Đòn roi có phải là cách dạy con?

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi liti85, 15/5/2009.

  1. liti85

    liti85 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/2/2009
    Bài viết:
    1,257
    Đã được thích:
    857
    Điểm thành tích:
    723
    Đòn roi có phải là cách dạy con?

    Đừng trút giận lên người con trẻ

    Chuyên gia tư vấn tâm lý Đoàn Bắc Việt Trân, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tâm lý Nối kết, cho rằng:
    "Ngàynay, phương pháp này không được khuyến khích dù là với bất cứlý do và mục đích nào. Nhất là hiện tại, trẻ em được giáodục rằng các em được bảo vệ bằng Quyền Trẻ em, trong đó cóQuyền được an toàn và được bảo vệ. Tuy nhiên, quan điểm ngườilớn vẫn cho rằng, sử dụng roi vọt là cách uốn nắn trẻ mộtcách hiệu quả.

    Thật ra, khi phải dùng đòn roi thì chính người lớn đã cho thấy sự bất lực của mình trongcách giáo dục con cái". Nhất là ở Việt Nam, trẻ em vịmột trận đòn là bạn bè, mấy nhà xung quanh đều biết, nỗi đauvì thể xác cũng chưa chắc lớn bằng cái đau vì cảm thấy mìnhtủi nhục, xấu hổ. Là cha mẹ ai cũng muốn dạy con nên người.Nhưng có muôn ngàn cách dạy con mà không cần dùng đến roi vọt.
    Nghiêm khắc không đồng ngĩa với việc sử dụng bạo lực. Tôntrọng thể xác cũng chính là tôn trọng về mặt tinh thần chođứa bé. Dùng tình cảm, bằng lời lẽ, các biện pháp xử phạtkhác, có thể lâu có kết quả hơn nhưng điều đó giúp đứa bécó hướng tâm lý tốt hơn về tình thương, lòng bao dung và sựdịu dàng của cha mẹ.

    [​IMG]

    Cũng theo chị Việt Trân, ta cần phânbiệt trẻ phạm lỗi là do không hiểu, không biết hay do cố tình.Và những lỗi mà trẻ phạm phải có thực sự nghiêm trọng khônghay chỉ là sự không vừa lòng người lớn. Luôn luôn trong cáchgiáo dục trẻ, ta cần cho trẻ hiểu rằng những kỷ luật đặt ralà nhằm lợi ích tốt nhất cho chúng chứ không phải phục vụ ýmuốn của người lớn.
    Ngoài ra, có những "vấn đề" của trẻ mớinhìn tưởng là do trẻ ngang bướng, lì lợm nhưng thật ra là trẻđang gặp khó khăn trong sự phát triển tâm lý, thậm chí có dấuhiệu bệnh lý. Vì vậy, chúng ta luôn phải gần gũi trẻ về mặttình cảm để trẻ cảm thấy an toàn, thấy mình được tôn trọng.Có khi trẻ hư là do bắt chước từ người lớn. Nếu người lớnkhông làm gương mà chỉ đánh trẻ thì trẻ không phục, từ đó cóhành vi chống đối nặng nề hơn..
    Đánh cũng phải... học
    Cha mẹ hãy chỉ sử dụng sự trừng phạt thânt hể trong những trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn trẻ làm điều gì đó tự gây nguy hiểm cho bản thân: chơi dao, nghịch lửa, sờvào các thiết bị điện... Khi đó, nếu có đánh, ta cũng cần giải thích cho trẻ hiểu rằng điều trẻ làm là nguy hiểm, và chỉ đánh vào những bộ phận không gây nguy hiểm trên cơ thể trẻ: bàn tay, mông.
    Không nên đánh khi trẻ biếng ăn, nếu đánh,tới bữa ăn trẻ sẽ sợ và ám ảnh. Không nên đánh nếu trẻ vô ýlàm hư hỏng đồ đạc, vì như thế, trẻ sẽ cảm thấy đồ đạc quantrọng hơn con người... Cần cho trẻ hiểu trẻ bị phạt về lỗi gì, chỉ có lỗi đó đáng bị phạt chứ không phải toàn bộ conngười trẻ đáng bị "ăn đòn".
    Cha mẹ cũng cần học cách kiềm chế cảm xúc,ngay cả khi phạt trẻ cũng vậy. Hoàn toàn không nên bột phát sự nóng giận và không để cho trẻ nhận thấy người lớn đang trút sự giận dữ lên cơ thể của trẻ.
    Mục đích của bạn không phải là cho con một bài học nhớ đời mà muốn nhắc con nhớ,hành động sai trái nào cũng sẽ có những hình phạt tương xứng, vì thế cần biết điểm dừng và nhìn ra cái sai của mình, bạn đừng nhắm mắt, quất con túi bụi...
    Nên đe con ngay khi con có lỗi để con nhớ, khôngn nên dồn hay đánh không đúng lúc, hoặc quá giới hạn. Và bạn cũng cần ghi nhớ rằng luôn luôn đi kèm việc đánh đòn với việc chỉ cho trẻ thấy lỗi lầm, phân tích nguyên nhân, hậu quả của sai lầm ấy rồi đưa ra lời dạy bảo cương quyết.
    Trong quá trình đánh trẻ, cần hướng cho trẻ vào việc lắng nghe bạn phân tíchđúng sai chứ không quá tập trung vào những cái roi sắp giáng xuống thân xác trẻ...
    Tốt nhất, hãy dạy bảo con cái bằng lờikhuyên và những phương pháp giáo dục không đòn roi. Nhưng nếubạn thấy rằng chỉ có đánh đòn mới có thể làm trẻ tốt hơnlên, thì bạn hãy thi hành việc này một cách thích hợp.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi liti85
    Đang tải...


  2. menhimxu

    menhimxu Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/7/2008
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    đôi khi nóng giận đánh (đít) con đau,mình cứ khóc thầm mãi
     
    kuBin2009 thích bài này.
  3. meTinBinChip

    meTinBinChip Thành viên tích cực

    Tham gia:
    24/3/2009
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    217
    Điểm thành tích:
    103
    Đánh con đau 1 mình cũng đau 10, tối lại nằm nhìn con khóc. Biết làm sao khi nói mãi con k nghe lời ? Con không hiểu hết được những lời khuyên bảo ?
     
  4. MeCop

    MeCop Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/3/2006
    Bài viết:
    868
    Đã được thích:
    321
    Điểm thành tích:
    123
    Theo mình, muốn con hiểu được những điều cha mẹ dạy bảo thì trước hết cha, mẹ phải hiểu con trước đã. Các bậc cha, mẹ có hiểu rõ con mình đang ở lứa tuổi nào, phát triển tâm, sinh lý của lứa tuổi đó ra sao và phải có cách hướng dẫn, bảo ban phù hợp. Muốn vậy cha, mẹ cần phải học, phải học nhiều lắm. Chúng ta khi muốn làm gì cũng đều phải học. Muốn biết chữ: học. Muốn biết sử dụng máy tính : học. Muốn biết tiếng Anh: học. Muốn làm kế toán: học..... Tùy theo từng kỹ năng mà ta phải học ít hay học nhiều. Có những kỹ năng chỉ học vài buổi, có những kỹ năng phải học hàng năm trời.
    Ấy vậy mà khi làm cha, làm mẹ ta lại không học một ngày nào. Đương nhiên là sinh con là sẽ sinh cha:(. Ta cứ theo một lối mòn của ông, bà cha, mẹ để lại. Tuỳ theo từng người mà áp dụng cho con của mình. Và cách thông thường khi không bảo được con là đánh đòn. Và nhiều bố mẹ vẫn tâm niệm là "không đánh thì con không nên người". Vậy có bậc cha mẹ nào đã từng không bị đánh chưa? Và những người đó hiện nay như thế nào?
    Có bố mẹ nào chưa từng bị đánh lúc nhỏ thì vào đây chia sẻ với mọi người đi.:wave
     
    architectmebutbong thích.
  5. kuBin2009

    kuBin2009 Banned

    Tham gia:
    15/5/2009
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    em cụng như chị đấy,đánh bé xong mà thấy lòng đau quá
     
  6. liti85

    liti85 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/2/2009
    Bài viết:
    1,257
    Đã được thích:
    857
    Điểm thành tích:
    723
    Mẹ ơi đừng đánh đòn con!

    Trẻ nhỏ luôn hiếu động và gây ra nhiều rắc rối, nhiều bậc phụ huynh thường trừng phạt con bằng cách đánh đòn


    [​IMG]

    Khi trẻ nghịch hư, tất nhiên người lớn cần phải có thái độ nghiêm khắc và thậm chí là có hình phạt thích đáng để răn dạy con không phạm sai lầm lần nữa. Tuy nhiên, phạt trẻ bằng cách đánh đòn là hoàn toàn không nên, nhất là khi có nhiều ông bố bà mẹ dùng roi, chổi đánh con rất đau, lằn đỏ lên cả chân, tay của con.
    "Đòn đau thì nhớ lâu!", câu nói đó cũng có thể đúng đối với các em nhỏ, nhưng lại đúng theo một mặt khác. Các em còn quá bé, chưa nhận thức được rõ hành vi của bản thân mình, ngay cả khi chúng gây ra rắc rối chúng cũng không hiểu hết được đúng - sai.
    Do đó, nếu bị bố mẹ đánh đòn, chúng sẽ không hiểu tại sao mình bị đánh, mà chỉ biết rằng bố mẹ đã đánh mình rất đau và sẽ nhớ về điều đó.

    Nếu những trận đòn này diễn ra thường xuyên sẽ không giúp trẻ trở nên ngoan ngoãn hơn, mà còn gây phản tác dụng: trẻ trở nên "lì đòn", ương bướng, và tình cảm ít nhiều sẽ bị tổn thương. Bé không cảm thấy gắn bó với cha mẹ nữa, thậm chí nhiều bé còn có suy nghĩ rằng mình đang bị cha mẹ ghét bỏ.
    Làm cha làm mẹ, hẳn không ai muốn con cái xa lánh mình, không ai muốn làm tổn thương đến tình cảm thơ dại của con. Vì vậy, đừng để một phút nóng giận không kìm chế được mà trừng phạt thân thể của con trẻ, nhất là khi vì một lí do không xứng đáng.

    Cha mẹ cần phân biệt rõ ràng hành vi cố ý hay vô ý của trẻ. Trẻ đang ở độ tuổi ham khám phá tìm tòi nên sẽ rất hiếu động, không ngừng chạy nhảy, chui vào mọi ngóc ngách trong nhà, sờ tay vào mọi đồ vật và thậm chí là tìm cách để "nghiên cứu" chúng, do đó sẽ vô tình làm hỏng đồ đạc. Ví dụ, bé có thể làm rách giấy tờ, sách vở quan trọng của bố mẹ, làm hỏng, vỡ đồ dùng, làm vung vãi đồ ăn… Nhìn "bãi chiến trường" mà con gây ra, bạn sẽ vô cùng tức giận. Hãy kìm chế sự tức giận đó và nhìn nhận rõ vấn đề: bé yêu của bạn không hề cố ý phá hoại đâu, bé đang tích cực học tập, tìm hiểu thế giới xung quanh mình để khôn lớn đấy thôi.
    Vậy răn dạy con thế nào cho đúng?

    Những hành vi từ thủa thơ ấu sẽ hình thành nên tính cách lâu dài sau này. Do đó, việc dạy bảo con từ những năm đầu đời là hết sức quan trọng, không thể vì con còn nhỏ dại mà xuề xòa bỏ qua những sai lầm của chúng. Bibi.vn xin đưa ra một vài lời khuyên nhỏ cho bạn
    Trước hết, bạn cần phải hiểu rõ tính cách của con mình để đưa ra những cách răn dạy phù hợp. Cần phân biệt rõ hành vi vô ý do bé còn thơ dại với hành vi cố ý phá hoại để tránh việc phạt oan bé.

    Trong sinh hoạt hàng ngày, hãy chỉ cho bé thấy điều gì nên làm và không nên làm, nói rõ cả hậu quả của những việc không nên đó để bé hiểu.
    Khi bé vô tình mắc lỗi, bạn nên nhẹ nhàng nhắc nhở, không nên gay gắt cấm đóan mà hãy chỉ cho bé cách làm tốt hơn.
    Nếu bé quá nghịch ngợm và hay mắc sai lầm, thay vì đánh đòn con, bạn hãy nghiêm mặt nhìn con một lúc để bé cảm thấy sự không hài lòng của cha mẹ qua nét mặt, bé sẽ hiểu là mình đã làm cho mẹ buồn, mẹ giận. Sau đó, hãy nói cho con nghe về lỗi mà bé vừa mắc phải, lời nói cần cứng rắn hoặc gay gắt một chút (nhưng tránh không nên quá lớn tiếng quát mắng, chửi bới con).

    Mọi người trong gia đình cần có sự thống nhất quan điểm giáo dục trẻ. Khi trẻ hư, mẹ thì nghiêm mặt còn bà lại cười xòa sẽ khiến cho chúng không biết mình đúng hay sai, không biết nghe theo ai.
    Nên khuyến khích, khen ngợi trẻ khi bé làm tốt việc gì đó. Trẻ em luôn thích được thể hiện mình, được người thân khen, từ đó sẽ càng tích cực làm tốt hơn.

    Theo: bibi.vn​
     
  7. monalisa09

    monalisa09 Banned

    Tham gia:
    16/5/2009
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    đánh dấu bài này,mai mốt đọc lại vì con em còn trong bụng chưa ra,hihihi
     
  8. lê kim hoa

    lê kim hoa Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/6/2009
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    wa that la kho vi be nha toi luoi an ,nen hay bi wat ma moi lan nhu vay be lai khoc va non ra het:confused::confused:cho du co zo the nao be cung kg nghe .Toi dag lo vi be sap vao lop 1 ,lieu co cach nao day tre nhe nhag ma kg fai wat nat kg nhi :-({|=
     
  9. MecuaIn

    MecuaIn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/5/2008
    Bài viết:
    1,997
    Đã được thích:
    399
    Điểm thành tích:
    123
    Mình đọc bài này thấy thương con mình quá, mới có hơn một tuổi mà suốt ngày bị mẹ tét đít. Tự hứa với lòng mình là trước khi đánh con phải suy nghĩ thật kỹ !!!
     
  10. seucoi246

    seucoi246 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    26/4/2008
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Thi thoảng cu Ghẹ cũng bị mẹ tét cho 1 cái vì tội hóng hớt.
    Nhưng giờ Ghẹ còn nhỏ thì còn tranh thủ thế được. Con mà biết rồi thì mẹ phải dè chừng.
    Cũng dặn dò bố Ghẹ là ko được đánh con.
    Suy từ bản thân mình mà ra thôi, các mẹ nhỉ.
     
  11. the beans

    the beans Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    7/7/2008
    Bài viết:
    3,437
    Đã được thích:
    1,585
    Điểm thành tích:
    863
    Mình sắp có em bé, nhưng cũng đã lên sẵn tư tưởng không đòn roi trong nhà rùi. Hai vợ chồng đồng quan điểm nếu con có mắc lỗi hoặc nghịch ngợm sẽ giải quyết bằng cách nói chuyện và giải thích cho con hiểu một cách nghiêm khắc theo chiều hướng tích cực.
     
  12. Joy-n-Smile

    Joy-n-Smile Thành viên mới

    Tham gia:
    17/12/2008
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mình cũng hay đánh con. Giờ thấy nhóc lớn mỗi lần giận là đánh và hét to y như mình. Hối hận lắm. Tự hứa với bản thân là không đánh con nữa, nhưng nóng lên là quên tuốt.
     
  13. xman

    xman Gia Bảo Fashion

    Tham gia:
    21/8/2008
    Bài viết:
    1,586
    Đã được thích:
    736
    Điểm thành tích:
    723
    "Thương cho roi cho vọt...", hay "dạy con từ thủa còn thơ" là câu nói các cụ để lại, chỉ cách dạy con khi con bắt đầu có trí khôn. Thực tế, những câu nói của các cụ chẳng sai tẹo nào. Vấn đề là: áp dụng việc "dạy" đó như thế nào mới là phải? Con biết nhận ra lỗi mà ko ảnh hưởng tâm lý và biết sửa sai... mới là vấn đề nan giản với hầu hết các bậc CM ngày nay_đang sống trong môi trường của 1 xã hội đang phát triển như VN. (mình nghĩ thế)
    Nếu theo cách hiện đại: dạy con là phải nhẹ nhàng, chỉ bảo từng ly từng tý về "lỗi: mà con trẻ đã cố tình, vô tình phạm phải, mà không (hay tuyệt đối không) đánh đòn trẻ. Điều này theo mình thì chỉ đúng 1 nửa. Bởi:
    1. Tùy từng độ tuổi của trẻ: khi trẻ đã nhận biết được nhiều điều (không biết là khoảng mấy tuổi, vì không phải là chuyên gia, hihi... , chúng ta chủ yếu đang tập trung cho các lứa tuổi của các cháu ấu nhi), có những hiểu biết nhất định, có quan điểm riêng, sự nhận thức, ý thức... thì có thể áp dụng theo hướng: giải thích, phân tích... cho trẻ về các lỗi, để các cháu ghi nhớ---> sửa đổi. Tức là khi trẻ đã phát triển trí khôn đến một ngưỡng (ngưỡng này do các bậc CM tự xem khi quan sát các hành vi của trẻ và tự đánh giá) mà người lớn có thể trò chuyện, trao đổi... "one by one" một cách "sòng phẳng" như người lớn đối với người lớn. Khi đó, trẻ có thể sẽ nhận thấy vai trò quan trọng của mình trong cuộc sống gia đình, đối với bố, mẹ, ông, bà...vv, và cảm thấy được "tôn trọng". Sự nhẹ nhàng sủa lỗi của CM trong các trường hợp này có chiều hướng rất tích cực trong việc giúp trẻ phân biệt: tốt/không tốt; nên/không nên..., giúp trẻ biết tự phân tích và phán đoán, cũng như có những suy nghĩ và hành vi "người lớn" hơn. Qua đó, trẻ phát triển thêm những "ngôn ngữ trí não" một cách lành mạnh, tự tin. Nhưng nếu trẻ cứ bị la mắng, đánh đòn mà không có sự giải thích của CM trong giai đoạn này, thì trẻ dễ bị các chứng về tâm lý. Chẳng hạn: tự kỷ, nhát, không muốn/ngại giao tiếp với bất kỳ ai, không năng động ---> giảm sự phát triển trí tuệ và rất nhiều hậu quả liên đới khác. Do vậy, đôi khi la mắng trẻ, luôn luôn giải thích cặn kẽ, chi tiết về hành vi mắc lỗi của trẻ, và thảng hoặc dùng roi đòn để dạy con trong giai đoạn này (mình cho là: sớm thì từ 2,5 tuổi đến 4,5 tuổi, muộn hơn thì có thể là từ 3,5 tuổi đến 6 tuổi) sẽ có kết quả tốt khi dạy con.
    2. Con cứ phạm lỗi, và CM cứ giải thích. Giải thích xong trẻ lại tiếp tục phạm lỗi, y như phạm lỗi lần trước, cứ "thoải mái" làm theo bản năng của con trẻ: đùa, nghịch, chơi, quan tâm đến cái gì đó...vv mà không cần biết nó nguy hiểm hay không tốt cho ban thân trẻ, không quan tâm đến người lớn. Lúc này, CM nên thật nghiêm túc với con bằng cách mắng, cho ăn roi khi trẻ đang, chuẩn bị "thực hiện hành vi phạm lỗi" hoặc chuẩn bị làm 1 việc không nên đối với lứa tuổi của trẻ (theo mình thì trẻ ở độ tuổi <2t). Sự phân tích, chỉ bảo của CM cho trẻ trong giai đoạn này chỉ như "nước đổ lá khoai; nước đổ đầu vịt" mà thôi. Bởi trẻ chưa phát triển mạnh về sự nhận thức hành vi, ngôn ngữ thì chưa thể hướng dẫn, nói cho trẻ hiểu được mà sửa sai. Trẻ chỉ nhận biết hành vi, sự vật, sự việc qua con mắt của nó. Nghĩa là: thấy cái gì mà chúng thích thì chúng cứ làm, không cần biết sau đó là gì. Đó là bản năng. Trẻ chỉ biết làm theo bản năng. Nếu chúng ta cười, hoặc cùng làm theo hành vi của trẻ thì có nghĩa là trẻ nhận biết sự đồng ý, chấp thuận của người lớn đối với hành vi của mình rồi. Nhưng nếu hành vi đó bị ngăn lại bởi sự la mắng (thậm chí quát tháo); cái trợn mắt, cái đập tay, đập chân của người lớn (vào bàn, giường, tủ, nền nhà...kiểu như đánh giả vờ); đoạt lại đồ vật mà trẻ đang cầm, nắm; bế trẻ ra chỗ khác; hoặc cho trẻ ăn đòn (tất nhiên là vào chỗ không thể gây nguy hiểm cho trẻ) thì mới đủ "đô" cho sự nhận thức đúng/sai của trẻ. Trẻ sẽ "bị ấn tượng" đối với hành vi này của người lớn mà ghi nhớ vào đầu, nếu mỗi lần trẻ có hành động tương tự thì sẽ bị tác động bởi hình ảnh: mẹ mắng, bố đánh, ông, bà ngăn...vv mà không dám làm nữa. Tất nhiên là không phải cứ lúc nào trẻ mắc lỗi là la mắng, là đánh đòn. Kèm theo đó vẫn là những cử chỉ bằng hành động, ngôn ngữ (ngắn gọn, dễ hiểu) nói của CM đối với trẻ. VD như: KHÔNG, KHÔNG LÀM NHƯ THẾ; KHÔNG ĐƯỢC, hoặc khoát tay ra hiệu là KHÔNG...vv
    Tóm lại, là bậc làm CM, không ai muốn con mình tỏ ra yếu kém so với lứa tuổi của nó, hoặc không bằng những trẻ khác cùng tuổi, hay đơn giản là chậm phát triển... Nhưng nếu sớm tỏ ra "dân chủ" với trẻ về các hành vi của chúng lại là một việc có hại cho bản thân của trẻ khi đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Cũng như qá khắt khe với chúng khi cứ hễ chút là la mắng hay đánh đòn. Theo mình, giáo dục trẻ là một việc vô cùng khó, và không có 1 ba-rem nào cả về sự giáo dục này. Các bậc CM nếu thực sự muốn con mình tốt hơn lên từng ngày, thì hãy quan sát, lắng nghe trẻ và áp dụng từng biện pháp nào cho tốt, cho phù hợp với lứa tuổi, giai đoạn phát triển của trẻ mới là chuẩn. (điều này thì khó vì không phải ai cũng có thời gian, sự hiểu biết, sự kiên nhẫn, điều kiện cuộc sống...vv để luôn theo sát trẻ, nhất là đối với những ông bố, bà mẹ đang bị cuốn theo sự bươn trải của cuộc sống thường ngày hiện nay). Chính vì thế, giáo dục con không thể không có những trận đòn, không thể không có sự la mắng, đặc biệt: không thể không có sự quan tâm, chia sẻ và giải thích cặn kẽ cho con trẻ khi chúng phạm sai lầm. Khi thì chúng chỉ cần nói là hiểu, khi thì chúng phải la mắng, phải "oánh" đòn (nhiều khi trẻ: nhẹ không ưa, ưa nặng :D), thậm chí ăn roi nhiều lần mới vỡ ra được. Tùy theo tính cách của các trẻ (đề nghị các ông bố, bà mẹ xem tính nó giống ai đã nhé. hehehe), tùy từng lứa tuổi của trẻ mà chúng ta_bậc làm CM nên áp dụng cách nào để cho con trẻ hiểu, nhận thức được tầm ảnh hưởng của cái gọi là: tích cực, tiêu cực đối với toàn bộ hành vi của trẻ là như thế nào? để chúng có thể tự phát huy được những điều đó một cách hoàn toàn tự chủ.
    Một vài suy nghĩ chia sẻ với các bậc CM về cách cư xử, dạy dỗ trẻ. Mong mọi người cùng bổ sung.
     
    architect thích bài này.
  14. beiucuame

    beiucuame Thành viên mới

    Tham gia:
    13/5/2009
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    ba của mình làm việc trong quân đội, thế nên từ nhỏ beiucuame đã quen với "kỉ luật sắt". hồi nhỏ sợ ba một phép, đi đâu làm gì cũng trông trước ngó sau coi có làm phật ý ba không.

    Hồi nhỏ ghét ba lắm, tại ba không gần gũi hay nhẹ nhàng như ba của mấy đứa bạn. Nhưng giờ lớn lên lại cám ơn "kỉ luật sắt" của ba rất nhiều, nhờ đó mà beiucuame lớn khôn và trưởng thành hơn. Ba cũng rèn cho mình tính kiên định và làm việc có qui tắc và khuôn khổ.

    Mai này sinh em bé, chắc cũng nhờ ông ngoại nó rèn giũa như đã rèn má nó hồi xưa vậy. cám ơn ba rất nhiều
     
  15. Vietnam Kirin Acecook

    Vietnam Kirin Acecook Thành viên mới

    Tham gia:
    14/5/2009
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Đúng là "thương cho roi cho vọt" nhưng quan trọng là các cha mẹ biết dùng đòn roi đúng lúc, đúng chỗ. Không thì "thương" quá các bé sẽ trở nên "lì đòn".

    Dạy con là một nghệ thuật, và "đòn roi" lại là một nghệ thuật khác :))
     
  16. SanNhu

    SanNhu Thành viên mới

    Tham gia:
    19/11/2008
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Lúc bé tý thì không biết có bị đánh không, nhưng khi có khả năng ghi nhơ đến giờ thì mình nhớ là từ bé mình đã không bị đánh, hihi. Mẹ mình rất hay quát tháo và cáu gắt, mình rất ghét điều này nhưng mình giống y chang mẹ. Đôi lúc không kìm chế được cơn nóng giận đã quát tháo và cáu gắt con làm con rất sợ hãi, sau đó thì mình lại ân hận và con mình đôi lúc nóng giận cũng quát tháo và cáu gắt. Con mình hơn 3 tuổi, mình mới đánh bé 1 lần để biết cái roi nó thế nào thôi. Mình chỉ phạt con bằng cách 2 mẹ con cùng nhốt trong phòng. Bây giờ mình đang học cách kìm chế cơn nóng giận để con mình sau này không giống mình nữa.
     
  17. Linh

    Linh Thành viên mới

    Tham gia:
    6/12/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    8
    Bản thân mình được gia đình uốn nắn rất nghiêm khắc cũng phải thấy rằng đôi khi đòn roi làm trẻ ngoan thì ngoan thật nhưng trẻ bị tự ti và trở nên nhút nhát hơn rất nhiều. Thế nên bây giờ mình dùng roi chỉ là thi thoảng bổ sung tý gia vị vào món dạy dỗ con mà thôi, hihi.
     
  18. heocon 03

    heocon 03 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    8/6/2009
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Các mẹ ơi cho em 1 lời khuyên với... em đang có bầu 4 tháng và đã có 1 con trai tháng 9 này đi học lớp 1.Em tự thấy dạo này em không được bình thường,cứ cho con ăn rồi dạy con học là em có thể quát mắng và có khi còn đánh được luôn.Sau lúc đấy em rất ân hận và thương con nhưng không biết mình bị làm sao nữa?Có phải em đang bị căng thẳng,streets quá không?Hay em bị bệnh gì không các mẹ?Em lo quá ,mỗi lúc như vậy em không thể kìm nén được?Các mẹ ơi cứu em với ............
     
  19. nguu.tim.nguu

    nguu.tim.nguu Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/6/2009
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    đối với trẻ con phải theo tình huống, phải cho ăn đòn mới ngấm và đơn giản cho trẻ nhận thức được làm sai phải chịu phạt. Nhưng đòn roi có khi cũng phản tác dụng.

    Chính xác nhất là phải tùy tình huống và tùy trẻ. Ví dụ cứ hư là ăn đòn nhưng hôm qua vừa một trận, hôm nay lại một trận nữa thì khả năng phản tác dụng rất cao.

    Các pác mà muốn chia sẻ phải đưa ra tình huống cụ thể, rồi qua ý kiến của mọi người mới rút ra được kết luận cho chính bản thân mình, cách "dạy" con mình.
     
  20. beiucuame

    beiucuame Thành viên mới

    Tham gia:
    13/5/2009
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    không sao đâu mẹ heocon à. do mang thai cơ thể có một vài thay đổi nên trong người bứt rứt khó chịu chút thôi, mẹ heocon có bị áp lực công việc hay gia đình nào không?

    Người mẹ mang thai không nên cáu giận la mắng sẽ ảnh hưởng đến con sau này. khi mang thai ai cũng cố gắng giữ tâm trí an bình và nhẹ nhàng nhất. thế nên mới có trường hợp chị nhân viên nọ nổi tiếng khó chịu, hay cáu gắt, bỗng dưng có bầu đổi tính đổi nết hẳn, nhưng sinh xong thì lại... cáu kỉnh như xưa.
     

Chia sẻ trang này