Thông tin: Trẻ Khủng Hoảng Tâm Lý Có Thể Dẫn Đến Nhiều Dấu Hiệu Bất Thường

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi mecubin36, 7/3/2018.

  1. mecubin36

    mecubin36 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/3/2013
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Biểu hiện khủng hoảng tâm lý rất đa dạng, khác nhau nhiều giữa các trẻ
    Dấu hiệu

    Theo BS Mẫn, tùy thuộc vào lứa tuổi, sự hiểu biết cuộc sống, khả năng thích ứng với thử thách, biểu hiện khủng hoảng tâm lý rất đa dạng, khác nhau nhiều giữa các trẻ. Do đó, việc quan sát trẻ, nhận biết sớm, đánh giá những “dấu hiệu bất thường” của trẻ sau khi trải qua biến cố là việc tối cần thiết để có kế hoạch can thiệp thích hợp cho trẻ, giúp trẻ sớm vượt qua khủng hoảng, hòa nhập với cuộc sống, tránh hậu quả lâu dài vì tổn thương tâm lý.

    [​IMG]
    Các “dấu hiệu bất thường” có thể gặp qua ba giai đoạn:

    Giai đoạn khởi đầu: Ngay hoặc sau khi xảy ra một sự kiện khủng khiếp, trẻ chứng kiến hoặc chính trẻ phải trải qua biến cố đó.

    - Trẻ nhỏ dưới một vài tuổi thường phản ứng với khủng hoảng bằng cách khóc ré, hoảng sợ, hay giật mình, khóc mớ khi ngủ.

    - Trẻ lớn hơn, có biểu hiện run sợ, tái mặt, có thể tiểu vãi ra quần, la khóc, kích động, chạy trốn người lạ…

    Giai đoạn diễn biến:

    - Trẻ nhỏ đôi khi trẻ có thể gặp ác mộng, ngủ mớ, rụt rè, nhút nhát, sợ người lạ, hoảng sợ khi gặp đối tượng gây bạo hành cho trẻ, nhất là khi nguyên nhân gây khủng hoảng tái lập.

    - Trẻ lớn có thể bị rối loạn cảm xúc: Sợ hãi, tách rời, kích động, dễ giận dữ, lo âu, hoảng loạn, mặc cảm tội lỗi; trẻ cũng có thể bị rối loạn hành vi: Né tránh tiếp xúc với người khác, cách ly xã hội, tránh đến những nơi gây ra khủng hoảng trước đây, tránh những hoạt động gợi nhớ khủng hoảng quá khứ, mất hứng thú trong học tập hoặc các hoạt động thường ngày vốn dĩ trẻ vẫn từng tham gia trước đây. Tư duy của trẻ trở nên chậm chạp, mất tập trung.

    Giai đoạn kết thúc:

    Nếu được phát hiện và xử trí thích hợp, được trợ giúp tích cực, hiệu quả từ gia đình, nhà trường, xã hội, các tổ chức xã hội chuyên nghiệp, có khi cần đến chuyên gia tâm lý, xã hội, sẽ giúp trẻ sớm cải thiện tình trạng tâm lý bất ổn, vượt qua khủng hoảng, hòa nhập cộng đồng.

    Ngược lại, nếu trẻ không được quan tâm đúng mức, không được trợ giúp tích cực, xử trí không thỏa đáng, ký ức khủng hoảng từ tiềm thức cứ “bơm” vào nhận thức của trẻ, đẩy trẻ rơi vào trạng thái tổn thương tâm lý có thể nặng nề, ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách trẻ và hiệu quả học tập cũng như chất lượng sống của trẻ sau này.

    Cách xử trí khủng hoảng tâm lý ở trẻ.

    - Giúp trẻ tách hẳn khỏi tình huống, sự kiện gây khủng hoảng càng sớm càng tốt.

    - Tâm lý trị liệu thích hợp cho trẻ trong những trường hợp hoảng loạn nhiều, kéo dài trên một tuần.

    - Tránh la mắng trẻ khi trẻ nghĩ về sự kiện gây khủng hoảng. Đừng khoét sâu vào nỗi đau của trẻ bằng nhiếc móc, đổ thừa…

    - Tránh bắt trẻ kể lại sự việc khủng khiếp đã xảy ra, trừ khi trẻ tự mình kể lại chuyện đó, nên tôn trọng phản ứng của trẻ.

    - Người nhà, bè bạn, thầy cô, xã hội cần tránh “nhắc lại mãi”, vô tình “làm mới” ký ức đau buồn của trẻ, tránh ruồng bỏ, khinh khi trẻ, tránh làm tổn thương tâm lý trẻ nhiều hơn.

    - Người lớn nên luôn ở bên trẻ sau khi xảy ra khủng hoảng, để giúp trẻ cảm thấy không bơ vơ, đơn độc đối phó với sang chấn. Cố gắng giúp trẻ duy trì nề nếp sinh hoạt hằng ngày như trước khi xảy ra khủng hoảng.

    - Tạo điều kiện đưa trẻ đi du lịch, giải trí, nghe nhạc vui tươi, tập thể dục thích hợp, giúp trẻ nguôi ngoai dần nỗi đau; thời gian đồng hành cùng các cách trợ giúp tích cực sẽ xóa dần “ký ức khủng hoảng” trong tâm tưởng trẻ.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mecubin36
    Đang tải...


  2. ngochuong202

    ngochuong202 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/10/2011
    Bài viết:
    1,192
    Đã được thích:
    301
    Điểm thành tích:
    173
    bài viết rất hữu ích. Thanks tác giả
     
  3. mecubin36

    mecubin36 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/3/2013
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Cảm ơn bạn
     
  4. Đèn Phúc Lộc

    Đèn Phúc Lộc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/3/2017
    Bài viết:
    2,105
    Đã được thích:
    255
    Điểm thành tích:
    173
    cảm ơn bạn đã share
     
  5. Thịt bò sạch

    Thịt bò sạch Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/5/2018
    Bài viết:
    1,102
    Đã được thích:
    161
    Điểm thành tích:
    103
    cám ơn bạn đã chia sẻ những thông tin thật bổ ích
     
  6. mecubin36

    mecubin36 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/3/2013
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    THanks
     
  7. Metieuty

    Metieuty Áo lót cho bé bú Beloved Baby

    Tham gia:
    20/5/2012
    Bài viết:
    8,302
    Đã được thích:
    616
    Điểm thành tích:
    823
    mình khuyên các mẹ nên nhẹ nhàng dạy con của mình thì vẫn hơn
     
  8. Vũ Thị Bích Liên

    Vũ Thị Bích Liên Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/8/2018
    Bài viết:
    2,893
    Đã được thích:
    425
    Điểm thành tích:
    223
    cảm ơn vì bài viết rất hay
     
  9. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,344
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    cảm ơn bạn đã chia sẻ
     

Chia sẻ trang này