Kinh nghiệm: 6 "gia Tài" Nên Đầu Tư Cho Trẻ Càng Sớm Càng Tốt

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi Phạm Thị Hồng 2301, 26/3/2019.

  1. Phạm Thị Hồng 2301

    Phạm Thị Hồng 2301 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/3/2019
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Chia sẻ trong một hội nghị về Đầu Tư Năng Lực Trí Tuệ trẻ nhỏ tại London, GS.Furstenberg F., ĐH Pennsylvania cho biết: Cha mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội đầu tư lớn vào trẻ, đặc biệt giai đoạn sớm trước 7 tuổi. Cũng không phải đầu tư thật nhiều tiền của, mà cần hơn là đầu tư các yếu tố cần cho bước nhảy vọt sau 7 tuổi.

    NHỮNG GÌ NÊN ĐẦU TƯ?

    1. Thời gian của bạn: [​IMG]^_^

    Đừng chỉ dừng lại ở việc cho con bú, chăm sóc con ăn ngủ. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để cùng con chơi, khám phá cùng con hoặc đơn giản trò chuyện. Cả cha và mẹ đều cần đầu tư khoản này ngay khi con vừa chào đời.
    Lợi ích của đầu tư thời gian: Bạn sẽ giúp trẻ phát triển năng lực giao tiếp và não bộ. Trẻ thường học hỏi thông qua hoạt động giao tiếp với bạn, ở đó trẻ học về ngôn ngữ, cách kiểm soát cảm xúc.

    2. Tủ sách cho con: [​IMG]-_-

    Một sai lầm cha mẹ thường mắc phải là mua sách cho con, nhưng thực sự quên dạy con 2 điều này:

    a) Giúp con xây dựng thói quen đọc sách. Điều này là cần bạn , bạn cần dành thời gian tương tác với bé trong các hoạt động đọc sách cùng bé. Thường xuyên dành 1-2 ngày trong tuần để đến nhà sách để trẻ lựa và chọn những quyển sách. Đừng vội bỏ cuộc khi trẻ có vẻ không hứng thú với đọc sách khi bắt đầu. Kiên nhẫn giới thiệu và đọc sách cho con là điều được khuyên.

    b) Giữ gìn và cất những quyển sách lên kệ sau khi đọc. Nhiều cha mẹ nghĩ trẻ lớn lên mới hiểu sự ngăn nắp và gọn gàng. Điều này là hoàn toàn sai. Thậm chí, kết quả từ những nghiên cứu xã hội học cho thấy, sự bừa bộn khi lớn là gắn kết với sự cẩu thả và không được dạy lúc nhỏ. Càng lớn trẻ càng khó thay đổi để gọn gàng hơn, đến khi qua 14 tuổi, trẻ sẽ mang thói quen này cố hữu đến những giai đoạn sau. Khoa học cho thấy càng dạy trẻ sự ngăn nắp và biết tôn trọng những quyển sách sẽ rèn luyện tính kỷ luật và sự vị tha vốn có ở những nhà lãnh đạo tài giỏi.

    Tủ sách nên gồm sách gì? Nên bao gồm 3 loại sau:

    a) Sách con chọn (chiếm ~50% số sách trong tủ).

    b) Sách con và mẹ chọn (Chiếm ~30% số sách trong tủ).

    c) Sách về nhân nghĩa và hình thành nhân cách cho con (Chiếm 20% số sách trong tủ).

    3. Dinh dưỡng trẻ nhỏ: [​IMG]O:)

    Nhiều cha mẹ cho rằng: mua cho trẻ ăn những thực phẩm càng dinh dưỡng, ép con ăn càng nhiều là đang đầu tư dinh dưỡng cho con khỏe mạnh.

    Thực tế, trẻ trước 5 tuổi cần nhiều hơn là kỹ năng ăn uống và hành vi ăn uống. Đó chính là yếu tố chủ yếu sức khỏe dài lâu của trẻ sau này. Nghĩa là, bên cạnh đảm bảo chế độ ăn đa dạng và chế biến vệ sinh, bạn cần phải dạy trẻ về cách ăn, về thức ăn và về cách xây dựng hứng thú với thức ăn.

    Giúp trẻ cách ăn tốt: Đừng ép hoặc dụ trẻ ăn bằng TV/điện thoại, bạn hãy tạo những thử thách, trò chơi để trẻ hứng thú với việc ăn tích cực hơn.

    Giúp trẻ học về thức ăn: đừng chỉ đút trẻ ăn, hãy cho trẻ tham gia vào "phụ bếp" cùng bạn, lặt rau, trộn salad..

    4. Vận động hợp lý: [​IMG]:3

    Vận động sẽ giúp cơ thể trẻ phát triển tốt hơn. Vận động và vui chơi với trẻ sẽ làm giảm thời gian trẻ tiếp xúc với màn hình trên TV, điện thoại hoặc Ipad. Trẻ từ 4 tuổi có thể tham gia 1 môn thể thao nào đó.

    5. Giới thiệu toán học với trẻ: [​IMG]8|

    Đầu tư thời gian để giúp trẻ phát triển năng lực toán học sẽ giúp trẻ rèn luyện tư duy. Hãy bắt đầu với số đếm, hình học, xếp chồng khối gỗ đến phép tính đơn giản cộng trừ.

    6. Ngôn ngữ thứ 2 như tiếng Anh: ☁ [​IMG]:(

    Bạn có thể giúp trẻ có những thời gian rèn luyện với Tiếng Anh từ khi trẻ lên 2 tuổi thông qua các hoạt động vui chơi, đọc truyện và nghe nhạc.

    Từ 3 tuổi, trẻ có thể bắt đầu học tiếng Anh bài bản thông qua trường lớp. Tuy nhiên, nên chọn chương trình học có sự kết hợp vừa học vừa chơi vì đó là cách học mà trẻ nhỏ có thể tiếp thu hiệu quả nhất.
    [​IMG]:h: [​IMG]:p
    xef
    Nguồn: Bệnh viện nhi đồng thành phố
    Tài liệu tham khảo:
    Frank Furstenberg et al. (2014) Investing in Children: Changes in Parental Spending on Children, 1972–2007. Demography 50(1) 1-23
    rna
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Phạm Thị Hồng 2301
    Đang tải...


  2. Hương Quách Thanh

    Hương Quách Thanh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/1/2016
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn bài viết của bạn, hay quá a
     
  3. me iu nghé

    me iu nghé

    Tham gia:
    26/2/2015
    Bài viết:
    15,061
    Đã được thích:
    2,335
    Điểm thành tích:
    913
    Trẻ thường học hỏi thông qua hoạt động giao tiếp với bố mẹ ở đó trẻ học về ngôn ngữ, cách kiểm soát cảm xúc.
     
  4. Vũ Thị Bích Liên

    Vũ Thị Bích Liên Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/8/2018
    Bài viết:
    2,893
    Đã được thích:
    425
    Điểm thành tích:
    223
    bé còn nhỏ nên bố mẹ làm gì cũng sẽ làm gương cho bé >->
     
  5. Trà Sữa 192

    Trà Sữa 192 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/6/2015
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    Đừng chỉ dừng lại ở việc cho con bú, chăm sóc con ăn ngủ. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để cùng con chơi, khám phá cùng con hoặc đơn giản trò chuyện.
     

Chia sẻ trang này