6 Phương Pháp Kỷ Luật Hiệu Quả Với Trẻ Ở Độ Tuổi Mẫu Giáo

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuykitty2005, 3/5/2017.

By thuykitty2005 on 3/5/2017 lúc 3:20 PM
  1. thuykitty2005

    thuykitty2005 Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    25/9/2010
    Bài viết:
    5,048
    Đã được thích:
    916
    Điểm thành tích:
    823
    Ở độ tuổi mẫu giáo trẻ thường đã biết khẳng định mình bằng những hành động đôi khi còn bồng bột và không hiểu rõ hậu quả của việc làm đó. Nếu chúng ta không có những biện pháp kỷ luật phù hợp thì trẻ có thể không sợ lại tiếp tục làm như vậy lâu dần sẽ hình thành nên tính xấu ở trẻ. Một số bố mẹ dùng biện pháp kỷ luật bằng đòn roi để phạt trẻ, điểu này có thể dẫn đến những thay đổi tiêu cực ở trẻ.

    Daniel Chorney, nhà tâm lý học trẻ em ở Halifax, đưa ra những gợi ý sau để giúp cha mẹ xử lý trong các tình huống con không ngoan, hay nói khác đi là cách kỷ luật con hợp lý:

    1. Xác định rằng việc "con hư" là bình thường

    Trước hết, hãy biết rằng, trẻ từ 3 đến 5 tuổi nên khẳng định tính độc lập của mình và thử nghiệm các giới hạn. Trong khi việc này không giúp các cơn bùng nổ cảm xúc hay các giai đoạn của trẻ trở nên dễ xử lý hơn, hãy nhắc nhở bản thân rằng, cách hành xử đầy thách thức cho thấy con bạn đang phát triển đúng hướng.

    [​IMG]
    Ở độ tuổi mẫu giáo, các biểu hiện như mè nheo, tức giận, ăn vạ... cho thấy con bạn đang phát triển đúng hướng
    2. Phớt lờ, phớt lờ và phớt lờ

    Từ cách nhìn của con bạn, bất cứ hành động nào thu hút sự chú ý – dù là tích cực hay tiêu cực - đều xứng đáng được lặp đi lặp lại. Do đó, nếu đầu hàng trước đòi hỏi của trẻ hoặc giận dữ la mắng trẻ có thể gây ra hậu quả là màn trình diễn ăn vạ cứ thế tiếp diễn. Thay vào đó, hãy vờ như hành vi xấu của con chẳng phiền hà gì đến bạn. Việc này sẽ cho trẻ thấy bạn không phản ứng với các cơn cáu giận, ăn vạ, mè nheo.
    Chorney cho biết: "Hãy đứng cạnh con và chờ đợi con giải tỏa xong cơn giận hoặc nếu bạn đang trong một cửa hiệu, tiếp tục mua sắm gần đó để bạn biết con mình vẫn an toàn". Việc này sẽ cho trẻ thấy bạn không phản ứng với các cơn cáu giận, ăn vạ, mè nheo.

    3. Kiểm soát hành vi của trẻ thay vì lo lắng nhận xét của người xung quanh

    Khi những người chứng kiến hoặc các thành viên gia đình băn khoăn về việc tại sao bạn không lập tức phạt trẻ một cách kiên quyết, hãy phớt lờ nhận xét của người xung quanh và tiếp tục việc bạn đang làm thực sự là phương pháp kiểm soát hành vi của trẻ ở tuổi này được các chuyên gia đồng tình.

    [​IMG]


    Nhà tâm lý học Chorney chia sẻ: "Tôi biết phụ huynh lo lắng việc những cha mẹ khác sẽ nghĩ gì khi con họ hành xử như vậy. Nhưng khi tôi chứng kiến một ông bố hay bà mẹ phớt lờ một cơn thịnh nộ của trẻ, tôi rất muốn bày tỏ sự ủng hộ và cổ vũ với họ". Bạn đang làm điều tốt nhất cho con bạn vào thời điểm đó.

    4. Phạt time-out (cho trẻ thời gian để bình tâm lại) sao cho đúng

    Hình phạt này chính là khi con mắc lỗi sai, bố mẹ bắt con đứng yên trong một chỗ trong một khoảng thời gian nhất định. Chọn một khoảng thời gian phù hợp như vậy, con bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ về cách mà con đã cư xử sai như thế nào. Hãy đảm bảo rằng nơi áp dụng hình phạt này không có gì khiến bé bị mất tập trung như ti vi, trò chơi hay mọi người nói chuyện ở xung quanh.

    [​IMG]
    Hình phạt time-out được nhiều bố mẹ lựa chọn, nhưng nên nhớ nó chỉ hiệu quả với trẻ mẫu giáo khi không vượt quá 3 phút

    Riley nhấn mạnh: "Trong khi nhiều phụ huynh muốn đưa ra lời giải thích cho hình phạt ngay lúc đó, điều tốt nhất bạn có thể làm là dừng nói chuyện và chờ đợi để thảo luận về tình huống sau khi khoảng thời gian time-out kết thúc".

    Nhà tâm lý học Chorney đồng tình rằng, điều quan trọng là hạn chế tối đa việc trò chuyện. "Đôi khi im lặng nói lên rất nhiều điều. Thông điệp ở đây cần phải được hiểu là: Con đã có được sự chú ý của bố/mẹ khi con hành xử tích cực. Nhưng con đã mất điều đó khi cư xử tiêu cực". Ông cũng cho biết, áp dụng phương pháp time-out lâu hơn 3 phút sẽ không hiệu quả với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo.

    5. "Dán nhãn" hành vi tích cực

    Không tiếc lời khen ngợi con khi trẻ hành xử một cách đúng đắn, phù hợp. Nhưng hãy đảm bảo nêu rõ hành vi tốt đó là gì. "Bố/mẹ yêu lắm khi con tự đi giày ngay lần đầu tiên bố/mẹ nhắc" hay "Bố/mẹ yêu lắm khi con nắm tay bố/mẹ lúc băng qua đường". Nếu bạn quá chung chung khi đưa ra những lời khen của mình, trẻ nhỏ có thể không hiểu chúng đã làm gì tốt. Đặt tên cho những lời khen tạo ra nhiều khả năng hơn dẫn tới sự lặp lại của chuỗi hành vi tích cực đó.

    [​IMG]
    Bố mẹ cũng không được quên việc khen thưởng con khi làm tốt
    6. Trong vùng báo động đỏ

    Cha mẹ có thể sử dụng màu sắc đèn giao thông và trò chơi "đèn đỏ, đèn xanh" để giúp dán nhãn các cảm xúc. Nếu muốn một đứa trẻ đang cáu giận bình tâm trở lại, bạn có thể nói: "Giờ con đang vào vùng báo động đỏ rồi. Con có thể tới và nói chuyện với bố/mẹ khi con cảm thấy mình đang ở vùng màu vàng" hoặc "Con đang trong vùng màu vàng rồi. Hãy hít thở thật sâu và cố gắng trở lại vùng màu xanh nhé". Trẻ sẽ học cách nhận ra các cảm xúc phát triển theo hướng leo thang như thế nào và tại sao việc hít thở sâu và nói ra những cảm xúc của mình lại quan trọng.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuykitty2005
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuykitty2005, 3/5/2017.

    1. ucmastanbinh
      ucmastanbinh
      UCMAS Tân Bình đang mở lớp chiêu sinh các bé từ 5-12 tuổi, các mẹ có nhu cầu cho bé học toán tư duy vui lòng liên hệ với UCMAS Tân Bình nhé!
    2. Mẹ My Kún
      Mẹ My Kún
      Mỗi lần mình phạt con đứng góc nhà bình tâm lại thì con chả bình tâm mà còn khóc um lên cho đến khi hết giờ mới thôi. Hic
      kysuhoanganh thích bài này.
    3. JulieeVietnam
      JulieeVietnam
      biết là con tầm 3-5 tuổi hay ăn vạ, mè nheo là bình thường nhưng cũng cần có cách xử lí chứ cứ kệ và chiều con tiếp cũng chẳng được
    4. Me_Soc2
      Me_Soc2
      Con mình 3.5 tuổi mà vẫn còn hay ăn vạ lắm, có nhiều lúc con khóc mình bắt úp mặt vào tường nhưng có lúc lại phải ôm con để con bình tâm lại.
    5. PonPon BIke
      PonPon BIke
      con hư là bình thường nhưng hư quá thì cũng nên uốn nắn k thể vì lẽ đó mà để con cứ tự do hư đươc!
    6. thuykitty2005
      thuykitty2005
      Theo mình bạn thử lờ đi vài lần, biết đâu con sẽ hết khóc thôi.
    7. thuykitty2005
      thuykitty2005
      Cố lên mn, nhiều lúc thương con lắm nhưng vẫn phải quyết tâm phớt lờ thôi.
    8. hoangnam818
      hoangnam818
      trẻ ở tuổi này hơi hư là bình thường mà
    9. meobeo12345
      meobeo12345
      Hay quá. Mình cũng đang đau đầu với thằng nhóc nhà mình đây. Ngặt nỗi lúc nó hư, ăn vạ là bà nội lại dỗ dành chiều nó quá, đâm ra minh hay cáu, định ko đánh nó, mà bực bà nội quá lại quát con, đét vào mông nó mấy cái
    10. kysuhoanganh
      kysuhoanganh
      gái nhà em hay ăn vạ khóc nhè lắm ạ , cứ mắng to một câu là khóc được ngay ý ạ. Mà nghịch thì thôi rồi như qủy luôn, đanh đá không thể đi vào kỉ luật được ạ
    11. Thuongtham1
      Thuongtham1
      cách này cũng hay quá nhỉ
    12. thuykitty2005
      thuykitty2005
      Thế nhưng khi làm cha làm mẹ thì ít người nghĩ đó là bt đc. Khổ thế đó thấy con người ta không vậy mà con mình vậy là nổi khùng rồi cơ.
    13. thuykitty2005
      thuykitty2005
      Công nhận ở chung với ông bà là con sẽ khó dạy hơn. Mình cũng đã có lần giống mn. Nhưng bà nội nhà mình ở ít ngày thôi, vậy mà bà còn giận dỗi nữa đó.
    14. becon99
      becon99
      nhà mình cũng hay phạt out time lắm. :))
    15. thuykitty2005
      thuykitty2005
      Hihi bé nhà bạn bao nhiêu tuổi vậy? Bé gái ah?
      Nhà mình bé trai 4 tuổi rồi, hồi 3 tuổi thì y như bé nhà bạn luôn. Động mắng là miệng méo xệch, nước mắt nước mũi ràn rụa rồi ho. Hồi đó con mình còn hay ốm nên cứ thấy con ho là mẹ lại sốt ruột (các bạn ấy biết mình vậy nên càng làm tới).
      Giờ thì đỡ hơn rồi.
    16. thuykitty2005
      thuykitty2005
      Bé nhà bạn có sợ hình phạt này k?
    17. meobeo12345
      meobeo12345
      Đồng cảm quá mn ơi. Ở với ông bà khổ ghê vậy đó. Không dậy được con, mà bà còn bực còn ghét mình. Không biết làm sao nữa. Các cụ dậy cháu hư tại bà không có sai chút nào hết. Cứ thế này ở lâu, con thì ko dậy được, mà nó chỉ toàn theo bà thôi à
    18. dinhngoclam113
      dinhngoclam113
      Thằng cò nhà em đang 1 tuổi rưỡi, em sẽ áp dụng cách bơ trước những đòi hỏi hoặc cáu giận của con, như thế đúng hay sai vậy các mợ các mẹ.
    19. thuykitty2005
      thuykitty2005
      Thế mới chít, ở với ông bà có cái lợi và cũng có nhiều cái bất tiện lắm.
      Chị ở cty mình còn hiến kế chị ấy hay thực hiện là: Khi phạt con thì dẫn con vào phòng riêng/đóng cửa/ bật nhạc to quát mắng phạt con thế nào hay con có khóc hay muốn cầu cứu ông bà cũng chịu.

      Vì nhà chị ấy cũng có ông bà hay cưng cháu, chắc ông bà nào cũng vậy.
      Nhưng mình cũng chưa đủ can đảm thực hiện chỉ sợ ông bà giận.

Chia sẻ trang này