Hôi miệng là bệnh thường gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, cả nam và nữ giới. Bệnh này không gây những biến chứng nguy hiểm hoặc có khi chỉ là biểu hiện của một số bệnh lý khác, do các bệnh lý khác gây ra. Những người bị hôi miệng phần nào bị ảnh hướng đến tâm lý, thái độ, hành vi ứng xử giao tiếp hằng ngày. Vậy nên, bạn cần tránh xa những nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng dưới đây. Không ăn sáng Không ăn sáng cũng chính là nguyên nhân gây ra hôi miệng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngoài việc ăn sáng thường xuyên, làm sạch lưỡi cũng là yếu tố quan trọng để giúp hơi thở trở nên thơm tho hơn. Miệng khô Miệng khô là cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi. Khi ăn xong, một phần nhỏ thức ăn vẫn còn đọng lại ở khoang miệng, nếu như miệng khô sẽ khó làm sạch được khoang miệng dễ khiến vi khuẩn sinh sôi và gây ra mùi hôi khó chịu Ăn uống Việc ăn một số thực phẩm có mùi nồng như tỏi, hành, chất béo…cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Các thực phẩm này sau khó tiêu hóa, chất bay hơi của chúng đều được hấp thụ vào máu, lên phổi và theo hơi thở mà bay ra cửa miệng. Không vệ sinh răng miệng đúng cách Việc vệ sinh răng miệng là công việc được thực hiện hàng ngày, tuy nhiên nếu không được thực hiện cẩn thận, đúng cách cũng khiến bạn dễ bị hôi miệng. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách thì các một phần thức ăn nhỏ còn sót lại sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Vi khuẩn này sản sinh ra các hợp chất lưu huỳnh phát ra mùi hôi như mùi trứng thối, tạo thành mảng bám quanh răng, kích thích đến lợi gây sâu răng nghiêm trọng. Uống ít nước Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể và sức khỏe mỗi người, là nguyên nhân có thể khiến bạn bị hôi miệng. Khi bạn uống nhiều nước sẽ giúp rửa sạch các chất vùng miệng, tránh vi khuẩn hình thành và gây hôi miệng. Trào ngược dạ dày Đây là một trong những nguyên nhân điển hình nhất. Khi bị trào ngược dạ dày, hơi khí trong dạ dày có mùi hôi sẽ theo đường từ thực quản xộc lên miệng, kéo khí lên và đẩy ra ngoài qua đường miệng. Mùi hôi đẩy ra ngoài theo phát ngôn của con người. Đôi khi trào ngược còn kèm theo cả thức ăn chưa được tiêu hóa hết lên đến vùng miệng, nếu không được vệ sinh làm sạch khoang miệng nhanh chóng cũng khiến cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra hôi miệng. >>> Trào ngược dạ dày gây hôi miệng, ho, khó thở, viêm họng Để điều trị hôi miệng cần kiểm soát được trào ngược dạ dày và điều trị dứt điểm. Người bệnh cần tìm đến cách chữa trào ngược dạ dày từ căn nguyên gây bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát. Nguồn: http://nhathuochaisau.vn/thu-pham-gay-hoi-mieng-ban-can-tranh-xa
Sau buổi ăn mình hay dùng trái cây để tráng miệng thì hạn chế mùi hôi hơn, còn không dùng listerine là biện pháp tốt nhất