Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi zetafashion, 9/2/2011.

  1. aquagreen.vn

    aquagreen.vn Thành viên tích cực

    Tham gia:
    20/10/2011
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    156
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

    có lẽ chương trình này bổ ích đối với trẻ thơ đấy. Các bác có cho con tham gia không vậy?
     
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

    Oriflame.com.vn thích bài này.
  2. mecun11

    mecun11 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/10/2011
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

    Em cũng thấy rằng, giờ trò chơi dân gian ít được trẻ con chơi rùi. Ngày trước vì không có thú vui khác nên trẻ hay chơi. Trẻ con giờ cũng chơi game thành thạo như người lớn. Mình đã chứng kiến một bé 4 tuổi biết chơi pikachu, bắn bóng, cá lớn nuốt cá bé. Công nhận là trẻ con giờ giỏi thật. Nhưng mình thấy, trò chơi dân gian thì trong sáng hơn, tính cộng đồng và tập thể hơn. Như hiện nay, game nhiều sẽ ảnh hưởng ko tốt tới trẻ sau này về nhân cách
     
    Oriflame.com.vn thích bài này.
  3. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

    Ngày xưa trẻ con là trẻ con - người lớn là người lớn - bây giờ trẻ con thích chơi trò người lớn - người lớn thích làm trò trẻ con !
     
  4. aquagreen.vn

    aquagreen.vn Thành viên tích cực

    Tham gia:
    20/10/2011
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    156
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

    các bác đã có kiểm nghệm về các chò chơi dân gian như thế nào rồi
     
  5. memun11

    memun11 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/10/2011
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

    Em cũng thấy rằng, giờ trò chơi dân gian ít được trẻ con chơi rùi. Ngày trước vì không có thú vui khác nên trẻ hay chơi. Trẻ con giờ cũng chơi game thành thạo như người lớn. Mình đã chứng kiến một bé 4 tuổi biết chơi pikachu, bắn bóng, cá lớn nuốt cá bé. Công nhận là trẻ con giờ giỏi thật. Nhưng mình thấy, trò chơi dân gian thì trong sáng hơn, tính cộng đồng và tập thể hơn. Như hiện nay, game nhiều sẽ ảnh hưởng ko tốt tới trẻ sau này về nhân cách
     
    zetafashion thích bài này.
  6. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

    Đọc những vụ án liên quan đến game mà rợn cả người :-(
     
  7. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

    [video=youtube;4KL_6PPITuw]http://www.youtube.com/watch?v=4KL_6PPITuw&feature=related[/video]
     
  8. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

    [video=youtube;Qzhm8UBmeXE]http://www.youtube.com/watch?v=Qzhm8UBmeXE&feature=related[/video]
     
  9. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

    Đề tài này rất hay nhưng vì chưa có một nhận định đúng đắn về trò chơi dân gian nên từ đó đã trở thành một đề tài thập cẩm từ chuyện so sánh trẻ con xưa với trẻ con nay, từ chuyện đưa các thông tin - gọi là chia sẻ nhưng chủ yếu là quảng cáo .v.v.. Vì vậy, hãy thử tìm và giải thích :

    Thế nào là trò chơi dân gian ? Tại sao trò chơi dân gian không còn được chơi nữa ? cái cốt lõi của trò chơi dân gian (TC. DG) là gì ? Có thể tiếp tục cho trẻ chơi các loại TCDG được không ? tại sao TCDG có thể dạy trẻ kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm ?

    Ở đây chỉ xin đề cập đến các trò chơi dân gian trẻ em - đó là những trò mà các em có thể chơi với nhau từ 2, 3 em ( các trò như chơi ô quan, ném đũa, chuyền banh , kéo cưa , thò thụt ... cho đến các trò chơi khoảng 3 - 7 em như đánh khăng, đánh cù, chơi u và các trò chơi tập thể như rồng rắn, thả đỉa ba ba, kéo co .v.v. ) Thực ra thì đến nay, do chưa có một khái niệm rõ ràng về trò chơi dân gian ( Có thể hiểu là các trò chơi của trẻ em ở nông thôn và các khu xóm ngày xưa hay các trò chơi có kèm theo các bài đồng dao, ca dao để thêm phần sinh động ) Vì thế ngay cả sở giáo dục TP.HCM cũng lẫn lộn những trò chơi của trẻ em ngày xưa ( tạm đặt một cái mốc là 1945 trổ về trước) với những trò chơi ít xưa hơn ( từ 1945 - 1975 ) và cả những trò chơi hiện đại ( từ 1975 đến nay ) để khi đưa ra chương trình : ĐƯA TRÒ CHƠI DÂN GIAN VÀO TRƯỜNG TIỂU HỌC - GÓP PHẦN XÂY DỰNG “MÔI TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC “ đã giới thiệu các trò chơi như :
    Nhảy dây, nhảy bao bố, lò cò tiếp sức, kéo cưa lừa xẻ, đẩy gậy, kéo co, ô quan, xỏ chì, đua ngựa, đập bóng, thảy banh, vòng xoay kỳ diệu, bịt mắt viết chữ, bịt mắt bắt dê, vớt cá, câu cá, đập niêu, đá bóng trúng đích, đi chân vịt, cô Tấm nhặt đậu, banh đũa, đi cầu khỉ, 3 ông đầu râu, ném còn, Thánh Gióng, cờ tướng, bắn bi, đánh đáo, cầu mây, bỏ khăn, đi qua đường lội, mèo đuổi chuột, con cóc là cậu ông Trời, đánh trống,
    mà trong đó có những trò chơi ( in đậm ) không thể xem là trò chơi dân gian của trẻ em , vì có những trò chơi khá hiện đại, hoặc đã cải biên trẻ ngày xưa không chơi , cũng có những trò chơi dân gian, nhưng là của người lớn như đẩy gậy, đập niêu, ném còn ... và những trò chơi trí tuệ như cờ tướng ( ngày xưa là dành cho người già ) hay đá cầu mây (chỉ trong các ngày hội thi ) mà cũng được xem là trò chơi dân gian của trẻ em thì quả thực là những bậc "đại trí thức" của ngành giáo dục nên xem lại cái vốn hiểu biết của mình !
    Cũng có những trò chơi mà các bậc đại trí thức này phê bình là " Những trò chơi như leo cột mỡ,... mang đậm tính dân gian nhưng lại không phù hợp với trường học, nhất là bậc Tiểu học. Trò chơi đánh khăng, thì không an toàn vì rất dễ gây chấn thương. Các trò chơi khác thì phải chú ý đến vấn đề vệ sinh vì học sinh phải ngồi bệt, tiếp xúc với đất, cát. " thì cũng thế : Leo cột mỡ là trò chơi trong các ngày hội dành cho các thanh niên khỏe mạnh - còn trò đánh khăng thì đúng là khá nguy hiểm, nhưng cũng không dễ để bị thương ( mà nếu gọi là nguy hiểm thì hầu hết các trò chơi vận động đều có nguy cơ cả ! ) còn nếu các trò ngồi lê la dưới đất mà gọi là mất vệ sinh thì quá dễ - có thể ngồi chơi trên các hành lang quét sạch ( như chơi ô quan )!
    Tóm lại - ngay cả khi có ý thức phục hồi các trò chơi xưa để giúp các em HS " Việc đưa trò chơi dân gian vào trường học là một cách để học sinh gần gũi với nhau, xây dựng tinh thần tập thể và hiểu biết hơn về văn hoá, truyền thống dân tộc; tạo điều kiện cho các em tham gia nhiều hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, bổ ích, các hoạt động vui chơi giải trí tích cực phù hợp với lứa tuổi; các em được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, hoà đồng với tập thể, ứng xử trước các tình huống... Nhưng lại xem như là một phong trào - phải tổ chức chặt chẽ, có giờ giấc, có người giám sát chỉ đạo v.v.v thì vô hình chung đã đi ngược lại cái tiêu chí chung của trò chơi đó là sự tự nguyện, khả năng tự chơi, tự điều khiển và tự do chọn trò chơi của trẻ.
    Ở đây, chơi đã bị biến thành học ( Nhà trường cần phân công tổng phụ trách Đội, giáo viên thể dục kết hợp với giáo viên chủ nhiệm khôi phục lại các trò chơi dân gian, hướng dẫn cho học sinh cách chơi, sử dụng nhạc kèm theo lời các bài đồng dao làm hiệu lệnh để các em cùng chơi ) và vì thế, ta sẽ không lạ gì - ngoài những giờ BỊ HỌC CHƠI VỚI SỰ GIÁM SÁT CHỈ HUY CỦA NGƯỜI LỚN - thì trẻ em vẫn tiếp tục không thèm chơi các trò chơi dân gian mà "sểnh ra là nhảy vào máy vi tính ".
    Vì thế, một chủ trương rất hay là đưa trò chơi dân gian vào nhà trường - nhưng lọt vào tay các nhà giáo dục đại trí thức, không có tinh thần TÔN TRỌNG NIỀM VUI CỦA TRẺ , và cũng chẳng biết cái cốt lõi của TRÒ CHƠI, nhất là trò chơi dân gian, nên thay vì giúp cho TCDG được hồi sinh, lại vô tình làm cho trẻ em càng xa lánh cái thú vui mà lẽ ra các em phải được tự do hưởng thụ !
    Vì vậy, chúng ta là những bậc phụ huynh - nếu muốn con em có được niềm vui thông qua các trò chơi dân gian, vẫn có thể chọn lọc và tái hiện khá nhiều các trò chơi đó tại gia đình, cho con em mình với một tinh thần là nên hướng dẫn , khuyến khích, tạo điêu kiện cho trẻ chơi - nhưng sau đó là nên để cho trẻ có quyền chọn trò chơi theo ý thích của mình ( điều quan trọng nhất là làm sao cho trẻ thích ) !
     
    zetafashion thích bài này.
  10. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

    Cảm ơn bác LeKhanh đã đưa ra những ý kiến rất hay.
    Zetafashion xin chia sẻ những kinh nghiệm về những trò chơi đã trải qua tuổi thơ.

    1. Trò bắn bàng (theo cách gọi của vùng Nam Định, Thái Bình)
    Hai bên chia quân hai bên nấp, tối thiểu mỗi bên 02 người sau đó phát lệnh và tìm nhau để bắn. Người bắn phải nói rõ người bị bắn đang nấp ở đâu.
    Trò này vô cùng thú vị vì không khác gì đánh trận giả. Người vì huy mỗi bên phải tổ chức cho đội mình dàn quân, yểm trợ cho nhau, thâm nhập sang địa phận của đối phương, tạo các "bẫy" cho đối phương...Đội nào bị "bắn" chết hết sẽ bị thua.

    Trò chơi này đòi hỏi không gian phải rộng, óc tổ chức của đội trưởng, khả năng phán đoán của mỗi thành viên, khả năng bò trườn, ngụy trang và sự phối hợp và trí tuệ của cả đội để chiến thắng. Nhiều trường hợp phải hy sinh một hay hai thành viên để tiêu diệt thành viên cuối cùng của đối phương.

    Như vậy sẽ rất tốt cho trẻ trong làm việc theo nhóm, rất gần với cuộc sống :)
     
    Sửa lần cuối: 18/12/2011
  11. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

    Từ hôm nay Zetafashion sẽ dành thời gian để viết về các trò chơi ngày xưa đã chơi:f

    1. Bắn bàng/bắn bùm
    2. Đánh đầu
    3. Nhảy ngựa
    4. Đánh khăng
    5. Thả diều
    6. Chơi ô ăn quan
    7. Nhảy dây
    8. Đua bè chuối
    9. Rồng rắn lên mây
    10. Mèo đuổi chuột
    12. Chơi đồn
    13. Bổ cù
    14. Bắn bi
    15. Đánh đáo
    16. Chơi cỏ gà
    17. Đánh chuyền
    18. Pháo đất
    19. Súng đốp
    ...
    Còn nhiều trò nữa mà chưa nhớ ra tên :)
     
    Sửa lần cuối: 18/12/2011
  12. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

    Như tôi đã nói - ngay cả khi có ý thức tốt là đưa "trò chơi dân gian" ( chúng ta hiểu là trò chơi của trẻ em ) vào trong trường học ( cấp tiểu học ) thì những "đại trí thức" ở sở GD cũng chưa phân biệt được đâu là trò chơi dân gian gốc - đâu là trò chơi dân gian nhái ( hiểu là các trò mới có sau này nhưng được khoác cái vỏ bọc dân gian ) Đâu là trò chơi dân gian dùng trong lễ - hội, đâu là trò chơi mà trẻ con chơi hằng ngày. Các ngài vì quen cái tư duy "chỉ đạo từ trên xuống" nên ngay cả trò chơi ( mà nguyên lý quan trọng nhất của nó là sự tự nguyện một cách thích thú ) các ngài cũng xem là "môn học theo phong trào" và buộc "phải chơi cái này, không được chơi cái kia" !
    Rốt cuộc là chỉ còn nước "về nhà bú tí mẹ" cho chắc ăn ! Vả lại, đây là diễn đàn dành cho cha mẹ chia sẻ kiến thức giúp con phát triển - vì thế ngoài những cái kiến thức kiểu hàn lậm như chơi là gì ? trò chơi dân gian ra làm sao ? thì cái mà có lẽ nhiều người cần là trò chơi dân gian nào có thể mang ra để "hướng dẫn" cho con biết chơi ở nhà . Dĩ nhiên là không có cái kiểu : Hôm nay chúng ta chơi trò chơi dân gian nhé, lại đây bố/mẹ bày cho - đứa nào không chơi, chiều không có bánh ăn ! Hay tệ hơn : " A, trò chơi dân gian hay nhỉ ? có chỗ nào tổ chức không, mình cho con đến chơi !
    Nếu có cùng suy nghĩ ấy, nên chăng chúng ta cần nói rõ : Trò chơi dân gian nào phù hợp với không gian trong gia đình ( chơi trong nhà - thậm chí là có thể chơi trên giường ) và chơi với số lượng ít ( trẻ và bố/mẹ - trẻ và anh chị em ) Dĩ nhiên là đa số trò chơi là cần phải có số lượng trẻ chơi kha khá và không gian thoáng đãng - Nhưng điều đó thường nằm ngoài tầm tay của các gia đình.
    Vì vậy khi bạn Zestafashion muốn giới thiệu, nên chăng là có thêm một số chi tiết : cách chơi - số lượng và chỗ để chơi. Qua đó sẽ giúp cho bố mẹ thuận tiện hơn trong việc lựa chọn trò thích hợp để chơi với con hơn ( hoặc biết để bầy ra cho các con cùng chơi )
     
    zetafashion thích bài này.
  13. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

    Mèo đuổi chuột

    Trò chơi gồm từ 6 đến 10 người, đông hơn càng vui. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát.
    Mèo đuổi chuột
    Mời bạn ra đây
    Tay nắm chặt tay
    Đứng thành vòng rộng
    Chuột luồn lỗ hổng
    Mèo chạy đằng sau
    Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
    Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột
    Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục.

    Trò chơi này có thể chơi tại nhà nếu có phòng khách rộng khoảng 20m2, nhất là những dịp có 2 gia đình hoặc cả đại gia đình tụ tập :)
    [video=youtube;8E0vJVZAm_8]http://www.youtube.com/watch?v=8E0vJVZAm_8[/video]
     
  14. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

    Trò chơi Chi chi chành trành.

    Rất phù hợp với gia đình nhỏ vì chỉ cần 02 người là có thể chơi được.

    Chi chi chành chành
    Cái đanh thổi lửa
    Con ngựa chết trương
    Ba vương thượng đế
    Cấp kế đi tìm
    Con chim làm tô?
    Ù òa ù ập.

    Chi chi chành chành
    Cái đanh thổi lửa
    Con ngựa chết trương
    Ba vương ngũ đế
    Bắt dế đi tìm
    Ù à ù ập
    Đóng sập cửa vào

    [video=youtube;H39dlsJLoLw]http://www.youtube.com/watch?v=H39dlsJLoLw&feature=related[/video]
     
  15. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

    Cách chơi trò CHI CHI CHÀNH CHÀNH
    Trò chơi này có thể chơi giữa mẹ - con , mẹ và các con - các con với nhau ( từ 2 - 5 người ) :
    Một người ( ví dụ : mẹ )làm cái xòe bàn tay ra - các người còn lại ( con hay các con ) dùng ngón trỏ vừa chấm ( khi chấm vào phải chạm vào lòng bàn tay rồi nhấc lên, rồi lại chấm vào - không được dứ dứ bên trên ) vào lòng bàn tay người xòe vừa hát bài đồng dao trên ( Chi chi chành chành...cái đanh thổi lửa ...) đến câu cuối ( ù òa ù ập ) thì mẹ gập nhanh bàn tay vào, còn con thì rút nhanh ngón trỏ ra, nếu rút không kịp thì sẽ bị kẹp dính ngón tay, và phải trở thành người xòe bàn tay ra.
    Thường thì khi mẹ xòe tay, hay gập chậm một chút ( vì nếu gập nhanh thì dễ tóm được ngón tay của con ) nhưng dĩ nhiên là chỉ "nới tay" vài ba lần thôi.

    Một trò khác:
    KÉO CƯA LỪA XẺ
    Chủ yếu là mẹ - con chơi với nhau và phù hợp với trẻ dưới 3 tuổi , thường chơi vào buổi tối trên giường :

    Hai mẹ con ngồi đối diện, hai chân gập lại ( hoặc duỗi ra sát nhau ) hai tay mẹ nắm lấy hai tay con - vừa hát vừa kéo và đầy ( làm động tác giống kéo cưa qua lại ) Trong lúc hát bài đồng dao

    Kéo cưa lừa xẻ/ ông thợ nào khỏe/ về ăn cơm trưa - Ông thợ nào thua/ về bú tí mẹ ... ( đến đây Mẹ kéo con mạnh về phía mình, khiến con có thể ngả vào lòng mẹ ...bú tí ! )
    hay:
    Cút ca cút kít/ làm ít ăn nhiều/ nằm đâu ngủ đấy - Nó lấy mất cưa/ lấy gì mà kéo!!! ( đến đây cũng kéo mạnh - có thể con kéo, có thẻ mẹ kéo )

    Một trò khác :
    VUỐT HỘT NỔ
    Trò này chủ yếu là chơi với trẻ trên 3 tuổi ( 3 - 5 tuổi ) vì có những động tác khó ( nếu làm nhanh thì phải trên 6 tuổi mới chơi được )

    Mẹ con vuốt tay vỗ đập tay nhau nhịp hai theo bài đồng dao :
    Vuốt hột nổ nói đến những vật dụng hàng ngày.
    Hai mẹ con ngồi đối diện, mẹ lấy hai tay vuốt bàn tay con xong vỗ tay một cái - khi đó con xòe 2 bàn tay ra, mẹ lấy tay phải chạm vào tay phải của con, rồi lại thu về, vỗ tay một cái, rồi dùng bàn tay trái của mình chạm vào bàn tay trái của trẻ ( chạm chéo ) lúc đầu làm chậm sau làm nhanh hơn.
    Nếu con còn nhỏ thì chỉ xòe 2 bàn tay ra cho mẹ lần lượt chạm vào - nếu con đã quen chơi và có phản ứng nhanh hơn, thì con cũng vỗ tay và đưa tay ra chạm ( tay trái chạm tay trái mẹ - tay phải chạm tay phải mẹ ) và làm càng ngày càng nhanh cho đến khi một trong hai mẹ con bị rối ( vỗ sai nhịp hay quên vỗ đã đưa tay ra hay chi vỗ mà quên đưa tay ra chạm tay người đối diện ) và ...thua !
    Mẹ vừa vỗ tay vừa đọc :

    Vuốt hột nổ ( vỗ tay ) - Đổ bánh bèo ( tay trái mẹ chạm tay trái con ) - Xao xác … quạ kêu ( vỗ tay )
    Nồi đồng vung méo( tay phải mẹ chạm tay phải con ) cái kéo thợ may ( vỗ tay ) - Cái gáo đắp bờ (tay trái mẹ chạm tay trái con) / cái cờ làng tế ( vỗ tay ) cứ thế cứ đọc một câu lại làm một động tác
    Cái ghế để trèo/ cái khoèo mót củi - Cái chổi tòe loe/ cái khe nước chảy
    Cái xảy xảy rơm/ cái nơm đơm cá - Cái ná bắn chim/ cái kim may áo
    Cái gáo múc nước/ cái lược chải đầu - Cái câu câu cá/ cái rá vo gạo …
    Lúc đầu đọc chậm - vỗ chậm dần dần đọc nhanh và vỗ nhanh hơn ....

    Với một vài trò chơi này hai mẹ con sẽ có một buổi tối thú vị bên nhau
     
    zetafashionphuongedu thích.
  16. phuongedu

    phuongedu

    Tham gia:
    5/4/2010
    Bài viết:
    21,134
    Đã được thích:
    7,441
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

    Ở trường mầm non con mình học, các bé được tập chơi các trò chơi dân gian hết mà. Chính mình còn phải đi sưu tầm tranh ảnh để các cô giới thiệu cho các bé, rồi các cô hướng dẫn các bé chơi, chụp hình nữa.
     
  17. decharme

    decharme Banned

    Tham gia:
    25/12/2011
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

    Trò ô ăn quan giờ tuyệt tích rồi mẹ nó à :)

    Thứ 1 là tùy thuộc vào bé nhà mình tuổi tác ra sao, có hiếu động hay không. Mẹ nó cũng biết là hạt nhãn có to có nhỏ. Nếu bé nghịch có thể nuốt hạt vào bụng. Bé mà hiếu động do sơ ý khi chơi xong hoặc đang chơi chạy lung tung dẫm lên sẽ bị trượt chân ngã

    Thứ 2 là các bố các mẹ có dành thời gian chơi trò đó được với con không, hoặc là bé có bạn để chơi cùng không. Các mẹ hãy nghĩ tới việc bé nhà mình biết chơi 1 trò. Tới dậy các bạn nhưng bố mẹ các bạn lại cấm không cho chơi. Thậm chí là cấm chơi với bé nhà mình vì lí do " Trò đấy bẩn lắm" hay 1 điều gì đó tương tự như vậy.
     
    zetafashion thích bài này.
  18. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

    Đúng là hiện nay, không chỉ trò chơi ô ăn quan "tuyệt tích" ( thực ra thì nó vẫn còn tồn tại có điều không còn phổ biến nhiều thôi ) mà còn khá nhiều trò chơi của trẻ em xưa kia nay đã bị "lui vào sân sau" hay bị "biến tấu" làm mất đi những giá trị của nó, vì khi các trò chơi "dân gian" được ( hay bị ) các cơ quan, ban ngành, đoàn thể nhân danh tinh thần "về nguồn" để đứng ra "chỉ đạo" cho trẻ con chơi bằng "văn bản" hay đưa vào các lễ hội - các khu vui chơi giải trí bên cạnh các trò chơi hiện đại, thì thay vì làm cho nó sống lại, người ta đã vô tình làm cho nó nửa sống nửa chết, mà cái nguy hiểm nhất là làm cho trẻ em ngày nay chán ghét các trò chơi này. Bởi vì điều cơ bản nhất, giá trị nhất của trò chơi ( từ dân gian cho đến hiện đại )của trẻ em là sự tự nguyện - tự ý và tự do , trẻ có thích chơi, có muốn chơi và có thể chơi hoàn toàn theo sở thích, thì trò chơi mới có cơ hội tồn tại. Chứ trò chơi mà bắt xếp hàng để chơi, bắt phải thế này, bắt phải thế kia, rồi sợ tai nạn, sợ mất vệ sinh để buộc trẻ cái này cái nọ thì thực chất đó không còn là trò chơi nữa, mà nó thành "trò hề lợi dụng con nít" mất rồi.
    Đến đây, tự nhiên lại nhớ đến một chuyện, cách đây không lâu, một công ty bánh đứng ra tổ chức một "sân chơi" cho trẻ em tại công viên Lê Văn Tám ( TP.HCM ) Thực ra thì đó chỉ là một trò PR không hơn không kém. Các bé được phát giấy mời ( mà phải HS giỏi cơ ) hí hửng bắt bố mẹ chở đến công viên và bắt đầu chen lấn giành giật, rồi bị lùa qua từng điểm chơi để nghe tuyên truyền cho nhãn hàng đầy tai -Sau đó phải chen lấn nhau chơi trong khoảng thời gian nhất định, phải chơi đủ 6 món, có đủ 6 con dấu mới được ra lĩnh quà "phát chẩn" là một cái balô in hình quảng cáo nhãn hàng - mà đâu phải em nào cũng được ! Sau khi đã chen hết hơi để được lọt vào bên trong, nhìn các trẻ nhỏ chen lấn xếp hàng chơi mà thấy thương cho các em, tôi đã phải dắt con mình "đi chỗ khác chơi" và an ủi cháu bằng việc cho đi nhà sách mua sách và đồ chơi, chứ không đủ can đảm để bắt con mình phải chen vào chơi để "lĩnh chẩn" một cái ba lô "trị giá" những vài chục nghìn! Lợi dụng con nít đến thế là cùng !
    Trò chơi dân gian hay kể cả các trò chơi hiện đại, không phải tuyệt tích mà vì các em bây giờ phải "chơi" theo sự chỉ đạo của người lớn, chơi theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chứ bố mẹ không thích cho con mình "dấn thân" không dám cho con mình "rút kinh nghiệm" qua việc trầy vi tróc vẩy trong các trò chơi vận động (một cách tự do) - thậm chí những trò "hiền lành" như chơi ô ăn quan, chơi đánh đũa, hay bắn bi... cũng "eo ơi" mất vệ sinh quá !
    Trẻ con bây giờ được vô tình bị "che chắn" bảo vệ như những chú gà công nghiệp trong các chuồng trại hiện đại - chỉ được giao cho mỗi một nhiệm vụ là "học - học nữa - học mãi" và lớn hơn một chút thì "làm - làm nữa - làm mãi " nếu giỏi thì có khi lại còn được "đầu tư" thành gà chọi - đi thi "chọi bằng các bài học tủ " để đem vinh quang cho người lớn vì mục tiêu của việc học bây giờ là học ngành nào dễ kiếm tiền và mục tiêu của làm việc bây giờ là làm sao có tiền để tiêu!
    Đến khi nhìn lại thấy con mình "thiếu kỹ năng sống" lại giật mình, lôi con trẻ đến các trung tâm - đăng ký cho đi du lịch kiểu Học Kỳ Quân Đội - và sau khi tốn vài trăm nghìn, trẻ về nhà "biểu diễn" trò gấp mùng, chiên trứng thì bố mẹ mừng đến phát khóc - nhưng chỉ được ba bẩy 21 ngày thì "gà lại hoàn gà " !
    Qua Việc giới thiệu lại một số trò chơi đơn giản nhất của trẻ em ngày xưa, chỉ mong rằng các bậc "cha mẹ trẻ" U 30 ngày nay còn có thể có được những thông tin cần thiết, biết đến các bài ca dao tiếng Việt, biết các trò chơi mà trước kia các thế hệ "trẻ con" ngày xưa đã từng chơi - Để qua đó còn có thể gieo vào lòng con những hạt mầm văn hóa Việt Nam, và cũng là một cơ hội để nhìn lại, là mình đã không giàng cho con một chút không gian, một chút thời gian nào cùng chơi với con hay cho các con chơi với nhau, để các em còn biết phân biệt và thích được chơi các "trò chơi con nít" hơn là "sắm vai" trong các "trò chơi người lớn" !
     
    decharmezetafashion thích.
  19. shop1000

    shop1000 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    5/5/2009
    Bài viết:
    2,358
    Đã được thích:
    965
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

    dang học hõi kinh nghiệm...........
     
  20. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy trẻ giao tiếp, kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm qua các trò chơi dân gian

    Bác LeKhanh này làm nghề gì mà bác biết nhiều thế? :)
     

Chia sẻ trang này