Cần giúp: Con Em Bị Viêm Phế Quản Tái Đi Tái Lại Nhiều Lần Không Khỏi :(

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Trà My0218, 13/11/2018.

  1. Trà My0218

    Trà My0218 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Các mom ơi em đến rầu cả người mỗi lần con ho đi khám là lại viêm phế quản. Sao mà bị mãi không khỏi, mà lại rất nhanh, chỉ sổ mũi và ho chút là sốt đi khám đã viêm phế quản rồi.
    Hơn 2 tháng nay con đi khám, uống thuốc liên tục, em chẳng còn thiết làm việc nữa, nhìn con ngày càng ốm đi thương con lắm :(
    Em cũng đã cho con vào nhi khám lấy thuốc uống, đỡ rồi 2 tuần sau lại bị lại.
    Có mom nào có cách gì chữa bệnh này dứt điểm hay biết phòng khám nào tốt chỉ em với. Hay thuốc gì giúp con đỡ ốm chỉ em ạ.
    Em cảm ơn!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Trà My0218
    Đang tải...


  2. metun2005

    metun2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    10/12/2014
    Bài viết:
    1,070
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    103
    Đúng là con mà ốm thì chẳng còn muốn làm gì. Bạn đầu nhà mình trước cũng vậy, bị viêm VA và viêm amidan liên tục, cứ tái đi tái lại rồi bác sĩ bảo phải nạo nhưng thấy con nhỏ thương và đọc thấy cũng có nguy cơ tác dụng k mong muốn lại thôi. Giờ con đã 5 tuổi thì cũng đỡ hơn.
    Giờ mom chỉ bổ sung dinh dưỡng cân đối cho con có sức đề kháng tốt thôi.
     
    Trà My0218 thích bài này.
  3. Bố Khánh Linh

    Bố Khánh Linh Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    21/11/2012
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Bạn gà nhà mình cũng vậy, mùa này dễ khò khè, sổ mũi, ho...mình không cẩn thận là xuống phổi nhanh lắm
     
    Trà My0218 thích bài này.
  4. Mẹ Trúc Mai18

    Mẹ Trúc Mai18 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    29/6/2017
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    28
    Mùa này thì trẻ dễ ốm lắm, mom chịu khó cho con uống nước cam để tăng đề kháng cho con thôi. Uống thuốc nhiều hai người lắm, nhưng mom phải chữa khỏi hẳn bệnh rồi hãy ngường thuốc k dễ bị lại đó.
     
    Trà My0218 thích bài này.
  5. Kiều Thanh

    Kiều Thanh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    10/10/2010
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    73
    Điểm thành tích:
    28
    Bạn nên vệ sinh mũi họng thường xuyên cho con, trẻ bị phế quản hay bắt đầu từ mũi, viêm đường hô hấp dẫn tới viêm phế quản. Mà hình như những bé hay bị viêm phế quản phải uống cái gì để phòng chống hen đó.
     
    Trà My0218 thích bài này.
  6. nguyễnvanđứcnd28

    nguyễnvanđứcnd28 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    10/8/2018
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Trà My0218 thích bài này.
  7. Trà My0218

    Trà My0218 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Cảm ơn chị, mỗi lần con ốm là em chẳng thiết nghĩ gì, đi làm lúc nào cũng chỉ nghĩ tới con. Mà con em bình thường ăn cũng đã k tốt, mỗi lần ốm thì càng lười ăn. Sau ốm con còi đi ăn cũng k lại, thì lại ốm tiếp. Có lần uống kháng sinh xong lại bị rối loại tiêu hóa đi ngoài cả tuần.
     
  8. Trà My0218

    Trà My0218 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Bé nhà em may mắn mới bị phế quản, chưa xuống phổi, em cũng lo lắm.
     
  9. Trà My0218

    Trà My0218 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Vâng ạ, chắc em phải chịu khó cho con ăn cam. Nhưng thời gian con ốm chị ck em bảo k nên cho uống nước cam vì nó khiến con lâu khỏi ho hay khỏi họng. Và bé nhà em hệ tiêu hóa kém nên c ấy bảo k nên uống nước cam khi ốm. Em cũng k giám cho ăn
     
  10. Trà My0218

    Trà My0218 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Vâng ạ, lần nào cũng mũi ho vài hôm là bị xuống phế quản. Bạn nhà em thì chỉ xịt mũi thôi cũng khó. Em xem các mẹ rửa mũi cho con mà k làm được, bạn ấy kêu quá chời, bà bé mẹ giữ mà vẫn k rửa nổi cho bạn ấy
     
  11. Trà My0218

    Trà My0218 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/8/2017
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
  12. thuykitty2005

    thuykitty2005 Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    25/9/2010
    Bài viết:
    5,048
    Đã được thích:
    916
    Điểm thành tích:
    823
    Trước bé nhà mình cũng hay bị khám ở Hồng Ngọc họ kê thêm thuốc dự phòng singular uống trong vòng 2 tháng. Mom đi khám thử hỏi bác sĩ xem.
    Mà bệnh này nên chú ý không khí không khói bụi, khói thuốc nha. Mỗi lần thấy con có mũi húng hắng ho là phải vệ sinh mũi và cho con uống siro ho có thể từ thiên nhiên trước bạn ấy hợp gì thì dùng đó.
     
  13. BapBiShark

    BapBiShark Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/10/2018
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Chịu khó xịt mũi và cho con xúc miệng nước muối mom ah!!!
     
    bonghongvang96 thích bài này.
  14. Lechi888

    Lechi888 Tôm nõn tươi 100% -Không bảo quản,phụ gia

    Tham gia:
    2/6/2013
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    51
    Điểm thành tích:
    28
    Đồng cảm, những bé như vậy cơ địa dị ứng, là Viêm phế quản co thắt, con minh 5 tuôi rồi mà thỉnh thoảng bị uống thuôc mãi chán lắm :(
     
  15. HaiYen.Phung

    HaiYen.Phung Thành viên mới

    Tham gia:
    20/12/2017
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Bé nhà em cũng đang ho, cho uống húng chanh 3 ngày rồi ::(
     
  16. 2starlet

    2starlet Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/10/2017
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    8
    Bạn nhà mình cũng bị 1 lần, 7 tháng rồi trộm vía cũng chưa thấy bị tái lại hay j. Cũng k dám nói là bé sẽ k bị lại.
    Nhưng từ lần đó cứ thấy con ngạt hay có mũi, hoặc ho hoặc sốt nhẹ lập tức đi khám luôn. Dấu hiệu đầu tiên là sổ mũi rồi mới đến ho thì fai tích cực rửa mũi, xịt muối biển hoặc nhỏ muối sinh lý hàng ngày, uống tăng vitamin tăng đề kháng, mua máy lọc không khí nữa nha. May mắn bé nhà mình k bị lại.
     
  17. Metieuty

    Metieuty Áo lót cho bé bú Beloved Baby

    Tham gia:
    20/5/2012
    Bài viết:
    8,302
    Đã được thích:
    616
    Điểm thành tích:
    823
    mình có đứa em cũng mãi mà k khỏi cm ạ :(( chữa khắp nơi
     
    Lechi888 thích bài này.
  18. Đồ chơi cho Bi

    Đồ chơi cho Bi Thành viên mới

    Tham gia:
    24/10/2017
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Trẻ nhỏ mùa này thì ốm liên tục, cứ phải qua 5 tuổi mới đỡ.
     
  19. Mesg

    Mesg Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/11/2018
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Bé nhà mình cũng hay bị, có đi khám nhiều nơi, nếu khám ở Nhi Đồng thì sẽ bảo là viêm phế quản, nhưng khám ở Victoria thì bs bảo chỉ là chuyện bình thường, vì bé chưa có kháng thể, mấy con vi khuẩn vào làm bé ho nhưng 1 thời gian nó sẽ trở thành kháng thể thì sẽ không bị nữa, và có đến 200 con vi khuẩn như thế. Vậy là bé sẽ ho khoảng 200 lần nữa.
    Bác sĩ nói thế, và vc mình không hề cho bé uống kháng sinh gì cả, bé ho 1 thời gian nữa rồi tự hết luôn.
     
  20. Lequocthanh

    Lequocthanh Thành viên chính thức

    Tham gia:
    19/10/2018
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    MOM ĐỌC BÀI NÀY NHÉ..CÓ ÍCH CHO MOM Á
    Bệnh viêm phế quản ở trẻ em, nguyên nhân và cách điều trị

    Tác giả: Hoàng OanhTham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh.

    [​IMG]
    Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh phổ biến ở các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi. Bạn hãy trang bị kiến thức về căn bệnh này để có cách chữa trị và phòng ngừa sớm nhằm bảo vệ sức khỏe con yêu.

    Viêm phế quản ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả có thể dẫn đến viêm phổi hoặc viêm tai giữa. Trang bị những kiến thức cơ bản về căn bệnh này là cách để bạn giúp bé đề phòng và vượt qua bệnh dễ dàng hơn.

    Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?
    Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng hoặc viêm các đường dẫn không khí lớn đến phổi. Các đường hô hấp này gọi là phế quản. Khi con bị cảm lạnh, đau họng, cảm cúm hoặc nhiễm trùng xoang mũi, virus gây bệnh có thể xâm nhập phế quản. Đây là nguyên nhân khiến đường hô hấp bị viêm, sưng lên và bị dịch nhầy làm tắc.

    Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Viêm phế quản mạn tính có thể kéo dài từ vài tháng tới nhiều năm, trong khi đó viêm phế quản cấp ở trẻ em thường diễn ra trong thời gian ngắn.

    Trẻ sơ sinh ít bị viêm phế quản, các bé lớn hơn thường mắc viêm tiểu phế quản. Viêm tiểu phế quản ở trẻ em xảy ra khi đường hô hấp trong phổi của bé bị đờm lấp đầy và sưng lên. Trong trường hợp này, nguyên nhân gây bệnh thường là virus hợp bào đường hô hấp (RSV).

    Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ em, thông thường phải đến khoảng từ 24 – 72 giờ, bé mới có các triệu chứng đầu tiên của bệnh.

    Nguyên nhân và triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em
    [​IMG]

    Nguyên nhân gây bệnh
    Viêm thanh khí phế quản thường do virus gây ra, thông thường nhất là do virus influenza. Trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi là nhóm tuổi thường rất dễ mắc bệnh này. Theo thống kê, các ca bệnh được phát hiện nhiều nhất ở những bé 1 tuổi.Viêm phế quản thường do virus gây ra, chẳng hạn như virus hợp bào hô hấp (Respiratory syncytial – RSV), virus parainfluenza (gây viêm đường hô hấp trên và dưới), sởi , virus adeno (gây co thắt phế quản, phổi dẫn đến hoại tử phổi) và cúm. Bé có thể bị nhiễm các virus này trong không khí, đồ chơi và các bề mặt khác.Ngoài virus là thủ phạm phổ biến nhất gây bệnh ở trẻ nhỏ thì tình trạng nhiễm khuẩn, dị ứng và việc hít phải khói thuốc lá, khói bụi… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
    Yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh
    Một số điều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ là:

    • Độ tuổi: Trẻ từ 18 – 24 tháng nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
    • Trẻ em bị suy yếu hệ thống miễn dịch hoặc có cha mẹ bị hen suyễn.
    Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em
    Khi mắc bệnh, các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em thường là:

    • Ho
    • Thở rít trong thanh quản, khó thở
    • Giọng khàn
    • Sốt
    • Chảy nước mũi, nghẹt mũi
    • Phát ban
    • Mắt đỏ
    • Sưng hạch bạch huyết.
    Những triệu chứng này có thể là ở dạng nhẹ hoặc trầm trọng. Các triệu chứng thường có xu hướng nặng hơn vào ban đêm và kéo dài 1 – 2 ngày.

    Dù rằng bệnh viêm phế quản có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng tỷ lệ trẻ em mắc bệnh có xu hướng cao hơn. Bệnh thường phổ biến hơn khi giao mùa và thời tiết chuyển lạnh.

    Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
    Để chẩn đoán tình trạng bệnh của bé, bác sĩ sẽ dùng ống nghe để nghe phổi của bé. Bác sĩ cũng có thể đặt một thiết bị vào đầu ngón tay của bé nhằm đo lượng oxy trong máu hoặc tiến hành chụp X-quang ngực để phát hiện bệnh viêm phổi.

    Hãy đưa con đi bệnh viện ngay nếu bé có các dấu hiệu sau:

    • Các cơn ho trở nên tồi tệ hơn
    • Sốt cao hơn 39°C
    • Thở khò khè, khó thở
    • Hít thở nhanh hơn bình thường
    • Ho ra máu
    • Bị chảy nước dãi hoặc có biểu hiện khó nuốt
    • Tỏ ra lo lắng, kích động
    • Mệt mỏi quá mức
    • Mũi, miệng hoặc móng tay chuyển màu xám hoặc xanh
    • Có dấu hiệu mất nước (môi, lưỡi khô), không đi tiểu trong nhiều giờ.
    Cách chữa viêm phế quản ở trẻ em
    [​IMG]

    Việc điều trị viêm phế quản ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bé bị viêm phế quản do vi khuẩn gây bệnh, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh. Trường hợp bệnh do virus gây ra thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng gì. Bệnh viêm phế quản thường sẽ tự cải thiện trong 7 – 10 ngày. Dưới đây là một số mẹo để giảm bớt các triệu chứng trong thời gian chờ đợi bé hết bệnh:

    • Cho bé uống nhiều nước: Việc uống đủ nước sẽ giúp giảm bớt tình trạng đường hô hấp bị tắc nghẽn, giúp dễ ho, tống xuất đờm ra ngoài dễ dàng và ngăn ngừa mất nước.
    • Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bé, đặc biệt nếu bạn sống ở nơi có bầu không khí khô. Không khí ẩm có thể giúp bé thở dễ dàng hơn. Bạn hãy làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để giữ máy tạo độ ẩm một cách sạch sẽ. Khi bị nhiễm bẩn, thiết bị có thể làm lây lan vi trùng qua không khí. Nếu không có máy tạo độ ẩm, bạn hãy bế bé ngồi trong phòng tắm và xả vòi sen nóng. Cho bé hít thở không khí nóng ẩm trong khoảng 10 – 15 phút sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
    • Bạn có thể dùng nước muối sinh lý tự làm hoặc mua ngoài nhà thuốc để giúp bé giảm nghẹt mũi. Bạn chỉ cần nhỏ một hoặc hai giọt vào lỗ mũi bé, sau đó lấy khăn lau. Với những bé lớn hơn, hãy dạy bé cách để tự làm vệ sinh mũi.
    • Khuyến khích con nghỉ ngơi nhiều.
    • Kê đầu bé cao lên khi bé nằm chơi hoặc ngủ sẽ giúp dễ thở hơn.
    • Thời tiết lạnh, khói bụi có thể gây kích ứng đường hô hấp của bé. Do đó, bố mẹ nên giữ gìn phòng ốc sạch sẽ, ấm áp, giữ bé tránh xa khỏi những người hút thuốc để bé hồi phục nhanh hơn.
    • Để hạ sốt và giảm đau, bạn hãy cho bé uống thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen với liều lượng thích hợp. Bạn không nên cho bé uống aspirin vì thuốc có thể làm bé mắc hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.
    • Đừng cho bé uống thuốc ho hay cảm lạnh không kê toa. Ho giúp tống xuất đờm khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn và bệnh cũng nhanh khỏi hơn so với dùng thuốc.
    • Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị nên tránh cho trẻ sử dụng hầu hết các loại thuốc ho và cảm lạnh kết hợp. Một số nghiên cứu cho thấy rằng những loại thuốc này không có hiệu quả ở trẻ em. Tác dụng phụ mà chúng gây ra có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc như Acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Motrin, Advil) hữu ích cho việc giảm đau và sốt.
    • Cách tốt nhất để làm giảm ho do viêm phế quản là dùng mật ong. Bạn có thể cho bé uống một ít mật ong (uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm). Mật ong có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn nên có tác dụng làm dịu cổ họng. Ngoài ra, mật ong còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Mẹ không nên cho bé dưới 1 tuổi uống mật ong vì có thể gây ngộ độc thực phẩm.
    • Với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê toa cho bé uống một loại thuốc uống cortisone(dexamethasone).
    • Nếu bé bị hen suyễn, bác sĩ có thể kê toa thuốc giãn phế quản để mở rộng đường hô hấp hoặc thuốc corticosteroid để giảm viêm.
    Hệ quả của bệnh viêm phế quản ở trẻ em
    Nhiều ca bệnh viêm phế quản ở trẻ em sẽ tự hết trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh vẫn còn tồn tại sau đó khoảng 2 tuần.

    Rất hiếm có trường hợp trẻ tử vong bởi căn bệnh này. Một số tình trạng do biến chứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể kể đến viêm phổi hoặc viêm tai giữa.

    Phòng ngừa các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em
    Viêm phế quản không lây nhiễm, nhưng tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm phế quản. Bạn có thể phòng bệnh cho bé bằng cách rửa tay thường xuyên khi chăm sóc bé, đảm bảo bé có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và ngủ đủ giấc. Khi bé được 6 tháng tuổi, việc tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm có thể giúp bé chống lại một số loại virus gây bệnh viêm phế quản. Tuy nhiên, quan trọng nhất là bạn hãy giữ cho bé tránh xa khói thuốc, khói bụi độc hại và những người đang bị bệnh.

    Qua các thông tin trên, hy vọng bạn có một cái nhìn rõ hơn về bệnh viêm phế quản ở trẻ em, từ đó có cách bảo vệ sức khỏe bé yêu hiêu quả.
     

Chia sẻ trang này