi lo
     
    Thiết kế website thích bài này.
  5. phuquoctv

    phuquoctv Đặt Phòng Phú Quốc giá tốt nhất

    Tham gia:
    17/2/2017
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    câu view thôi . nếu bạn chưa dám nghĩ đến 5 điều trên và nếu có mà thấy nó sai thì bạn không phải là người nhập hàng sỉ.
    Mình từng nghỉ bản hàng thời trang vì mình ko đủ sức để làm 3 việc này
     
    Thiết kế website thích bài này.
  6. Thiết kế website

    Thiết kế website Kinh doanh & Kiếm tiền dễ hơn

    Tham gia:
    8/3/2017
    Bài viết:
    497
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    63
    còn tùy bạn bán quần áo cho đối tượng nào nữa, nếu bác có cái nhìn ổn về thời trang và chỉ nhắm vào một loại khách hàng cụ thể thì ko lo sợ vội, quan trọng là khâu marketing và quảng cáo sau này.
     
  7. Casanova_Hieu

    Casanova_Hieu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/9/2016
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    43
    Mình thì có gu thời trang, bạn bè trong giới cầu thủ chuyên nghiệp, hay giới ăn chơi cũng toàn nhờ mình oder
     
    Thiết kế website thích bài này.
  8. Thiết kế website

    Thiết kế website Kinh doanh & Kiếm tiền dễ hơn

    Tham gia:
    8/3/2017
    Bài viết:
    497
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    63
    vậy ok rồi, sau này bạn thực hiện marketing target đúng loại khách hàng nữa là quá ổn (nam giới độ tuổi 20-30, thích thể thao, giải tri, bar...)
     
  9. ximuifashion

    ximuifashion Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    5/4/2017
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    18
    Hay quá, cảm ơn bạn đã share những thông tin hữu ích. Chúc cả nhà thành công.
     
    Thiết kế website thích bài này.
  10. Thiết kế website

    Thiết kế website Kinh doanh & Kiếm tiền dễ hơn

    Tham gia:
    8/3/2017
    Bài viết:
    497
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    63
    ko có chi, hy vọng mẹ nó áp dụng đc ít nhiều:D
     
    Thu Cận thích bài này.
  11. thunglungxanh_bn

    thunglungxanh_bn Trung Tâm Dạy Cắt May Yến Nhi

    Tham gia:
    8/9/2010
    Bài viết:
    9,200
    Đã được thích:
    1,864
    Điểm thành tích:
    913
    Kinh nghiệm cho các bạn trẻ muốn đi lên nhờ thời trang
     
    Thiết kế website thích bài này.

Chia sẻ trang này