Kinh nghiệm: Bà Bầu: 99 Điều Cần Lưu Ý (tổng Hợp Mới Nhất)

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi Tùng Bee, 7/9/2018.

  1. Tùng Bee

    Tùng Bee Thành viên tập sự

    Tham gia:
    27/8/2016
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bà bầu nên LÀM GÌ và kiêng kỵ không nên LÀM GÌ khi mang thai?

    Bà bầu nên ĂN GÌ và kiêng kỵ không nên ĂN GÌ khi mang thai?

    Dấu hiệu biểu hiện khi mới mang thai là gì?

    Các loại hạt, trái cây, rau củ tốt cho bà bầu là gì?


    [​IMG]

    I. Cách nhận biết dấu hiệu biểu hiện các triệu chứng khi mới có hiện tượng mang thai chính xác sớm nhất
    • Thân nhiệt mẹ bầu tăng lên, dễ bị gây nhầm tưởng với cảm hoặc sốt nhẹ.
    • Dễ buồn đi vệ sinh, đi tiểu nhiều hơn trong ngày.
    • Trễ hành kinh
    • Vú và núm vú có dấu hiệu căng, cứng và đau nhức
    • Vú và núm vú sẫm màu hơn
    • Ngực có dấu hiệu lớn hơn
    • Khó đi ngoài
    • Có cảm giác đầy hơi
    • Nhạt miệng, kén ăn
    • Đôi khi có cảm giác khó thở
    • Thèm ăn chua hoặc một số món ăn một cách bất thường
    • Mẫn cảm với mùi hương
    • Âm đạo bị ra máu và xuất hiện dịch bất thường
    • Thay đổi màu sắc âm hộ và âm đạo
    • Chân bị chuột rút
    • Xuất hiện rôm trên người
    • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống
    • Đau đầu
    • Đau lưng
    • Buồn nôn khi ngửi thấy mùi hoặc ăn thức ăn lạ
    • Tâm trạng thay đổi thất thường: dễ xúc động, lo âu, căng thẳng,…
    • Thói quen ăn uống thay đổi bất thường: thèm chua, thích ăn những món chưa ăn bao giờ,…
    • Huyết áp thấp, dễ ngất xỉu
    • Chóng mặt
    • Chảy máu cam
    • Tăng cân bất thường
    • Dấu hiệu mang thai khi thử với que thử thai
    • Da xuất hiện sạm, nám
    [​IMG]

    II. Vị trí tử cung khi mang thai
    Tử cung là một cơ bắp nhỏ nằm ở vị trí trong xương chậu của phụ nữ, là túi giữ em bé trong suốt quá trình mang thai.

    1. Trong chế độ bình thường
    Tử cung nằm ở vị trí trong xương chậu, có hình giống như quả lê. Dày khoảng 3cm, rộng khoảng 4.5cm và dài khoảng 7.6cm.

    2. Trong tuần 1 -12 của thai kỳ
    Tử cung có kích thước như một quả cam và vẫn nằm trong vị trí ở trong vùng xương chậu.

    3. Sang tuần 12 của thai kỳ
    Thai nhi lớn hơn, khi đó tử cung cũng phải lớn và dãn ra để đủ không gian cho em bé, vượt ra ngoài vùng khung chậu.

    4. 3 tháng tiếp theo của thai kỳ
    Tử cung lúc này có kích thước của một quả đu đủ, vị trí nằm nhích lên giữa vùng ngực và bầu ngực của người mẹ.

    5. Tuần 18-20 của thai kỳ
    Lúc này, tử cung lớn hơn rất nhiều, đỉnh có thể nhô lên đến phần xương mu của người mẹ.

    6. Trong 3 tháng cuối cùng
    Thai nhi lớn dần theo thời gian, tử cung cũng lớn dần lên và có kích thước bằng một quả dưa hấu.

    Tại lúc này, tử cung từ xương mu, nhích dần lên khung xương sườn của mẹ.

    7. Đến khi mẹ chuyển dạ
    Đến khi mẹ chuyển dạ, em bé và tử cung sẽ di chuyển dần đến vùng khung xương chậu để chuẩn bị ra ngoài.

    8. Sau khi sinh
    Tử cung co lại dần dần và quay trở lại kích thước và hình dáng quả lê ban đầu, quay trở lại khung xương chậu của mẹ.

    [​IMG]

    III. Cách dễ thụ thai
    • Sức khỏe của tinh trùng phía nam giới và trứng/noãn trứng của người phụ nữ phải đầy đủ và đạt yêu cầu trong sinh lý
    • Quan hệ tình dục thường xuyên, khoa học và khỏe mạnh: tần suất lý tưởng 3 lần/tuần
    • 2 người đều đạt được cực khoái và thăng hoa trong quan hệ
    • Ghi chú lại lịch rụng trứng ở người phụ nữ
    • Quan hệ tình dục sát với thời điểm rụng trứng nhất
    • Không sử dụng thực phẩm có cồn, cafein, hút thuốc lá
    • Tư thế quan hệ đúng cách.
    Tư thế tốt nhất thường là nữ dưới, nam trên, kê cao mông bằng gối thấp để có giúp tinh trùng bơi sâu được vào cổ tử cung hơn.

    • Ăn uống khoa học
    • Bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết, có lợi với sức khỏe tình dục cho cả 2 vợ chồng
    • Chăm sóc sức khỏe “tình dục” cho người chồng đảm bảo chất lượng tinh trùng tốt
    • Giải tỏa tâm lý căng thẳng, lo âu, mong muốn có thai
    • Kiên nhẫn và thoải mái chờ đợi em bé
    • Khám sức khỏe 2 vợ chồng định kỳ, đặc biệt là sức khỏe sinh lý
    [​IMG]

    IV. Tiêm phòng chích ngừa trước khi mang thai

    1. Tiêm phòng chích ngừa trước khi mang thai có cần thiết?

    Có. Câu trả lời là thực sự cần thiết.

    Mang thai là giai đoạn mẹ có hễ miễn dịch dường như bằng 0, rất dễ gặp các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé.

    Đặc biệt trong 3 tháng đầu, mắc bệnh có thể khiến em bé bị biến dạng, dị tật, thiếu hụt chức năng và nằm ngoài vùng kiểm soát của mẹ.

    2. Bà bầu nên tiêm phòng những loại vắc xin gì?
    • Vắc xin phòng chống viêm gan B
    • Vắc xin chống thủy đậu
    • Vắc xin 3 trong 1 phòng các bệnh: sởi – quai bị- rubella
    • Vắc xin chống cảm cúm
    • Vắc xin chống bệnh uốn ván, ho gà, bạch hầu
    3. Bà bầu nên tiêm vắc xin ở thời gian nào?
    • Vắc xin phòng chống viêm gan B: trước khi mang thai 3 tháng
    • Vắc xin chống thủy đậu: trước khi mang thai 1 tuần
    • Vắc xin 3 trong 1 phòng các bệnh: sởi – quai bị- rubella: ít nhất 3 tháng trước khi mang thai
    • Vắc xin chống cảm cúm: trong khi mang thai, đặc biệt đang trong dịch cúm
    • Vắc xin chống bệnh uốn ván, ho gà, bạch hầu: trong khi mang thai, càng sớm càng tốt
    [​IMG]

    V. Triệu chứng khi mang bầu bé trai
    • Vị trí của bụng
    Với bụng nằm ở vị trí thấp, dưới, khả năng cao là một bé trai.

    • Màu sắc nước tiểu
    Sẽ là một bé trai nếu nước tiểu của mẹ có màu vàng nhạt.

    • Xuất hiện trứng cá, mụn nhọt ở mẹ
    • Vòng ngực lớn hơn
    Khi bạn nhận thấy ngực phải có dấu hiệu to hơn ngực trái thì bạn đang mang trong mình một bé trai đấy.

    • Hình dáng đường lông xuất hiện trên bụng
    Là con trai nếu đường lông chạy dài từ bụng qua rốn

    • Mang thai, chân bị lạnh
    • Nghe nhịp tim của thai nhi
    Là bé trai khi nhịp tim của thai nhi nằm trong khoảng 140 nhịp/phút.

    • Tóc mọc nhanh và dày hơn
    • Mẹ bầu thèm đồ chua
    • Tư thế ngủ của mẹ
    Nếu mẹ nằm ngủ nghiêng tự nhiên sang bên trái nhiều hơn thì có khả năng mang thai bé trai.

    • Đầu khi ngủ có xu hướng quay sang bên trái
    • Tay bị khô, thậm chí nứt nẻ
    • Không xuất hiện cảm giác ốm nghén
    • Tăng cân rõ rệt khi mang thai: không chỉ cân nặng mà còn sự thay đổi kích thước ở mặt, tay, chân và ở phía trước cơ thể của mẹ.
    • Tính cách hung hăng, mạnh mẽ hơn khi mang thai so với sự mẫn cảm, dễ khóc, dễ xúc động.
    • Thử nghiệm bằng tỏi
    Nếu ăn tỏi và có mùi tỏi trong mồ hôi mẹ chảy ra thì mẹ đã mang thai em trai rồi nhé!

    • Siêu âm thai
    • Thử nghiệm bằng nhẫn cưới
    Có kinh nghiệm chỉ ra rằng, nếu buộc một sợi dây vào nhẫn cưới và giơ ra trước bụng bầu, nếu chiếc nhẫn xoay tròn tại chỗ thì là bé trai.

    • Hình dáng khuôn mặt
    Nếu mang bầu, khuôn mặt mẹ càng ngày có xu hướng tròn trịa thì tức là mang thai bé gái. Ngược lại là bé trai.

    • Thử nghiệm bằng baking soda
    Lấy nước tiểu thả vào bột baking soda rồi quan sát. Nếu nước tiểu chuyển xanh thì đó là bé trai.

    • Bà bầu thường đẹp lên khi mang thai
    • Hay xuất hiện tình trạng đau đầu
    [​IMG]

    VI. Dấu hiệu sắp sinh con trước 1 tuần đến vài ngày
    • Bụng thấp dần và có dấu hiệu di chuyển xuống dưới phần xương chậu
    • Cổ tử cung có dấu hiệu dãn nở và mở rộng hơn
    • Cổ tử cung mỏng hơn
    • Xuất hiện chuột rút và đau vùng xương chậu
    Lúc này bụng đã tụt xuống thấp làm cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng khiến mẹ dễ bị chuột rút, đau hai bên háng và vùng xương chậu.

    • Đi tiểu nhiều lần
    Lúc này, bụng đè nặng lên bàng quang, thu hẹp thể tích của bàng quang khiến mẹ luôn có cảm giác buồn đi vệ sinh và thường là đi tiểu rắt, lượng nước tiểu không nhiều.

    • Bị tiêu chảy
    • Ngừng tăng cân, thậm chí là giảm cân nhẹ
    Lúc này, cơ thể mẹ giảm nhẹ 1-2kg và tự thích nghi với tình hình sắp lâm bồn của mình.

    • Đau lưng dưới dữ dội
    Lúc sắp sinh, tử cung di chuyển dần xuống dưới khiến dây chằng cổ tử cung và xương chậu bị kéo giãn đồng thời tạo áp lực lên phần lưng dưới khiến mẹ bị đau.

    • Không còn những cơn thèm ăn
    • Không còn mệt mỏi, thấy khỏe khoắn hơn
    • Dễ thở hơn
    Do tử cung di chuyển dần xuống, giảm dần áp lực lên ngực và các bộ phận trên cơ thể

    • Tần suất thai máy tăng lên
    Lúc này, tử cung đã quá chật chội và gây khó chịu cho thai nhi, sự chuyển mình của thai nhi sẽ tăng lên báo hiệu cho mẹ biết mong muốn ra ngoài của mình.

    • Có những cơn đau chuyển dạ bất thường
    • Xuất hiện cơn đau thắt cổ tử cung
    Cơn đau thắt dữ dội, liên tục, thường tần suất khoảng 10 – 15 phút/ lần báo hiệu mẹ đang chuyển dạ và khoảng vài giờ nữa sẽ sinh.

    • Chảy máu âm đạo
    Lúc này, nút dịch nhầy ở cổ tử cung bong ra, và thoát ra ngoài thông qua âm đạo. Âm đạo sẽ xuất hiện máy và dịch đậm đặc.

    • Vỡ ối, chảy nước ối
    [​IMG]

    VII. Ốm nghén buồn nôn khi mang thai
    Ốm nghén, buồn nôn là triệu chứng thường gặp khi mang thai.

    Thường diễn ra trong 3 tháng đầu, với một số phụ nữ thì tình trạng ốm nghén, buồn nôn sẽ kéo dài hơn, có thể cả quá trình mang thai.

    1. Tại sao xuất hiện tình trạng ốm nghén buồn nôn khi mang thai?
    • Lượng đường thấp trong máu
    • Thói quen ăn uống không khoa học
    • Bình thường kén ăn và mẫn cảm với mùi vị
    • Nội tiết tố mất cân bằng, nồng độ HCG tăng cao
    • Do di truyền
    • Do bình thường mẹ là người có hệ thần kinh yếu, dễ say tàu xe
    • Mẹ làm công việc nặng, hay phải hoạt động với tần suất cao mỗi ngày
    • Bị tụt huyết áp khi đứng lên quá nhanh
    • Do tư thế nằm ngửa sẽ khiến huyết áp bị giảm, tử cung đè lên các tĩnh mạch khiến mẹ có cảm giác buồn nôn.
    2. Tác hại của việc ốm nghén buồn nôn khi mang thai
    • Khó ăn, không đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
    • Không hấp thụ được chất dinh dưỡng
    • Khiến cơ thể mẹ mệt mỏi
    • Mất tập trung trong công việc và cuộc sống hàng ngày
    3. Phương pháp giảm ốm nghén buồn nôn khi mang thai
    • Thả lỏng tinh thần
    Ốm nghén là tình trạng và phản ứng tự nhiên, ai cũng gặp. Mẹ không cần quá lo lắng hay sốt ruột vì điều đó.

    • Chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi ngày.
    Luôn sẵn đồ ăn bổ dưỡng bên mình mỗi khi bụng đói và có cảm giác thèm ăn.

    • Đậu nành, hạnh nhân và những thực phẩm giàu protein giúp làm giảm phản ứng buồn nôn.
    • Thử thức ăn lạnh phù hợp
    Thức ăn lạnh như kem, sữa chua, caramen để lạnh,…sẽ giúp mẹ cảm thấy ngon miệng và dễ dung nạp hơn.

    Tuy nhiên hay dùng ở mức vừa đủ tránh tình trạng bị viêm họng hoặc rối loạn hệ tiêu hóa.

    • Không uống vitamin tổng hợp khi chưa ăn gì
    • Lựa chọn những thức ăn mình thích, đầy đủ dinh dưỡng cho khẩu phần ăn mỗi ngày.
    • Tránh những thực phẩm có hương vị mạnh như cafe, rượu, …
    • Tránh ăn đồ chiên rán
    • Uống nước từng ngụm nhỏ khi có cảm giác buồn nôn
    • Bấm huyệt trên cổ tay cũng giúp đẩy lùi cảm giác buồn nôn
    • Thêm gừng và chanh tươi vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
    • Uống trà bạc hà
    • Tránh những mùi hương nồng, dễ gây kích thích thính giác xung quanh như nước hoa, nước tẩy rửa,…
    • Giữ gìn vệ sinh răng miệng
    • Bổ sung vitamin B6
    • Thêm bánh mỳ và bánh quy trong khẩu phần ăn hoặc thay thế đồ ăn vặt hàng ngày.
    • Trên thị trường đang bán một số loại vòng tay tránh nôn cho những người bị say tàu sẽ và ốm nghén đầu thai kỳ.
    [​IMG]

    VIII. Chăm sóc da cho bà bầu

    1. Tại sao cần chăm sóc da cho bà bầu?

    Khi mang thai, cơ thể bà bầu có nhiều thay đổi.

    Đặc biệt là nồng độ hooc-mon HCG trong máu cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt bị đảo lộn, tâm sinh lý thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến làn da của bà bầu.

    Tại lúc này, làn da bà bầu có hiện tượng:

    • Nổi mụn, trứng cá
    • Da sạm đen
    • Xuất hiện nhiều vết nám
    2. Các cách chăm sóc da cho bà bầu
    • Bổ sung đủ nước cho cơ thể khi mang bầu
    • Luôn giữ da sạch sẽ
    Khi mang thai, da bà bầu tiết nhiều bã nhờn, cùng với môi trường bụi bẩn xung quanh dễ gây ra mụn.

    Vệ sinh mặt sạch sẽ ít nhất ngày 3 lần: sau khi ngủ dậy, khi về nhà và trước khi đi ngủ là vô cùng cần thiết.

    • Rửa mặt bằng nước muối pha loãng hoặc sữa rửa mặt thật dịu nhẹ, không gây kích ứng.
    • Không nặn mụn hoặc xoa mặt bằng tay
    • Khiến mụn tan đi bằng nước cốt chanh tươi
    • Trị thâm do mụn để lại bằng nghệ, mật ong
    • Làm mát cơ thể và cân bằng nội tiết tố bằng sinh tố rau má, rau diếp cá,…
    • Bổ sung vitamin C và E để da không bị khô
    • Tắm, rửa mặt bằng nước ấm
    • Massage da nhẹ nhàng, có thể massage cùng mật ong hoặc kem dưỡng da
    • Ngủ đủ giấc
    • Dưỡng da bằng các loại mặt nạ thiên nhiên như: Mặt nạ cà chua, khoai tây, nghệ mật ong,…
    • Hạn chế dùng mỹ phẩm
    • Sử dụng kem hoặc dầu trị rạn da kiên trì, chăm chỉ từ những tháng đầu khi mang thai
    • Ăn uống khoa học, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể
    • Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử
    [​IMG]

    IX. Nhạc cho bà bầu
    Theo nghiên cứu khoa học, âm nhạc không chỉ giúp mẹ thư giãn mà còn tăng chỉ số thông minh của thai nhi.

    1. Bà bầu nên nghe nhạc vào thời điểm nào?
    • Thời điểm thích hợp cho thai nhi nghe nhạc là từ tuần 16-20 trở đi. Khi đó, thai nhi đã đủ lớn và cảm nhận được âm thanh.
    • Thông thường, thai nhi sẽ ngủ khi mẹ vận động, sinh hoạt hàng ngày và thức dậy chơi đùa khi mẹ nghỉ ngơi, thư giãn.
    Nên bà bầu nên chọn thời điểm mình muốn nghỉ ngơi, thư giãn để cả 2 mẹ con cùng tận hưởng và cảm thụ được âm nhạc.

    2. Thời gian nghe nhạc thích hợp?
    • Thời gian nghe nhạc thích hợp là khoảng 20-30 phút mỗi ngày.
    • Lưu ý, mẹ hãy thật sự tận hưởng để tinh thần được thả lỏng, khi đó bé cũng cảm nhận được và đón nhận âm nhạc một cách tự nhiên và hiệu quả hơn.
    3. Nên chọn loại nhạc nào cho bà bầu?
    • Nhạc cổ điển, cổ điển không lời là sự lựa chọn hoàn hảo.
    • Tuy nhiên, nếu bà bầu không cảm được loại nhạc này thì có thể nghe những bản ballad, bolero trữ tình nhẹ nhàng, thư thái.
    • Nên lựa chọn những bản nhạc có màu sắc vui tươi, trong sáng giúp bé phấn chấn tinh thần.
    Tránh những bài hát nhạc, beat mạnh hoặc thê lương, buồn bã.

    • Khi nghe, nên cân nhắc vấn đề âm lượng.
    Âm lượng quá to sẽ ảnh hưởng đến thính giác của bé sau này.

    Bà bầu có thể mở loa ngoài hoặc sử dụng tai nghe chuyên dụng cho bà bầu.

    [​IMG]

    X. Các loại hạt tốt cho bà bầu
    • Hạt óc chó
    • Hạt lạc (đậu phộng)
    • Hạt chia
    • Hạt bí ngô
    • Hạt hướng dương
    • Hạt dưa
    • Hạt dẻ cười
    • Hạt sen
    • Hạt macca
    • Hạnh nhân
    • Đậu nành
    • Đậu xanh
    • Đậu đỏ
    • Đậu đen
    • Đậu ngự
    • Hạt thìa là
    [​IMG]

    XI. Các loại hoa quả trái cây tốt cho bà bầu
    • Nho xanh: trong nho xanh chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như: axit maclic, tannin…giúp tăng cường sức đề kháng cho thai nhi và tránh thừa cân ở mẹ.
    • Cherry: với hàm lượng sắt phong phú – gấp 20 lần so với táo và cam, carotene, và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, C, axit citric, canxi, phốt pho…
    (sưu tầm)

    >>> Xem tiếp tại:
    BÀ BẦU: 99 Điều Cần Lưu Ý (Tổng Hợp Mới Nhất)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Tùng Bee
    Đang tải...


  2. chuotnhat3

    chuotnhat3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/4/2009
    Bài viết:
    1,585
    Đã được thích:
    280
    Điểm thành tích:
    173
    Cơn đau thắt dữ dội, liên tục, thường tần suất khoảng 10 – 15 phút/ lần báo hiệu mẹ đang chuyển dạ và khoảng vài giờ nữa sẽ sinh.
     
  3. Metieuty

    Metieuty Áo lót cho bé bú Beloved Baby

    Tham gia:
    20/5/2012
    Bài viết:
    8,302
    Đã được thích:
    616
    Điểm thành tích:
    823
    khi sắp sinh có được ăn gì k ạ?
     

Chia sẻ trang này