Home schooling

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi webmaster, 24/9/2008.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Có bố mẹ nào có thông tin về việc dạy học cho con ở nhà (học hoàn toàn ở nhà chứ không phải học thêm ở nhà) xin hãy chia sẻ.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


  2. Titi

    Titi Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    10/1/2005
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Hiện nay mình biết một số gia đình có con chậm phát triển đang dạy con ở nhà theo kiểu home schooling. Cha mẹ kết hợp với một số giáo viên tự soạn giáo án, chương trình dạy con mình cho phù hợp với khả năng của con mình. Các chương trình đó bám theo các tiêu chuẩn về độ tuổi phát triển chung và theo các sách giáo khoa của nhà nước
    Các con học tại nhà, giáo viên đến nhà dạy, chương trình dạy do cha mẹ và giáo viên của con tự quyết định
    Mình nghe nói là ở Mỹ có chế độ để các cháu home schooling được thi theo kiểu gì đó để mọi người đăng ký và được công nhận trình độ của các con. Còn ở Việt Nam thì ko biết đến khi mình qua đời thì đã có chế độ đó chưa nên mình không dám hy vọng gì
     
    architect thích bài này.
  3. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Với các em Chậm phát triển ( Chậm khôn ) và cả trẻ Tự Kỷ / Hiếu Động thì hình thức dạy ở nhà ( Home schooling) là tốt nhất - Tuy nhiên, việc soạn giáo án ( do cha mẹ + giáo viên ) cần phải có sự trao đổi và hướng dẫn bởi chuyên viên tâm lý cho phù hợp với độ tuổi thông minh ( kém hơn tuổi sinh ) đối với trẻ Chậm Khôn - còn đối với trẻ Tự Kỷ thì đó phải là 1 giáo án hoàn toàn cá nhân - chỉ thích hợp cho chính em đó thôi ( và khác hẳn giáo án dành cho trẻ Chậm khôn ).
    Chế độ giáo dục ở Mỹ và giáo dục ở VN hoàn toàn khác nhau từ mục đích cho đến cách thực hiện, vì vậy đã đang và sẽ không bao giờ có chuyện cha mẹ tự dạy con mà được công nhận. ( không được đi thi thì lấy cái tiêu chuẩn gì để công nhận ! )
    Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể cứ cho con đi học ở trường để có giấy tờ đi thi - nhưng học như thế nào, có bắt con học tối ngày sáng đêm hay cố gắng sắp xếp cho con có được một chế độ học tập nhẹ nhàng, không cần chạy theo thành tích , danh hiệu - không cần chạy chọt cho con vào trường chuyên lớp chọn vẫn là quyền của bố mẹ mà thôi !
     
  4. me be Tiep

    me be Tiep Thành viên tích cực

    Tham gia:
    7/5/2008
    Bài viết:
    718
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    "Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể cứ cho con đi học ở trường để có giấy tờ đi thi - nhưng học như thế nào, có bắt con học tối ngày sáng đêm hay cố gắng sắp xếp cho con có được một chế độ học tập nhẹ nhàng, không cần chạy theo thành tích , danh hiệu - không cần chạy chọt cho con vào trường chuyên lớp chọn vẫn là quyền của bố mẹ mà thôi !"
    Ok e tán thành quan điểm của bác Lê Khanh đấy ah.
     
  5. Metynhe

    Metynhe Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    7/5/2008
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    8
    Hôm nọ cứ suy nghĩ chuyện học hành của con mình chợt nghĩ không biết có trường nào dám mở hình thức này không và có nhiều bố mẹ muốn thế này không.
    Ý tưởng nhé: Chọn một trường công nào đó tốt một chút về chất lượng dạy văn hoá, đề nghị với hiệu trưởng mở thêm 1 lớp tự nguyện, tức là PH sẽ tự nguyện đóng học phí cao bằng trường tư và chương trình học cơ bản về văn hóa theo Bộ giáo dục còn các môn khác về ngoại khoá, ngoại ngữ (thuê trung tâm xịn) thì bố mẹ cùng với cô giáo lên chương trình phù hợp với các con.
    Mới nghĩ được thế, các mẹ hỏi nữa thì tớ mới trình bày hết được, tại trình độ diễn đạt hơi kém hì hì.
     
  6. Tô-Mô-Ê

    Tô-Mô-Ê Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    23/3/2009
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    Metynhe ơi bạn ở HN hay TP HCM? Mình ủng hộ ý tưởng homeschooling của bạn. Số là mình cùng gia đình đã sống lâu ở nước ngoài giờ sắp trở về sống ở HN mà thấy cái cảnh giáo dục ở HN mà ghê quá. Đang tìm kiếm có cách nào cho các bé thành homeschooler không, đăng tin tìm kiếm người cùng ý tưởng trên WTT rồi mà chỉ có 1 người hồi âm thôi. Nói chung ở VN mình chắc ít người thích cái này lắm. Nếu bạn quyết tâm thực hiện ý tưởng này thì ta cùng nhau thảo luận qua yahoo mess nhé, add nick tam thời của mình là nswdogcat@yahoo.com đi, sau đó ta sẽ bàn cụ thể hơnnha. Mogntin bạn.
     
  7. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    May quá. Mình mới cho con học tại nhà theo kiểu Home Schooling. Kết quả sau vài ngày học tập tại nhà thì con nhà mình hứng thú với học tập hơn hẳn. Thậm chí còn dục bố học đi. Điều này không có khi con mình đi học ở nhà trường.

    Nếu có thêm người trao đổi chia sẻ kinh nghiệm thì hay quá.

    Về việc mọi người lo lắng là học theo kiểu home schooling sẽ không thể thi và theo học đại học về sau này. Điều này mình đã có hỏi một người bạn ở Bộ GD thì được biết rằng hiện nay không có quy định nào ngăn cản việc học tại nhà. Mà có nhiều hình thức như bổ túc, lớp học tình thương,... kết quả đều vẫn được công nhận khi thi lên các cấp học khác.
     
    Sửa lần cuối: 23/3/2009
    architect thích bài này.
  8. Tô-Mô-Ê

    Tô-Mô-Ê Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    23/3/2009
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    Em khâm phục các bác đã làm một việc khá khác mọi người ở VN - cho con nghi học ở trường để homeschooling. Con em còn nhỏ nhưng em đã bắt đầu nghiên cứu mô hình này. Có lẽ ngoài các vấn đề thủ tục ở VN thì các vấn đề về chiến lược giáo dục các con chúng ta hoàn toàn có thể làm tốt nếu ta đầu tư thời gian và công sức. Em giới thiệu với các bác dưới đây là nhận xét đánh giá của các phụ huynh trên toàn thế giới về chương trình toán của Singapore được họ dùng để homeschool con họ.
    Nếu bác nào có thời gian có thể dịch ra tiếng Việt để mọi người cùng hiểu. Em mong các bác có cung ý tưởng homeschool cho các con hãy tập trung vào topic này để ta có thể tạo ra 1 cộng đồng cho các con. Các bac tham khảo và nêu cảm nhận nhé.

    Reviews of Singapore Math curriculum

    Grade levels used: 4A Time: 5 weeks
    This year I pulled my daughter out of public school for various reasons; too many kids, too much anxiety, teachers skimming over material. She is in 5th grade.

    Why you liked/didn't like the book:
    I love this curriculum. My daughter and I have finished the 4A in almost a month. Now she has had 4th grade math at a public school but she was whisked through the principles and she had no idea what she was doing. We started in the 4A and she has done very well. It has extra exercises in the appendix for kids who need to practice more. She enjoys it and we are starting Math 4B next week.

    Any other helpful hints:
    Have many math manipulatives available; coins, counting blocks, playing cards, we've used M & M's. If she understands the material we don't do the textbook pages, I just have her do the workbook pages. I have also made up my own word problems as a supplement but they were not hard.

    Margie
    Review left September 25, 2008
    Grade levels used: 1-6 (A/B) Time: 1 year
    Your situation:
    I live in Singapore and homeschool my American children. Singapore students supplement their textbook with a math drills at Kumon and by purchasing extra workbooks. On the average, Singapore children outperform American students in math by 2 academic school years.

    Why you liked/didn't like the book:
    The Singapore math curriculum is fabulous, a great pace for many, and excellent vertical instruction. It does need a supplement of math fact drills and may require additional practice (also available through Singapore math). Home teachers may need to look outside the Home Instructor Guide for a few topic areas as the guide is very compact and does not always give lengthy examples.

    Any other helpful hints:
    Take a test to ensure your student is starting at the appropriate level of Singapore math and spend an additional 5-15 minutes a day on math fact drills.

    HomeschoolMama
    Review left August 24, 2008
    Grade levels used: Time: 1.5 years
    My son is now seven years old and he is getting ready to do 4th grade math!

    My son loves doing his math and now my five year old is starting to do problems out of his 1A book and loves it! This curriculum has advanced my children in math by two grade levels!

    I advise this curriculum to every home school mother I meet!

    Laura
    Review left March 23, 2008
    Grade levels used: Singapore Math Primary 1B Time: about a year (some preK and all K)
    Your situation:
    Homeschooling mom with kindergartener

    My husband (who is a nuclear engineer) and I (a lawyer, but no math expert) just love what we've seen so far of Singapore math. The approach to teaching math is vastly different from the way I was taught math in public school--and Singapore math is far superior, in my opinion. As other reviewers have noted, the emphasis in Singapore is on deep conceptual knowledge of mathematical concepts, rather than learning by rote. My son, who is advanced in most areas, just loved the earlybird program and breezed through it. We have worked steadily through the primary 1A curriculum this year (kindergarten) and now in March we are starting Primary 1B. The word problem work is phenomenal--I make up my own word problems for him to do in his head in the car (in the same style as the Singapore book), and I give him extra drills in addition and subtraction. Overall, I think giving children the conceptual building blocks for math that Singapore Math does is excellent. I got by on (what I realized after the fact) mainly rote memorization of math concepts. Once I got to calculus, I lacked the skills necessary to "get it"--the mental leap was too great, and all my little "tricks" I'd developed over time didn't help. I hope that through this new approach my kids will get a deep and firm grounding in math--something the American system is surely not providing as of yet (just check out US students' math scores compared to the rest of the world!). Can't say enough wonderful things about this program!

    Any other helpful hints:
    Be prepared to stop and review or drill on your own until you are sure your child thoroughly understands the concepts. The curriculum introduces concepts thoroughly but assumes (I think) that the parent will take the time to work deeply and slow down on areas that the child does not understand right away.

    Erika Meadors
    Review left March 21, 2008
    Grade levels used: Primary 6A Time: 3 months
    Your situation:
    We were looking for a good pre-algebra program.

    Why you liked/didn't like the book:
    It's not working for us; I think you have to be with Singapore math all the way through to pick up on the way they describe story problems. We had two algebra experts look at it with us and they both agreed it's too complicated and unclear in asking the student to find answers. Not enough explanation in the parent guide.

    Start long before level 6!

    Marla Janssen
    Review left March 11, 2008
    Grade levels used: 1B to 5B Primary Math Time: 2 years
    Your situation:
    I've used Primary Math for homeschooling, and as an after-school supplement to our public school's grades 1-4 math program. One child prefers the black-and-white workbooks with direct instruction from me when necessary. The other uses the colorful textbooks along with the workbooks and learns very independently.

    Why you liked/didn't like the book:
    My children were bored with the repetition and drill at school, and they were not enjoying the subject at all. Singapore Primary Mathematics sparked their interest in math, boosted their confidence, and has given them practice with mathematical reasoning that school doesn't offer.

    For example, a typical 3rd-grade worksheet at school would have numerous one-step equations involving addition or subtraction with money.

    By way of contrast, this is from the Singapore 3A workbook:
    Mary bought a pen and a book. She gave the cashier $10 and received change of $2.05. The book cost $7.35. How much did the pen cost?
    The multiple-step story problems, emphasis on mental math, and use of unique bar-chart type diagrams to model and solve algebraic problems in early primary grades, are my favorite aspects of Singapore Math.

    Any other helpful hints:
    The "Intensive Practice" supplementary books have the drill that some posters here were looking for.

    The "Challenging Word Problems" supplementary books are a fabulous way to challenge an already-proficient student without advancing to a higher grade level.

    Jaye
    Time: 3 years
    Your situation:
    Started with Saxon and quickly realized that my son did not like the pace or repetition. Singapore gets to the point, reinforces the idea with just enough practice to keep a young boy with a short attention span focused. Daily lessons are 15-20 minutes in length depending on how much play time you incorporate.

    Why you liked/didn't like the book:
    I have the teacher's manual(s), but the problems are not solved or stepped out in the manual. This is not a problem in the lower levels, but 5B on it would be helpful as the problems become more complex.

    Any other helpful hints:
    If you have a child with a short attention span, this is the program for you.

    Deborah Kinney
    Miquon AND Singapore together. Time: 2005-2007

    Your situation: We are two math-loving parents homeschooling a mathematical daughter. We wanted curriculum which would be flexible, filled with ideas, and FUN! We have been using Singapore 1A,1B, and 2A, along with Miquon Orange, Red, Blue, and Green.

    Why you liked/didn't like the book:
    These two curricula balance each other well.

    Singapore is structured and teaches a certain thinking process to the point of mastery. The scope of content is somewhat narrow, and incorporates many word problems.

    Miquon is flexible and encourages independent discovery and mathematical exploration. The scope of content is broad, but does not include word problems.

    Both curricula are fun, engaging, and well-laid-out.

    Any other helpful hints:
    Singapore: most children will need additional review or drill beyond what the series itself provides. Several "additional practice" books are available that match the curriculum. For very mathematical children, though, this curriculum has just enough - they love not having to do twenty identical problems before the next new idea!

    Miquon: The lab notes are necessary, especially for the first year books. I feel this curriculum best suits math-loving parents who want to share their children's joy of discovery. This curriculum moves faster than others. Most children will need additional review or drill.

    We are quite happy using Miquon and Singapore together -- they are pleasantly complementary, and provide necessary review, refreshing variety, and a fun, engaging, and confidence-building math learning experience.

    Elizabeth B.
    Grade levels used: Singapore 1A Time: 3 months
    Your situation:
    We switched to Singapore after using Abeka for K. We liked the different approach.

    Why you liked/didn't like the book:
    I really liked it in the beginning, and so did my 6 year old. Over time, we have both changed our opinions. In K she LOVED math (Abeka)...I only switched because I wasn't crazy about the teachers manual and how each lesson was explained as well as wanted her the understand "why" when she gets to higher levels of math.

    I think it's frustrating for her when she has 2 or three pages of basically the same types of problems. There is also no review (except a few pages in each book, that really isn't a good review of the concepts). Time, Money, weight, length, are not in the program consistently. Most topics have a few lessons and then are not mentioned again.

    I was really excited about Sinapore in the beginning, but have found it just doesn't work for my daughter... who has always loved math and done exceptionally well. Even with Singapore she could do the problems, but was bored with the repetition of each lesson and lack of variety.

    Any other helpful hints:
    Check out someone else's copy first and see if you think it would work well for your child. Also, consider using it with another program for repetition and for consistency.

    Dana
    Grade levels used: Singapore Pre-K through 6A Time: Started this summer (2006)
    Your situation:
    Used to use a manipulative and repetitive based math program. Daughter hated the repetition, and was getting frustrated constantly. Understanding of math was poor. On a recommendation of another homeschooling parent, switched to Singapore Math.

    Started (in mid-June)with 1B to relearn what was missing from other curriculum. Book almost completed now (end of July), her understanding of Math has improved immeasurably, and we no longer have repetition driven frustration. Last night, she showed enthusiasm towards Math for the first time.

    Guy
    Grade levels used: Singapore Pre-K through 6A Time: Five years
    Your situation:
    Two older boys that are totally different in learning abilities and a K daughter.

    I like the books and really, really like all the practical word problems. I am strong in math, yet I have found some of the problems in 6A (especially) to be not explained well, yet the child is still expected to understand how to work out the problem. I like a lot of the way that the mental math is explained, but I have found that I need to add drill work. My 5th grade son is very slow at multiplication because I did not realize early on that I should be adding drill work to this curriculum. He "gets" math easily, but struggled with some of the fraction and decimal information. I am going to work on this with him over the summer using the Key To Fractions and the Key To Decimals programs. Hopefully this will help him before we move on into 6B.

    Any other helpful hints:
    Add in drill work for multiplication facts!!!

    Barb
    Grade levels used: Singapore Primary US Edition Time: 7 months
    My daughter has learned so much from Singapore. We loved the Earlybird Math and it was a great fit for her. Primary has been less exciting for her but has taught her to think through problems. I am always tweaking whatever I teach her but with Singapore, I have to tweak too much.

    I like the mental math; my daughter can switch back and forth from addition to subtraction now. On the down side, if my daughter needs work on a concept and we back up to work on it, she forgets other concepts by the time we get back to them. Also Singapore does not drill but will go on as if basic facts are already nailed down. I have been supplimenting by grabbing things online and doing flashcards. My daughter loves the flashcards. I'm wondering if a spiral approach would be better for her.

    Earlybird rotates concepts more frequently than does Singapore Primary. Anyone going from EB with a child who flew through it, may be frustrated with having to slow down in Primary 1a. It may be good to break between EB and Primary especially with a younger child. The focus on mental math also means that other skills are not taught or breazed over.

    Violin69
    Grade levels used: (1-6?) Time: over the last 6 years
    I am teaching my youngest daughter with this curriculum. I used Saxon for my older children.

    I wholeheartedly endorse the curriculum. I am amazed that my daughter learned so well without all the drill. I am amazed at the problems she can work in her head, when I have to use algebra as a tool to solve the problems. I left Saxon because I did not like the upper level method of teaching algebra by drill, rather than as way to develop abstract reasoning, but I had no idea that abstract reasoning could be taught so well in younger children!

    My daughter did need a little outside drill with math facts and some extra work with fractions (We used Keys to Fractions.) From 4th grade on, we used, in addition, the Challenging Word Problems workbook that Singapore offers.

    Debbie Vaughan
    Grade levels used: second grade Edition: 1B Time: 3 months
    So far this is working really well with my son who is very good at math and "get's" it. I have supplemented with the Saxon math 2 which has been mostly review for him (and he's tired of the repetitions); however he needed to get his math addition facts down that's why I supplemented with Saxon. The singapore helps him learn to think, instead of learning things in a repetitious way.

    Cassyn
    Grade levels used: K to 3 Time: K - 3
    I like Singapore because it challenges the child to think. It worked well for my first child who likes just the facts. My younger son gets confused by the way Singapore explains new concepts. Singapore likes to show the student shortscuts or ways to do the math mentally. For example when adding 37 + 15, they have the student think of the problem as 37 + 10 + 5. This seems like an extra step to him. He does the problem this way in his head, but it confuses him when they write it this way. He does best if we can use objects to demonstrate the work. For both of my children, we skip many of the problems as long as they are understanding the work. As with most math curriculum, each level builds on a topic. For example, multiplication is introduced in Level 1.

    Gretchen Houchin
    Grade levels used: PreK to 2b Time: 4 years
    I have been using the Singapore version of the Singapore math curriculum for the past 4 years. My children have learned some common names for children in Singapore and what their currency looks like through the problems in the books. The progression of learning new skills is very comprehensive. There isn't much repetition, so we used math drill sheets to supplement. The workbooks are colorful and consumable.

    Peggy
    Books: 2B, 3A, 3B, 4A Grade levels used: 2 and 4 Time: 9 months
    I am very impressed with Singapore Math. I have one average student and one gifted student. The program has worked very well. It is brilliantly layered meaning that for my kids it has never seemed hard or overwhelming since we started at slightly below their current level. (I figured out placement level by administering a placement test.) However, they have learned many new concepts! My kids use the text with me and we do most of the example sets on white boards. They complete the workbooks as independent practice. I also incorporate Intensive Practice everyday. We complete 1 or 2 pages of that each day as well. I supplement with basic facts practice everyday, or if I notice an area that needs reinforcement that shows up as an activity. For example, they need a bit more review with reducing fractions so we are doing extra with that. I generate worksheets from free places on the internet or I make up my own! Another strength of this program is the word problems...boy are my two good at that and the program is constantly exposing kids to challenging word problems. Another factor that I like about this program is that it is inexpensive. I figured that if it wasn't a good fit for us, we could easily switch and not be out much money.

    Karen
    Book: Primary Math Grade levels used: 3rd and 5th Time: 1 year
    The math is at a very high level but we will not be continuing with it as it is very, very dry. I also feel that while it is exceptional on the computation side it is very weak on the practical math side. I think it could be a good curriculum supplemented with a programme that will take care of the more practical math.

    Judy
    Book: New Elementary Mathematics 2 Grade levels used: 8-9 Time: one year
    I have been using Singapore New Elementary Math 2 for my son who is a seventh grader. My son loves it. I must say that it is not alligned with what generally U.S school uses, but it covers topic our children need to know. Only negative I would say is that there is no solution manual for book 3 and 4. As some of the Challenger math question tend to be harder I somtimes really need all the help I can get as a home school mom.

    Their web site http://www.singaporemath.com/new_elem_math.htm#NEM Order has all the chapters of the book listed in the contents. It is a great tool for anyone who is deciding to start on Singapore Math.

    Anita
    Edition:3rd Time: 3 months
    In the short time I have used Singapore Math, I am very happy with it. My kids are able to work mostly on their own. The pages are bright and colorful, the textbooks often give multiple ways of thinking about a problem. It tends to be more advanced than North American math. (eg. we used the 1B unit for the second half of grade 2)
    Only downside I have encountered is that they use Singapore money - there is a US edition but no Canadian edition. Still works well for adding practice though.

    Dawn Denham
    Grade levels used: 1, 2 Time: 1 year
    We had tried the new Singapore Math Curriculum at www.sgbox.com/singaporemath.html which are wonderful products. The kids love them!

    Carol
    Grade levels used: 1 Edition: 1A, 1B, 2A, 2B Time: 1 year

    Singapore Math is an exceptionally good math curriculum for gifted children. I do understand why an average child might miss out on 'skill drill' while using Singapore math. However, when you have a gifted child, who will get frustrated when he has to show over and over again that he 'got it', Singapore is by far the best curriculum I have worked with. My son started in pre-school with the 1a and 1b workbooks. He zoomed through them. The pictures, the many mental challenges, made him like math right from the start. In my opinion it is more important to first understand how to solve a problem, and later on drill some facts (times tables ), than to start monotonous skill drills and repetitions without understanding what you are doing.

    Tiziana ter Haar

    Trích từ; http://www.homeschoolmath.net/curriculum_reviews/singapore.php
     
    Sửa lần cuối: 23/3/2009
    architect thích bài này.
  9. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Cám ơn Minh đã cung cấp thêm về chương trình giáo dục của Singapore. Chúng ta sẽ trao đổi thêm về quá trình giúp con học ở nhà nhé.

    Quả thật trước đây mình cũng rất lo ngại về việc dạy con ở nhà theo kiểu home schooling nhưng sau khi tìm hiểu kỹ thì thấy những rủi ro có thể có thật không nhiều và ở mức chấp nhận được. Còn lợi ích của nó thì cũng rất nhiều.

    Có nhiều ý kiến lo ngại là trẻ học ở nhà sẽ khó hòa nhập cộng đồng nhưng nếu mình dành thời gian để đưa con tham gia các hoạt động với những đứa trẻ cũng học kiểu home schooling như thế chắc sẽ cũng không đến nỗi.

    Thực tế thì ở trường, trẻ cũng không có thời gian chơi với bạn nhiều đâu vì giờ ra chơi rất ít, rồi ăn rồi ngủ như máy móc, buổi sáng đến là giờ truy bài... Nên chơi thoải mái nhất là lúc tan học vào buổi chiều. Nhưng buổi chiều thì các cha mẹ ai cũng mau mau muốn đón con về sớm để chuẩn bị cơm nước nên cũng không có nhiều bạn ở lại.

    Mình quan sát thấy con mình ở nhà thì buổi chiều nó đã có thể tham gia ngay những trò chơi với những đứa trẻ cùng xóm khác đến khi các bạn phải về ăn tối. Còn thời gian ban ngày thì mình cố gắng sắp xếp sao cho có thể chơi với con hoặc đưa con đi cùng mình khi gặp gỡ bạn bè, khách hàng, thậm chí là làm việc...
     
    architect thích bài này.
  10. Tô-Mô-Ê

    Tô-Mô-Ê Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    23/3/2009
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    Đúng là không thể phủ nhận được những ưu điểm của homeschooling, nhất là trogn tình trạng giáo dục các trường từ công lập, dân lập cho đến quốc tế ở VN hiện nay. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh VN mình thì em e rằng homeschooling sẽ có quá nhiều phần mạo hiểm. Vẫn lại những lập luận cũ và ai cũng biết, thứ nhất đó là vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, ví dụ làm sao để con học hoàn toàn ở nhà mà vẫn có thể được dự thi và nhận được chứng chỉ tốt nghiệp; thứ nhì là về việc giảng dạy: như nhà em cả 2 vợ chồng là giáo viên nhưng chắc chắn chả ai có thể dạy cho con hết tất cả toán, lý hóa sinh, văn sử địa, nhất là các môn như thủ công, nwng khiếu nhạc họa múa ,... rồi môi trường để học tiếng ANh... Chả lẽ mỗi môn thuê một giáo viên cho con thì chắc bố mẹ vặn hết răng:rolleyes:.

    Nói như trên không phải em nhụt chí về cái vụ cho con homeschool mà chỉ là phân tích những khó khăn chúng ta sẽ gặp phải để đưa ra quyết định trước khi ân hận về nó. Em có tí í tưởng thế này các bác nhận xét hộ em nhé:
    Tập hợp khoảng 20 gia đình có con ở độ tuổi khá đồng nhất (hơn kem 1-2 tuổi) rồi tạo thành 1 lớp homeschool, khi còn ở cấp 1 thì bố/mẹ nào mạnh môn nào đảm nhiệm dạy môn đó sao cho các con học với chất lượng cao nhất và thoải mái nhất, đến cấp 2 thì các môn khoa học đã có sự phân vùng khá hẹp bố mẹ chắc khó mà dạy được thì ta tuyển chọn thuê giáo viên giỏi từng môn, ta tự lập chương trình giảng dạy dựa trên nghiên cứu của các bố mẹ có khả năng hoặc tham khảo các chuyên gia giáo dục trogn nươc/thế giới, chỉ thuê giáo viên thực hiện và có chiến lược kiểm tra theo dõi mà thôi. Ngoài các môn khoa học truyền thống học bằng tiếng Việt ta có thể thuê giáo viên dạy các môn như toán và khoa học bằng tiếng Anh theo sách của nước nào hay nhất.

    Nếu có 1 nhóm thì các chi phí sẽ giảm đi 20 lần và đặc biệt ta có thể khắc phục được những yếu điểm của homeschooling là các bé co 1 cộng đồng để chung sống và haonf thiện, bản thân các phụ huynh cugnx đõ cảm giác KHÁC NGƯỜI. Cái khoản dự thi để lấy bằng tốt nghiệp cấp 2 và 3 ở trường của VNhay quốc tế thế nào thì chắc bố Kiên có nhiều sáng kiên hơn em.

    Trên đây là vài dòng í kiến được viết một cách lộn xộn của em, bác nào cùng quan tâm đến lĩnh vựcnayf thì vào tham gia cho em vài chữ, em sợ nhất là bị ném đá, đừng ném em, em chưa quen đội mũ bảo hiểm:tonqe:
     
    architect thích bài này.
  11. Chipbebong

    Chipbebong Đồng phục gia đình

    Tham gia:
    22/8/2007
    Bài viết:
    1,086
    Đã được thích:
    107
    Điểm thành tích:
    103
    Em thì ủng hộ ý kiến của bác EduFather ạ
    Vì với em, chuyện học không chỉ là chuyện học và môi trường học. Em còn muốn nó có sự giao lưu nhất định.
    Nếu chỉ cho con học ở nhà thì con có ít bạn lắm, không có cảm giác đến trường đến lớp, không có được vui chơi với bạn bè những giờ giải lao ở sân trường... Em cảm thấy tuổi thơ như thế sẽ rất thiệt thòi. Nếu chọn được một trường dạy các môn chính, còn lại chúng ta thuê dạy thêm như bác EduFather nói thì hay hơn ạ
     
  12. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Mình không có ý định khuyên mọi người áp dụng home schooling. Chỉ chia sẻ suy nghĩ ở đây nếu có ai quan tâm thì cùng trao đổi.

    Tuy nhiên những lo ngại đã kể ở trên đều gần như không có. Ở nhà không có nghĩa là bị giam trong 4 bức tường, thậm chí home schooling còn có nhiều cơ hội giao lưu xã hội hơn ở trường. Vì ngoài các bạn cùng lứa tuổi, trẻ còn có cơ hội giao lưu với nhiều thể loại người, nhiều lứa tuổi khác nhau, miễn là bố mẹ dành đủ thời gian và quan tâm.
     
    yesterday thích bài này.
  13. Tô-Mô-Ê

    Tô-Mô-Ê Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    23/3/2009
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    Anh Kiên ơi, lúc nào rảnh anh update một số thông tin về progress trong homeschooling bé nhà anh cho anh em học tập nhé. Ekip bọn em đang triển khai kế hoạch Group Homeschooling cho khoảng 20 cháu nhung chỉ có thể gọi là Semi-homeschooling thôi vì vẫn cho các cháu đến trường học buổi sáng nhưng việc học chính thức chỉ diễn ra tại nhà. Bọn em sẽ rất vui nếu được giao lưu với bác.
    Em đồng ý với bác là mọi nhược diểm của homeschooling sẽ được khắc phục nếu bố mẹ đầu tư thời gian và công sức, tuy nhiên nếu cho con hoàn toàn nghỉ học ở trường thì có phần hơi mạo hiểm. Semi-homeschooling là giải pháp lựa chọn của bọn em.
    Chúc bố con bác thành công.
     
    yesterday thích bài này.
  14. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
  15. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Học tại nhà ở Mỹ


    Để góp phần vào cải cách nền giáo dục phổ thông ở nước ta, xin mạo muội nêu lên vấn đề phục hồi và phát triển hình thức lớp học tại nhà để thay thế một phần cho hình thức học tại trường, dưới những điều kiện nhất định và trong phạm vi nhất định qua mô hình học tại nhà ở Mỹ.

    Học ở nhà là hình thức giáo dục cổ xưa nhất của loài người. Các lớp học tại gia với giáo viên là phụ huynh gia đình hoặc gia sư, học trò là con cháu trở thành phương thức giáo dục quan trọng đào tạo nhân tài thời xưa. Ngay cả sau khi xuất hiện hệ thống trường học công và tư ở khắp nơi, khi đời sống của người dân đã xã hội hóa cao độ, không ít gia đình vẫn duy trì lớp học tại gia. Nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison thủơ nhỏ học chữ và toán từ bà mẹ. Tổng thống Mỹ W. Wilson được bố dạy học từ bé cho tới năm 19 tuổi thì thi vào trường Đại học Princeton. Nữ hoàng Anh Elizabeth II học ở nhà suốt tuổi nhi đồng và thiếu niên. Nhà cách mạng Che Guavara được mẹ dạy học ở nhà cho tới năm 13 tuổi mới đến trường ...

    Học tại gia ở Mỹ

    Học ở nhà là hình thức phổ biến ở Mỹ từ xa xưa; nhưng từ ngày các bang đưa ra Luật giáo dục cưỡng bức, yêu cầu trẻ em đều phải học ở trường thì các lớp học ở nhà dần dần biến mất. Từ thập niên 50-60 thế kỷ XX, xuất hiện phong trào học ở nhà (homeschooling), một phong trào đòi quyền dân chủ tự do trong việc lựa chọn hình thức giáo dục.

    Có mấy nguyên nhân nảy sinh homeschooling:

    - Sự bất mãn của giới phụ huynh học sinh (HS) đối với các yếu kém của hệ thống trường công: hoạt động xơ cứng, máy móc, kiến thức cổ lỗ không đáp ứng nhu cầu thị trường nhân lực, coi nhẹ cá tính HS, không đáp ứng nhu cầu của trẻ cá biệt, hiệu suất dạy và học thấp;
    - Sự bất đồng về giá trị quan: nhà trường dạy HS một số giá trị quan mâu thuẫn với tín ngưỡng tôn giáo của gia đình HS (thí dụ thuyết Tiến hóa mâu thuẫn với giáo lý đạo Ki Tô); phụ huynh sợ con mình bỏ đạo;
    - Lo sợ lũ trẻ chịu tác hại của các thói xấu thịnh hành tại nhiều trường công như dùng ma túy, tình dục sớm, bạo lực bắt nạt kẻ yếu... Nạn HS dùng súng bắn giết thầy trò cũng vô cùng đáng ngại;
    - Nhà xa trường, bất tiện cho trẻ đi học hằng ngày.

    Ngoài ra, tầng lớp trung lưu ngày càng đông, có điều kiện kinh tế và thời gian (thường có 1 người không đi làm), phụ huynh thường có trình độ văn hóa cao (một điều tra cho thấy 20% cao hơn giáo viên trường công), mạng Internet cung cấp nguồn kiến thức và tài liệu giáo dục vô tận ... cũng là môi trường thuận lợi để phát triển homeschooling.

    Với các nguyên do trên, từ thập niên 50 một số gia đình bắt đầu không cho con đến trường mà kéo về dạy “chui” ở nhà; tuy biết như thế là phạm luật. Thậm chí họ còn công khai nêu khẩu hiệu “Không được thể chế hóa nhà trường”, “Nhà trường biến mất”, gây ra cuộc tranh cãi gay gắt giữa nhà trường với một số phụ huynh cấp tiến.

    Phía nhà trường nói phụ huynh thiếu chuyên môn sư phạm nên không thể dạy tốt được, nội dung giảng dạy ở nhà khác với nhà trường, như vậy là phạm luật giáo dục nghĩa vụ, học ở nhà sẽ trở ngại sự phát triển của xã hội và quyền của Nhà nước thực hiện việc giáo dục lớp trẻ.... Phía phụ huynh thì nói lựa chọn hình thức giáo dục là một quyền dân chủ, đã là quyền dân chủ thì phải thực hiện .... Cuộc tranh cãi được đưa ra tòa phân xử. Quá trình tố tụng diễn ra rất lâu, đầu thập niên 70 Tòa Tối cao ra phán quyết bênh vực quyền tự do lựa chọn hình thức giáo dục của phụ huynh HS. Từ đó trở đi phía nhà trường bắt đầu hiểu được vai trò quan trọng của học ở nhà, họ chuyển sang ủng hộ và hợp tác với các phụ huynh. Chẳng hạn các trường cho phép HS học ở nhà được quyền dự giờ học, các hoạt động ngoại khóa và đi xe bus của trường. Việc vào đại học (ĐH) của các HS học ở nhà không có gì khó khăn, dù họ không có chứng chỉ của nhà trường cấp, nhưng chỉ cần vượt qua kỳ sát hạch SAT (một kiểu thi ĐH khá nhẹ nhàng) là được.
    Từ đầu thập niên 90, cả 50 bang lần lượt ban hành văn bản pháp luật xác định địa vị hợp pháp của homeschooling. Giới phụ huynh cũng lập các đoàn thể để bênh vực lớp học ở nhà, như Home School Legal Defense Association ...

    Quy mô phát triển. Năm 1970, nước Mỹ có khoảng 10-15 nghìn HS học ở nhà. Theo thống kê của Trung tâm Thống kê giáo dục quốc gia (NCES; công bố 7-2001), năm 1999 có 0,85-0,97 triệu HS học ở nhà, chiếm 1,7% số trẻ lứa 5-17 tuổi. Tốc độ tăng hiện nay là 11%/năm. Theo Ann Zeise (homeschooling.gomilpitas.com): năm 2000 có 905.979 HS học ở nhà; năm 2003 – 1,1 triệu (2,7% tổng số trẻ cùng tuổi); năm 2007 – 1.319.392 HS.
    Sự quản lý của chính quyền. 9 bang không hạn chế quyền hạn của phụ huynh đối với lớp học ở nhà. 10 bang chỉ yêu cầu phụ huynh khai báo việc học ở nhà với chính quyền. 20 bang yêu cầu phụ huynh trình báo kết quả sát hạch hoặc đánh giá về học lực để theo dõi tình hình HS. 11 bang ngoài các yêu cầu trên còn quy định cơ quan quản lý giáo dục địa phương có quyền thường xuyên thăm lớp học ở nhà và tổ chức huấn luyện chuyên môn cho phụ huynh dạy học ...

    Lợi và bất lợi. Do một thầy dạy một (hoặc hai) trò nên dễ thực hiện dạy theo đối tượng, dựa hứng thú và nhu cầu của HS, cho phép trẻ học theo cách của chúng, tiến độ linh hoạt, thích hợp với HS, nhờ đó việc học từ bị động trở thành chủ động. Thầy trò giao tiếp nhiều nên thầy có dịp hiểu HS hơn, từ những chuyện vụn vặt mà dạy chúng. Thực hiện được cá tính hóa giáo dục, khắc phục tình trạng “cào bằng” giáo dục ở trường. Nâng cao tính tích cực của phụ huynh tham gia công tác giáo dục, tận dụng nguồn nhân lực giáo dục. Hiệu suất học cao hơn hẳn ở trường, giảm tối đa thời gian lãng phí khi học ở trường.

    Chi phí giáo dục ít mà hiệu quả lớn: bình quân chi cho một HS học ở nhà là 546 USD/năm (ở trườngtrường. công là 5325). Bình quân điểm số sát hạch của HS học ở nhà cao hơn 30% so với HS học ở trường.

    Dư luận chủ yếu lo ngại việc học ở nhà sẽ hạn chế sự xã hội hóa trẻ em, không giúp chúng phát triển tinh thần hợp tác, đồng đội và năng lực thích nghi với xã hội. Chưa kể gia đình không thể có sân bãi rộng để trẻ chạy nhảy chơi đùa, không có thư viện, phòng thí nghiệm, nhà tập thể dục ... Cũng có ý kiến lo HS học ở nhà sẽ kém tính cạnh tranh.

    Hai mặt ưu và khuyết của hình thức học ở nhà ở Mỹ cũng vậy, nó đang được bổ cứu bằng nhiều biện pháp hữu hiệu.

    Cả 4 con đều học ở nhà

    Gia đình ông bà Steve và Sandy Scoma ở thành phố Columbia có 4 con thì cả 4 đều học xong chương trình trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) ở nhà. Bà Sandy là giáo viên chính của lũ trẻ, vì bà không đi làm. Ông Steve chỉ tham gia giảng dạy một phần ngoài giờ đi làm. Năm nay, hai cậu út – cặp sinh đôi Sam và Stan Scoma 18 tuổi cùng tốt nghiệp THPT từ lớp học này. Ông bà soạn giáo trình giảng dạy với sự hợp tác của chính quyền bang và địa phương, với sự giúp đỡ của các tổ chức như National Home Education Network (xem www.nhen.org). Thành phố Columbia với 516 nghìn dân hiện có khoảng 2 nghìn học sinh đang học ở nhà và mỗi năm có chừng 120 em tốt nghiệp THPT. Do nhiều nguyên nhân, số học sinh học ở nhà tăng lên trong suốt 20 năm qua.

    Sam và Stan cho biết, ngoài các môn học trong giáo trình ra, họ còn học được hai bài học đặc biệt, đó là phương pháp học tập và tinh thần tự giác. “Điều thích nhất khi học ở nhà là bạn có thể học được cách tự dạy mình” – Sam nói, “Nếu chưa hiểu điều gì, bạn có thể nhờ cha mẹ giúp; nhưng bạn học được cách nghiên cứu và tự tìm ra giải đáp vấn đề.” Stan nói hầu hết học sinh học ở trường đều đứng trước các cám dỗ làm cho hứng thú học tập bị phân tán; hai em đã học được khá nhiều về tinh thần tự giác tôn trọng kỷ luật.

    Tiến độ học tập của hai em rất linh hoạt: khi nào học dễ vào thì “thầy cô” sẽ cho tăng tốc độ học, khi học khó vào thì tiến độ chậm lại; khi vấn đề nào đã chín muồi thì hai em tự thảo luận vấn đề đó với nhau. Đôi khi cha mẹ còn mời những thầy đặc biệt, thí dụ một chính khách tới dạy hai cậu cách diễn thuyết trước đám đông.

    Sam và Stan đã tốt nghiệp PTTH với điểm số 3,9 và cao hơn (theo thang điểm 4,0), vượt yêu cầu của Hội Học tại gia độc lập Nam Carolina (South Carolina Independent Home School Association), một tổ chức theo dõi và đánh giá tiến bộ của các HS học ở nhà và cấp chứng chỉ cho họ. Nhờ học giỏi nên hai em đã nhận được học bổng toàn phần của trường ĐH cộng đồng hai năm Midlands Technical College (ở Columbia). Sau đó họ sẽ học chương trình thạc sĩ tại University of South Carolina. Sam sẽ theo đuổi ngành hàng không vũ trụ, còn Stan thì yêu môn hóa và có thể sẽ nghiên cứu dược phẩm.

    Steve và Sandy Scoma đến sống tại Dallas bang Texas khi hai con lớn là cô Stacy và cậu Steve Jr. đến tuổi đi học. Ông Steve kể: “Chúng tôi cho các cháu học ở nhà với suy nghĩ có thể tạo cho lũ trẻ một khởi đầu tốt nhằm thích ứng với tình hình cạnh tranh trong học tập.” Năm 1990 họ dọn nhà tới Nam Carolina và kinh doanh một nhà tập luyện thể dục. Hai con út Sam và Stan cũng làm việc part time tại đây. Ông bà vẫn để các con học ở nhà, chủ yếu vì cho rằng chất lượng học tại các trường công vùng này chưa tốt. Các trường tư có chất lượng tốt hơn, nhưng học phí lại quá cao, họ không đủ sức chi trả. Năm nay Stacy và Steve Jr. cùng tốt nghiệp ĐH South Carolina. Stacy 26 tuổi làm cô giáo vườn trẻ, Steve Jr. 24 tuổi làm kỹ sư máy tính.

    Do gia đình theo Ki Tô giáo nên Sam và Stan được giáo hội tài trợ đi thăm Mexico, Ấn Độ, Romania và vài nước; qua đó học được rất nhiều kiến thức về các nền văn hóa khác. Hai em cũng được hưởng nhiều lợi ích từ chương trình dạy âm nhạc của nhà thờ. Stan trở thành một nhạc công piano xuất sắc. Sam chơi giỏi cả piano lẫn ghi ta và bass. Cả hai em đều là thành viên chính của ban nhạc trẻ và dàn hợp xướng của nhà thờ. Hai em còn là những vận động viên thể thao tài năng hoạt động trong các đội thể thao của phường.

    Nguyễn Hải Hoành (Theo Homeschooling) 17-250808
    Nguồn: Tia sáng (http://www.tiasang.com.vn/DesktopModules/VietTotal.Articles/PrintView.aspx?ItemID=2256)
     
    beSnoopy thích bài này.
  16. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Xu hướng giáo dục tại gia - Homeschooling

    Nếu xét theo luật pháp Mỹ cách đây 20 năm thì vợ chồng Christopher và Eileen Herman có thể bị bắt giam vì tội không cho con đến trường. Họ quyết định tự dạy 2 đứa con tại nhà mình ở tiểu bang Washington, nơi mà đến năm 1985 cách duy nhất hợp pháp để được làm chuyện đó là họ phải có bằng sư phạm. Cả hai vợ chồng chẳng ai có mảnh giấy đó. Nhưng ngày nay, những người như vợ chồng Herman không những có thể dạy con tại nhà không sợ bị truy tố mà còn có vô số nguồn tư liệu sư phạm, giáo khoa cũng như sự hỗ trợ của cộng đồng homeschooling (giáo dục tại gia). Homeschooling đang trở thành một xu hướng quốc tế.

    Những sách hướng dẫn cha mẹ các kỹ năng homeschooling như cuốn này ngày càng phổ biến

    Ứớc tính hiện nay ở Mỹ có khoảng 2 triệu trẻ em không đến trường mà được cha mẹ dạy tại nhà, ở Anh có khoảng 100.000 và ở Australia và New Zealand có tổng cộng chừng 30.000. Số trẻ em học theo dạng này theo tờ Wall Street Journal ngày 2.9.2005 đang tăng theo tỷ lệ từ 5 đến 15% mỗi năm. Do những quy định pháp lý khắt khe, ở các nước châu Âu, xu hướng này chưa có cơ hội phát triển mạnh nhưng số lượng phụ huynh mong muốn làm điều này ngày càng tăng và những kiến nghị xin phép phát triển homeschooling đệ trình lên Quốc hội các nước này ngày càng nhiều.

    Tuy con số trẻ em được giáo dục tại nhà vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với số trẻ em đến trường, sự phát triển nhanh của homeschooling đang được các nhà giáo dục chú ý theo dõi. Homeschooling đang trở thành hình thức giáo dục phổ biến thứ nhì trong các hình thức giáo dục không được chính phủ tài trợ ở Mỹ và Anh, chỉ đứng sau các trường học trực thuộc Giáo hội Công giáo La Mã. “Thành tựu lớn nhất của phong trào này chính là homeschooling đã trở thành một lựa chọn vững chắc”, nhà xã hội học Mitchell Stevens ở Đại học Halmington, New York, nhận định: “Nó đã có vị trí trong “thực đơn giáo dục” của Mỹ”.

    Đi tìm sự công nhận pháp lý

    Gia đình Butler ở Silverton, bang Oregon (Mỹ) tự dạy cả 7 đứa con tại nhà

    Những thế lực đằng sau xu hướng này rất phức tạp, và homeschooling càng phát triển mạnh thì càng khó đưa ra một kiểu mẫu điển hình của một homeschooler (nhà giáo dục tại gia). Hầu hết các chuyên gia đều nhìn nhận xu hướng homeschooling phát xuất từ hai tuyến. Tuyến thứ nhất ra đời cuối thập niên 1960 từ trào lưu đòi cải cách giáo dục Mỹ của những người tin rằng trẻ em sẽ học hành tốt nhất khi được giải phóng khỏi cấu trúc cứng nhắc của nền giáo dục chính quy và được phép đeo đuổi theo sở thích riêng. Một tuyến khác chủ yếu phát sinh từ những gia đình có quan điểm tôn giáo bảo thủ hoặc những người bắt đầu lo ngại rằng hệ thống trường công không còn bảo đảm được sự hình thành nhân cách đúng mức cho con em họ. Thế là trào lưu giành lấy việc dạy con ra khỏi tay nhà trường bắt đầu.

    Cho đến những năm đầu thập niên 1980, homeschooling ở Mỹ nói chung vẫn hoạt động… bí mật như một hành vi phạm pháp. Năm 1983, những người cổ xuý homeschooling thành lập Hội Bảo vệ pháp lý cho giáo dục tại gia (Home School Legal Defense Association) để vận động các cơ quan lập pháp và cung cấp đại diện pháp lý cho từng gia đình đang dạy con tại nhà. Nhưng khi phong trào lan rộng thành xu thế thì luật pháp đành nhượng bộ. Homeschooling không chỉ dừng lại ở nền giáo dục tiểu học mà còn mở rộng sang cả cấp trung học.

    Ngày nay, homeschooling đã được pháp luật công nhận trên khắp nước Mỹ. Mỗi tiểu bang sẽ có quy định riêng về số ngày học và các lĩnh vực nội dung tổng quát mà các gia đình tự dạy con phải đảm bảo. Các quy định pháp lý kêu gọi những cha mẹ tự dạy con nên có sổ theo dõi sự tiến bộ của con em mình giống như học bạ ở trường nhưng không cần phải nộp những “học bạ tại gia” này cho chính quyền. Patrick Farenga, chủ tịch Holt Asscociates - một nhà xuất bản chuyên về các giáo trình homeschooling ở Massachusettes - nói: “Ngay cả những tiểu bang có quy định khắt khe nhất cũng buộc phải linh động. Họ phải thừa nhận rằng trẻ em có thể học theo nhịp độ riêng của từng em”.

    Giành niềm tin của hệ thống trường công

    Truyền đạt kiến thức thông qua các trò chơi là một phương pháp homeschooling phổ biến

    Một vài nghiên cứu quy mô lớn gần đây tại Mỹ cho thấy những trẻ em được dạy tại nhà khi cả gia đình cùng tham gia vào việc học tập thường đạt điểm cao hơn mức trung bình trong các kỳ thi chuẩn hoá quốc gia khi nhập học hệ thống trường công. Nhưng nhiều nhà sư phạm khác cũng không vội vàng chấp nhận ngay những cứ liệu của các nghiên cứu đó. Dù vậy, homeschooling vẫn đạt thành công lớn nhất khi ngày càng có nhiều trường đại học Mỹ công nhận. Hội Bảo vệ pháp lý cho giáo dục tại gia đã tiến hành khảo sát hơn 500 cơ sở đào tạo hệ đại học và nhận thấy chỉ trừ 2 cơ sở còn tất cả đều có chính sách nhận tuyển sinh và thi sát hạch trình độ cho tất cả những em nào tự học tại nhà chương trình trung học không hề qua trường lớp chính quy. Nhiều đại học Mỹ bây giờ chấp nhận cả “học bạ tại gia”, những bài làm tự chứng tỏ khả năng, và kết quả thi chuẩn hoá quốc gia trong hồ sơ ghi danh đại học của các học sinh homeschooling.

    Tuy nhiên, Hiệp hội Giáo dục quốc gia Mỹ (National Education Association) - tổ chức của các giáo viên lớn nhất nước này - vẫn duy trì chính sách cho rằng “các chương trình homeschooling không thể cung cấp cho học sinh một kinh nghiệm giáo dục toàn diện”. Hiệp hội Hiệu trưởng tiểu học quốc gia Mỹ (National Association of Elementary School Principals) cũng đưa ra cảnh báo tương tự và đề nghị chính quyền phải “đảm bảo rằng những ai chọn lựa cách giáo dục này phải chịu trách nhiệm cụ thể về những thành tựu học vấn và sự phát triển xã hội/cảm xúc của trẻ em”. Mối quan ngại của các hiệu trưởng hội này chủ yếu là dựa trên quan điểm cho rằng trẻ em homeschooling sẽ không được học hành đầy đủ về mối quan hệ giao tiếp với những trẻ em có nguồn gốc xuất thân khác.

    Gây tranh cãi ở Liên minh EU


    Homeschooling phát xuất từ Mỹ nhưng đã trở thành một xu hướng quốc tế

    Tuy đã thống nhất một đồng tiền chung nhưng châu Âu chưa hề tìm được tiếng nói chung về homeschooling. Dự luật Giáo dục - phúc lợi của Ireland đệ trình năm 1999 xem việc giáo dục tại nhà là một “vấn nạn giáo dục” chứ không phải một quyền được pháp luật công nhận mặc dù hiến pháp nước này có ghi rõ người giáo dục chủ yếu cho trẻ em chính là gia đình. Pháp chấp nhận homeschooling nhưng luật mới được thông qua năm 1998 bắt buộc các cha mẹ phải bám sát chương trình học quốc gia và hàng năm sẽ có thanh tra đến tận nhà kiểm tra kết quả học tập của trẻ em homeschooling. Đức đặt homeschooling ngoài vòng pháp luật nhưng nhiều gia đình sẵn sàng ra toà, nộp tiền phạt để được tiếp tục tự dạy con. Ở Hà Lan, khi chính phủ khước từ hơn 90% kiến nghị cho phép thực thi homeschooling thì để phản ứng lại, số lượng phụ huynh ngày càng đông bắt đầu góp tiền mở trường tư.

    Theo Amanda Petrie - một trong số ít ỏi những nhà nghiên cứu về homeschooling ở châu Âu, có một nguy cơ tiềm tàng trong những thay đổi hành pháp về giáo dục với ngụ ý “không đến trường tức là không học hành”. Các nhóm ủng hộ cho rằng những kiểm soát của chính quyền đã đặt việc giáo dục tại gia trong một ánh sáng tiêu cực và phản ánh quan niệm sai lầm về cách việc học tập diễn ra bên ngoài cổng trường. Việc chính quyền Pháp buộc cha mẹ phải dạy con theo chương trình quốc gia và cử thanh tra đến nhà hàng năm bị những nhóm cổ xuý homeschoolingở châu Âu xem là hai điển hình xấu. Petrie nhấn mạnh rằng quyền giáo dục tại gia phải được xem là một nguyên tắc của nền dân chủ. Ông nói: “Tôi nghĩ vấn đề cốt lõi là nhà nước tin cậy đến đâu vào khả năng của các cha mẹ, những người biết rõ cái gì là đúng cho con mình”.

    Giá trị của trường học dưới mái nhà

    Trong khi các cơ quan kinh viện vẫn tránh né, những nghiên cứu độc lập cặn kẽ về homeschooling đã giáng những nhát búa đầu tiên vào những quan niệm sai lầm xoay quanh vấn đề này. Alan Thomas, một tiến sĩ thỉnh giảng ở Học viện Giáo dục thuộc Đại học London đã tiến hành khảo sát chi tiết 100 gia đình ở Anh và Australia để xem các cha mẹ đảm đương trọng trách dạy con tại nhà ra sao. Ngoài việc các bài học ngắn hơn và mối quan tâm cá nhân tối đa, Thomas nhận thấy rõ homeschooling đã đáp ứng được hai yếu tố quan trọng mà nền giáo dục chính quy trường lớp không thể làm nổi: tác động sâu xa của việc học tập chia sẻ và thân thiện cũng như tầm quan trọng của việc đối thoại.

    Thomas thấy rằng trẻ em có “niềm tự tin rất cao vào khả năng học tập của mình, lòng tự trọng cao và trưởng thành về mặt xã hội trong nhiều phương diện mà trẻ em ở trường lớp không có. Các em không kinh qua thất bại. Nếu không hiểu vấn đề gì, các em sẽ xử lý nó ngay tại chỗ”.

    Những cuộc điều tra xã hội học cho thấy đa số dân chúng ở Mỹ và các nước châu Âu vẫn hài lòng với hệ thống giáo dục trường công vốn đang giảng dạy khoảng 90% trẻ em các nước này. Nhưng tất cả các nhà quan sát đều đồng ý rằng xu hướng homeschooling đã tự khẳng định mình bền vững trong bối cảnh giáo dục chung. Là người cha kiêm nhà xuất bản sách giáo khoa homeschooling, Patrick Farenga tuyên bố: “Khái niệm giáo dục không còn biệt lập trong nhà trường như tu sĩ náu mình trong tu viện nữa”.

    Đăng Thư

    >>> GIÁO TRÌNH TẤT CẢ TRONG MỘT

    Tuy chỉ mới phát triển từ thập niên 1960, homeschooling đã hình thành sớm hơn và một trong những biểu tượng kiệt xuất mà những người cổ xuý homeschooling thường viện dẫn chính là nhà phát minh Thomas Edison (1847 - 1931). Là tác giả của hơn 1.000 bằng sáng chế nhưng cả đời Edison chỉ đến trường học lớp 1 có 3 tháng. Bị giáo viên cho là “trì độn”, mẹ Edison vốn là một giáo viên bèn đưa con về nhà tự dạy đến khi Edison trưởng thành.

    Hình thức giáo dục tại gia đã manh nha tại Mỹ từ 1906 khi trường Calvert Day School ở Baltimore, bang Maryland xuất bản một bộ sách cho người tự học gồm giáo trình tất cả các môn dạy trong nhà trường từ tiểu học đến trung học và phát hành qua hệ thống nhà sách Baltimore và quảng cáo trên tạp chí National Geographic. Chỉ trong vòng 5 năm sau đó, gần 300 trẻ em đã học tại nhà theo giáo trình của trường Calvert. Không đầy một thế kỷ sau, bộ sách này được hiệu đính, bổ sung, dịch thuật nhiều lần và trở thành cuốn sách giáo khoa duy nhất cho hơn 350.000 trẻ em mỗi năm ở hơn 90 quốc gia.

    Những giáo trình homeschooling hiện nay cũng được biên soạn theo hình thức “tất cả trong một” như thế với sự cộng tác nhiệt tình của chính các bậc phụ huynh có kinh nghiệm tự dạy con em tại nhà, và được phổ biến rộng rãi, thậm chí miễn phí qua internet. Các giáo trình homeschooling luôn có kèm theo tài liệu hướng dẫn giảng dạy rất chi tiết từng bước một, rất dễ thực hiện và ít mất thời gian chuẩn bị. Về cơ bản, các giáo trình này đều đáp ứng những mong đợi như chương trình học ở các trường công lập để nếu muốn, cha mẹ có thể cho con quay lại trường học tiếp dễ dàng. Nhiều giáo trình còn bao gồm cả phần luyện thi theo chương trình thi chuẩn hoá quốc gia, hay các đề thi mẫu dành cho những cha mẹ nào muốn con em thi từ xa để lấy tín chỉ tiếp tục học ở các trường tư.

    >>> CÁI GIÁ CỦA HOMESCHOOLING

    Tại các nước có xu hướng homeschooling phát triển, chi phí duy nhất cho việc tự dạy con tại nhà mà các bậc cha mẹ thường phải bỏ ra chính là tiền mua một bộ giáo trình homeschooling và các dụng cụ học tập. Nhưng một nền giáo dục tại gia thích đáng sẽ cho phép trẻ em có một tuổi thơ kéo dài hơn, đầy tính khám phá qua những trò chơi có định hướng, phát triển được óc tưởng tượng phong phú và các kỹ năng có ích cho những thành công về học vấn trong tương lai.

    Tính linh hoạt của homeschooling giúp trẻ em học nhanh hơn và cho phép từng em học theo nhịp độ của mình, được tham dự những kỳ nghỉ chung với gia đình và kết hợp các hoạt động bên ngoài xã hội hay các sự kiện thời sự với các môn mà các em đang học. Những chủ đề mà nhà trường chính quy không giảng dạy có thể giảng dạy tự do tại nhà, chẳng hạn những môn học phi truyền thống như tiếng La-tinh và Hy Lạp. Các môn địa lý, mỹ thuật và âm nhạc dạy ở nhà sẽ có chất lượng hơn ở trường vì được kết hợp với thực tế đi du lịch, thăm bảo tàng hay đi nghe hòa nhạc. Các chủ đề về kinh tế và quản lý tiền bạc có thể dạy và kết hợp với doanh nghiệp gia đình.

    Cái giá phải trả lớn nhất có thể có chính là tác động tài chánh đối với cả gia đình vì những bậc cha mẹ tự dạy con tại nhà thường phải giảm bớt hay bỏ hẳn những yêu cầu tuyển dụng bên ngoài gia đình để có thể dạy con lâu dài. Điều này vốn đã từng gây ra những hậu quả lâu dài cho sự nghiệp của người cha hay người mẹ nhưng gần đây xu hướng làm việc tại nhà với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và internet cộng với xu hướng outsource (thuê người ngoài gia công) đã giảm bớt những nguy cơ này cho nhiều ngành nghề có tính tự do và sáng tạo như lập trình viên, họa sĩ đồ họa, nhà báo… Nhưng đối với tất cả các bậc cha mẹ ủng hộ homeschooling thì việc có thêm thời gian dành cho con cái còn đáng giá hơn mọi cơ hội nghề nghiệp.


    Nguồn: Sài Gòn Tiếp thị (http://www.sgtt.com.vn/Detail32.aspx?ColumnId=32&NewsId=4652&fld=HTMG/2005/1115/4652)
     
    beSnoopy thích bài này.
  17. mehaicongchuawtt

    mehaicongchuawtt Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/5/2009
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    28
    Đã đọc blog về hành trình học tại nhà với con của bác.

    Trước hết thật sự khâm phục bác đã dũng cảm mở một lối đi mới trong nền giáo dục VN.

    Nhưng thật lòng mình băn khoăn và lo lắng cho bé trai. Liệu song song với say mê khám phá các môn học thì bé có bị tổn thương về mặt cảm xúc khi bé đang trong lứa tuổi phát triển, định hình nhân cách thông qua việc giao tiếp xã hội.

    Mình cũng là một người rất ủng hộ bố mẹ theo sát và dạy dỗ con, và bản thân mình cũng nhận thấy việc dạy dỗ ấy rất thành công, gợi được nhiều sự hma học hỏi trong con thông qua việc đã hướng dẫn con gái mình tự học bắt đầu từ hồi con khoảng 2 tuổi rưỡi: con gái cũng là dạng thích tự học, tự nghiên cứu.

    Tuy nhiên, mình không thể không nhận thấy mặc dù ham học hỏi thông qua các chương trình trò chơi, nhưng không thể kéo dài, mà chỉ là đan xen trong thời gian một ngày. Đối với trẻ con, bé thật sự vui thích việc đến trường. Mỗi khi tỉnh dậy đến lớp bé đều hăng hái đến bởi vì bé được gặp các bạn, được chơi với các bạn và thậm chí là thể hiện với các bạn.

    Trẻ con cũng giống như người lớn vậy. Khi hiểu biết, giỏi giang, các con cũng cần có đối tượng chia sẻ, cần có đối tượng thán phục. Và chính trong quá trình này các con hoàn thiện nhân cách, biết cách cư xử hợp lý trong mọi hoàn cảnh. Ngay cả bé gặp việc không hài lòng hoặc xấu thì cũng là cách để bé học được cách đối diện với mọi tình huống xấu có thể xảy ra.

    Nếu con bác chỉ ở nhà, giao tiếp với bố mẹ và chủ yếu là người lớn thì liệu con có phát triển bình thường về cảm xúc, kể cả việc bé đi giao lưu bên ngoài thì cũng vậy. :(

    Trẻ em có thể có những bé phát triển nhanh về nhận thức, yêu thích khám phá như người lớn, nhưng về bản chất bé vẫn là trẻ con.

    Liệu khi lớn lên con có thật sự hài lòng với việc học tại nhà hay lại ứoc ao giá ngày xưa được đến lớp.

    Đôi điều trăn trở về việc học tại nhà của bác chủ topic. Hy vọng không làm phiền gì bác.
     
  18. Tô-Mô-Ê

    Tô-Mô-Ê Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    23/3/2009
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28

    Homesholing cũng giống như bất kì một loại hình giáo dục nào khác, nó cũng có có những mặt mạnh và mặt yếu. Những trăn trở của bạn nêu trên cũng là của tôi và nó là một nhược điểm rất lớn của homeschooling. Nhưng, tôi không nghĩ ta potay.com với những nhược điểm này. Tất cả những trăn trở trên có thể gói gọn trong cụm từ giáo dục tính cộng đồng cho trẻ. Trẻ có thể vẫn có cơ hội giao tiếp với cộng đồng trẻ em trong các trường học thêm tiếng Anh, nghệ thuật và thể thao. Cộng đồng các phụ huynh của homeschooler có thể tổ chức các club khoa học như club Thiên văn, võ thuật, nghệ thuật,... cho các con cùng hoạt động 1-2 lần/tuần. Trong các hoạt động tập thể đó các con vẫn có thể tương tác với nhau và nhược điểm về giáo dục cộng đồng của hihf thức homeschooling đã được giải quyết rồi. Vấn đề cơ bản là phụ huynh phải có thời gian, tâm huyết với việc học của con và có kinh tế.
    Nói thành thật, nếu ở VN cũng tổ chức thi tốt nghiệp và cấp bằng các cấp học cho trẻ homeschooler như các hệ thống trường công va dân lập thì tôi cũng lựa chọn homeschooling cho con tôi.
     
  19. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Cám ơn bạn về những góp ý rất tốt.

    Trước khi để con học tại nhà, mình cũng đã suy nghĩ nhiều về vấn đề giao tiếp với bạn bè của con. Đây cũng chính là lý do mà mình đã không để con mình học theo kiểu homeschooling mà vẫn đi học ở lớp cho đến khi con mình nói với 2 vợ chồng mình là cháu không thích đến trường nữa.

    Lúc trước khi đi học ở trường, cháu nhà mình rất mải chơi với các bạn cùng lớp sau khi tan học vì giờ ra chơi không nhiều, lúc ăn trưa không được nói chuyện, khi đi ngủ cũng không được nói chuyện... Và buổi chiều tan học vào lúc 4h30 thì giờ chơi với các bạn không nhiều. Nếu chơi với các bạn ở trường thì về nhà không chơi được với các bạn cùng xóm vì các bạn đó phải về ăn cơm rồi học bài. Như vậy thời gian giao tiếp của cháu với các bạn cũng không nhiều và thường bị giới hạn với các bạn cùng lứa tuổi.

    Bây giờ ở nhà, cháu có thể chơi với các bạn cùng xóm khi các bạn về học. Không mất nhiều thời gian đi lại nên thời gian chơi với các bạn cũng nhiều chẳng kém. Và nhất là không chỉ chơi với các bạn cùng lứa tuổi. Cháu chơi với nhiều lứa tuổi khác nhau.

    Để cho cháu được giao lưu nhiều hơn nữa, chúng tôi phải luôn nghĩ cách để cháu được giao tiếp nhiều hơn với nhiều người. Và cháu được cùng tôi đi gặp khách hàng, bạn bè và đối tác làm ăn. Nhờ có cháu mà có lẽ quan hệ của tôi với bạn bè, đối tác, khách hàng, và người thân trở nên thân tình hơn.

    Bằng việc học đan xen với chơi và làm việc, chúng tôi dạy nhau. Cả cháu cũng dạy cho tôi nhiều bài học đáng giá. Và chúng tôi cùng tự phát hiện nhiều điều có giá trị nhằm phát triển tính cách tốt (theo khái niệm Character first - www.characterfirst.com). Cho đến nay cháu rất tự tin và kiến thức của lớp 1 thì cháu cũng biết được khá tốt cho dù không viết chữ đẹp.

    Nếu sống ở nước ngoài nơi trẻ con được tôn trọng, chương trình học và phương pháp đều giúp trẻ con phát triển thì chắc rằng tôi không phải chọn giải pháp khó khăn và tốn kém thế này. Nhưng ở VN thì đây là giải pháp tốt nhất mà chúng tôi có thể thực hiện được.
     
  20. mehaicongchuawtt

    mehaicongchuawtt Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/5/2009
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    28
    Bác bhkien thân mến. Cũng có thể trường học mà của con trai học là môi trường quá hẹp so với sự phát triển nhận thức của con. Vì mình biết có những trẻ cũng không thể hòa nhập cùng với những trẻ cùng tuổi do sự phát triển về nhận thức vượt trên các bạn. Cái này mình cũng đã từng gặp khi con gái học mẫu giáo.

    Nhưng với sự giao lưu sớm vào các buổi hội họp làm ăn của bố mẹ như vậy liệu có là quá sớm với con :-k. Có lẽ con đang bỏ qua tuổi thơ để làm người đàn ông trưởng thành.

    Biết nói sao nhỉ. Mặc dù chương trình đã có nhiều cải cách nhưng cách nhìn nhận về thành tích tại VN lại gia tăng, bất cứ bố mẹ nào cũng mong muốn con là nhất nên dẫn đến tình trạng học mà không khác nhồi vịt như tại VN.
    Tuy nhiên, đến giờ phút này mình vẫn cho rằng việc học tập tại trừong cũng vẫn có nhiều ưu điểm. Chẳng phải chúng ta đều cũng vẫn thành công khi sau khi đã học tại trường học.

    Hôm trước, con gái mình khi đón về có ấm ức khóc. Hỏi tại sao. Con trả lời con cứ vẽ là bạn A lại chê xấu trong khi bạn không vẽ bằng con. Mình đã phải giải thích rằng có thể bạn cho rằng đó là xấu thật nhưng cũng không nên vì thế mà tự ái. Hãy chứng minh rằng không phải như vậy bằng cách khác. Chỉ là một diều nho nhỏ nhưng cho thấy nếu không trải qua những tình huống như vậy, liệu con có biết cách để cư xử lại cho hợp lý. Thực tế tình huống đấy cũng là một yếu tố gây cạnh tranh để con phấn đấu vươn lên, nhận được sự đồng thuận của các bạn về việc mình làm. Hoặc một tình huống khác, các bạn trong nhóm rủ nhau hitle (bỏ) một bạn trong nhóm. Và áp lực dư luận ở đây ra rất lớn với từng đứa trẻ. Vậy giải quyết thế nào để con không bị bỏ và các bạn cũng không rủ nhau làm như vậy nữa. Như vậy có thể thấy cộng đồng con trẻ có rất nhiều tình huống và giống như xã hội thu nhỏ. Nếu con không đối mặt, con không có cách giải quyết.

    Bởi vậy, mình rất đồng tình với cách của Bố giáo dục. Nếu học tại nhà vẫn cần có những sự giao lưu với nhóm trẻ con khác nhau trong nhiều vấn đề khác nhau chứ không chỉ là chơi vui.

    Học tại nhà như bác nói là rất nhiều ưu điểm. Mình sẽ học tập để dạy con tại nhà ngoài giờ học. Nhưng vẫn lưu ý bác về tính cộng đồng (dù chỉ là cùng lứa tuôi) cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc đối mặt với cuộc sống sau này, khi mà con đã trưởng thành và không còn trong vòng tay bố mẹ. Và cộng đồng giao tiếp trực tiếp, có tính cạnh tranh thì sẽ khác hẳn với cộng đồng mang tính hữu nghị và vui chơi.
     
    Sửa lần cuối: 15/5/2009

Chia sẻ trang này