Toàn quốc: Tượng Phật, Di Lặc, Bồ Tát Quan Âm, Kinh Luân, Quan Công, Thần Tài, Lư Đốt Trầm, Tháp Văn Xương...

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi chonbaodue, 2/8/2017.

  1. chonbaodue

    chonbaodue Đầu bếp

    Tham gia:
    3/10/2012
    Bài viết:
    1,110
    Đã được thích:
    98
    Điểm thành tích:
    48
    Tượng Phật Bà Quan Âm (gỗ Bách Xanh)


    [​IMG]

    [​IMG]



    Tượng Phật Quan Âm mặt hiền từ đang nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, một tay cầm bình nước cam lồ rất đẹp đẽ trang nghiêm

    Nếu gia đình bạn muốn thỉnh tượng Phật Bà Quan Âm này, chúng tôi sẽ để lại cho bạn và gia đình với giá 1.250.000 đ

    Chất liệu: bằng gỗ bách xanh là loại gỗ khi cây càng già thì nó càng có mùi hương đặc trưng và mạnh hơn trong đó phần gốc được đánh giá có giá trị đem lại mùi hương cao hơn phần ngọn. Khi gỗ được vùi dưới đất càng lâu thì mùi hương của nó càng mạnh. Gỗ có thớ thẳng, khá mịn, khi khô ít nứt nẻ và thường không bị biến dạng, không bị mối mọt hay mục, do vậy mà rất dễ dàng cho việc gia công.

    Tượng gỗ đẹp, trang nghiêm được điêu khắc cổ truyền làm bằng tay, tỉ mỉ hoàn thiện từng chi tiết một.
     
    Trần Lê Hân thích bài này.
  2. chonbaodue

    chonbaodue Đầu bếp

    Tham gia:
    3/10/2012
    Bài viết:
    1,110
    Đã được thích:
    98
    Điểm thành tích:
    48
    Tượng Rồng (02)




    [​IMG]

    Rồng có sức mạnh tạo ra tiết khí, mưa giông, ánh sáng từ mặt trời, gió biển và đất đai. Rồng biểu trưng cho năng lượng của đất trời, là vật phẩm phong thủy có ý nghĩa quan trọng.Rồng bằng ngọc, đá quý mang nguyên khí Thổ, trong Bát vận đây là cát khí đem lại sự may mắn về công danh, tài lộc, Nên bày rồng ở các hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc trong phòng khách hoặc phòng làm việc ở cửa hàng kình doanh, buôn bán.


    Từ thời xa xưa đến giờ,Rồng là linh vật thần thoại, tượng trưng Thiên mệnh cao cả và tối thượng, nhân vật cao cả và tối thượng như Vua, thời xưa Vua thường mặc áo có thêu hình con rồng(Long bào), kể cả giường ngũ và nơi làm việc của Vua cũng đều khắc chạm hình rồng…


    Còn trong phong thủy, ”Long khí” là sinh lực của vũ trụ,nó ẩn hiện trong lòng đất,vận chuyển thành “Long mạch”, mà từ xưa các đại sư phong thủy đã dày công tìm kiếm…
    Nguồn sinh khí vĩ đại ấy xuất phát từ hướng ĐÔNG, nên các đại sư phong thủy đã tìm nhiều cách vận dụng và kích thích sinh khí ở hướng này :


    – Treo tranh rồng, hoặc tượng rồng ở hướng Đông.
    – Rồng cực dương, không nên đặt trong phòng ngủ.
    – Đặt tượng rồng xanh bằng đá trong khuôn viên vườn ở của nhà mình.
    – Còn trong công việc làm ăn,ta không “sống ác” với ai, nhưng thường bị kẻ tiểu nhân ám hại, gây không biết bao nhiêu chuyện phiền toái…


    Chuyện tưởng nhỏ, nhưng hậu quả… thì không nhỏ chút nào… Thế là “đau chân há miệng” ta lại tìm đến nơi này, nơi kia để tìm sự giúp đỡ, nhưng “tiền mất tật mang”, thế là nỗi khổ không biết tỏ cùng ai ?…

    Vậy sao ta không vận dụng kinh nghiệm của các đại sư phong thủy vào cuộc sống, để thấy rằng con linh vật thần thoại nhưng đầy quyền năng này sẽ giúp cho ta trở lại vui vẻ và yên lành biết bao…

    Trước tiên ta phải xác định được “hướng thanh long”:


    Từ trong phòng khách của nhà ta đang ở, hoặc từ trong phòng làm việc của ta ở cơ quan, ta nhìn ra phía trước là cửa chính, thì phía trước cửa chính là CHU TƯỚC, phía bên tay phải là BẠCH HỔ, phía sau là HUYỀN VŨ, còn phía bên tay trái là THANH LONG.
    Trên bờ tường bên trái phòng khách, và bờ tường bên trái phòng làm việc tại cơ quan, ta treo một bức tranh hình con rồng màu xanh hoặc đặt một tượng rồng màu xanh (Thanh long), đầu rồng quay ra cửa chính.

    Còn trên bàn làm việc: Phía trước mặt ta là CHU TƯỚC, phía bên tay phải ta là BẠCH HỔ, sau lưng chổ ta ngồi là HUYỀN VŨ, phía tay trái trên bàn làm việc của ta là THANH LONG. Tại đây ta đặt một con rồng xanh bằng đá, hoặc bột đá, đầu rồng nhìn tới phía trước (CHU TƯỚC): Sẽ hóa giải được nạn tiểu nhân ám hại một cách hiệu quả !
    Trong thực tế vận dụng, trên bờ tường bên trái treo hình một con rồng xanh chưa đủ sức tiêu trừ triệt để tiểu nhân ám hại, thì ta phải treo đến ba con, vì trong phi tinh, hướng ĐÔNG là con số ba.



    (Sưu Tầm)
     
    Trần Lê Hân thích bài này.
  3. chonbaodue

    chonbaodue Đầu bếp

    Tham gia:
    3/10/2012
    Bài viết:
    1,110
    Đã được thích:
    98
    Điểm thành tích:
    48
    Tượng Rồng cuộn bảo kiếm



    [​IMG]

    Rồng có sức mạnh tạo ra tiết khí, mưa giông, ánh sáng từ mặt trời, gió biển và đất đai. Rồng biểu trưng cho năng lượng của đất trời, là vật phẩm phong thủy có ý nghĩa quan trọng.Rồng bằng ngọc, đá quý mang nguyên khí Thổ, trong Bát vận đây là cát khí đem lại sự may mắn về công danh, tài lộc, Nên bày rồng ở các hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc trong phòng khách hoặc phòng làm việc ở cửa hàng kình doanh, buôn bán.


    Từ thời xa xưa đến giờ,Rồng là linh vật thần thoại, tượng trưng Thiên mệnh cao cả và tối thượng, nhân vật cao cả và tối thượng như Vua, thời xưa Vua thường mặc áo có thêu hình con rồng(Long bào), kể cả giường ngũ và nơi làm việc của Vua cũng đều khắc chạm hình rồng…


    Còn trong phong thủy, ”Long khí” là sinh lực của vũ trụ,nó ẩn hiện trong lòng đất,vận chuyển thành “Long mạch”, mà từ xưa các đại sư phong thủy đã dày công tìm kiếm…
    Nguồn sinh khí vĩ đại ấy xuất phát từ hướng ĐÔNG, nên các đại sư phong thủy đã tìm nhiều cách vận dụng và kích thích sinh khí ở hướng này :


    – Treo tranh rồng, hoặc tượng rồng ở hướng Đông.
    – Rồng cực dương, không nên đặt trong phòng ngủ.
    – Đặt tượng rồng xanh bằng đá trong khuôn viên vườn ở của nhà mình.
    – Còn trong công việc làm ăn,ta không “sống ác” với ai, nhưng thường bị kẻ tiểu nhân ám hại, gây không biết bao nhiêu chuyện phiền toái…


    Chuyện tưởng nhỏ, nhưng hậu quả… thì không nhỏ chút nào… Thế là “đau chân há miệng” ta lại tìm đến nơi này, nơi kia để tìm sự giúp đỡ, nhưng “tiền mất tật mang”, thế là nỗi khổ không biết tỏ cùng ai ?…

    Vậy sao ta không vận dụng kinh nghiệm của các đại sư phong thủy vào cuộc sống, để thấy rằng con linh vật thần thoại nhưng đầy quyền năng này sẽ giúp cho ta trở lại vui vẻ và yên lành biết bao…

    Trước tiên ta phải xác định được “hướng thanh long”:


    Từ trong phòng khách của nhà ta đang ở, hoặc từ trong phòng làm việc của ta ở cơ quan, ta nhìn ra phía trước là cửa chính, thì phía trước cửa chính là CHU TƯỚC, phía bên tay phải là BẠCH HỔ, phía sau là HUYỀN VŨ, còn phía bên tay trái là THANH LONG.
    Trên bờ tường bên trái phòng khách, và bờ tường bên trái phòng làm việc tại cơ quan, ta treo một bức tranh hình con rồng màu xanh hoặc đặt một tượng rồng màu xanh (Thanh long), đầu rồng quay ra cửa chính.

    Còn trên bàn làm việc: Phía trước mặt ta là CHU TƯỚC, phía bên tay phải ta là BẠCH HỔ, sau lưng chổ ta ngồi là HUYỀN VŨ, phía tay trái trên bàn làm việc của ta là THANH LONG. Tại đây ta đặt một con rồng xanh bằng đá, hoặc bột đá, đầu rồng nhìn tới phía trước (CHU TƯỚC): Sẽ hóa giải được nạn tiểu nhân ám hại một cách hiệu quả !
    Trong thực tế vận dụng, trên bờ tường bên trái treo hình một con rồng xanh chưa đủ sức tiêu trừ triệt để tiểu nhân ám hại, thì ta phải treo đến ba con, vì trong phi tinh, hướng ĐÔNG là con số ba.



    (Sưu Tầm)
     
  4. cuongnhiet1

    cuongnhiet1 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/10/2015
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    88
    Điểm thành tích:
    28
    Đẹp mà giá tốt quá! E đánh dấu, tối về nghiên cứu!
     
  5. quaphatthu

    quaphatthu Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/11/2012
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Bạn ơi , cho mình hỏi với giữa tượng bằng Sứ, bằng Thạch Anh, Bằng Đồng mạ vàng thì nên xài loại nào, tại nhà mình đang xài tượng bằng ngọc xanh
     
  6. chonbaodue

    chonbaodue Đầu bếp

    Tham gia:
    3/10/2012
    Bài viết:
    1,110
    Đã được thích:
    98
    Điểm thành tích:
    48
    Mô Phật! bạn ơi bạn dùng tượng chất liệu bằng loại nào cũng được (đều do tâm lý người chủ nhà khi thỉnh tượng về: có người thích tượng bằng chất liệu gỗ thơm, có người thích chất liệu đồng... có người đo đk kinh tế ko nhiều thì họ dùng composis), có người cẩn thận tìm chất liệu hợp với phong thủy thờ cúng của họ nhưng sau cùng quan trọng vẫn là cách thờ cúng, cách thức thực hành hằng ngày của gia chủ bạn để hướng tâm (lòng thành) lên các vị Phật - quan trọng vẫn là cái Tâm bạn à
     
    Sửa lần cuối: 9/8/2017
    thienbinh1986 thích bài này.
  7. chonbaodue

    chonbaodue Đầu bếp

    Tham gia:
    3/10/2012
    Bài viết:
    1,110
    Đã được thích:
    98
    Điểm thành tích:
    48
    Bên mình chỉ bán quần áo, vòng, hương...còn tranh tượng để trợ Duyên cho bạn nào muốn thỉnh về
     
  8. Lâm Nhật Vũ

    Lâm Nhật Vũ Thành viên tập sự

    Tham gia:
    9/8/2017
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chúc mẹ nó đắt hàng nhé.
    -An lành-
     
  9. Trần Lê Hân

    Trần Lê Hân Thành viên tập sự

    Tham gia:
    9/8/2017
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Em oánh dấu ạ!
     
  10. chonbaodue

    chonbaodue Đầu bếp

    Tham gia:
    3/10/2012
    Bài viết:
    1,110
    Đã được thích:
    98
    Điểm thành tích:
    48
    Kinh luân - pháp khí mật tông
    List price: 880,000 VNĐ

    Giá: 660,000 VNĐ

    [​IMG]
    • http://www.daibi.vn/2014/02/phap-tu-tri-quan-am-voi-kinh-luan/



      ཨོཾ་ Tương truyền rằng ở đâu có sự xuất hiện của Kinh luân là ở đó có sự xuất hiện của nguồn năng lượng từ bi, bình an, cát tường….

      ཨོཾ་ Bởi vậy quý vị có thể thỉnh cho gia đình mình một Kinh luân – OM MANI PADME HUM về an vị tại Phòng thờ, phòng khách, phòng làm việc, đặt trên ô tô, trên tàu hỏa, tàu thủy… để xung quanh nơi mình ở, làm việc luôn luôn tràn ngập nguồn năng lượng từ bi của Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm Bồ Tát.

      ཨོཾ་ TỊNH XƯA QUÁN kính chúc quý hành giả hữu duyên luôn luôn an trú trong Tự tánh Đại Từ Đại Bi của Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm Bồ Tát.

      ཨོཾ་ Đang trong tháng Vía Đức Quán Thế ÂM Bồ Tát xuất gia (19.6 âm lịch) Tịnh Xưa Quán trận trọng giới thiệu cùng quý hành giả chương trình khuyễn mãi đặc biệt:

      ཨོཾ་ Mua từ 2 sản phẩm trở lên giá chỉ chòn 600k/ 1 chiếc

      ཨོཾ་ Cứ 2 Kinh luân được tặng thêm 1 vòng tay gỗ huyết long 12mm

      Miễn phí cước vận chuyển toàn quốc.

      ཨོཾ་ THÔNG TIN KINH LUÂN:

      ཨོཾ་ Màu sắc: Vàng, vàng kim, trắng, xanh lá cây, đỏ

      ཨོཾ་ Chất liệu: Bột đá phong thủy, nhựa và hợp kim cao cấp
      Kích thước: (Cao 10cm x Rộng 8cm x Sâu 5cm)
      Bảo hành 01 năm

      ཨོཾ་ Liên hệ:

      ཨོཾ་ SIÊU THỊ VĂN HÓA PHẨM PHẬT GIÁO TỊNH XƯA QUÁN

      Số 16, ngách 25, ngõ 102 đường Trường Chinh, Quận Đống Đa, TP Hà Nội
      Điện thoại : 04. 6670.7759; 0916.192.199; 0968.519.981
     
  11. chonbaodue

    chonbaodue Đầu bếp

    Tham gia:
    3/10/2012
    Bài viết:
    1,110
    Đã được thích:
    98
    Điểm thành tích:
    48
    Tượng Phật Di Lặc (02)


    [​IMG]

    [​IMG]

    Bồ Tát Di Lặc được coi là vị Phật thứ 5, vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên trái đất sau khoảng 30.000 năm nữa, thay thế Phật Thích ca Mâu Ni. Trong Phật giáo Tây Tạng, Di Lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Ở thế giới hiện đại, hình ảnh vị Phật này hiện hữu khắp mọi nơi: cửa hàng, khách sạn, nhà riêng, chùa chiền.

    Trong tranh tượng, Phật Di Lặc thường ngồi trên ngai vàng, chân bắt chéo hoặc đặt xuống sàn, với hàm ý sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh. Ở những hình ảnh ban đầu, Di Lặc được mô tả như một vị hoàng tử thanh mảnh, tuấn tú, thường mặc trang phục hoàng gia Ấn Độ.

    Tại Trung Quốc, Bồ Tát Di Lặc hay được trình bày với dáng vẻ mập mạp, hiền hòa, tự tại, miệng tươi cười, bụng phơi ra, trẻ con đeo xung quanh.

    Người ta tin rằng đó chính là hình ảnh của Bố Đại (tức là Hòa thượng Túi Vải), một Thiền Sư Trung Quốc ở thế kỷ thứ 10. Tương truyền, nhà sư có tướng người mập mạp, trán hẹp, bụng lớn, nói năng vô định, ngủ nghỉ tùy chỗ, thường dùng một cây gậy, quẩy một túi vải để đựng những vật người cúng dường. Ông được khâm phục vì có tài tiên tri thời tiết nắng mưa.

    Còn gọi là "Phật Cười", Di Lặc là biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc trong phong thủy. Theo truyền thuyết, niềm vui lớn nhất của vị Bồ Tát này là biến những buồn phiền, giận dữ, áp lực hay căng thẳng của con người thành hạnh phúc. Người ta tin rằng nụ cười nội tâm của Di Lặc mạnh tới mức nó luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ và, Phật tới đâu ở đó có hạnh phúc.

    Di Lặc cũng được coi là biểu tượng của sự hài hòa, niềm vui vô tư lự. Chỉ cần nhìn ngắm khuôn mặt Phật, người buồn phiền cũng có thể thấy vui lên. Xoa bụng Phật được cho là mang lại vận may và sự tốt lành.



    (Sưu Tầm)
     
    Sửa lần cuối: 13/8/2017
  12. chonbaodue

    chonbaodue Đầu bếp

    Tham gia:
    3/10/2012
    Bài viết:
    1,110
    Đã được thích:
    98
    Điểm thành tích:
    48
    Vị phật bản mệnh cho riêng bạn là ai?

    Theo quan niệm phong thủy, Tử vi của mỗi người được tính dựa trên ngày tháng năm sinh âm lịch của người đó. Mỗi người sẽ tương ứng với một con giáp và cố định theo mình đến suốt đời.

    A. Phật bản mệnh là gì?

    Trong sách “Pháp uyển châu lâm” của nhà phật có viết: “Bên ngoài cõi Diêm Phù Đề, bên trong bốn biển có 12 loài thú được Bồ Tát giáo hóa. Khi cõi người mới sinh ra, Bồ Tát phân nhiệm vụ những loài thú này bảo vệ, nhận được lợi ích nên 12 con giáp cũng dựa vào đó để đặt ra…”. Mỗi con giáp sẽ nhận được sự độ mệnh của một vị phật khác nhau. Khi được các vị phật độ mệnh sẽ mang lại những điều tốt lành, may mắn, bảo hộ bạn khỏi những tà ma và những điều xui xẻo.

    8 Vị Phật bản mệnh cho 12 Con Giáp

    Phật độ mệnh không phân biệt giàu nghèo, giới tính. Vì thế nếu muốn cầu bình an, may mắn, thành công thì nên đeo vòng hoặc dây có hình vị phật độ mệnh cho con giáp của mình và làm việc tốt kết hợp cùng hướng tới vị phật bản mệnh để cầu phúc.

    B. Vị phật bản mệnh tương ứng 12 con giáp

    1. Đại Thế Chí Bồ Tát

    Đại Thế Chí Bồ Tát là vị Bồ Tát hiện thân cho trí tuệ linh thông trong trường phái Mật Tông của Phật Giáo. Ngài là người phò trợ tuyên truyền thánh pháp cho Đức Phật A Di Đà ở Tây Phương cực lạc. Ngài dùng sức manh từ ánh sáng trí tuệ của mình để soi tỏ khắp chúng sinh, giúp con người thoát khỏi những khổ đau trong tâm trí, đạt được trí tuệ thông suốt, sáng tỏ để hướng đến những điều tốt đẹp.

    Đại Thế Chí Bồ Tát - Vị phật bản mệnh cho người tuổi Ngọ

    Đại Thế Chí Bồ Tát xuất hiện trong kinh phật với hình ảnh hiền hòa, đôi mắt sáng, trên tay ngài mang theo nhành hoa sen xanh mới nở. Ngài đứng bên cạnh Đức Phật A Di Đà hoặc ngồi thiền trong tư thế kiết già trên đài hoa sen.

    Đại Thế Chí Bồ Tát là vị phật bản mệnh cho những người tuổi Ngọ

    2. Hư Không Tạng Bồ Tát

    Hư Không Tạng Bồ Tát là vị phật tượng trưng cho sự thông tuệ và sự bảo vệ. Đôi mắt của ngài có thể nhìn thông tất cả kho tàng trên thế gian, nhưng ngài không màng đến mà xem tất cả như hư không. Chính vì thế mà pháp danh của ngài là Hư Không Tạng.

    Hư Không Tạng Bồ Tát - Ánh sáng thông tuệ và tâm sáng

    Trong kinh phật có ghi lại, Ngài tay phải mang kiếm có liệt hỏa rực sáng tượng trưng cho sức mạnh của sự bảo vệ. Tay trái ngài mang nhành hoa sen hoặc viên ngọc sáng biểu trưng cho sự thông tuệ và tâm trong sáng.

    Khi mang hình tượng Hư Không Tạng Bồ Tá bên mình sẽ giúp bản thân tăng cường sức mạnh lý trí, tránh khỏi những cám dỗ của vật chất, tà ma đồng thời giúp thanh tịnh đầu óc cho một tâm trí mạnh khỏe, sáng suốt.

    Hư Không Tạng Bồ Tát là vị phật bản mệnh cho những người tuổi Sửu và tuổi Dần

    3. Như Lai Đại Nhật

    Như Lai Đại Nhật là một hóa thân của Đức Phật Tổ Như Lai. Ngài là người đứng đầu trong Ngũ Phật Như Lai – 5 vị phật tối cao của Phật Giáo Tây Tạng, đại diện cho 5 tính cách của con người và 5 con đường để tu thành chính quả.

    Như Lai Đại Phật - Vị phật bản mệnh cho người tuổi Mùi và tuổi Thân

    Như Lai Đại Nhật là đại diện cho ánh sáng trí tuệ, niềm tin. Ánh sáng của ngài tỏa khắp thế gian đẩy lui bóng tối mang lại sự bình an, hạnh phúc đến thế gian.

    Như Lai Đại Nhật là vị phật bản mệnh cho những người tuổi Mùi và tuổi Thân

    4. Phật A Di Đà

    Phật A Di Đà là vị phật xuất hiện và được tôn sùng trong tất cả các nhánh của Phật Giáo. Ngài là biểu tượng của sự từ bi và trí tuệ.

    Theo kinh phật, hình tượng của Phật A Di Đà được mô tả: Trên đầu ngài là những cụm tóc xoắn ốc, ánh mắt ngài hiền từ dõi khắp thế gian, ngài luôn mang trên khuôn mặt nụ cười hòa ái. Trên thân ngài mặc áo cà sa, thượng tọa trên đài sen, tay để bắt ấn thiền định hoặc xòe tay hướng xuống phía dưới để cứu giúp, phổ độ chúng sinh.

    Đức Phật A Di Đà - May mắn, niềm tin và hạnh phúc

    Mang theo tượng Phật A Di Đà bên mình sẽ giúp mang lại may mắn, bình an, hóa giải vận hạn và nhận được sự bảo hộ của ngài khi cầu nguyện hằng ngày.

    Phật A Di Đà là vị phật bản mệnh cho những người tuổi Tuất và tuổi Hợi

    5. Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

    Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn (hay còn gọi là Đức Phật Ngàn Mắt, Ngàn Tay) là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát.

    Theo sách kinh chép lại, khi được nghe Đức Phật Như Lai giảng đạo về Đại Bi Tâm, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát xót thương cho những mảnh đời bất hạnh chốn nhân gian. Ngài đã tự hóa thân thành ngàn mắt, ngàn tay để soi thấu hết chốn trần gian và dang rộng vòng tay cứu giúp. Hình tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn là sự bao dung, bình an.

    Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn - Người cứu độ chúng sinh

    Hình ảnh của ngài thường có rất nhiều cánh tay, mỗi cánh tay cầm một loại pháp khí. Những cánh tay của ngài tỏa ra bốn phương tám hướng để cứu độ nhân gian.

    Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn là vị phật bản mệnh cho người tuổi Tý

    6. Phổ Hiền Bồ Tát

    Phổ Hiền Bồ Tát là một trong Ngũ Thiền Bồ Tát của Phật Giáo. Ngài thường xuất hiện bên cạnh hai vị bồ tát là Thích Ca và Văn Thù Sư Lợi.

    Ngài là biểu tượng có sức mạnh trí tuệ, sự kiên trì, bền bỉ để vượt qua mọi thử thách. Những người đang chuẩn bị thi cử, khởi nghiệp cầu nguyện trước Phổ Hiền Bồ Tát sẽ nhận được sự che chở của ngài.

    Phố Hiền Bồ Tát - May mắn, vạn sự an

    Hình tượng của Phổ Hiền Bồ Tá được mô tả lại: Ngài cưỡi trên lưng voi thể hiện sức mạnh vượt qua mọi thử thách; một tay mang nhành hoa sen biểu tượng cho sự tinh khiết; một tay ngài mang ngọc như ý biểu tượng cho vạn sự như ý, mãn nguyện.

    Phổ Hiền Bồ Tát là vị phật bản mệnh cho người tuổi Thìn và tuổi Tỵ.

    7. Văn Thù Bồ Tát

    Văn Thù Bồ Tát (hay còn gọi là Văn Thù Sư Lợi) là biểu tượng của sự thông minh, trí tuệ sáng. Nhiệm vụ của ngài là truyền bá Phật Pháp đên với tất cả chúng sinh.

    Hình tượng của ngài trong kinh phật là vị Phật có nét mặt tinh anh, thông thái. Ngài cưỡi trên nghê hoặc sư tử, trên tay cầm một thanh kiếm để trừ yêu diệt tà mang lại may mắn, bình an cho chúng sinh.

    Văn Thù Bồ Tát - Phật bản mệnh cho người tuổi Mão

    Mang hình tượng Văn Thù Bồ Tát bên mình sẽ giúp mang lại trí tuệ tinh thông, sức mạnh tâm trí, cầu nguyện hằng ngày sẽ giúp công việc, học hành, thi cử của bạn được suôn sẻ, thành công.

    Văn Thù Bồ Tát là vị phật bản mệnh cho người tuổi Mão

    8. Bất Động Minh Vương

    Bất Động Minh Vương là người có pháp lực cao nhất trong ngũ đại Minh Vương của Mật Giáo.

    Theo sách kinh phật, Bất Động Minh Vương có vẻ mặt dữ tợn, đôi mắt mở to trừng trừng nhìn thẳng, một tay cầm kiếm, một tay cầm xích. Phía sau ngài là ngọn lửa cháy không ngừng.

    Bất Động Minh Vương - Hóa giải Tham, Sân, Si

    Ngài là có nhiệm vụ tiêu diệt Tham – Sân – Si của con người. Hình tượng Bất Động Minh Vương thể hiện cho sức mạnh chống lại những cám dỗ, thế lực tà ma ngoại đạo. Mang đến sức khỏe, hạnh phúc, bình an.

    Khi mang tượng Bất Động Minh Vương bên mình và cầu nguyện bạn sẽ được ngài phù hộ giúp tâm trí hanh thông, may mắn trong cuộc sống, chống lại cám dỗ và tránh tiểu nhân làm hại.

    Bất Động Minh Vương là vị phật bản mệnh cho người tuổi Dậu

    C. Tra cứu phật bản mệnh theo tuổi

    Tuổi Tý: Thiên Thủ Thiên Nhãn

    Tuổi Sửu: Hư Không Tạng Bồ Tát

    Tuổi Dần: Hư Không Tạng Bồ Tát

    Tuổi Mão: Văn Thù Bồ Tát

    Tuổi Thìn: Phổ Hiền Bồ Tát

    Tuổi Tỵ: Phổ Hiền Bồ Tát

    Tuổi Ngọ: Đại Thế Chí Bồ Tát

    Tuổi Mùi: Như Lai Đại Nhật Bồ Tát

    Tuổi Thân: Như Lai Đại Nhật Bồ Tát

    Tuổi Dậu: Bất Động Minh Vương

    Tuổi Tuất: Phật A Di Đà

    Tuổi Hợi: Phật A Di Đà
     
  13. chonbaodue

    chonbaodue Đầu bếp

    Tham gia:
    3/10/2012
    Bài viết:
    1,110
    Đã được thích:
    98
    Điểm thành tích:
    48
    Tượng Đức Phật ngồi thiền bắt Ấn (hợp kim)
    List price: 500,000 VNĐ

    Giá: 280,000 VNĐ
    Kích thước:
    dài: 7.5cm

    rộng: 6.5cm

    cao: 10cm
    chất liệu: kính, hợp kim

    [​IMG]

    [​IMG]
     
  14. chonbaodue

    chonbaodue Đầu bếp

    Tham gia:
    3/10/2012
    Bài viết:
    1,110
    Đã được thích:
    98
    Điểm thành tích:
    48
    Tượng Di Lặc bồ tát (gỗ)


    Giá: 135,000 VNĐ


    dài: 15cm

    rộng: 7.5cm

    cao: 8.5 cm

    [​IMG]
    Sự tích đức Phật Di Lặc


    Nói về đức Phật Di Lặc chắc rằng đại đa số quí vị đều nhớ đến hình tượng của một ông Phật ngồi phạch ngực, mập, bụng to và miệng cười toe toét. Có khi quí vị thấy bên cạnh Ngài có 6 đứa con nít, đứa thì móc lỗ tai, đứa thì móc miệng, đứa thì thọc lét v.v… Những hình tượng đó như là một trò đùa. Mình không biết tại sao lại có chuyện đùa ở trong chùa như vậy. Đó là ý nghĩa chúng ta cần phải biết. Nói đến đức Di-lặc chúng tôi phải khảo lịch sử từ Ấn Độ sang Trung Hoa để quí vị khỏi lầm lẫn. Nhiều tà thuyết bây giờ dựng đức Phật Di-lặc làm chỗ tiêu chuẩn để họ lôi cuốn Phật tử. Đức Phật Di Lặc là tên dịch của thuở xưa. Sau này có dịch ra nhiều tên khác nhưng vì chúng ta đã quen kêu là đức Phật Di Lặc.

    Chữ Di Lặc là phiên âm tiếng Phạn, Tàu dịch là Từ Thị (Thị là họ, Từ là từ bi). Có thuyết nói rằng khi bà mẹ của Ngài mang thai Ngài, khởi lòng thương không nỡ giết hại chúng sanh và không ăn thịt cá được cho nên nói là “Từ”. Vì Ngài sanh nơi bà mẹ đó cho nên gọi là Từ Thị. Nhưng có thuyết lại nói khác hơn. Vì thuở xưa Ngài tu về từ bi tam-muội cho nên sau này có tên là Từ Thị. Nhưng tên Ngài là A-dật-đa cũng là tiếng Phạn dịch âm. Dịch theo chữ Tàu là Vô Nan Thắng (Vô là không, Nan là khó) tức là không có thể nào hơn được. Đối với Ngài về trí tuệ và hạnh tu ít người hơn được, nên có tên Vô Nan Thắng. Đó là nói về đức Phật theo thói quen của chúng ta. Nếu nói theo kinh thì gọi là Bồ tát Di Lặc. Hồi đức Phật còn tại thế, Bồ tát Di Lặc là một người có lịch sử sanh ở miền Nam Thiên Trúc, ở trong dòng Bà-la-môn. Sau gặp Phật, Ngài xuất gia, tu theo hạnh Bồ tát. Đó là hình ảnh thật có lịch sử rõ ràng ở Nam Thiên Trúc.

    Khảo nhiều kinh, trước hết tôi dẫn kinh A-hàm. Trường A-hàm có nói thế này: Đức Phật dạy rằng sau này ở cõi Ta-bà, tâm con người càng ngày càng ác, mười nghiệp thiện họ bỏ qua mà luôn tạo nhiều nghiệp ác. Cho đến bao giờ họ quí mười nghiệp ác cũng như thuở xưa quí trọng mười nghiệp thiện và tuổi thọ chúng sanh giảm xuống đến cuối cùng còn mười tuổi thì đức Phật Di-lặc ra đời. Khi nghiệp ác nhiều thì tuổi thọ theo đó mà giảm. Bao giờ tuổi thọ con người chỉ còn mười tuổi, cũng như bây giờ tuổi thọ chúng ta coi là một trăm tuổi vậy, thì lúc đó thế giới sẽ có những tai nạn đao binh. Đao binh ở đây không phải là người ta giết chết nhau, mà chính những lá cây cỏ cũng có thể biến thành gươm bén. Chúng ta bị chặt bị cắt mà chết. Qua tai nạn đao binh đó tới tai nạn tật dịch tức là đau ốm bệnh dịch. Vì vậy đại đa số dân chúng trên thế giới này chết mòn chỉ còn sót lại một ít người tu hành ẩn trên núi trên non. Họ còn sống thừa lại. Khi họ sống qua cái thời gian chết đó rồi, họ tìm thấy bà con dòng họ của họ chết hết, chỉ còn sót lại lưa thưa vài người, lúc đó, họ mới biết rằng từ hồi đó tới giờ dòng họ mình làm điều ác, bây giờ mới bị quả báo chết như vậy. Cho nên họ nỗ lực tu mười điều thiện lại. Khi bắt đầu tu mười điều lành thì tuổi thọ họ tăng, cứ một trăm năm thì tăng lên một tuổi. Đến bao giờ tuổi thọ lên đến sáu mươi bốn ngàn tuổi, lúc đó dân chúng đông đảo thuần hậu, làm lành thì Phật ra đời ở dưới cội cây Long Hoa gọi là hội Long Hoa. Như vậy quí vị tưởng tượng bây giờ chúng ta đang ở cái mức tám mươi tuổi thọ mà cứ một trăm năm giảm xuống một tuổi, giảm tới còn mười tuổi, rồi tăng lên cho đến sáu mươi bốn ngàn tuổi, thì thời gian từ đây cho tới đó còn bao xa? Theo sách Phật thì khi Phật Thích-ca nhập diệt thì đức Di-lặc cũng nhập Niết-bàn. Ngài sanh lên cung trời Đâu-suất ở trong nội điện sống bốn ngàn tuổi. Sau đó Ngài mới sanh trong thế giới Ta-bà, thành đạo dưới cội cây Long Hoa giáo hóa chúng sanh kế tiếp đức Phật Thích ca. Vậy tưởng chừng bao lâu Phật Di Lặc ra đời? Vậy mà có một số người nghe trong kinh nói đức Phật Di Lặc ra đời nghe nói hội Long Hoa, rồi họ bịa ra ít bữa đức Phật Di Lặc ra đời, vài bữa hội Long Hoa đến v.v… Đó là những tà thuyết để lừa bịp những Phật tử học mà không hiểu Phật pháp, lại có người tự xưng là Phật Di Lặc hoặc tự cổ động rằng mình sẽ chờ đón đức Phật Di Lặc. Quí vị xét, nếu chúng ta tin đức Phật Di Lặc chỉ còn một phen bổ xứ lên cung trời Đâu-suất, sau này hạ sanh ở thế giới Ta-bà thành Phật, nếu tin lời Phật Thích-ca nói trong kinh thì chúng ta phải tin luôn thời gian đã định ngày Phật ra đời. Chúng ta tin đức Phật Di Lặc, có hội Long Hoa mà quên thời gian đó. Rồi cứ hờ hững, cứ nghe ai nói đức Phật Di Lặc ra đời thì vội vàng chạy tới đảnh lễ mong cầu v.v… Đó là cái sai lầm quá lớn để những tà thuyết lợi dụng danh từ Phật giáo tuyên truyền mê tín dị đoan. Người Phật tử chân chánh phải hiểu rõ điều đó. Đó là tôi khảo về lịch sử từ những bộ kinh gọi là Di Lặc thượng sanh, Di Lặc hạ sanh và Di Lặc bản nguyện. Những kinh đó đều do đức Phật Thích-ca nói ra. Coi kỹ những bộ kinh đó rồi, chúng ta biết rõ lịch sử đức Di Lặc, vậy đừng nghe lời của một số người bàn tán, dựng lên những điều sai lầm. Đó là chúng tôi nói về đức Phật Di Lặc ở Ấn Độ.

    Bây giờ nói tới đức Phật Di Lặc ở Trung Hoa. Đức Phật Di Lặc sang Trung Hoa hồi lúc nào? Thật ra nếu căn cứ theo hình tượng chúng ta thờ thì không có hình tượng của đức Bồ-tát ở Ấn Độ, mà là hình tượng đức Di Lặc ở Trung Hoa. Đó là một ông già bụng phệ lùn mập, như vậy là đức Di Lặc ở Trung Hoa chớ không phải ở Ấn Độ. Di-lặc ở Trung Hoa ra đời lúc nào? Điều đó chúng ta phải khảo lại. Có nhiều thuyết nói đức Di Lặc hiện giờ đang ở trên cung trời Đâu-suất. Ngài chưa tới thời kỳ giáo hóa chúng sanh ở thế giới này. Nhưng với tinh thần người hiểu Phật giáo Đại thừa thì Bồ-tát có báo thân, ứng thân và nhất là hóa thân. Tùy căn cơ chúng sanh mà các ngài ứng hóa vô lượng thân không thể lường được. Cho nên sử Trung Hoa có kể mà tôi nhớ đại khái có hai hóa thân của Bồ tát Di Lặc. Một hóa thân gọi là Ngài Tăng Can ở gần chùa Quốc Thanh đời nhà Tùy, tức là ở khoảng thế kỷ thứ sáu. Nói rằng Ngài có một cái am gần chùa Quốc Thanh và đi thuyết giáo nơi này nơi nọ. Có lắm lúc Ngài cỡi cọp về, chúng trong chùa thấy hoảng kinh. Khi đến khi đi không ai lường được. Có lần Ngài ôm về một đứa bé gởi trong chùa đặt tên là Thập Đắc. Thỉnh thoảng có một ông ăn mặc rách rưới ở trong núi lạnh đi ra, tuyết phủ đầy mình gọi là Hàn Sơn. Hàn Sơn và Thập Đắc được coi như là hai người ăn mày trong chùa. Các ngài là hai vị hóa ra ăn mặc rách rưới ngủ ngoài hành lang. Tới bữa ăn thì đợi chúng ăn xong hết, còn những thừa cặn gì đó ngài trút lại dùng. Có khi các ngài còn lượm cơm dưới sàn nước, rửa lại mà ăn. Chúng trong chùa coi các ngài như hai kẻ ăn mày không kém, nhưng mà có cái lạ là nhiều khi hai ngài hứng làm thơ. Những bài thơ của các ngài không ai hiểu gì hết. Một hôm bất chợt, sau một bữa trưa chúng tăng nghỉ hết, hai ngài trèo lên cổ của ngài Văn-thù và ngài Phổ Hiền ngồi. Một ông tăng ở dưới tăng xá thình lình đi lên, thấy như vậy ngạc nhiên quá mới chạy đi báo cho ông trụ trì hay. Ông trụ trì lôi hai ông xuống rầy quở đủ thứ hết. Hai vị đó là bạn thân của ngài Tăng Can. Ngài Tăng Can tịch rồi. Một hôm ông chủ huyện có bệnh nan y, ông nằm chiêm bao thấy ngài Tăng Can tự xưng là đức Di Lặc bảo ông đến đảnh lễ Bồ-tát Văn-thù, Phổ Hiền và chỉ cho ông một phương thuốc uống hết bệnh. Muốn đảnh lễ hai vị đó thì vào chùa Quốc Thanh hỏi tên Hàn Sơn, Thập Đắc vì đó là Bồ-tát Văn-thù và Phổ Hiền. Ông huyện đó theo lời chỉ tìm thuốc uống lành bệnh, mới tìm đến chùa Quốc Thanh để gặp hai vị Hàn Sơn, Thập Đắc. Khi đó ông trụ trì thấy ông huyện tới hỏi hai chú ăn mày trong chùa thì ông ngại quá không muốn kêu. Nhưng ông huyện cho biết ông mong mỏi gặp hai vị đó. Buộc lòng ông trụ trì mời hai vị ra. Hai vị nắm tay đi ra. Vừa thấy hai vị ông huyện quì mọp xuống lạy. Hai vị mới cười và nói: “Cái lão Tăng Can bày đặt làm cho ta phải bại lộ rồi.” Hai Ngài, cõng nhau chạy tuốt vô rừng mất. Do đó mới biết hai vị là hiện thân của Văn-thù, Phổ Hiền, còn ngài Tăng Can là hiện thân của đức Di Lặc. Nhưng biết thì chuyện đã rồi, không ai ngờ để đảnh lễ các ngài được hết.

    Một vị khác vào thế kỷ thứ mười đời Ngũ đại ở Trung Hoa gọi là Bố Đại Hòa thượng. Vị đó gần gũi chúng ta nhất, tức là ông già quảy cái đãy to tướng, mặt tròn, miệng cười, bụng phệ, áo phạch ngực. Ngài Bố Đại Hòa thượng lúc nào cũng quảy một túi lớn, đi trong nhân gian gặp chỗ nào có cái gì, Ngài xin bỏ vô đãy. Đến chỗ có con nít đông, Ngài ngồi xuống phân chia cho chúng nó, vui chơi với chúng nó. Cho nên người ta thấy miệng Ngài lúc nào cũng cười vui vẻ thích thú. Đó là hình ảnh đức Di Lặc, một vị Hòa thượng bụng lớn, mập, miệng cười toe toét.
    Nguồn: loiphatday.org
     
  15. chonbaodue

    chonbaodue Đầu bếp

    Tham gia:
    3/10/2012
    Bài viết:
    1,110
    Đã được thích:
    98
    Điểm thành tích:
    48
    Mô Phật! cảm tạ bạn đã chúc lành nhé
     
  16. chonbaodue

    chonbaodue Đầu bếp

    Tham gia:
    3/10/2012
    Bài viết:
    1,110
    Đã được thích:
    98
    Điểm thành tích:
    48
    Mô Phật! bạn chỉ cần nhìn ảnh từ bi trí tuệ của các vị Phật - Bồ Tát, là bạn đã có nhiều đại nhân Duyên rồi
     
  17. chonbaodue

    chonbaodue Đầu bếp

    Tham gia:
    3/10/2012
    Bài viết:
    1,110
    Đã được thích:
    98
    Điểm thành tích:
    48
    Tượng Địa Tạng Vương bồ tát (hợp kim)


    Giá: 250,000 VNĐ
    Kích thước:
    rộng: 9cm
    dài: 9cm
    cao: 11cm
    [​IMG][​IMG]


    Tượng Địa Tạng Vương bồ tát (đồng)


    Giá: 350,000 VNĐ

    [​IMG]



    Tượng Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát
    (Composite)


    [​IMG]

    Bồ tát Địa Tạng tay phải cầm tích trượng và tay trái nắm hạt minh châu có ý nghĩa:

    Tích trượng là một trong những pháp khí do Phật chế ra. Thời xưa, Phật và các Thánh chúng đi khất thực thường vai mang bát và tay cầm tích trượng. Công dụng của tích trượng là để dẹp trừ những chướng ngại vật làm trở ngại bước chân của các Ngài đi. Như rắn rết v.v…


    Còn trên đầu tích trượng sở dĩ có 12 khoen, đó là biểu trưng cho 12 nhân duyên. Đức Phật do giác ngộ 12 nhân duyên mà được thành tựu đạo quả. Từ đó, Ngài đem 12 nhân duyên để giáo hóa chúng sinh, vì Ngài muốn mọi người đều được giác ngộ đạo lý như Ngài. Vì thế, tay mặt của Bồ tát Địa Tạng cầm cây tích trượng trên đầu có 12 khoen là nói lên ý nghĩa tiêu biểu đó. Còn tay trái Ngài nắm hạt minh châu là tượng trưng cho trí huệ. Vì muốn phá vô minh, cần phải có trí huệ. Một khi có trí huệ chiếu sáng thì vô minh không còn. Đầu mối của 12 nhân duyên là vô minh. Nên 12 khoen là tượng trưng cho vô minh.


    Hạt minh châu là tượng trưng cho trí huệ. Khi trí huệ bừng sáng như hạt minh châu chiếu sáng, thì bóng tối vô minh không còn. Ngang đó, sẽ được giải thoát sinh tử chấm dứt mọi khổ đau ràng buộc. Bởi thế, nên hình ảnh của Bồ tát Địa Tạng là biểu trưng người xuất gia, khác hơn các vị Bồ tát khác tượng trưng một người cư sĩ tại gia. Tất cả đó là nói lên ý này.

    Thích Phước Thái nguồn http://phatgiao.org.vn/
     
  18. chonbaodue

    chonbaodue Đầu bếp

    Tham gia:
    3/10/2012
    Bài viết:
    1,110
    Đã được thích:
    98
    Điểm thành tích:
    48
    Tượng bồ tát Quán Thế Âm nghìn mắt nghìn tay (hợp kim)
    List price: 600,000 VNĐ

    Giá: 280,000 VNĐ

    Kích thước:
    đường kính: 9cm
    cao: 11cm

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    Bồ Tát Quan Thế Âm cầm bình nước

    Giá: 250,000 VNĐ

    [​IMG][​IMG]

    Phật Bà bằng đồng ngồi trên quả cầu thủy tinh: Rộng:5,5 cmDài: 5,5cmCao: 8cm giá 250.000 đ


    Bồ Tát Quan Thế Âm ngồi tòa sen hồng/ xanh
    Giá: 280,000 VNĐ

    [​IMG]

    [​IMG]

    Bồ Tát Quan Thế Âm ngồi tòa sen hồng/ xanh: Rộng: 7.5cm, Dài: 8,5cm, Cao: 17cm giá 280.000 đ

    Tượng Phật bà Quan Âm bắt quyết
    Giá: 150,000 VNĐ
    [​IMG]

    [​IMG]

    Thông tin:

    (Rộng: 8cm; Dài: 9cm; Cao: 18cm)

    Chất liệu: bằng nhựa Composite có độ bền cao rất cao


    Tượng đồng - Phật bà Quan Âm bắt quyết
    [​IMG]

    Thông tin:

    (Rộng: 8cm; Dài: 9cm; Cao: 18cm)

    Tượng sứ - Phật bà Quan Âm ngồi lá sen
    [​IMG]

    [​IMG]

    Tượng Phật Quan Âm mặt hiền từ đang nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, một tay cầm bình nước cam lồ rất đẹp đẽ trang nghiêm.

    Hình tượng Phật bà Quan Âm bắt quyết trong nghi lễ Mật giáo Ấn Độ, những hình vẽ bằng đầu ngón tay, ta gọi là bắt ấn, có công năng thần diệu, giúp phần định tâm, còn gọi sự hỗ trợ của chư Phật, Bồ Tát. Trong nghệ thuật múa Ấn Độ, những cử chỉ nầy được khai thác thành "ngôn ngữ tượng trưng". Ấn Độ là một nước những bài tụng ca vệ đà luôn còn được kèm theo những động tác ngón tay vô cùng phức tạp nhưng rất chính xác. Ấn quyết có thể xem như là quyền lực ban cấp cho bàn tay để gắn chặt tác động nghi lễ.


    Tượng Phật Bà Quan Âm (gỗ Bách Xanh)


    [​IMG]

    [​IMG]



    Tượng Phật Quan Âm mặt hiền từ đang nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, một tay cầm bình nước cam lồ rất đẹp đẽ trang nghiêm

    Nếu gia đình bạn muốn thỉnh tượng Phật Bà Quan Âm này, chúng tôi sẽ để lại cho bạn và gia đình với giá 1.250.000 đ

    Chất liệu: bằng gỗ bách xanh là loại gỗ khi cây càng già thì nó càng có mùi hương đặc trưng và mạnh hơn trong đó phần gốc được đánh giá có giá trị đem lại mùi hương cao hơn phần ngọn. Khi gỗ được vùi dưới đất càng lâu thì mùi hương của nó càng mạnh. Gỗ có thớ thẳng, khá mịn, khi khô ít nứt nẻ và thường không bị biến dạng, không bị mối mọt hay mục, do vậy mà rất dễ dàng cho việc gia công.

    Tượng gỗ đẹp, trang nghiêm được điêu khắc cổ truyền làm bằng tay, tỉ mỉ hoàn thiện từng chi tiết một.
     
  19. chonbaodue

    chonbaodue Đầu bếp

    Tham gia:
    3/10/2012
    Bài viết:
    1,110
    Đã được thích:
    98
    Điểm thành tích:
    48
    Có Nên Để Ảnh Phật Trong Ví, Làm Nền Máy Tính Hay Điện Thoại Không
    Hỏi: Con rất thích nhìn ảnh Phật nên đi đâu làm gì cũng luôn có ảnh Phật quanh mình. Hồi trước con còn để ảnh Phật trong ví nhưng bạn con khuyên không nên vì như thế là bất kính nên con đã lấy ra. Điện thoại, laptop hay ipad con đều để ảnh Phật làm nền. Mỗi một người bạn trên điện thoại con lại để một ảnh Phật minh họa để khi chuông điện thoại reo lên con biết bạn đó là ai nhưng đồng thời cũng giúp con có cơ hội nhìn đựợc một vị Phật nhắc nhở mình. Có một số bạn bảo con là không nên để ảnh Phật làm nền điện thoại, máy tính như vậy vì như thế là bất kính, chỉ nên để ở bàn thờ. Tuy nhiên, con rất là thích vì con có cảm nhận Đức Phật mãi hiện hữu bên con, để con nhìn ảnh Phật nhắc con tu còn hơn để những ảnh bình thường. Xin Sư cho con biết con có được để ảnh Phật trên điện thoại hay máy vi tính của con không?


    ĐÁP:
    Việc tôn kính Đức Phật là việc xưa nay của người đệ tử, tôn kính một đấng từ bi phụ, bậc cứu khổ muôn loài, vị giáo chủ của Đạo Phật.
    Hình thức tôn kính được thể hiện ngay từ đầu thời Đức Phật sanh tiền; người làm tượng Phật đầu tiên để tôn thờ là nhà vua Udayana của nước Kausambi cho làm tượng Phật bằng gỗ chiên đàn, trong thời gian Phật nhập định lên cung trời Tam thập tam để giảng pháp cho Thánh mẫu Ma Gia (theo kinh A Hàm). Sau ba tháng, lúc Phật trở lại thế gian, bức tượng trở nên sống động và đến “chào“ Ngài. Phật mỉm cười nhìn tượng và nói: “Ba tháng qua chắc ngươi mệt lắm nhỉ!”. Sau nhà vua Udayana là nhà vua Ba-tư-nặc (bạn thân của Sĩ Đạt Ta) của nước Kiều-tát-la và trưởng giả Cấp Cô Ðộc cũng cho đúc tượng của Phật.
    Ngoài ra, hiện nay tại Viện Bảo tàng Anh quốc, thủ đô Luân Ðôn có một bộ sưu tập gồm nhiều bức tranh của Phật. Trong những bức tranh đó có một bức mà Viện Bảo tàng tôn quí nhất. Ðó là một bức tranh vẽ Phật lúc Ngài 41 tuổi. Bức tranh do Phú-lâu-na (một vị đệ tử của Phật) vẽ và màu sắc (của bức tranh) ngày nay vẫn còn sinh động. Hình chụp của bức tranh này hiện nay được lưu hành tại Nhật, Việt Nam và vùng lãnh thổ Ðài Loan.
    Ngược dòng lịch sử, Afghanistan là trung tâm Phật giáo phát triển rực rỡ vào đầu công nguyên nhờ công đức hoằng pháp của đại đế Asoka ở thế kỷ thứ III trước công nguyên. Đây là con đường tơ lụa duy nhất nối liền các vùng từ Đông sang Tây, từ Ấn Độ và các nước trong khu vực. Các vị cao tăng Phật giáo thường tháp tùng các đoàn buôn để hoằng pháp ở các vùng đất mới bằng con đường này. Họ thường dừng chân nghỉ ngơi ở thung lũng Bamiyan xinh đẹp, lâu ngày nơi đây trở thành trung tâm truyền bá Phật pháp, và hai tượng Phật cao nhất thế giới cũng được tạo ra vào đầu thời điểm này. (Bách khoa toàn thư).
    Bạn ơi! Sự tôn kính bậc Đại Đạo sư trở thành tập quán, nghi lễ của người Á đông, từ Tây á đến vùng Đông á xưa cũng như hôm nay trên hành tinh. Chính vì vậy sự tín ngưỡng của Bạn với Đức Phật là đúng, muốn có ảnh Phật bên mình Bạn, vừa là để được Phật lực gia hộ cho Bạn an lạc, vừa không quên Phật, không quên niệm Phật, có Phật ở một bên Bạn không dám làm việc hung ác, đặc biệt lúc nào cũng khởi niệm tịnh hóa thân tâm, tịnh hóa môi trường, việc làm nầy đúng với sự tín ngưỡng của Phật tử khắp năm châu nói chung và Việt Nam nói riêng, miễn là Bạn giữ gìn ảnh Phật nơi tinh khiết là được.
    Năm 10 tuổi, Sư vốn con nhà Phật, biết lần chuỗi niệm Phật, đi học về, sau khi ăn cơm, làm tất cả các việc xong, thì đến nơi bàn học lấy chuỗi 18 hột ra lần chuỗi niệm Phật: niệm Nam Mô A Di Đà Phật, chú tâm niệm vào xâu chuỗi 30 phút. Khi đi thi chuyển cấp vào Ban Trung Học, Sư đem chuỗi theo để vào trong túi áo chemise, chủ yếu “cầu Phật gia hộ cho con thi đậu” và Sư cũng thi đậu.
    Năm 13 tuổi, Sư đã thuộc lòng các kinh bộ trong quyển kinh Nhựt Tụng, năm ấy cũng là năm chiến tranh bắt đầu bộc phát, hai bên đánh nhau có người chết, được tải về để trên cầu ván gần chợ, cũng gần nhà, sợ lắm, mỗi ngày lần chuỗi liên tục, khi đi ngang qua chỗ người chết nằm trước đó, lấy chuỗi ra đeo trong tay, hết sợ và đi lại như thường.
    Xâu chuỗi là pháp khí dành cho hành giả tu Tịnh độ làm phương tiện niệm Phật, được Sư dể trong cặp, đeo ở tay, cầm niệm Phật
    Pháp khí Phật được Bạn đặt những nơi tinh khiết trong sạch là được; với ảnh Phật cũng thế thôi, được đặt trong máy lapotp, ipad, điện thoại, đeo bên mình, đặt trên bàn học… đây là sự tín ngưỡng, không phải hủy họai xem thường, nên không bị trở ngại . Chúc an lạc.
    HT Thích Giác Quang
     
  20. chonbaodue

    chonbaodue Đầu bếp

    Tham gia:
    3/10/2012
    Bài viết:
    1,110
    Đã được thích:
    98
    Điểm thành tích:
    48
    Tượng Đức Phật ngồi thiền bắt Ấn (hợp kim)


    Giá: 280,000 VNĐ

    dài: 7.5cm

    rộng: 6.5cm

    cao: 10cm
    chất liệu: kính, hợp kim

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tượng Đức Phật ngồi thiền (Composite)


    Giá: 85,000 VNĐ
    [​IMG]

    Tượng Đức Phật ngồi thiền (02) - Composite
    List price: 300,000 VNĐ

    Giá: 150,000 VNĐ


    [​IMG]


    Thông số

    Rộng: 8cm; Dài: 8cm; Cao: 12cm

    Nếu gia đình bạn muốn thỉnh tượng Đức Thế Tôn này, gửi bạn giá thỉnh 140.000 đ



    Tượng Phật A-DI-Đà ngồi

    Giá: 320,000 VNĐ

    [​IMG]

    [​IMG]


    • chữ Hán: 阿彌陀) là danh từ phiên âm có gốc từ hai chữ trong tiếng Phạn: अमिताभ, amitābhaamitāyus. Amitābha dịch nghĩa là "vô lượng quang" - "ánh sáng vô lượng"; amitāyus có nghĩa là "vô lượng thọ" - "thọ mệnh vô lượng".

      Đây là tên của một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại thừa. A-di-đà trụ trì cõi Cực lạc (tiếng Phạn: sukhāvatī) ở phương Tây. Phật A-di-đà được tôn thờ trong Tịnh độ tông tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật BảnTây Tạng, tượng trưng cho Từ bi và Trí tuệ.

      Trong lịch sử Đại thừa và Tịnh độ tông, việc tôn xưng A-di-đà là một mốc phát triển quan trọng. Niệm Phật A-di-đà là một pháp tu dưỡng của Phật tử giúp không phải trải qua vô số kiếp luân hồi mà sẽ được "đới nghiệp vãng sanh". Nghĩa là sẽ được "mang theo nghiệp" và "vãng sanh" về cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A-di-đà. Ở Tây Phương Cực Lạc là đã ra khỏi luân hồi nên sẽ được "bất thối chuyển", kết hợp với cảnh thuận duyên ở cõi Cực Lạc mà tiếp tục tu tập, giải nghiệp và chắc chắn sẽ thành Phật.

      Đây là cách tu dưỡng kết hợp tự lực và Tha lực là dựa vào các đại nguyện của Phật A-di-đà. Là một pháp tu nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều vì không chỉ dựa vào tự lực của chính mình. Pháp tu này thường dựa vào đại nguyện thứ 18 của Phật A-di-đà bằng cách nhất tâm niệm 10 lần câu "Nam-mô A-di-đà Phật" (hoặc "A-di-đà Phật") lúc lâm chung để được sinh vào cõi Cực lạc. Muốn đủ khả năng niệm 10 lần câu "Nam mô A Di Đà Phật" (hoặc "A-di-đà Phật") ngay lúc lâm chung thì lúc bình thường phải kiên trì niệm Phật A-di-đà thường xuyên.

      Nguồn: -wikipedia-
     
    Sửa lần cuối: 12/8/2017

Chia sẻ trang này