Dạy con ứng xử với đồng tiền

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi webmaster, 28/3/2011.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,262
    Điểm thành tích:
    6,063
    Nếu bạn có con, hãy dạy cho con những điều quý giá sau về tiền bạc, như một hành trang bước vào cuộc sống.

    [​IMG]

    1. Tiền không tốt cũng không xấu

    Tiền chỉ là một công cụ. Tiền không thể giúp ta khám phá ra bản chất con người. Giá trị của một con người không thể được đo bằng việc anh ta có bao nhiêu tiền, vì vậy không thể đánh giá ai đó dựa trên số tài sản mà họ có.

    2. Tiền không phải là một mục tiêu

    Đừng dạy con bạn xây dựng mục đích của bản thân là tiền. Một người khi được hỏi mục đích cuộc sống của mình là gì, câu trả lời lập tức là “giàu có”, thì anh ta sẽ làm mọi cách để trở nên giàu có, bất chấp mọi giá. Dĩ nhiên anh ta sẽ không bao giờ có được hạnh phúc khi đã đạt được mục tiêu giàu có của mình.

    3. Tiền không làm cho bạn hạnh phúc

    Một người giàu có chưa chắc đã hạnh phúc hơn người nghèo. Trong thực tế, người giàu thường căng thẳng hơn. Những người hạnh phúc nhất là những người luôn cảm thấy hài lòng với những gì mình có, khi bạn còn muốn nhiều điều hơn nữa, chắc chắn bạn sẽ phải đấu tranh với chính bản thân mình. Người ta có thể cảm thấy hạnh phúc khi không ngừng phấn đấu nhưng sẽ không thể hạnh phúc nếu mục tiêu đó là tiền, là sự giàu có, là chức danh, là địa vị.

    4. Không ghen tị với tiền của người khác

    Nếu có nhận thức về tiền bạc tốt, bạn sẽ thấy rằng tình trạng tài chính của mình an toàn hơn những người cố gắng phô trương sự giàu có bằng xe đẹp, nhà cao - có thể họ đang nợ một khoản tiền khổng lồ trong ngân hàng để có những thứ đó.

    Ghen tị là một thứ cảm xúc rất dễ khiến bạn mất tập trung, chính vì thế tốt nhất là suy nghĩ về bản thân mình hơn là nhìn và so sánh với người khác, đặc biệt khi bạn chỉ có thể nhìn vào những gì thuộc về bề ngoài của họ.

    5. Nếu khá giả, hãy tìm cách giúp đỡ người khác

    Bạn may mắn sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả, có thời kỳ làm ăn thịnh vượng, đừng quên trách nhiệm giúp đỡ của mình với những đối tượng thiệt thòi hơn. Đừng chần chừ hay tiếc rẻ bỏ ra chút ít tài chính ủng hộ những nạn nhân sau một cơn bão lũ kinh hoàng, một trận động đất, sóng thần trên đất nước mình cũng như trên thế giới mà chúng ta đang sống.

    6. Phân bổ ngân sách hợp lý

    Một khi bạn đã kiếm được tiền, hãy cân nhắc sử dụng hợp lý. Nên có kế hoạch các khoản cần tiêu, các khoản cần tiết kiệm. Xây dựng thói quen này sớm sẽ giúp bạn nhận ra rằng bạn chỉ có thể an toàn về tài chính nếu tiêu ít hơn số tiền mình kiếm ra.

    7. Đừng mong một bữa trưa miễn phí

    Không ai cho không ai cái gì, bạn đang được trả lương cho những gì bạn cam kết tại công ty, và bạn sẽ được trả lương nhiều hơn nếu bạn hoàn thành công việc tốt hơn. Bạn không phải là giám đốc nên bạn không thể được nhận lương tương đương với vị giám đốc.

    8. Tiết kiệm nhiều nhất có thể cho tương lai

    Có thể tiết kiệm khiến bạn thấy phiền phức, không thoải mái trong thời điểm hiện tại nhưng đó là cách tốt nhất để hạn chế những khó khăn và phiền phức trong tương lai.

    9. Tránh vay mượn tiền bạc

    Tiền vốn dĩ không tốt cũng không xấu nên việc vay mượn tiền không tốt cũng không xấu. Vay tiền có những nhược điểm của nó, nhưng trong cuộc sống thật khó tránh hoàn toàn việc vay mượn tiền. Trở thành con nợ chắc chắn sẽ không thoải mái chút nào, chính vì thế hãy tự lực tối đa có thể hoặc cân nhắc lí do vay mượn một cách hợp lý.

    10. Tiền không phải là quan trọng nhất


    Mặc dù tiền rất quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống nhưng không nên tập trung quá nhiều thời gian vào nó. Đừng để tiền điều khiển mọi quyết định của bạn. Nhiều người sẽ khuyên bạn nên nghĩ về khoản “lợi tức đầu tư”, tuy nhiên chỉ nên tính toán đến tiền với những quyết định tài chính, còn với những quyết định khác liên quan đến cuộc sống, tiền chỉ nên là một trong số những thứ cần cân nhắc.



    Lan Tường
    Theo Consumerism
    Nguồn: Dân Trí
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


  2. phuongedu

    phuongedu

    Tham gia:
    5/4/2010
    Bài viết:
    21,134
    Đã được thích:
    7,441
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con ứng xử với đồng tiền

    hi hi, em vừa đọc bài này hôm qua, đúng là hữu ích thật, mình chả có khả năng tổng hợp được như người ta anh nhỉ. cám ơn anh đã chia sẻ cho mọi người.
     
    nti thích bài này.
  3. bamboomami

    bamboomami Thành viên mới

    Tham gia:
    9/3/2011
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy con ứng xử với đồng tiền

    bài học về tiền bạc luôn đi theo ta suốt đời, dạy trẻ bài học này từ nhỏ sẽ tạo nên thói quen tiêu tiền tốt cho trẻ sau này
     
    phuongedu thích bài này.
  4. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con ứng xử với đồng tiền

    Kịch liệt đồng ý với mẹ :) :)
     
  5. choi1biet2

    choi1biet2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    8/7/2010
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    174
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Dạy con ứng xử với đồng tiền

    Cảm ơn bạn nhé, đồng tiền bây giờ chi phối khá nhiều thứ. Mình cần phải giáo dục cho trẻ biết cách sử dụng đồng tiền như thế nào mới được.
     
  6. ftc.faq

    ftc.faq Banned

    Tham gia:
    30/3/2011
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Dạy con ứng xử với đồng tiền

    :)
    Bậc cha mẹ nào cũng đều muốn kiếm nhiều tiền, cốt cũng chỉ là cho con cái được sung sướng. Đứa trẻ mà không biết sử dụng tốt những đồng tiền đó thì quả thật là điều rất đáng buồn.
     
  7. conyeucuame103

    conyeucuame103 Thành viên mới

    Tham gia:
    21/10/2010
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy con ứng xử với đồng tiền

    Trong cuộc sống còn rất nhiều những hoàn cảnh trẻ em vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không được đến trường. Mẹ nào cũng mong muốn con mình được mọi người yêu thương. Hôm qua đọc hoàn cảnh của em nhỏ trên báo thanh niên và ứa nước mắt. Không có tiền mua cái bàn học nhỏ để thực hiện ước mơ được đến trường cùng các bạn trang lứa. Xin được trích một vài đoạn:
    GIAN NAN NUÔI CON CHỮ TRÊN NỀN ĐẤT
    Theo chân chương trình học bổng “Khăn Đỏ Đến Trường” do Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và báo Thanh Niên khởi xướng trao học bổng cho cô bé Lý Lê Tiểu Quỳnh, học sinh giỏi lớp 3 trường tiểu học Vĩnh Phương 2, tỉnh Khánh Hòa – chúng tôi mới hình dung hết cái khát con chữ và những nỗ lực vươn lên trên nền đất thôn quê.
    [​IMG]
    Khi ông bà phải vất vả làm rẫy nuôi em
    Bố Quỳnh mất do tai nạn xe khi em mới được 3 - 4 tháng. Mẹ em theo đó cũng bôn ba phương xa và tìm kiếm hạnh phúc mới, thỉnh thoảng mới lại về thăm con. Ông bà ngoại – những người thân duy nhất – đã nuôi nấng em từ khi còn ẵm ngửa trong căn nhà nhỏ, chỉ rộng khoảng 30 m2 bằng gạch cũ, tường thô.
    Thương ông bà, nên dù học ngày hai buổi Quỳnh vẫn đội cái nắng trưa oi ả về nhà ăn cơm để bớt chi phí cho ông bà thay vì được học bán trú, nghỉ trưa và ăn cơm tại trường như các bạn. Ngoài giờ học, mọi việc nhà như: đi chợ, rửa chén, tự giặt đồ và trông nom nhà cửa... đều do một tay Quỳnh thu vén. Thứ Bảy, Chủ Nhật là những ngày nghỉ ngơi của các bạn cùng trang lứa thì đối với Quỳnh là những ngày công việc thêm gấp đôi lần. Vừa tranh thủ hoàn thành bài vở, Quỳnh vừa lên rẫy phụ giúp ông bà. Đôi bàn tay gầy nhỏ thoăn thoắt nhổ cỏ, phát quang, bón phân, tưới nước... Kể về Quỳnh, ông bà không thôi xúc động vì đứa cháu nhỏ tuổi mà hiểu biết hoàn cảnh hơn người.

    Luôn mong có bàn ghế cho em học bài

    Một tay quán xuyến việc nhà cho ông bà, không có nhiều thời gian dành cho học tập, nhưng Quỳnh vẫn luôn cố gắng theo bằng được những bài học mới cùng các bạn. Trong căn nhà nhỏ trống trải ở thôn Vĩnh Phương, nền đất lạnh chính là chiếc bàn học thân thuộc của em mỗi ngày. Tôi hỏi em: “Nếu có một điều ước, con sẽ ước gì?”. Suy nghĩ một lúc, Quỳnh trả lời: “Con muốn có một cái bàn và một cái ghế để học bài. Nằm mãi dưới đất, con hay bị lạnh bụng và đau lưng lắm”.
    Nói về Tiểu Quỳnh, cô Sương, Hiệu phó nhà trường, không ngớt lời khen: “Trong thôn ai cũng biết hoàn cảnh Quỳnh rất khó khăn, gia đình là hộ nghèo của xã, ông bà ngoại đi làm rẫy khổ cực để nuôi em từ khi còn ẵm ngửa. Thế nhưng ở trường, Tiểu Quỳnh vẫn rất chăm ngoan.” Ông bà ngoại Quỳnh cũng chia sẻ trong niềm tự hào: vì nhà không có tiền đi học thêm nên Quỳnh thường rủ bạn bè học nhóm, hỏi thăm bạn bè để trau dồi thêm kiến thức. Nhờ vậy, em luôn đạt thành tích học tập tốt. Chính sự chăm học cùng thành tích học tập của Quỳnh là niềm vui của ông bà mỗi ngày.
    Khi được chúng tôi hỏi liệu có khi nào nghĩ đến việc cho Quỳnh thôi học, lên rẫy phụ giúp để nhẹ gánh tuổi già hay chưa? Ông bà liền xua tay: “Khó cỡ nào tụi tui cũng lo chạy cho được để cháu nó được đi học”.
    “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, tuy vậy, dễ nhận thấy rằng mặc dù đều đang ở độ tuổi cắp sách đến trường với khát khao học vấn, nhiều em nhỏ vẫn bị ngăn trở bởi những bộn bề vốn là việc của “người lớn” như: cơm, áo, gạo, tiền và trách nhiệm gánh vác kinh tế phụ giúp gia đình. Với sự nỗ lực không ngừng để vượt lên những thách thức của số phận và hơn hết là niềm đam mê dành cho kiến thức, các em xứng đáng được tiếp tục học tập và trên hết, các em đều xứng đáng được nhận sự bảo bọc và chở che của cộng đồng. Nhận học bổng từ chương trình “Khăn Đỏ Đến Trường” tại buổi Lễ trao học bổng vào ngày 27.3 ở thành phố Nha Trang, Quỳnh đã rơm rớm tâm sự: “Em hứa sẽ học thật giỏi để lớn lên thành tài, mai sau ông bà không còn phải làm lụng vất vả nuôi em nữa.” Và chúng tôi tin em sẽ làm được như vậy”.
     
  8. hoadai002

    hoadai002 Banned

    Tham gia:
    26/11/2010
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: Dạy con ứng xử với đồng tiền

    cũng tùy cánh day nhưng như vạy cũng tạm ổn
     
  9. thuyha1961

    thuyha1961

    Tham gia:
    23/2/2011
    Bài viết:
    16,272
    Đã được thích:
    4,417
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Dạy con ứng xử với đồng tiền

    Muốn con quý trọng đồng tiền và sử dụng nó có ích đầu tiên bố mẹ phải biết quý trong tiền và sử dụng có ích
     
  10. nguyenthuy2612

    nguyenthuy2612 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/4/2011
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Dạy con ứng xử với đồng tiền

    Em cũng chuẩn bị lập gia đình! Với em đây cũng là bài đọc rất hữu ích khi em sinh cháu và nuôi dạy cháu. Và theo em không nên để các cháu nhỏ tiếp cận với tiền quá sớm.
     
  11. AcsM

    AcsM Thành viên chính thức

    Tham gia:
    16/4/2011
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    41
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy con ứng xử với đồng tiền

    theo mình nghĩ có nhiều ông bố bà mẹ không hiểu và thật ra là chẳng cần phải hiểu con cái ứng xử với đồng tiền như thế nào? bởi vì ngày nay cuộc sống dễ dàng hơn 1 chút, các gia đình có của ăn của để, vậy thì suy nghĩ để cho con nó sống thoải mái 1 chút cũng có sao đâu, đây thường là suy nghĩ chung, mình chỉ nói thường thôi nhé hì hì , con cái chỉ ứng xử với đồng tiền tốt khi chính chúng nó sử dụng đồng tiền 1 cách tốt nhất, đơn giản và khó hiểu là cha mẹ nên dạy con cách để cho chúng biết tiêu tiền đã, theo mình đây là điều đầu tiên phải làm chẳng hạn nhờ bé đi mua một thứ gì đó như 1 cái kẹo giá 1000 đ, nhưng bạn chỉ đưa bé 500 đ và quan sát xem bé sẽ làm gì với 500 đ nhé rất thú vị.... 1 điều quan trọng không kém nữa đó là không nên cho con biết tình trạng kinh tế gia đình mình (nghèo thì không sao chứ giàu thì quá nhiều ví dụ điển hình), khi trẻ đòi hỏi điều gì đó chính đáng thì cũng không nên đưa hoặc mua ngay cho con để làm gì chắc các cha mẹ đều biết rồi, cuối cùng nên khuyến khích con tự kiếm tiền để con hiểu rằng ba mẹ kiếm tiền cũng không phải là hái từ cây sung xuống. Hix ở phương đông chúng ta con cái được "Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" rất dễ tạo cho con sự ỷ lại
     
    lamnhi2013phuongedu thích.
  12. bintran

    bintran Thành viên chính thức

    Tham gia:
    31/3/2011
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Dạy con ứng xử với đồng tiền

    nói chung, theo em không nên để con trẻ tiếp xúc với tiền sớm. quan trọng là phải dạy con biết quy trọng đồng tiền, biết quý mồ hôi công sức của cha mẹ thì sau này lớn lên mới thành người được. Chứ nhỏ mà tiêu tiền như nước thì hiếm có tương lai lắm
     
  13. Me-Kaola

    Me-Kaola Shop Koala

    Tham gia:
    12/3/2011
    Bài viết:
    2,173
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    98
    Ðề: Dạy con ứng xử với đồng tiền

    Con em cũng sắp đến tuổi nhận biết mọi thứ, vấn đề này mẹ cháu rất quan tâm, nếu ai chưa đọc quyển " Cha giàu cha nghèo" thì nên đọc, hay phết đấy ah học được rất nhiều thứ
     
  14. lamnhi2013

    lamnhi2013 CLB Quý cô tuổi Dần

    Tham gia:
    23/2/2011
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Dạy con ứng xử với đồng tiền

    K biết theo bintran thế nào là sớm? Mình lại quan niệm hơi khác một chút: nếu k để con tiếp xúc với tiền thì làm thế nào "dạy con biết quy trọng đồng tiền, biết quý mồ hôi công sức của cha mẹ" được? Có thực mới vực được đạo mà. Cứ bảo trẻ bây h thông minh nhưng nếu ng lớn k dạy thì nhiều bé cũng k phân biệt tờ tiền nào có mệnh giá lớn, nhỏ... mà
     
    AcsM thích bài này.
  15. lamnhi2013

    lamnhi2013 CLB Quý cô tuổi Dần

    Tham gia:
    23/2/2011
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Dạy con ứng xử với đồng tiền

    Nhân đây cũng xin chia sẻ với các mẹ 1 bài viết theo mình là rất rất hay của TS. Thụy Anh:

    Dạy con biết trân trọng đồng tiền


    Tôi còn nhớ, ngày bé, mẹ tôi vẫn bảo: “Trẻ con không nên sớm biết đồng tiền, hư người đi!”. Sau này, tôi lại thấy nhiều đứa bạn cùng tuổi tiêu tiền rất sớm, thậm chí, bố mẹ còn thưởng tiền mỗi lần được điểm cao.
    Hai cách ấy – một là tránh cho trẻ đối diện với đồng tiền sớm, hai là sớm cho trẻ tiếp cận đồng tiền, biết tiêu tiền một cách tự lập – cách nào là đúng?

    Ý nghĩa của đồng tiền

    Thái độ của trẻ đối với đồng tiền ảnh hưởng một phần đến cách sống sau này của trẻ, khi lớn lên. Coi tiền là thứ yếu, là không quan trọng bằng những giá trị tinh thần khác, vì thế mà coi nhẹ, thậm chí còn khinh miệt đồng tiền? Quá coi trọng đồng tiền, yêu tiền hơn tất thảy mọi thứ khác, lấy sự kiếm tiền là mục đích chứ không phải là phương tiện sống và đạt được những đích khác của cuộc đời? Cả hai thái độ, theo tôi, đều không thỏa đáng. Có lẽ, các bậc phụ huynh đều muốn con mình ra đời đều hiểu được giá trị của đồng tiền với nghĩa là giá trị của sức lao động, biết tiêu tiền một cách khôn ngoan, có trách nhiệm, đồng thời cũng không phải là kẻ keo kiệt, chắt bóp cóp nhặt khổ sở mà không thể chia sẻ đồng tiền làm ra cho bất kỳ ai trong đời.

    Mục đích gần hơn, trẻ cần được hiểu đồng tiền là gì, tại sao phải có nó, lấy ở đâu ra, dùng nó như thế nào… Một đứa trẻ 4, 5 tuổi, mỗi lần đi cửa hàng là nằng nặc đòi mua hết đồ chơi nọ đến đồ chơi kia, không hề quan tâm xem bố mẹ có đủ tiền mua không, hoặc bé biết chắc là bố mẹ rất giàu nên tha hồ đòi hỏi – đó là dấu hiệu bé chưa hiểu ý nghĩa của đồng tiền!


    Tiền là gì? Tiền ở đâu mà có?


    Từ 2 tuổi trở lên, bé bắt đầu cần biết “sự góp mặt” của đồng tiền trong cuộc sống chúng ta. Mỗi lần đi mua hàng, đi taxi, hãy cho bé cầm một tờ tiền nhỏ đưa cho cô bán hàng, cho người lái xe một cách trân trọng. Đó như một trò chơi khiến bé vui thích, nhất là nếu người nhận cảm ơn bé thật nhiều. Dần dần, bé sẽ hiểu, chúng ta không tự nhiên được đồ chơi, không tự nhiên được đi ôtô như vậy, mà cần phải có tiền để trả công lao động. Ngoài ra, trong các câu chuyện, bạn hãy kể với bé rằng bố mẹ đi làm và nhận được tiền. Tiền ấy để mua thức ăn, mua quần áo, và mua đồ chơi cho bé đấy.

    Khi bé đã 4, 5 tuổi, bé lại càng nên phải biết tất cả những chi tiêu trong nhà đều cần đến tiền. Cho bé chứng kiến những lần trả tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền mua gas. Cùng bé đi chợ mua rau. Đương nhiên, bạn làm điều đó thật… bình tĩnh chứ đừng tỏ ra “khổ sở” khi đưa tiền cho người nhận, tuyệt đối không kêu ca: “Giời ơi, tốn quá!”. Hãy để cho bé biết, đây là một hiện tượng hết sức tự nhiên và hợp lý trong xã hội.

    Bạn đã bắt đầu có thể chia sẻ với con tất cả những thực tế trong gia đình có liên quan đến tiền. Ví dụ, hãy báo tin vui cho con rằng bố vừa được lên lương, nghĩa là mỗi tháng bố nhận được nhiều tiền hơn vì bố làm việc tốt, các “chú sếp” khen bố. Một phần là nhờ con đi học ngoan nên bố yên tâm làm việc đấy! Hoặc, hãy kể trong bữa cơm rằng tháng này tiền điện, tiền xăng tăng nên bố mẹ phải làm việc nhiều hơn một chút.. v.v… Tất cả những thông tin như thế rất cần thiết đối với trẻ, đồng thời khiến trẻ cảm thấy mình chững chạc hơn vì được bố mẹ tin tưởng, trao đổi các câu chuyện về “ngân sách gia đình” như với một người lớn.

    Thái độ có trách nhiệm với đồng tiền

    - Ở nhà, bố mẹ nên có chỗ để tiền nhất định, đặc biệt là những tiền lẻ, tiền xu. Tránh để vương vãi khắp nơi, hoặc vì mệnh giá nhỏ mà tặc lưỡi: “cho con cầm mà chơi”. Có lần tôi chứng kiến cảnh một em bé cầm một tờ tiền nhỏ nộp cho chú công an để trả lại người mất, chú này lại bảo: “Ôi dào, cho cháu giữ lấy mà ăn kẹo”! Thái độ như thế thật là sai lầm, khiến đứa trẻ ngây thơ không hiểu được, vì sao tiền của người khác lại có thể dùng để ăn kẹo được, một khi họ cũng đổ mồ hôi công sức mới làm ra tiền như bố mẹ!

    - Hãy cùng bé tiết kiệm tiền. Bạn tặng bé một con lợn đất, và cũng có một con lợn đất của riêng mình. Cùng giao hẹn: “Chúng mình sẽ tiết kiệm cho đến Tết (hoặc đến năm học mới) sẽ đập lợn để mua một món quà nào đó cho con, tùy con chọn”. Những đồng xu nhỏ, bố mẹ cho bé. Còn bố mẹ lại đút vào lợn đất tiền lớn hơn, hàng tuần. Khi đập lợn, hãy đưa bé đến cửa hàng, cho bé toàn quyền lựa chọn món đồ mình cần mua, nhưng không được quá số tiền có trong hai con lợn đất, cho dù bố mẹ có thể bù thêm để mua đồ trị giá lớn hơn, nhưng như thế sẽ mất đi ý nghĩa của lợn đất trong suy nghĩ của trẻ.

    - Khi vào cửa hàng đồ chơi, nếu bạn có ý định mua cho con một đồ chơi mới, hãy nói ý định đó ngay từ nhà, còn nếu chưa có ý định mua thì hãy giao hẹn trước khi bước vào: “Chúng mình cùng vào xem đã nhé, cuối tháng bố mẹ sẽ mua cho con”. Nếu bé đồng ý thì cùng vào xem, nếu bé “lèo nhèo” thì ngay lập tức đi chỗ khác, để tránh những cảnh mà đôi khi bố mẹ cảm thấy bất tiện khi con thì khóc lóc “ăn vạ”, bố mẹ thì lại chưa muốn mua món đồ đắt tiền ấy. Thực tế, nếu bạn luôn luôn “làm công tác tư tưởng” cho con trước thì cảnh đó không bao giờ xảy ra.

    - Từ khi bắt đầu vào lớp 1, trẻ đã có thể được cầm tiền dằn túi. Mỗi tháng, bố mẹ cho trẻ một khoản tiền nhất đinh, nhỏ thôi, và hãy tỏ ý tin tưởng rằng, bé không làm mất, không tiêu tiền linh tinh, chỉ là để “đề phòng khi cần thiết” vì thường thì bố mẹ luôn ở bên cạnh để đáp ứng mọi nhu cầu của bé rồi! Hãy kín đáo theo dõi cách bé giữ tiền, bạn sẽ hiểu, con mình có thái độ như thế nào đối với đồng tiền đấy.

    Nhưng tiền không là quý nhất

    Muốn cho trẻ hiểu rằng, đồng tiền là quý, nhưng quý vì đó mà mồ hôi sức lực của mọi người, chứ không phải tiền là quý nhất trên đời, chính các bậc phụ huynh phải làm gương cho con. Một vài ngàn biếu một người ăn mày, một khoản tiền nhất định góp vào Quỹ người nghèo hay ủng hộ đồng bào bão lụt… với sự trân trọng chứ không phải miễn cưỡng. Ngoài ra, ngày Tết, khi về thăm ông bà, hãy cùng con chuẩn bị phong bì nhỏ xinh xắn để mừng tuổi ông bà, với cả tấm lòng biết ơn. Gần đây, trẻ con đều biết ngày Tết là được nhận tiền lì xì từ người lớn, mà không nhiều đứa trẻ nhớ rằng, việc mừng tuổi người già cũng là một nét đẹp của truyền thống dân tộc ta.
    Mỗi khi mua quà cho con, ví dụ, nhân ngày 1-6 hay ngày Sinh nhật, bố mẹ đừng bao giờ tặng quà cùng lời than: “Khiếp, cái ôtô này đắt thế không biết, bố phải cắn răng mua cho Chích đấy!”. Hay đừng muốn con hứa: “Đây nhé, mua robot này tốn cả tháng lương của bố, cuối năm Nhím đừng có đòi mua đồ chơi đắt tiền nữa đấy nhé!”. Hãy để cho bé cảm nhận được tình cảm của bố mẹ chứ không phải vì con đòi hỏi hay vì trách nhiệm “đến hẹn lại lên” là bố mẹ mua quà cho con. Đừng để tiền là lu mờ đi những niềm vui bé bỏng của trẻ thơ.




    Trở lại với phần đặt vấn đề

    Vì mẹ tôi tránh không cho tôi cầm tiền và “hiểu đồng tiền” khi còn bé, năm đi học lớp 1, tôi vẫn chưa từng được tiêu tiền. Năm ấy ở lớp, các bạn nhỏ thường chia sẻ cho nhau những cái kẹo, mấy cái bánh quế mỏng như tờ giấy hay vài mẩu quế thơm mùa đông mua được của bà hàng nước ngoài cổng trường. Riêng tôi thì không có để cho lại các bạn. Một lần, tôi đã lấy một tờ tiền mẹ để trên bàn, không hề biết đó là tờ mệnh giá rất lớn, đem ra mua mấy mẩu quế, và vui sướng vì bà hàng giả lại cơ man là những đồng tiền nhỏ. Tôi còn mang về đưa lại cho mẹ, cứ nghĩ mẹ sẽ hài lòng lắm, vì từ một tờ tiền mà được lại biết bao nhiêu! Ấy thế mà bị một trận mắng nên thân, thậm chí còn bị khép vào tội “ăn cắp tiền”. Quá ngây ngô với đồng tiền, lại bị nhận một “tội danh” tày đình như thế, tôi vừa ân hận, vừa khó hiểu, và sự việc này tôi còn nhớ rất lâu trong sự hổ thẹn không đáng có của tuổi thơ.

    Tôi kể câu chuyện thật ấy để muốn nói một điều, không nên né tránh những câu chuyện liên quan đến đồng tiền đối với trẻ. Quan trọng nhất là cách tiếp cận đề tài này một cách hợp lý và đúng mức như đã kể trên mà thôi.

    Nguồn: http://docsachcungcon.com/a/news?t=11&id=843912 ==> k tquảng cáo nhưng thấy trang web này rất ý nghĩa. chị Thụy Anh là TS Giáo dục học, khá am hiểu tâm lý trẻ, tiếp xúc với chị cực kỳ dễ chịu :)
     
    AcsMphuongedu thích.
  16. hocvienlamgiau

    hocvienlamgiau Banned theo yêu cầu chủ nick

    Tham gia:
    28/10/2010
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy con ứng xử với đồng tiền

    Bài viết quá hay! cảm ơn cảm ơn cảm ơn!!!

    Nhưng lưu ý:
    Dạy con như thế, thì bố mẹ cũng phải làm theo!! hãy noi gương! Trẻ con thường lấy gương của người lớn, người nó tin tưởng để học tập và noi theo!!!
     
  17. bAbYbOom

    bAbYbOom Mẹ bOom

    Tham gia:
    2/5/2011
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Dạy con ứng xử với đồng tiền

    chẳng hiểu ai bày mà bé nhà mình mỗi khi đi học hay gặp ai là cứ xòe tay ra xin tiền... dù bé chỉ mới 2 tuổi :-s chắc phải đợi bé lớn hơn 1 tí mới chỉnh lại đc quá , nhiều khi cảm thấy bất lực vs chính con của mình !
     
  18. thitgacbep

    thitgacbep co dinh: 0923 82 84 88

    Tham gia:
    20/10/2008
    Bài viết:
    4,136
    Đã được thích:
    1,706
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Dạy con ứng xử với đồng tiền

    bài học này hữu ích thật đấy, nhưng song song cách dậy trẻ ứng xử với đồng tiền phải kết hợp với môi trường mà trẻ sống, sinh hoạt... như thế hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều,
     
  19. gunny8811

    gunny8811 Banned

    Tham gia:
    18/5/2011
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Dạy con ứng xử với đồng tiền

    nên tạo cho con bạn biết tiết kiệm
     
  20. cudau88

    cudau88 Thành viên mới

    Tham gia:
    18/5/2011
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy con ứng xử với đồng tiền

    Đúng đấy, dạy cách ứng xử với đồng tiền còn quan trọng hơn cả dạy kiếm tiền ý chứ, like mạnh nha
     

Chia sẻ trang này