Thông tin: Khuyến Khích Trẻ Nên Đọc Sách

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi WMS, 13/7/2018.

  1. WMS

    WMS Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Khuyến khích trẻ nên đọc sách
    Cha mẹ nên khuyến khích trẻ đọc nhiều sách !

    Những trẻ có đam mê đọc sách thường lớn lên trong môi trường mà sách hiện diện khắp nơi và luôn trong tầm tay với của trẻ. Để hình thành thói quen đọc sách hãy khiến những giờ kể chuyện đọc sách với trẻ luôn đầy tràn niềm vui.

    Cho trẻ tiếp cận với sách, truyện ở nhiều nơi để khuyến khích trẻ đọc sách. Những trẻ em yêu thích đọc sách thường được lớn lên trong môi trường mà sách vở hiện diện hầu như khắp ngôi nhà. Đừng để sách xa tầm tay của trẻ. Lưu ý rằng trẻ có vóc dáng nhỏ bé, vì thế hãy sắp xếp sách, truyện ngay gần sàn nhà, trong tầm với của các bé.

    Bạn nên thường xuyên đọc sách: trở thành tấm gương yêu thích sách là một trong cách tốt nhất trong việc dạy trẻ đọc sách. Nếu con bạn nhìn thấy bạn ham mê cầm sách đọc, thì chúng dễ có khuynh hướng phát triển thói quen giống bạn và theo đuổi hoạt động ấy như cha mẹ của chúng.
    Qùa tặng là sách, truyện: đừng quên ý tưởng tặng sách như là món quà, phần thưởng trong các dịp sinh nhật, hoặc trong các dịp lễ. Bạn rất dễ tìm được nhiều tựa sách hay với giá thành vừa phải để lựa chọn làm quà tặng cho bé. Và những gì bạn dùng để tặng hay được nhận như món quà thường trở nên quý giá và ý nghĩa hơn. Bởi ý nghĩa món quà gắn liền với tình cảm của cả người tặng và người nhận.

    Cùng vui đọc sách với bé: hãy tạo nên những giây phút vui vẻ cùng đọc sách với bé. Trẻ em rất thích được đùa giỡn với bạn. Bạn có thể dùng giọng nói, đóng thành nhiều vai khác nhau trong câu chuyện. Cách bạn thể hiện câu chuyện rất quan trọng, một câu chuyện dù hấp dẫn đến mấy, nhưng nếu bạn không nhiệt tình tạo không khí hào hứng, thì cũng trở thành một câu chuyện chán ngắt.
    Thường xuyên cùng trẻ đọc sách: bạn nên rủ rê bé đọc sách truyện hằng ngày, thậm chí là nhiều lần trong ngày để tạo thói quen đọc sách. Đối với bé lớn hơn, bạn nên khuyến khích trẻ tìm sách đọc hằng ngày và cùng trao đổi với trẻ về những gì trẻ đang đọc.

    Hạn chế xem Tivi: Tắt TV và tạo bầu không khí yên tĩnh. Khi không còn được xem TV nữa thì trẻ sẽ phải tìm việc gì đó để làm. Và việc xem TV nhiều sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tư duy của trẻ đặc biệt là việc phát triển khả năng đọc sách.

    Cùng lựa chọn sách: cùng trẻ đi đến thư viện hoặc nhà sách thường xuyên trong tháng, và tạo cơ hội cho trẻ trẻ có cơ hội lựa chọn cuốn sách chúng yêu thích.

    Truyện tranh và báo dành cho trẻ em: là hai nguồn sách báo cực kỳ tuyệt vời trong việc khuyến khích trẻ phát triển niềm yêu thích đọc sách.

    Tập cho trẻ đọc sách, truyện theo từng chương: một cuốn sách, truyện dài nhiều chương hay dễ làm trẻ thích tìm lại cuốn sách để đọc nhiều lần để xem câu chuyện kết thúc thế nào.

    Và quan trọng nhất là bạn phải tạo bầu không khí đọc sách vui vẻ và sinh động. Đây là khởi đầu tuyệt vời cho việc dạy trẻ đọc sách bởi vì trẻ em rất hào hứng với âm thanh sôi nổi, vì thế bạn hãy tạo các âm thanh đặc biệt mỗi khi bạn đọc truyện cho trẻ.

    Khuyến khích trẻ đọc sách là việc mà bất cứ người mẹ nào cũng có thể thực hiện được, và rõ ràng là trẻ có rất nhiều lợi ích từ việc được nghe bố mẹ kể chuyện vì thế hãy cùng trẻ đọc sách các mẹ nhé.

    Nguồn: http://wonderkidsmontessori.edu.vn/khuyen-khich-tre-nen-doc-sach

    Làm sao để trẻ thích tập viết

    Làm thế nào để dạy con biết phụ giúp cha mẹ

    Mách mẹ bí kíp giúp con học tốt

    Một số điều cần biết khi trẻ thuận tay trái

    Nên cho con dùng Smartphone thế nào cho đúng ?


     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi WMS
    Đang tải...


  2. nguyenbaochau

    nguyenbaochau Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    30/9/2008
    Bài viết:
    4,232
    Đã được thích:
    1,386
    Điểm thành tích:
    863
    Nghện đọc truyện tranh thì sao nhỉ?
     
  3. WMS

    WMS Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Có thể sẽ gần giống với xem TV đó mẹ ơi. Có thể bị sẽ bị suy giảm sự tập trung.
    Bé thường chỉ thích làm việc mà bé hứng thú nên có thể bé chỉ dành thời gian cho đọc truyện tranh thôi, không thích học hành và hoạt động khác.
    Nếu cha mẹ không theo dõi được con khi bé đọc truyện tranh thì nguy cơ: bị cận, nhiễm các yếu tố bạo lực trong truyện, giảm khả năng tập trung, thụ động,...
    Không cấm bé đọc truyện tranh, nhưng phải có kiểm soát.
     
    nguyenbaochau thích bài này.
  4. cappervn

    cappervn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/6/2018
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    CÓthể hướng cho bé. Nhưng k nên ép các bé. Như vậy sẽ k hiệu quả
     
    WMS thích bài này.
  5. WMS

    WMS Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Chương Trình Giáo Dục Montessori


    Lớp học Montessori là môi trường gồm nhiều độ tuổi học cùng nhau dựa trên thuyết về sự phát triển của con người của giáo sư Montessori, bao gồm 4 nền tảng phát triển. Nền tảng thứ nhất là từ khi sinh ra đến 6 tuổi, tính cách của trẻ sẽ được hình thành thông qua bộ não tiếp nhận, tiếp thu tất cả những gì xảy ra từ môi trường sống, ngôn ngữ và văn hóa. Nền tảng thứ hai từ 6 tuổi đến 12 tuổi, trẻ sử dụng bộ não lập luận để khám phá thế giới bằng những khái niệm và sự tưởng tượng.

    Nền tảng thứ 3 từ 12 đến 18 tuổi, lứa tuổi thanh thiếu niên có bộ não nhân văn, khao khát tìm hiểu cộng đồng và sự đóng góp mà họ có thể tạo ra cho cộng đồng. Nền tảng cuối cùng của sự phát triển là từ 18 đến 24 tuổi, người trưởng thành khám phá thế giới với bộ não chuyên gia, từ những hoạt động diễn ra đến trên thế giới. Maria Montessori tin rằng nếu giáo dục đi theo sự phát triển tự nhiên của trẻ thì xã hội sẽ di chuyển lên mức cao hơn của sự hợp tác, hòa bình và hài hòa với nhau.

    Giáo sư Maria Montessori là phụ nữ đầu tiên tốt nghiệp từ trường Y Khoa ờ nước Ý năm 1896. Bà bắt đầu sự nghiệp của mình như là một bác sĩ , sau đó bà học về giáo dục và môn nhân loại học. Bà tin tưởng mạnh mẽ rằng trẻ có khả năng quan sát để xác định nguồn gốc sự phát triển của trẻ, cả về xã hội và nhận thức.

    Du lịch khắp thế giới bà nhận ra những cốt lõi của vũ trụ mà bà tin tưởng để củng cố sự phát triển của mổi đứa trẻ. Ngoài những nghiên cứu, phương pháp Montessori cũng được phát triển với triết lý khác biệt, công cụ học tập, và huấn luyện giáo viên ngày nay được áp dụng rộng khắp.

    Có những khía cạnh chắc chắn rằng là giáo sư Motessori nhìn thấy rằng đâu là sự quan trọng cho sự phát triển tự nhiên của trẻ. Những điều đó đã trở thành nền tảng của chương trình giáo dục Montessori.

    Sau đây là 5 phạm vi học tập trong Montessori

    • Thực hành cuộc sống
    • Cảm quan
    • Ngôn ngữ và đọc hiểu
    • Toán học
    • Hoạt động văn hóa
    • Hoạt động sáng tạo.
    Thực hành cuộc sống
    Mục tiêu của những hoạt động là để phát triển khả năng của trẻ để chúng có thể tự chăm sóc bản thân và những thứ xung quanh. Từ đó cũng xây dựng sự đoàn kết, sự tập trung, và tự chăm sóc bản thân mình. Đó gọi là thực hành cuộc sống.

    Thực tiễn cuộc sống giúp trẻ hiểu biết được những hoạt động xung quanh và bắt đầu nhìn thấy mối liên hệ gữa nguyên nhân và kết quả.

    Sự nổ lực là nơi để làm rõ và ghi nhận được sự tiến bộ để chứng minh sự quan trọng của kỹ năng sống

    Bằng cách luyện tập nhiều lần, trẻ sẽ xây dựng được sự thay đổi và tự hoàn thiện bản thân. Nó cũng có thể giúp trẻ tự chăm sóc bản thân mình và môi trường xung quanh mình.Ví dụ như bằng cách rót và cài cúc áo hay liên kết với những khu vực Montessori khác.

    Trông có vẻ đó là những bài thực hành đơn giản, nhưng chúng lại vô cùng quan trọng cho những bước thành công khó hơn sau này. Thực hành cuộc sống cho trẻ sự chuẩn bị tốt cho những ý tưởng viết và toán học.

    Cảm quan
    Trong phạm vi trẻ học với giáo cụ Montessori là dụng cụ học tập được thiết kế để tạo ra những cảm nhận khác nhau về chiều cao, cân nặng, màu sắc, âm thanh, mùi vị, bề mặt, vv..vv. Đó gọi là cảm quan.

    Một cách tự nhiên trẻ sẽ tự định nghĩa ý tưởng của sự sắp xếp theo trình tự, sự so sánh và kết hợp với nhau. Giống như Thực hành cuộc sống, cảm quan cũng quan trọng và sự khác biệt đó thúc đẩy trẻ thích thú với những từ ngữ sau đó được giới thiệu tên và những chủ đề là những bài tập khác nhau thông qua câu đố.

    Cảm quan cho trẻ sự thành lập chắc chắn nhất cho môn toán và ngôn ngữ sau này.

    Ngôn ngữ và Đọc hiểu
    Trẻ là những người học tự nhiên và chúng thích cái đẹp. Trong Montessori, trẻ đọc và viết là một cách tự nhiên và chúng ta đang sử dụng khả năng đặc biệt đó để thiết kế bài học. Sử dụng những công cụ đơn giản nhất như những ký tự viết trên cát, Thẻ học, trẻ có thể biết thế giới xung quanh và tóm tắt theo chủ đề.

    Trẻ bắt đầu viết trước khi đọc bằng cách sử dụng cái mà chúng ta gọi là Bảng chữ cái đi chuyển.Đầu tiên, trẻ học âm thanh trong trò chơi I Spy và sau đó chúng ghép các âm thanh đó lại với nhau cho đúng.

    Vì vậy, trẻ sử dụng kiến thức đó để bắt đầu viết.

    Khi trẻ đã học về âm thanh thì chúng chắc chắn sẽ đọc được sách.

    Toán học
    Môi trường Toán học trong Montessori được giới thiệu thông qua những bài tập trong môn học Thực hành cuộc sống và Cảm quan. Khi học toán, trẻ trẻ được giới thiệu cụ thể vể những con số trong công cụ học tập montessori như là: " Spindles, Red Counter, và Golden Units.
    Bằng cách đó, trẻ hiểu lý thuyết về những con số. Ví dụ, số 3 thì tương ứng với 3 Spidles, hay số 5 được tương ứng với năm phần của Number Rob. Nó cho trẻ những ấn tượng hữu hình về kích thước hay số lượng.

    Lý thuyết về sự mô tả của những con số sẽ đến sau khi trẻ đã hiểu được những thuộc tính hữu hình. Sau đó trẻ sẽ cảm giác được thực sự số 3 và chúng ta tiến bộ hơn từ đó.

    Những hoạt động văn hóa
    Đây là phạm vi học tuyệt vời trong môi trường của chúng ta.

    Từ quả địa cầu hay những tấm bản đồ, những vùng đất, nước hoặc những thẻ học từ các nhóm động vật, tất cả những giáo cụ đó có thể giúp trẻ trông thấy thế giới như thế nào.
    Trẻ không chỉ yêu thích những hoạt động, mà chúng còn thu hút những mục tiêu phát triển.
    Mục tiêu của Montessori là giúp trẻ khi rời khỏi trường, trẻ có kiến thức khái quát về thế giới, và những cảnh đẹp tự nhiên từ các môn học Địa lý, Sinh học, Khoa học và Lịch sử.

    Những hoạt động sáng tạo
    Vẽ tranh, âm nhạc, nhảy múa, học ngôn ngữ là những hoạt động hằng ngày được kết hợp chặc chẽ tại trường Wonderkids Montessori School.

    Trẻ trãi nghiệm những hoạt động với những công cụ khắp nơi trên thế giới và từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Đó là bước đầu tiên để xây dựng sự tự tin, sự cân bằng và tính tò mò của trẻ, giúp trẻ trở nên hứng thú với thế giới xung quanh và sẵn sàng cho những thử thách.

    Nguồn: http://wms.edu.vn/chuong-trinh-giao-duc-montessori
    Xem thêm:


     
    Sửa lần cuối: 8/8/2018
  6. WMS

    WMS Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    5 phạm vi học tập của Montessori

    1. Thực hành cuộc sống: bao gồm những kỹ năng sống giúp trẻ pháp triển sự độc lập, cách sắp xếp, kiểm soát bản thân, ý thức và sự tự tin, bao gồm:

    • Chăm sóc bản thân
    • Chăm sóc môi trường
    • Sự từ tốn và lịch thiệp
    • Kiểm soát hành động
    2. Giác quan:
    Những hoạt động giúp trẻ luyện tập sự nhạy bén trong các giác quan:
    • Nhìn (thị giác)
    • Chạm (xúc giác)
    • Ngửi (khứu giác)
    • Nếm (vị giác)
    • Nghe (thính giác)
    • Cảm nhận
    3. Nghệ thuật ngôn ngữ:
    Ngôn ngữ được dựa trên kiến thức về ngữ âm. Trẻ tiêp thu ngôn ngữ thông qua những dụng cụ dùng cho việc luyện tập ngôn ngữ như viết các ký tự lên cát. Ngôn ngữ hoạt động thông qua chương trình giảng dạy. Ngôn ngữ nói là sự hình thành để chuẩn bị cho việc viết và đọc.

    4. Toán học:
    Toán học được phát triển bằng cách sử dụng những vật liệu học tập mà trẻ có thể sờ và cảm nhận được. Mỗi bài tập được xây dựng khác nhau để trẻ tiến bộ dần dần từ cảm nhận đến lý thuyết như 4 quá trình hoạt động hình trên

    5. Văn hóa và khoa học:
    Văn hóa giúp trẻ khám phá thế giới tự nhiên xung quanh, bao gồm:
    • Địa lý
    • Động vật học
    • Thưc vật học
    • Lịch sử
    • Khoa học

    Mục tiêu

    • Khác biệt cho từng năm
    • Mục tiêu trong học tập cũng như các kỹ năng xã hội
    • Tập trung vào kỹ năng sống và các giác quan.
    • Cảm quan là sự hình thành của toán học và nguôn ngữ.

    Nguồn:
    http://wms.edu.vn/5-pham-vi-hoc-tap
    Xem thêm:


     
  7. WMS

    WMS Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Có ai đang cho con theo học tại các trường dạy bằng phương pháp Montessori không ạ?
     
  8. WMS

    WMS Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    BÉ PHÁT TRIỂN THÔNG QUA HỌC VÀ CHƠI CÁC KHỐI LẬP PHƯƠNG

    Một hoạt động thị giác rất tốt có thể áp dụng cho trẻ là xếp một bộ nhiều khối gỗ chồng lên nhau theo kích thước từ lớn đến nhỏ.Ở trường Montessori, chúng tôi sử dụng một bộ gọi là Tháp Hồng.

    TỪNG BƯỚC XÂY THÁP BẰNG KHỐI LẬP PHƯƠNG

    1. Trên một chiếc thảm nhỏ bày nhiều khối gỗ lập phương, các bé sẽ chăm chú tìm khối lớn nhất

    2. Phải vài lần thử, bé mới đặt được khối gỗ lớn nhất xuống dưới cùng

    3. Khi đã tìm đúng khối đầu tiên, bé sẽ tìm khối tiếp theo

    4. Chẳng mấy chốc tháp đã cao lên nhanh chóng với các kích thước nhỏ dần

    5. Sẽ hết sức cẩn thận với các khối gỗ nhỏ hơn khi các bé đặt lên trên

    6. Và cuối cùng là khối gỗ nhỏ nhất được đặt vào đúng vị trí, tháp gỗ đã được hoàn thành.


    Trò chơi với học cụ này giúp bé nhận ra nếu có nhầm lẫn vì khi đặt một khối lớn hơn lên trên một khối nhỏ hơn nó sẽ bị lêch và nhiệm vụ là phải tìm những mảnh xếp vào đúng chỗ cho đến vị trí cuối cùng.

    Với học cụ “ Tháp Hồng ’’ trẻ vừa học vừa chơi giúp phát triển khả năng phân biệt thị giác về kích thước kích cỡ đa chiều


    => Rèn luyện sự tập trung , làm việc có trình tự

    => Phát triển khả năng tư duy lý luận.

    => Hình thành kỹ năng biết sửa lỗi và hoàn thành công việc một cách tốt nhất

    => Kỹ năng thao tác động tác cũng phát triển thông qua học cụ này dành cho bé.

    Xem thêm:

     
    stepsschool123 thích bài này.
  9. WMS

    WMS Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Cha mẹ có thể tìm mua giáo cụ này cho con tại các website bán giáo cụ montessori cha mẹ nhé.
     
  10. WMS

    WMS Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Cách nhận biết các dấu hiệu trẻ dễ mắc phải trong những ngày nắng nóng cao điểm

    Nền nhiệt độ cao kèm theo nắng nóng gay gắt trong những ngày này khiến trẻ rất dễ mắc bệnh hay bị ốm.

    Vì vậy cha mẹ không thể bỏ qua những lưu ý quan trọng này

    Mùa hè đem tới niềm vui vô tận cho trẻ với kì nghỉ dài, các trò chơi và những chuyến đi nghỉ mát, nhưng chúng cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt, trẻ rất dễ mắc các bệnh về nhiệt. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bố mẹ biết cách ngăn ngừa nguy cơ trẻ mắc bệnh, bị ốm trong những ngày nắng nóng cực độ.

    Nhận biết các dấu hiệu trẻ dễ mắc phải trong những ngày nắng nóng cao điểm


    1. Trẻ bị thiếu nước nhẹ hoặc đau thắt vì nhiệt ở trẻ

    Đây là 2 dấu hiệu sớm nhất cho thấy bệnh về nhiệt. Nếu phát hiện triệu chứng này, hãy đưa trẻ vào nơi thoáng mát ngay lập tức và cho trẻ uống nước.

    Những triệu chứng trên có thể bao gồm việc trẻ phàn nàn về tình trạng quá nóng hay quá khát; trẻ đổ mồ hôi, co cơ; da mẩn đỏ, chóng mặt, buồn nôn. Trẻ sơ sinh có thể bị đỏ da, ẩm ướt vùng quanh cổ và tóc.


    2. Kiệt sức, thiếu nước nghiêm trọng hoặc say nắng

    Hành động ngay bằng cách đưa trẻ vào trong nhà và cho trẻ uống nước (nếu có thể) khi bạn phát hiện triệu chứng kiệt sức vì nhiệt, thiếu nước nghiêm trọng hoặc say nắng.

    Bạn cũng nên loại bỏ quần áo thừa và cho trẻ tắm nước mát.

    Các triệu chứng trên có thể bao gồm đổ mồ hôi quá nhiều hoặc không ra mồ hôi chút nào. Trẻ có thể than thở về chuyện mắt bị mờ đi, đau đầu, chóng mặt và cơ thể yếu ớt. Trẻ có thể biểu hiện thái độ kích động hoặc nhầm lẫn, ảo giác và nhịp thở nhanh, gấp.


    3. Nhầm lẫn hoặc ảo giác nghiêm trọng; hạn chế thoát mồ hôi (da khô), nôn mửa, khó thở (thở nhanh và không chậm lại sau vài phút), bất tỉnh hoặc co giật

    Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu nghiêm trọng trên, cần gọi cấp cứu ngay lập tức và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

    Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ trong những ngày nắng nóng

    1. Để trẻ chơi ngoài trời, nhưng trong bóng râm và vào khoảng thời gian nắng dịu nhất trong ngày, thường là trước 10 giờ sáng và sau 4 giờ chiều. Sử dụng bình xịt hoặc dụng cụ tưới nước để giúp trẻ giải nhiệt.

    2. Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ: Cho trẻ uống đủ từ 118 đến 237ml nước hoặc nước ép trái cây khoảng 30 phút trước khi tham gia một hoạt động nào đó.

    3. Thường xuyên nghỉ ngơi để uống nước: Bạn có thể gọi trẻ vào nhà để giảm nhiệt cho trẻ, đồng thời nhắc trẻ uống nước tầm 20 phút/lần.

    4. Ở trong nhà hoặc khu vực công cộng có điều hoà trong những ngày nắng nóng cao độ. Tắm nước mát để hạ nhiệt cho trẻ nếu không có điều hòa nhiệt độ trong nhà.

    5. Chọn loại quần áo màu sáng nhạt để mặc cho trẻ. Bạn cũng nên chọn trang phục mỏng, nhẹ để không làm trẻ bị tăng nhiệt. Nếu nhà không có điều hòa nhiệt độ, trẻ nên mặc càng ít quần áo càng tốt.

    6. Cho trẻ đội mũ rộng vành và đeo kính râm. Thoa kem chống nắng cho con cách 2 giờ 1 lần khi ở ngoài trời.

    7. Không bao giờ để trẻ một mình trong xe ô tô nóng. Nhiệt tích tụ trong xe rất nhanh, có thể dẫn tới mốc nhiệt độ nguy hiểm chỉ trong vài phút. Hãy kiểm tra xe hơi của mình trước khi vào nhà hoặc ghé tiệm mua hàng.

    Xem thêm:

     
  11. WMS

    WMS Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Khí hậu miền nam luôn nắng nóng quanh năm nên cha mẹ cũng cần biết thêm để chăm sóc bé nhé!
     
  12. WMS

    WMS Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Bí quyết chọn trường mầm non tại Quận 2

    Khi con yêu đến tuổi đến trường thì vấn đề chọn trường là nỗi băn khoăn của hầu hết các mẹ. Các tiêu chí chọn trường mầm non sau đây sẽ phần nào giải toả nỗi băn khoăn của các mẹ.

    1. Vị trí

    Trường gần nhà là lựa chọn ưu tiên số 1. Cho dù là trường mầm non có chất lượng tốt nhưng ở cách xa nhà thì cũng không nên chọn, vì thời gian đưa đón, sự di chuyển đi lại giữa nhà và trường sẽ có những bất tiện đối với cả cha mẹ và trẻ nhỏ.
    Và nhất là những ngày mưa bão thì lại càng bất tiện. Các trường nằm trên những tuyến đường kẹt xe thì nên tránh, vì không an toàn cho bé.

    2. Thời gian học linh hoạt

    Một số trường giữ bé cả tuần từ thứ 2 đến thứ 7. Một số trường thì từ thứ 2 đến thứ 6. Tuỳ vào công việc của ba mẹ mà bé sẽ học thứ 7 không? Nhưng đa số các trường đều chủ động thời gian linh hoạt cho phù hợp với gia đình các bé.

    3. Giờ đưa đón trẻ

    Có những trường có giờ đón trẻ trễ hoặc trả trẻ sớm. Tùy thuộc vào công việc, hoàn cảnh gia đình mà cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ những trường có giờ giấc đưa đón phù hợp với mình. Ví dụ: 17 giờ cha mẹ mới đi làm về vậy thì hãy chọn trường có giữ thêm trẻ ngoài giờ, hoặc có giờ đón trẻ sau 17 giờ để cha mẹ yên tâm và thoải mái, không phải cập rập lo lắng đi đón con cho kịp giờ.

    4. Học phí

    Học phí ở mỗi trường mẫu giáo là khác nhau. Trường dân lập thì khác trường công lập, trường nội thành thì học phí khác trường ngoại thành. Nhưng cha mẹ nên xem xét điều kiện kinh tế của gia đình, cũng như với mức học phí như thế thì con bạn được nhận lại những gì.

    5. Trình độ của giáo viên

    Cha mẹ nên quan tâm đến trình độ của giáo viên (đại học, cao đẳng, trung cấp), thâm niên làm việc mà các giáo viên gắn bó với trường. Nếu các thầy cô giáo công tác ở trường lâu năm đồng nghĩa với việc đây là trường ổn định.

    6. Cơ sở vật chất

    Cha mẹ nên tham quan trường trước khi quyết định cho trẻ theo học. Hãy nhìn vào các lớp học để kiểm tra sự sạch sẽ, kiểm tra các đồ dùng của trẻ, kiểm tra khu vui chơi của trẻ: đồ chơi, sách. Một số trường mầm non có sân chơi ngoài trời, cha mẹ cũng kiểm tra xem liệu nó có an toàn đối với con của mình hay không.

    7. Chương trình học trong một ngày

    Một ngày trẻ học những gì, thời gian học, thời gian chơi, thời gian ăn, ngủ có hợp lý hay không là những điều mà cha mẹ cũng nên quan tâm.

    8. Tham khảo ý kiến của các cha mẹ khác

    Hỏi han và chia sẻ kinh nghiệm cũng như những nhận định về các trường mẫu giáo từ những người xung quanh cũng sẽ giúp cho cha mẹ có cái nhìn bao quát hơn về các trường, từ đó đưa ra sự lựa chọn đúng đắn. Tốt nhất, cha mẹ nên hỏi ý kiến của những phụ huynh đang có con theo học tại trường. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích.

    Xem thêm:
     
  13. WMS

    WMS Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Năm học mới đến rồi, chúc quý phụ huynh sớm tìm được trường mầm non phù hợp cho con.
     
  14. WMS

    WMS Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Tránh trường hợp các bé bị cảm nắng.
     
  15. WMS

    WMS Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Áp dụng vào việc giáo dục sớm cho con rất hiệu qủa đấy.
     
  16. WMS

    WMS Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Phương pháp này đnag được áp dụng rất phổ biến trên thế giới đấy. Những năm gần đây, PP này cũng được đưa vào ứng dụng rất nhiều tại Việt Nam
     
  17. WMS

    WMS Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Đây là các môn học cơ bản nhất của bé tại các trường Montessori.
     
  18. WMS

    WMS Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Chương trình này rất được tin tưởng trong giáo dục sớm cho trẻ đấy phụ huynh ơi.
     
  19. WMS

    WMS Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Có phụ huynh nào, con thích đọc sách toàn chữ không ạ?
     
  20. WMS

    WMS Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Có cần thiết dạy con học chữ từ mẫu giáo?

    Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mình và quá trình chuyển biến trong quan điểm của mình về việc dạy con học chữ ngay từ bé.

    Trong những năm gần đây, quan niệm trẻ con phải biết đọc, biết viết từ tuổi mẫu giáo (3 – 5 tuổi) đang ngày càng phổ biến. Có một thực tế là ở Việt Nam hiện nay, ngay từ khi con lên 3 tuổi, không ít phụ huynh phải vất vả kiếm chỗ học chữ cho con vì sợ con mình bị thua thiệt so với bạn bè đồng trang lứa. Theo quan điểm của mình, việc cho con học chữ từ nhỏ là một việc khá tốt vì việc này giúp trẻ có sự chuẩn bị kiến thức cần thiết trước khi trẻ bước vào học lớp 1. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá đặt nặng việc chạy theo thành tích, ép con học ngày đêm để theo kịp bạn bè, mà nên để con được tận hưởng thời thơ ấu trọn vẹn và thoải mái.

    Điều ngạc nhiên trong giáo dục mầm non ở Nhật Bản

    Khi cho con đi học ở trường mầm non Nhật Bản, mình đã gặp khá nhiều điều bất ngờ và những trải nghiệm thú vị. Trước đây, mình quan niệm rằng, người Nhật rất coi trọng kiến thức, ắt hẳn trẻ con Nhật sẽ được học chữ nhiều và sớm hơn so với trẻ con ở các nước khác. Tuy nhiên, khi quan sát con gái học về trồng cây, chăm sóc cún con hay chuột lang… thay vì phải chăm chú nghe cô giáo dạy chữ và hướng dẫn tô chữ, mình đã vô cùng ngạc nhiên.

    Nói vậy nhưng ngay cả tại Nhật cũng có sự khác biệt giữa hai loại hình trường học dành cho trẻ lứa tuổi mầm non là “Hoikuen” và “Yochien”. Đặc biệt là loại hình Hoikuen chủ yếu tập trung vào việc xây dựng nhân cách cho trẻ hơn là tập trung vào việc học chữ. Tuy vậy, cũng có một số trường Yochien tập trung vào việc bổ trợ kiến thức. Cha mẹ Nhật thường lựa chọn trường phù hợp cho con mình tùy theo quan điểm và phương châm giáo dục của bản thân.

    Trường con gái mình theo học là loại hình trường Hoikuen. Trao đổi cùng giáo viên chủ nhiệm của bé, mình mới rõ phương châm của loại hình này là muốn tập trung vào việc xây dựng nhân cách và tâm hồn cho trẻ thay vì quá tập trung vào việc bổ trợ kiến thức.

    Để giúp các bé có tình yêu thương với động vật, cô giáo không nói từ đầu “Chúng ta phải biết yêu thương động vật nhé các con”. Thay vào đó, cô chia các bé thành từng nhóm 2-5 bé, rồi để các nhóm tự nuôi và chăm sóc một loại động vật gì đó như gà, chuột lang, thỏ, rùa, thậm chí là cả giun đất… Qua quá trình các bé ngày ngày chăm sóc thú cưng của mình, chơi đùa, trò chuyện, cho ăn, dọn chuồng…, tình cảm của các bé với các loài động vật sẽ dần được hình thành. Sau đó, cô giáo mới nói cho các bé về tình yêu thương động vật, bằng cách này các bé sẽ hiểu được những điều cô giáo giảng một cách sâu sắc hơn. Mình rất thích phương pháp dạy dỗ này.

    Hệ thống giáo dục nuôi dưỡng EQ trước rồi mới nâng cao trình độ IQ
    Con gái mình sinh ra ở Việt Nam nên mình lo rằng bé sẽ khó khăn hơn so với các bạn trong lớp trong việc làm quen với tiếng Nhật và mặt chữ. Bởi vậy, mình cũng có trao đổi với cô giáo về việc có nên cho con mình học chữ sớm hay không. Cô giáo cho biết trẻ con học hỏi kiến thức hiệu quả hơn rất nhiều khi tham gia vào các hoạt động vui chơi, đàn hát… Ngoài ra, mình còn nghe nói chương trình học của các trường Hoikuen chú trọng đến việc xây dựng các kỹ năng mềm, nuôi dưỡng tâm hồn và dạy trẻ cách thương yêu để phát triển EQ trước, sau đó mới phát triển đến IQ.

    Chỉ sau một tháng đi học, bé con nhà mình đã tự lập hơn trước rất nhiều. Không những thế, bé còn tự học từ vựng và mặt chữ một cách hết sức vui vẻ.

    Thời gian ở nhà, mình dành nhiều thời gian hơn để thăm hỏi, lắng nghe con chia sẻ về việc học và chuyện bạn bè trên trường bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt. Thông qua những cuộc trò chuyện thường ngày với con như thế này, con sẽ phát triển được kỹ năng về ngôn ngữ cũng như không quên đi cội nguồn của mình.

    Dạo gần đây, mình không còn quá bận tâm về việc cho con học chữ sớm nữa bởi đối với mình bây giờ, điều quan trọng nhất là giúp con trở thành một đứa trẻ ngoan, độc lập và tự làm chủ cuộc đời mình.

    Xem thêm:

     
    stepsschool123 thích bài này.

Chia sẻ trang này