Tranh luận: Dạy con yêu tiếng Việt?

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi zetafashion, 24/3/2011.

  1. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    [video=youtube;hRRmUI3egb8]http://www.youtube.com/watch?v=hRRmUI3egb8&feature=related[/video]
     
    Đang tải...


  2. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Ông này là Tây mà nói tiếng Việt giỏi thế?

    [video=youtube;077iE5m48cM]http://www.youtube.com/watch?v=077iE5m48cM[/video]
     
  3. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Đặt tên con là... Nokia, Samsung, Motorola


    Tại huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi), hầu hết phụ huynh người Ca Dong ở các bản làng vùng cao đặt tên con theo tên các diễn viên như: Đinh Ka Ki Wel, Đinh Un Giun Zờ... do mê phim Hàn Quốc. Thậm chí còn chọn tên theo các hãng điện thoại như Đinh Nokia, Đinh Motorola, Đinh Sam Sung…

    http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe-t...t-ten-con-la----nokia--samsung--motorola.html

    BUỒN QUÁ :(
     
  4. socnhay

    socnhay Banned

    Tham gia:
    13/12/2011
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Trúng tủ của em rồi. Em đang luyện ngôn ngữ cho các bé nhà trẻ mẫu giáo đây. Em học khoa ngôn ngữ, đặc biệt thích vụ dạy tiếng Việt này. Tiện chia sẻ với các mẹ 1 số kinh nghiệm day con yêu tiếng Việt. Bình thường em dạy các bé từ 3-6 tuổi. Bài học của em luôn gắn liền với các trò chơi hoặc những câu chuyện vui nhộn. Tất nhiên mẹ phải công phu một chút để tạo những thứ cần thiết cho cuộc học mà chơi này. Ví dụ khi em dạy trẻ phát triển vốn từ cho bé mẫu giáo, trước tiên em nói một từ hai âm tiết. Sau đó trẻ nói tiếp một từ hai âm tiết, bắt đầu bằng âm tiết cuối cùng của cô. Ví dụ: Hoa hồng – hồng phấn – phấn son – son môi… Em thường dạy 1 nhón 2-3 bé. Mỗi bé đểu phải chú ý nghe bạn nói, như thế mới có thể nói tiếp được. Bé nào nói giỏi sẽ dc cô khen ngợi, bé nói chưa tốt lắm nhưng cũng dc cô động viên cố gắng và có trao quà. Qua kinh nghiệm đi dạy nhiều năm mình nhận thấy việc phát triển ngôn ngữ nói chung, dạy bé nhà ta yêu tiếng Việt nói riêng thực sự ko khó. Chỉ cần hàng ngày bỏ độ 30p và chú ý một chút sẽ giúp bé nắm vững thậm chí nắm tốt tiếng mẹ đẻ của mình.
    Nếu mẹ nào kém năng khiếu sáng tạo có thể mua bộ sách Trò chơi cho trẻ gồm 2 cuốn: Trò chơi cho trẻ từ sơ sinh đến 3 tuổiTrò chơi cho trẻ từ 4 đến 7 tuổi. Trong này có vô khối thể loại trò chơi, và đương nhiên ko thiếu trò chơi bồi dưỡng ngôn ngữ rồi. Mẹ có thể làm theo hướng dẫn của sách cho trẻ chơi theo thời gian biểu thích hợp. Em cũng dùng bộ này để tham khảo trước mỗi giờ lên lớp.
     
  5. socnhay

    socnhay Banned

    Tham gia:
    13/12/2011
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Trúng tủ của em rồi. Em đang luyện ngôn ngữ cho các bé nhà trẻ mẫu giáo đây. Em học khoa ngôn ngữ, đặc biệt thích vụ dạy tiếng Việt này. Tiện chia sẻ với các mẹ 1 số kinh nghiệm day con yêu tiếng Việt. Bình thường em dạy các bé từ 3-6 tuổi. Bài học của em luôn gắn liền với các trò chơi hoặc những câu chuyện vui nhộn. Tất nhiên mẹ phải công phu một chút để tạo những thứ cần thiết cho cuộc học mà chơi này. Ví dụ khi em dạy trẻ phát triển vốn từ cho bé mẫu giáo, trước tiên em nói một từ hai âm tiết. Sau đó trẻ nói tiếp một từ hai âm tiết, bắt đầu bằng âm tiết cuối cùng của cô. Ví dụ: Hoa hồng – hồng phấn – phấn son – son môi… Em thường dạy 1 nhón 2-3 bé. Mỗi bé đểu phải chú ý nghe bạn nói, như thế mới có thể nói tiếp được. Bé nào nói giỏi sẽ dc cô khen ngợi, bé nói chưa tốt lắm nhưng cũng dc cô động viên cố gắng và có trao quà. Qua kinh nghiệm đi dạy nhiều năm mình nhận thấy việc phát triển ngôn ngữ nói chung, dạy bé nhà ta yêu tiếng Việt nói riêng thực sự ko khó. Chỉ cần hàng ngày bỏ độ 30p và chú ý một chút sẽ giúp bé nắm vững thậm chí nắm tốt tiếng mẹ đẻ của mình.
    Nếu mẹ nào kém năng khiếu sáng tạo có thể mua bộ sách Trò chơi cho trẻ gồm 2 cuốn: Trò chơi cho trẻ từ sơ sinh đến 3 tuổiTrò chơi cho trẻ từ 4 đến 7 tuổi. Trong này có vô khối thể loại trò chơi, và đương nhiên ko thiếu trò chơi bồi dưỡng ngôn ngữ rồi. Mẹ có thể làm theo hướng dẫn của sách cho trẻ chơi theo thời gian biểu thích hợp. Em cũng dùng bộ này để tham khảo trước mỗi giờ lên lớp.
     
    zetafashion thích bài này.
  6. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Vậy thì mẹ nó tích cực tham gia chủ đề này nhé.
    Cảm ơn mẹ nó nhiều ./.
     
  7. Ngay_tho

    Ngay_tho Nhận làm báo cáo ***ế

    Tham gia:
    24/7/2010
    Bài viết:
    2,772
    Đã được thích:
    365
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Theo mình muốn bé giỏi tiếng Việt thì bố mẹ phải có vốn từ tiếng VIệt tốt và phải dùng từ thật thích hợp mỗi khi nói chuyện với bé. Và kết quả sẽ cho thấy ngay khi bé đối đáp lại các bạn trong các trường hợp tương tự. Tớ thấy nhiều khi ngạc nhiên với con khi thấy con sử dụng những cụm từ mà ko nghĩ rằng con có thể sử dụng chúng 1 cách hữu dụng như vậy. Bố mẹ nói chuyện nhiều với bé và đa dạng từ ngữ khi sử dụng với chúng. Đừng sợ con không hiểu. Dần chúng sẽ hiểu và biết áp dụng rất đúng.
     
    zetafashion thích bài này.
  8. nhabencosoi

    nhabencosoi Thành viên mới

    Tham gia:
    8/3/2012
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Người lớn chúng mình còn không chịu giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt thì làm sao tụi trẻ noi gương theo được.
     
    zetafashion thích bài này.
  9. nhatkycuame2109

    nhatkycuame2109 Banned

    Tham gia:
    28/12/2011
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    mẹ này nói hay quá! jo văn hóa nước ngoài du nhậ vào việt nam nhiều lắm, ko biết chọn lọc là sau này khổ con thôi
     
  10. Bo_cu_bin08

    Bo_cu_bin08 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/9/2011
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    33
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    ôi đúng là kiểu này thì quá buồn...................................
     
  11. mekemzai

    mekemzai shoptieudung.com

    Tham gia:
    20/9/2011
    Bài viết:
    17,852
    Đã được thích:
    4,000
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    dù mình là người VN, nhưng cũng cố gắng dậy cho nhóc tiếng việt đầu tiên,
     
  12. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Mình xem "Bước nhảy hoàn vũ" và thấy các thí sinh nói các từ như "feeling", "enjoy", ... một cách rất tự hào. Phải chăng tiếng Việt nghèo đến mức mấy thí sinh ko chọn được từ hay họ muốn nói cho sang? :)
     
  13. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    “Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ”

    (Dân trí) -Mỗi người chọn cho mình cách thể hiện tình yêu Tổ quốc bằng những cách khác nhau. Nhà thơ Lưu Quang Vũ yêu Tổ quốc bằng bài thơ Tiếng Việt qua những câu thơ tráng lệ. “Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình...”. Tình yêu Tổ quốc luôn thiêng liêng và bất tử.





    Tiếng Việt

    Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
    Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
    Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
    Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.

    Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
    Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
    Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
    Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.

    Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa
    Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi
    Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ
    Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời.

    "Ðá cheo leo trâu trèo trâu trượt..."
    Ði mòn đàng dứt cỏ đợi người thương
    Ðây muối mặn gừng cay lòng khế xót
    Ta như chim trong tiếng Việt như rừng.

    Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
    Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
    Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
    Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

    Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
    Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
    Như gió nước không thể nào nắm bắt
    Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

    Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
    Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
    Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
    Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.

    Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng
    Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
    Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất
    Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.

    Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng
    Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi
    Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
    Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.

    Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng
    Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi
    Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
    Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.

    Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ
    Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
    Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay
    Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.

    Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
    Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi
    Như vị muối chung lòng biển mặn
    Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.

    Ai thuở trước nói những lời thứ nhất
    Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu
    Ðiều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt
    Ai người sau nói tiếp những lời yêu ?

    Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển
    Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya ?
    Ai ở phía bên kia cầm súng khác
    Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.

    Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
    Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
    Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
    Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình...

    Lưu Quang Vũ
     
  14. Mẹ yêu Tom

    Mẹ yêu Tom Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    11/11/2008
    Bài viết:
    3,900
    Đã được thích:
    1,541
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Có lẽ đã đến lúc kêu gọi người việt nam nói tiếng Việt Nam nhỉ. Bây giờ GV còn phát âm sai, viết chính tả sai thì làm sao mà trẻ đúng chứ. Trên trời có bóng trăng treo. Cô giáo viết "chên chời có bóng chăng cheo"
     
  15. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Miss Ngoại giao nói tiếng Anh tốt hơn tiếng Việt

    Không chỉ biết chơi piano, Hoa khôi Học viện Ngoại giao Nguyễn Thị Vân Anh nói tiếng Anh tốt hơn cả tiếng mẹ đẻ. Cô nàng tiết lộ rất hâm mộ nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh.

    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/nhip...-ngoai-giao-noi-tieng-anh-tot-hon-tieng-viet/

    Nên vui hay nên buồn? :)
     
  16. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  17. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Chúc cả nhà nghỉ 30/4 và 1/5 thật vui :)
     
  18. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    [video=youtube;Bo7xItKZ7ZM]http://www.youtube.com/watch?v=Bo7xItKZ7ZM&feature=related[/video]
     
  19. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  20. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt?

    Tiếng Việt đang bị ...bụi bám?


    Việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay rất tùy tiện, tạp nham, cẩu thả. Nhiều người cho rằng ngôn ngữ "tuổi teen" không tác động lớn đến đời sống và sự học hành của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay. Nhưng sự thực hoàn toàn ngược lại và khá nghiêm trọng.

    Ngôn ngữ "tuổi teen", kiểu "sát thủ đầu mưng mủ" đang được giới trẻ tôn vinh, cho là hàng... sành điệu. Nhưng càng "sành điệu" bao nhiêu thì tiếng Việt lại càng bị bám bụi bẩn bấy nhiêu. Phải chăng nước Việt Nam văn hiến ngàn năm giờ đã, đang và sẽ xuất hiện một tầng lớp mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng ví von là "một lũ lai căng"?

    Tiếng Việt đang bị "méo mó"?

    Theo Karl Marx, chính lao động đã tạo ra ngôn ngữ. Bởi nhờ có ngôn ngữ con người mới có thể truyền tải kinh nghiệm, tập hợp được lực lượng sản xuất và khiến hoạt động lao động của con người được thực hiện nhịp nhàng, ngày một tinh vi hơn.

    Người Việt cổ có nguồn gốc bản địa cũng nhờ lao động mà phát sinh ra ngôn ngữ của chính mình. Bởi thế những công trình thủy lợi (Sơn Tinh, Thủy Tinh) và công cuộc chống ngoại xâm (Thánh Gióng) của người Việt cổ bao giờ cũng có sức lan tỏa nhanh chóng và hiệu quả đến toàn thể cộng đồng, tạo nên bản sắc văn hóa của người Việt cổ.

    Nhà nước Văn Lang ra đời chứng tỏ người Việt cổ cũng đã có chữ viết dù cho đến hiện nay vẫn chưa tìm ra được chứng cứ tin cậy chứng minh về điều này. Tuy nhiên nếu đã có Nhà nước thì phải có chữ viết để điều hành các công việc hành chính (như trong truyện Thánh Gióng có sứ giả đi từng làng truyền tin vua Hùng cầu hiền tài giúp nước). Nói dông dài như vậy cũng là để chứng tỏ cùng với quá trình dựng nước và giữ nước của người Việt, tiếng mẹ đẻ đã góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn bản sắc của dân tộc.

    Sau này, không biết vì lý do gì, tiếng Việt cổ không còn được sử dụng hoặc đã trở thành một "văn tự chết". Nhưng dù tầng lớp trí thức sử dụng chữ Hán hoặc chữ Quốc ngữ như hiện nay thì tiếng mẹ đẻ vẫn đứng vững trong lòng dân tộc. Đến nỗi mà những từ như áo dài, bún bò không thể dịch ra nghĩa khác ở các cuốn từ điển nước ngoài mà chỉ là AO DAI và BUN BO.

    Tiếng Việt giàu và đẹp chính là vì nó đã trường tồn sau lũy tre làng suốt 1000 năm Bắc thuộc, không bị bẻ cong bởi chữ Hán, chữ Pháp và Anh ngữ trong một thời gian khi các thế lực ngoại bang thực hiện sự "đồng hóa" văn hóa. Chính tiếng Việt đã tạo nên sự đậm đà, sâu lắng cho tâm hồn người Việt Nam thêm ý nhị, một dân tộc yêu thơ, văn và lao động cộng đồng.

    Nhưng trong đời sống hiện đại, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cũng đã chỉ ra, nhiều biểu hiện sử dụng tiếng Việt một cách tùy tiện, xu hướng lai căng, "lạm phát" sử dụng các yếu tố tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh.

    Sự "sáng tạo" một cách vô nguyên tắc, tạo ra xu hướng quái dị, kì quặc trong sử dụng ngôn ngữ, thậm chí là đi ngược lại với đạo lý truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, cũng là một cách thể hiện sự sa sút về nhân cách.

    Không chỉ là các bạn trẻ thế hệ 8X, 9X còn nông nổi, bồng bột, thích cái mới lạ, khác người, thích "cá tính", mà ngay cả các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã góp phần không nhỏ tạo nên sự hỗn loạn, "ô nhiễm" của đời sống ngôn ngữ.

    Ảnh minh họa


    Ngôn ngữ "tuổi teen": Phá cách quái dị!

    Sự nghiệp đổi mới và hội nhập sâu rộng quốc tế đã tạo cho Việt Nam nhiều thời cơ và bên cạnh đó, tạo ra nhiều thử thách. Đối với tiếng Việt thì đó là nguy cơ bị hòa tan, trộn lẫn với những ngôn ngữ quốc tế và ngôn ngữ "phá cách".

    Trong giao tiếp hiện nay, thay vì nói "đồng ý" thì nhiều người lại dùng từ OK. Thậm chí việc sử dụng tiếng Anh thuần nhất trong giao tiếp cũng khiến cho những người Ăng - lê xứ sương mù cũng phải lắc đầu ngao ngán. Chẳng hạn thay vì nhắn tin là Good night (Chúc buổi tối vui vẻ) thì giới trẻ Việt giờ đây chỉ nhắn là g9.

    Từ g9 được giới trẻ hiểu ngầm là Good night. Nhưng nếu phân tích thì nó lại là một từ viết tắt không chính xác và khá... khôi hài. Bởi g thì có thể là good nhưng 9 thì nào có phải là night (bởi 9 là nine).

    Chỉ bằng một ví dụ như vậy ta đã thấy được việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay rất tùy tiện, tạp nham, cẩu thả. Nhiều người cho rằng ngôn ngữ "tuổi teen" không tác động lớn đến đời sống và sự học hành của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay. Nhưng sự thực hoàn toàn ngược lại và khá nghiêm trọng.

    Chẳng hạn, một học sinh tin học đoạt giải đã trả lời email một phóng viên như sau: "><jn lÔo~j méy hem ney 3m b4.n thj wóa, hok kó tjme tr4? loj* em4jl". Nhìn vào đây thì anh chàng phóng viên cũng lắc đầu, không thể hiểu nổi nghĩa của những ký tự bí ẩn này. Nhưng câu giải mã "bí ẩn" này lại là: "Xin lỗi mấy hôm nay em bận thi quá không có thời gian trả lời email".

    Những đoạn "ngôn ngữ @" được phần mềm V2V dịch lại


    Cũng vì hiện tượng này nên Dương Đăng Trúc Khuyên, một nữ sinh Trường THPT Trần Đại Nghĩa (TPHCM) đã viết nên phần mềm dịch ngôn ngữ @, đặt tên là V2V (Việt sang Việt). Thế nhưng phần mềm V2V vẫn không theo kịp tốc độ biến dạng của ngôn ngữ teen.

    Bởi càng về sau, các teen càng có nhiều cách dùng quái đản. V2V phiên bản đầu không dịch chính xác được, buộc tác giả phải tiếp tục nghiên cứu và nâng cấp lên phiên bản 1.3, đến nay đã là... 1.4.

    Theo PGS- TS Đặng Ngọc Lệ, Phó Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học VN, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TPHCM, giới trẻ hiện nay thích sử dụng ngôn ngữ "chat" trong giao tiếp và hành văn là do tâm lý muốn mình phải khác người. Nhưng theo người viết, có rất nhiều cách để có thể "khác người" thông qua sự cố gắng rèn luyện trong học tập và lao động.

    Như chàng thành niên 9X Lê Quang Liêm có vẻ ngoài không @ nhưng lại là Đại Kiện tướng quốc tế. Như vậy đâu cần phải đi xe @, nói ngôn ngữ @, mua hàng hiệu @ là có thể khác người và để giành lấy cái vị nể của thói đua đòi theo kiểu "công tử Bạc Liêu"?

    Như vậy liệu có mất gốc? Câu hỏi đó chắc chắn sẽ ám ảnh nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam có tâm huyết trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh ngôn ngữ @ bủa vây đời sống xã hội.

    Về một "vấn đề" đã qua

    Nếu ngôn ngữ "tuổi teen" và việc sử dụng khập khiễng ngôn ngữ ngoại lai là một bằng chứng cho thực tế tiếng Việt đang "bị bụi bám" thì một vấn đề liên quan đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đã phát sinh và tạo nên cuộc tranh luận sóng gió trong dư luận thời gian vừa qua.

    "Vấn đề" đó là Cục Công nghệ thông tin của Bộ GD và ĐT đã soạn thảo Thông tư hướng dẫn sử dụng tiếng Việt trong máy tính và hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có việc thêm bốn chữ cái vào tiếng Việt.




    Từ g9 được giới trẻ hiểu ngầm là Good night. Nhưng nếu phân tích thì nó lại là một từ viết tắt không chính xác và khá... khôi hài. Bởi g thì có thể là good nhưng 9 thì nào có phải là night (bởi 9 là nine).


    Theo Tiến sĩ Lê Vinh Quốc, bốn chữ "ngoài luồng": F, J, W và Z dù không có tên trong bảng chữ cái tiếng Việt (gồm 29 chữ) vẫn được xã hội sử dụng thường xuyên và ngày càng được trọng dụng. Và do đó, vấn đề chuẩn hóa bảng chữ cái tiếng Việt đã được đặt ra "một cách cấp bách, để việc sử dụng các chữ cái đó trở nên hoàn toàn thỏa đáng".

    Giải pháp khả thi, theo Tiến sĩ Lê Vinh Quốc là phải "bổ sung bốn chữ F, J, W, Z vào bảng chữ cái hiện hành. Sau đó sẽ từng bước xem xét về những tác dụng mới của bốn chữ này". Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng không nên thêm bốn chữ cái này vào bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành.

    GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: "bảng chữ cái là thể hiện cách phát âm Việt Nam, không thể bổ sung bất cứ cái gì được. Bổ sung W vào đây thì phát âm thế nào? Một khi đã thêm vào thì phải có sự phân công nhiệm vụ các chữ cái này. Nếu chữ "F" thay "PH" thì sửa hết sách? Mà Thông tư là văn bản quy phạm pháp luật phải theo".

    Còn bạn đọc Phạm Trinh của báo Tuổi Trẻ thì viết: "Bản thân tôi cũng là thế hệ cuối 8X. Không phải tôi cổ hủ hay không chịu tiếp thu cái mới, nhưng thêm làm gì khi cách phát âm của bốn chữ cái đó đều có thể dùng bảng chữ cái cũ để diễn đạt. Thêm các chữ cái kia vào là một việc vẽ vời mất thời gian, tốn tiền để chỉnh sửa bảng chữ cái đang rất VN thành một thứ lai căng, rồi phải in lại sách và những hiệu ứng domino khác gây khó khăn cho giáo dục".

    Nếu thêm F, J, W, Z vào bảng chữ cái thì tiếng Việt liệu có bị nhùng nhằng? Và ngôn ngữ teen sẽ có thêm "đất dụng võ" trong hành văn, gây ra sự náo loạn trong giao tiếp bằng chữ viết? Những băn khoăn này các nhà ngôn ngữ học và những giới chức liên quan không thể không tính đến trong chiến lược lâu dài. Bởi nếu hội nhập kinh tế mà hòa tan văn hóa thì vị thế người Việt sẽ ở đâu trong cái thế giới vốn không có điểm chung này?

    Cũng may, là sau những sóng gió kiểu đó, là... trời yên biển lặng!

    Nguyễn Văn Toàn
    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/71742/tieng-viet-dang-bi----bui-bam-.html
     

Chia sẻ trang này