Biểu Hiện Của Bệnh Thiếu Tập Trung Ở Trẻ

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi vobikidsvn, 1/6/2017.

  1. vobikidsvn

    vobikidsvn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/12/2016
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Thiếu tập trung ở trẻ hay còn gọi là tăng động giảm chú ý (Attention deficit and hyperactive disorder – ADHD) là một triệu chứng tâm lý thường gặp ở một số trẻ hiếu động hơn bình thường. Theo nghiên cứu mới nhất, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân có thể là do yếu tố di truyền, vì vậy bố mẹ cần nắm rõ kiến thức để phát hiện và điều trị kịp thời cho trẻ.

    ADHD thường xảy ra sớm trong quá trình phát triển của trẻ (thường là trong 5 năm đầu đời). Biểu hiện của bệnh thường là trẻ quá hiếu động, hoạt động quá mức, khó kiểm soát hành vi và khả năng tập trung gây khó khăn trong sinh hoạt, học tập và các mối quan hệ xã hội.

    Theo thống kê của Hiệp hội Tâm lý Thần kinh Hoa Kỳ phân chia chứng Tăng động giảm chú ý thành 3 nhóm chính:
    • Rối loạn tăng động giảm chú ý – Dạng phối hợp: Phân nhóm này được chẩn đoán nếu có ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý và ít nhất 6 triệu chứng tăng động tồn tại trong thời gian ít nhất là 6 tháng. Hầu hết những trẻ em và thiếu niên có rối loạn này đều thuộc dạng phối hợp.
    • Rối loạn tăng động giảm chú ý – Dạng trội về giảm chú ý: Phân nhóm này được chẩn đoán khi có ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý (nhưng có ít hơn 6 triệu chứng về tăng động –bồng bột) tồn tại trong thời gian ít nhất là 6 tháng.
    • Rối loạn tăng động giảm chú ý – Dạng trội về tăng động – bồng bột: Phân nhóm này được chẩn đoán khi có ít nhất 6 triệu chứng về tăng động – bồng bột (nhưng có chưa đến 6 triệu chứng về giảm chú ý) tồn tại trong thời gian ít nhất là 6 tháng.
    1. Biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý
    [​IMG]

    – Không thể tập trung chú ý nhiều vào các chi tiết hoặc phạm phải những lỗi lầm do bất cẩn trong các hoạt động học tập, làm việc,…

    – Khó duy trì khả năng chú ý trong các hoạt động.

    – Thường có vẻ không lắng nghe người khác nói chuyện trực tiếp.

    – Không tuân theo hướng dẫn hoặc không thể hoàn tất bài vở ở trường, công việc nhà (không phải do hành vi chống đối hoặc không có khả năng hiểu những hướng dẫn).

    – Khó khăn khi tổ chức các công việc và các hoạt động.

    – Thường né tránh, không thích, hoặc miễn cưỡng tham gia các công việc đòi hỏi sự cố gắng tinh thần liên tục (như làm bài tập ở trường hoặc bài tập về nhà).

    – Để thất lạc những vật dụng cần thiết (đồ chơi, dụng cụ học tập, bút chì, sách vở,…).

    – Dễ bị chi phối bởi các kích thích bên ngoài

    – Hay quên làm các công việc hằng ngày.

    1. Biểu hiện của rối loạn tăng động – bồng bột
    [​IMG]

    – Tay chân ngọ nguậy, ngồi không yên.

    – Chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức trong những tình huống không thích hợp

    – Khó tham gia những trò chơi hoặc hoạt động cần phải giữ yên lặng.

    – Nói quá nhiều, buột miệng trả lời khi người khác chưa hỏi xong.

    – Thường khó chờ đợi đến phiên mình, hay làm gián đoạn hoặc quấy rầy người khác (xen vào các cuộc nói chuyện hoặc các trò chơi).

    2. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ
    ADHD là một trong những hội chứng mắc phải từ thời thơ ấu được nghiên cứu nhiều nhất. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa xác định rõ ràng được nguyên nhân.Có thể xếp các nguyên nhân được tìm thấy hiện nay vào 3 nhóm nguyên nhân chính:
    • Nguyên nhân trực tiếp:
    – Thời kì mang thai: người mẹ sử dụng hay tiếp xúc với thuốc lá, rượu, ma túy. Các chất độc trong môi trường như dioxine, hydrocarbure benzen… làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị hiếu động, kém tập trung.

    – Tai biến lúc sinh: sinh non, thiếu oxi lúc sanh( bị ngạt) làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

    – Di truyền: đa số những trẻ em mắc chứng không tập trung thì trong gia đình có ít nhất một thành viên mắc chứng này.

    • Nguyên nhân tâm lý: lo lắng, rối loạn tâm thần, gặp khó khăn trong học tập, lục đục trong gia đình.
    • Các nguyên nhân khác: chấn thương đầu, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, trẻ ngủ hay ngáy, hoặc có rối loạn giấc ngủ (ngủ nhiều quá hoặc khó ngủ)…
    3. Tác hại khi trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý
    Thường trẻ mắc phải hội chứng này nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến trẻ mắc phải những hội chứng khác:

    – Trầm cảm: người lớn và trẻ em đều bị như nhau, nhất là những gia đình có nhiều người mắc chứng này.

    – Thiếu tự tin: làm cho trẻ khó thích nghi với môi trường sống và học đường.

    – Hội chứng Tourette: đó là những rối loạn thần kinh, biểu hiện bằng tật giật cơ, với những cử động không tự ý .

    – Rối lọan lo âu: lo lắng và nóng nảy kèm theo nhịp tim nhanh, thở nhanh, chóng mặt…

    – Gặp rắc rối trong học tập: 20% trẻ mắc chứng không tập trung- hiếu động cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt.

    Hội chứng tăng động giảm chú ý không phải là lỗi của trẻ, thường do những rối loạn sự chú ý và khả năng tự kiềm chế bẩm sinh. Và tiến triển của bệnh có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội. Hơn thế nữa, bố mẹ nên phát hiện sớm những biểu hiện bệnh để trẻ được điều trị kịp thời và gia đình đóng vai trò thiết yếu.

    Giúp trẻ hiểu được giá trị của bản thân để chúng có thể vượt qua những điều tiêu cực trong cuộc sống. Sự tự ý thức về bản thân mình xuất phát từ kỷ luật tự giác: xem xét các hậu quả do mỗi hành động gây ra và kiểm soát chúng trước khi làm điều đó. Bạn lập ra một danh sách những hành vi ưu tiên mà trẻ cần nên tránh không làm. Nếu một vài hành vi mà bạn cảm thấy chấp nhận được, thì hãy cứ để cho trẻ thực hiện, chẳng hạn như trẻ không chịu ăn táo chẳng hạn thì cứ để chúng được toại nguyện.

    [​IMG]

    Khen trẻ khi chúng có những hành vi tốt, và thường xuyên can ngăn những hành vi không đúng. Nên có những luật lệ rõ ràng đối với trẻ, tuy nhiên có thể linh động, chẳng hạn như trẻ phải làm bài tập vào buối tối nhưng có thể cho chúng lựa chọn sau khi chơi game hay xem ti vi rồi mới làm.

    Và dĩ nhiên khi trẻ đến trường cũng vẫn cần đến sự phối hợp của giáo viên. Cho trẻ học cách chờ đến lượt mình, chia sẻ đồ chơi với bạn, biết giúp đỡ người khác và tìm cách trợ giúp khi khó khăn,…

    Hi vọng bài viết có thể phần nào cung cấp kiến thức hữu ích cho bố mẹ, để giúp các mẹ hiểu rõ nguyên nhân phòng tránh cũng như các biểu hiện, biện pháp giúp trẻ thoát khỏi hội chứng này, để các bé có thể phát triển toàn diện!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi vobikidsvn
    Đang tải...


  2. vobikidsvn

    vobikidsvn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/12/2016
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Để biết trẻ có bị ADHD không mẹ hãy tham khảo bài viết trên nhé
     
  3. laver

    laver Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/4/2017
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    81
    Điểm thành tích:
    28
    bé nhà mình cũng hiếu động lắm không chịu ngồi yên một chỗ hy vọng không phải biểu hiện của bệnh như trên
     
    vobikidsvn thích bài này.
  4. vobikidsvn

    vobikidsvn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/12/2016
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Khi phát hiện con có triệu chứng ADHD mẹ hãy giúp bé điều trị kịp thời để tránh trẻ dễ mắc các phải những hội chứng khác nhé
     
  5. vobikidsvn

    vobikidsvn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/12/2016
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Hiện nay tình trạng bé bị hiếu động giảm chú ý khá phổ biến, nhưng nhiều bố mẹ lại không phát hiện hoặc không nghĩ con mình bị mắc hội chứng này. Do đó hơn hết bố mẹ cần là người quan tâm và chú ý đến con, nhận ra sự khác biệt để kịp thời chữa trị nhé!
     
  6. vobikidsvn

    vobikidsvn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/12/2016
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Vào thời kì mang thai, mẹ nên lưu ý tránh sử dụng hay tiếp xúc với thuốc lá, rượu, ma túy, dioxine, hydrocarbure benzen… vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị hiếu động, kém tập trung đấy
     
  7. LanHuongtb98

    LanHuongtb98 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    20/3/2017
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    28
    cháu nhà mình cũng rất hay mất tập trung, còn có biểu hiện nghịch ngợm, k biết có vấn đề gì nghiêm trọng k
     
    vobikidsvn thích bài này.
  8. Huyền Jikky

    Huyền Jikky Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/10/2016
    Bài viết:
    994
    Đã được thích:
    242
    Điểm thành tích:
    153
    bệnh này nguy hiểm quá
     
  9. vobikidsvn

    vobikidsvn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/12/2016
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Bệnh sẽ không khó phát hiện nếu như bố mẹ quan tâm để ý nhiều đến bé! :)
     
  10. vobikidsvn

    vobikidsvn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/12/2016
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Thử quan sát bé một thời gian xem bé có những biểu hiện như bài viết không nha bạn, thật ra trẻ nghịch ngợm là đa số nhưng nếu trẻ quá tăng động trong một số trường hợp không cần thiết thì nên đi khám để có hướng điều trị nha bạn!
     
  11. luhotuyetnhi

    luhotuyetnhi Thành viên tập sự

    Tham gia:
    12/6/2017
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Đọc thấy lo cho thằng bé nhà mình ghê, nó có biểu hiện tương tự như vậy :(
     
  12. lamhomelean

    lamhomelean Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/6/2017
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Bài viết hay quá!
     
    vobikidsvn thích bài này.
  13. vobikidsvn

    vobikidsvn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/12/2016
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Mình nghĩ bé lớp 7 rồi thì chắc đang trong giai đoạn thay đổi hoocmon, chuẩn bị dậy thì nên tâm lý bé có chút hơi bướng bỉnh. Bạn chỉ cần thông cảm, giải thích và lắng nghe thì sẽ không sao đâu ạ! Không nên quá khắt khe sẽ hình thành tâm lý "chống đối" thì lại khổ.
     
  14. Jan_Bee

    Jan_Bee Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    24/5/2017
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
  15. vobikidsvn

    vobikidsvn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/12/2016
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Đó cũng có thể là một trong những nguyên nhân, nhưng phần lớn mình vẫn nghĩ là do yếu tố di truyền.
     
  16. Đèn Phúc Lộc

    Đèn Phúc Lộc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/3/2017
    Bài viết:
    2,105
    Đã được thích:
    255
    Điểm thành tích:
    173
    Trẻ em thường hiếu động, nghịch ngợm, và hay mất tập trung... Nên mình nghĩ các mẹ đừng quá lo lắng. Có những cách giao tiếp để trẻ tập trung vào vấn đề mình nói đấy các mẹ ạ. Các mẹ có thể nhờ anh Google giúp.
    Nếu biểu hiện mất tập trung quá, hiếu động quá,... thì cũng nên để ý và điều chỉnh cho con các mẹ ạ :)
     
    vobikidsvn thích bài này.
  17. Phương Nga Tamsoa

    Phương Nga Tamsoa Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Bệnh sẽ không khó phát hiện nếu như bố mẹ quan tâm để ý nhiều đến bé!
     
    vobikidsvn thích bài này.
  18. metonny

    metonny Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    28/10/2012
    Bài viết:
    1,481
    Đã được thích:
    177
    Điểm thành tích:
    103
    Con nhà em thì ko tăng động như nói gì nó cứ mơ mơ màng màng. Thế là sao ạ?
     
    vobikidsvn thích bài này.
  19. DHA1711

    DHA1711 Thành viên mới

    Tham gia:
    3/8/2017
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Đừng bao giờ cho xem tivi và điện thoại, bỏ thời gian nói chuyện với con nhiều vào không sẽ hối hận đấy
     
  20. vobikidsvn

    vobikidsvn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/12/2016
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Mẹ hãy thử nói chuyện, trao đổi với bé nhiều để bé tự tin và đồng thời tìm hiểu bé để giúp trẻ thoát khỏi hội chứng này nếu có nhé
     

Chia sẻ trang này