Thông tin: Bệnh Gout: Những Triệu Chứng Và Đối Tượng Có Nguy Cơ Bị Gout

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi MrThanhNhan, 21/11/2020.

  1. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Bệnh gout hiện nay đang ngày càng nhiều người mắc bệnh. Chúng ta cần biết các nguyên nhân dẫn đến bệnh và phòng tránh. Hãy cùng tham khảo về triệu chứng của bệnh gout và những đối tượng có khả năng bị gout trong bài viết dưới đây.

    Triệu chứng của bệnh Gout

    Các triệu chứng bệnh gout thường đến đột ngột vào ban đêm. Có một số trường hợp, bệnh gout không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiên của bệnh gout xuất hiện thường hơn khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính.

    Một số triệu chứng chính của bệnh gout bao gồm:

    • Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy
    • Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào
    • Khớp sưng đỏ
    • Vùng xung quanh khớp ấm lên
    Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường sẽ kéo dài vài giờ trong 1-2 ngày. Tuy nhiên, những trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.
    Người bị bệnh gout nên sử dụng thuốc điều trị và áp dụng các phương pháp điều trị gout. Nếu không các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.

    • U cục tophi: bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thông thường, các khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn hơn.
    • Tổn thương khớp: nếu người bệnh không dùng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác.
    • Sỏi thận: nếu không điều trị gout đúng cách, các tinh thể acid uric không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn tích tụ trong thận gây ra sỏi thận.
    Đối tượng nguy cơ mắc bệnh Gout

    Tỷ lệ mắc bệnh gout là khoảng 1/200 người trưởng thành. Mọi người đều có khả năng bị mắc bệnh, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nam giới từ 30–50 tuổi và phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh thường mắc bệnh này nhiều hơn. Bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ và trẻ em.


    Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

    • Ăn quá nhiều đạm và hải sản
    • Tuổi tác và giới tính: bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi
    • Uống nhiều bia trong thời gian dài
    • Béo phì
    • Gia đình có người từng bị gout
    • Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật
    • Tăng cân quá mức
    • Tăng huyết áp
    • Chức năng thận xảy ra bất t hường
    • Sử dụng một số loại thuốc có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong cơ thể như: Aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc hóa trị liệu. Các loại thuốc có thể làm suy giảm hệ miễn dịch như cyclosporine
    • Từng mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, tăng huyết áp
    • Mất nước
    --------------------------------------------------------------------------

    Tashi Việt Nam: https://tashivietnam.com/
    Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCs25_iuGbyl0m65qmxELyLA

    ☎ Hotline: 091 602 19 09
    Địa chỉ: 26 Ngõ 134 đường Hòa Bình, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội
    Website: https://ioa.vn/
    VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ (Đơn vị thuộc VUSTA)


     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi MrThanhNhan
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,349
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    cần quan tâm tới chế độ ăn uống để không bị mắc gout
     
  3. MrThanhNhan

    MrThanhNhan Người đam mê Nông nghiệp hữu cơ

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Hạn chế ăn thức ăn có chứa nhiều purin:

    Purin khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acid uric. Không nên ăn thức ăn có chứa nhiều purin. Điều này giúp làm giảm lượng acid uric tích lũy thành tinh thể urat ở khớp và các cơ quan khác.

    Nên hạn chế những thực phẩm như phủ tạng động vật. Như gan, lòng, cật, tim, tiết. Thịt đỏ, thịt muối, phô mai, tôm, cua cũng là những nguồn thực phẩm giàu purin. Ngoài ra cần tránh một số thực vật có hàm lượng purin tương đối cao như đậu hạt các loại và nấm.

    Tránh rượu bia, chất kích thích:

    Hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và chất kích thích. Vì chúng làm suy giảm chức năng gan thận. Từ đó dẫn tới mất cân bằng trong chuyển hóa acid uric của cơ thể.

    Uống nhiều nước mỗi ngày:

    Mỗi ngày nên uống tối thiểu 2l nước để tăng cường hoạt động của hệ bài tiết. Giúp thải độc tố ra ngoài cơ thể.

    Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi:

    Rau củ quả bổ sung nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Vừa giúp tăng cường miễn dịch và phòng ngừa nguy cơ bệnh gout.
     

Chia sẻ trang này