Mình bầu hơn 8 tháng rồi và bị đau xương mu kinh khủng, từ chuyên môn của bsy là đau khớp vệ do xương chậu và xương mu giãn nở để chuẩn bị cho em bé chào đời. Thường là đau từ tháng 8 trở đi nhưng mình thì lại đau quá sớm, từ tháng 6 do bụng to. Khi bị đau vùng này, đứng nằm ngồi gì cũng đau, mỗi lần ngả lưng nằm xuống là khiếp luôn. Mẹ nào giống mình thì cùng nhau chia sẻ xem có cách nào hạn chế ko vì như bsy nói là chỉ có sinh xong mới hết, hic...
Ðề: Đau khớp vệ vào những tháng cuối thai kỳ tớ thì k như thế,nhưng từ ngày đẻ xong,tớ rất hay bị buốt chân( cảm giác buốt từ xương chậu trở xuống đầu gối),đêm ngủ nhất là những hôm trời rét thì khiếp lắm,nhiều khi k trở nổi mình.Mỗi lần muốn nằm nghiêng,hay xoay người thì đến là khổ,như tra tấn.Ngày xưa chưa lấy chồng,mùa đông tớ tắm k cần nước nóng,bây giờ tắm xong,phải mặc 3,4 cái quần,rồi thì bật điều hòa,máy sưởi,ủ chăn bông chán chê...thế mà lúc đứng lên,vẫn thấy buốt.Bình thường người ta mặc quần,thì 1 chân xỏ vào ống quần,1 chân đúng làm trụ.Thế nhưng cái chân trụ của tớ buốt k trụ vững,toàn phải mặc ngồi.ra đường luon phải làm bạn với cái miếng dán giữ ấm.hic....
Ðề: Đau khớp vệ vào những tháng cuối thai kỳ Hì, tớ cũng bị đau khớp vệ này. Đau nhức kinh khủng, đi- đứng - nằm - ngồi... kiểu j cũng đau, nhất là khi xoay chuyển tư thế. Tớ có hỏi bác sĩ thì bác sĩ bảo đau khớp vệ thường do cơ địa người mẹ trước kia gầy nên bây giờ có thai, khung xương chậu giãn nở. Thường thì sẽ tốt cho việc chuyển dạ và sinh con được dễ dàng, nhưng khiến người mẹ đau. Bác sĩ cũng khuyên mình sau khi sinh xong, lấy dây chun (mua dây chun kiểu người ta hay buộc bong gân ấy) buộc chằng ngang hông để giúp cố định chặt chẽ lại khung xương, để tránh sau này khung xương chậu lỏng lẻo (thì ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng) và khi sinh bé tiếp theo sẽ có thể bị đau khớp vệ hơn trước. Chia sẻ với mẹ nó những gì hỏi được bác sĩ, còn giờ thì chúng ta đành phải sống chung với lũ thôi
Ðề: Đau khớp vệ vào những tháng cuối thai kỳ hic mình cũng bị đau như các mẹ. Mình bị từ khi 6 tháng co nhưng sau mấy ngày thì lại khỏi có thể do mình đi lại nhiều nhưng mà bây giờ 7 tháng rồi tối nằm vẫn hơi đau cựa mình cũng khó. Hồi đau quá đi không nổi mình ngồi xếp bằng rồi nhấn chân xuống mở khớp háng hoặc là nằm ngửa rồi một chân để như vắt chân chữ ngũ lấy tay ấn vào đầu gối cũng nhằm mục đích mở rộng khớp háng thấy đỡ đi nhiều. Hồi xưa mình có đi hoc Yoga nên áp dụng mấy động tác này vào thấy hiệu nghiêm phết.
Ðề: Đau khớp vệ vào những tháng cuối thai kỳ Ui, mẹ Cong Huan bị đau giống y hệt mình luôn. Mình cứ thấy đau vùng dưới đó mà ko hiểu tại sao, giờ nghe mẹ nó nói mới biết. Như mình thì hay bị đau lúc đứng ngồi đi lại, nằm thì đỡ nên đợt này mình đành bed relax. Mẹ nó cũng thử xem
Ðề: Đau khớp vệ vào những tháng cuối thai kỳ Bạn lạnh và buốt chân nhiều như vậy có thể do thiếu canxi đó, nên khám bsy đi bạn ah.
Ðề: Đau khớp vệ vào những tháng cuối thai kỳ chịu thôi bạn ơi, mình nằm xuống càng đau hơn nữa nhất là mỗi khi trở người đổi tư thế, ôi khủng khiếp...
Ðề: Đau khớp vệ vào những tháng cuối thai kỳ Cái vụ sử dụng dây chun hay nhỉ, sinh xong mình áp dụng thử xem sao. thanks bạn!
Ðề: Đau khớp vệ vào những tháng cuối thai kỳ Em cũng bị thế từ đợt 6-7 tháng nhưng đến giờ hơn 8 tháng thì lại kô thấy đau nữa. Đợt em bị đau, em mới hỏi BS khám cho em có phải do thiếu Canxi kô thì BS lúc đó mới kê Canxi cho em uống nhưng bảo với em là chỉ đỡ thôi chứ kô hết, lúc nào đẻ xong mới hết cơ. Trộm vía e uống Canxi 1 thời gian lại tự hết, giờ chả đau gì cả chỉ có điều giờ to đùng, ì ạch quá!
Ðề: Đau khớp vệ vào những tháng cuối thai kỳ Em cũng bị thế từ đợt 6-7 tháng nhưng đến giờ hơn 8 tháng thì lại kô thấy đau nữa. Đợt em bị đau, em mới hỏi BS khám cho em có phải do thiếu Canxi kô thì BS lúc đó mới kê Canxi cho em uống nhưng bảo với em là chỉ đỡ thôi chứ kô hết, lúc nào đẻ xong mới hết cơ. Trộm vía e uống Canxi 1 thời gian lại tự hết, giờ chả đau gì cả chỉ có điều giờ to đùng, ì ạch quá!
Ðề: Đau khớp vệ vào những tháng cuối thai kỳ Theo mình nghĩ các mẹ ko nên lo lắng. Khi mang thai, thể tích tử cung tăng dần, chính áp lực này làm căng dây chằng nên thai phụ có cảm giác đau. Hơn nữa hai bên xương chậu được kết nối bằng mu khớp xương ở phía trước, khớp có thể co dãn dưới sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng, do đó, khi dây chằng bị kéo căng sẽ gây đau vùng xương mu. Đấy là do mình học nên thầy cô đã từng đề cập đến còn mình chưa có kinh nghiệm gì đâu
Mình đi lại thì đỡ đau. Nhưng nếu đi bộ hơi nhiều 1 chút thì đêm đó mình k quay nổi người mà sang ngày mai vẫn đau ê ẩm luôn. Có mẹ nào đi bộ về lại đau hơn không? Chia sẻ mình với
E thì đau mỗi khớp cổ tay vào tháng t7-8 của thai kỳ, mỗi sáng thức dậy tay đau k cử động dc, e dùng dầu xoa bóp của Hàn thì thấy đỡ hẳn.
Mang thai tháng cuối là thời điểm xuất hiện hàng loạt các triệu chứng báo hiệu mẹ sắp chuyển dạ. Có dấu hiệu đúng, có báo động là giả. Vậy đau háng có phải sắp sinh không? Càng sát ngày dự sinh, thai nhi sẽ càng xuống thấp hơn, các vùng khung chậu sẽ giãn nở nhiều để chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ. Đó là lý do chính khiến mẹ bị ê mỏi vùng khung chậu, xương mu và xương háng. Mẹ bầu càng ít vận động, chế độ ăn uống thiếu canxi thì càng cảm thấy đau và mệt mỏi hơn. Các chuyên gia y khoa lý giải rằng khi mang thai, dưới tác động của hormone relaxin, dây chằng của các khớp xương trở nên mềm và nới lỏng hơn so với bình thường. Do đó, càng gần đến ngày sinh, khi bụng bầu tăng hết kích cỡ, mẹ bầu cảm nhận điều này rõ ràng hơn. Biểu hiện dễ nhận biết nhất chính là vùng xương chậu, hai bên háng và xương mu đau dữ dội. Nhưng cơn đau có thể bắt đầu âm ỉ từ từ sau đó nóng dần lên từ khu vực thắt lưng, xương chậu sau đó sang mu và hai bên háng. Những trường hợp nặng còn kéo xuống cả đầu gối bàn chân. Các cơn đau xương mu và hai bên háng thường đau nhiều về đêm đặc biệt là khi mẹ trở mình hay khi ngồi dậy và di chuyển. Khi di chuyển có thể thấy được tiếng động phát ra từ khu vực háng và xương mu. NGUYÊN NHÂN ĐAU HÁNG KHI MANG THAI 1.Thai nhi quay đầu Cấu tạo cơ thể theo quy luật nhất định: Xương chậu được kết nối với xương mu ở phía trước và hai khớp háng gần kề. Xương vu và khớp háng có nhiệm vụ nâng đỡ phần phía trên cơ thể. Tam cá nguyệt thứ ba, khi thai nhi bắt đầu quay đầu xuống thấp, lúc này cơ thể mẹ cũng tiết ra hormone relaxin và progesterone khiến xương chậu giãn nở nhiều hơn theo kích thước thai nhi, để chuẩn bị cho kỳ sinh sắp đến. 2.Chế độ ăn bà bầu thiếu canxi Canxi là dưỡng chất không thể thiếu khi mang thai. Nếu không bổ sung đầy đủ canxi đương nhiên hệ xương khớp sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, xương trở nên yếu và dễ bị đau, nhức, mỏi hơn. Thai nhi càng lớn, vùng xương chậu càng giãn khiến mẹ đau dữ dội cho đến lúc sinh. 3.Làm việc nhiều Gần tới ngày sinh mà mẹ bầu vẫn phải làm việc mà không được nghỉ ngơi hợp lý, làm việc quá sức, đi lại vận động quá nhiều cũng sẽ thấy đau nhức ở vùng lưng, xương chậu, xương mu, hông đùi và cả hai khớp háng ở nhiều thời điểm. 4.Tiền sử bị bệnh khớp Nếu mẹ đã từng mắc bệnh thoái hóa khớp, thoái hóa đĩa đệm vùng chậu, viêm xương chậu cũng sẽ gặp phải triệu chứng đau khớp háng và xương mu, hông, bẹn. Nếu vừa đau háng vừa có các dấu hiệu dưới đây mẹ nên sẵn sàng tư thế “lâm bồn” nhé: Bụng bầu tụt xuống, sa bụng là dấu hiệu sắp sinh đầu tiên Cổ tử cung bắt đầu mở Ngừng tăng cân Cảm thấy uể oải và chỉ muốn nằm nghỉ Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn Cảm thấy các khớp được dãn ra Tiêu chảy Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục Vỡ nước ối CÁCH KHẮC PHỤC ĐAU HÁNG CUỐI THAI KỲ Duy trì tư thế đúng, lưng thẳng, có gối tựa sau lưng nếu ngồi Không tạo áp lực lên vùng xương háng Mang các loại giày, dép đế bằng và thấp Tránh đứng trên một chân, duy trì một tư thế quá lâu Tư thế ngủ nên nằm nghiêng sang bên thuận, giữ cho chân và phần hông hơi cong và sử dụng gối cho bà bầu Tập thể dục nhẹ nhàng Bổ sung canxi mỗi ngày Có thể dùng giảm đau đơn thuần nhưng tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc mà không có tham khảo ý kiến bác sỹ. Chỉ cần chú ý chế độ ăn uống thêm caxi và tập thể dục bằng cách đi lại nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn, không ngồi quá nhiều hay đi lại nhiều mẹ có thể tự lý giải được tình trạng đau háng có phải sắp sinh hay không? =>>> Tham khảo chi tiết: http://coxuongkhopanviet.com/dau-khop-hang-va-xuong-mu-khi-mang-thai-phai-lam-sao.html
Mình có biết một địa chỉ này chữa bệnh tốt lắm. Bạn bị bất cứ bệnh nào, dù nặng đến mấy cũng có thể chữa khỏi được hết chỉ trong vòng 7 ngày(kể cả ung thư giai đoạn cuối). Hơn nữa, chỗ này làm việc rất tận tâm, bạn muốn trả bao nhiêu tiền thì trả (tuỳ tâm). Mình đã tham gia chữa trị bên này rất nhiều bệnh và khỏi hoàn toàn các bệnh mãn tính. Cũng chính vì vậy mà mình đã giới thiệu cho rất nhiều người đến với nơi đây: https://www.facebook.com/groups/658168738135790
Khi mang thai, nhu cầu canxi của cơ thể mẹ bầu tăng lên. Bởi lượng canxi nạp vào cần đáp ứng đủ cho cả mẹ và thai nhi. Do đó, rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu hụt canxi. Nhất là khi có chế độ ăn uống không phù hợp. Thiếu hụt canxi khi mang thai tháng cuối sẽ khiến cho mẹ bầu thường xuyên bị đau nhức khớp háng. Ngoài ra còn gặp phải nhiều triệu chứng khác đi kèm. Bao gồm đau lưng, tê bì chân tay, khô da, móng tay giòn, chuột rút cơ bắp, mất ngủ… Theo chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ Nguyễn Phượng – Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý và Chăm sóc sức khỏe Đại học South Columbia (Hoa Kỳ), việc bổ sung canxi ở giai đoạn mang thai góp phần quan trọng cho sự phát triển của bé khi trưởng thành. Chính vì vậy, bên cạnh việc bổ sung canxi qua bữa ăn, mẹ bầu cần tham khảo và kết hợp sử dụng với các loại viên canxi cho bà bầu để cơ thể tăng sức đề kháng và cung cấp đủ lượng canxi cho bé cứng cáp, khỏe mạnh hơn.