Hà Nội: hăm dò:Các mẹ có quan tâm đến trà bát bảo lường xà,huyền sâm bát bảo,trà hoa viên ,trà cuđ

Thảo luận trong 'THỰC PHẨM GIA ĐÌNH' bởi thanhthuyvu1987, 6/4/2012.

  1. thanhthuyvu1987

    thanhthuyvu1987 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    7,238
    Đã được thích:
    688
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Mua chung trà Cung Đình Huế với giá gốc nào!Vừa chữa bệnh vừa giải nhiệt mùa hè đây ah

    Cmt này em dành để post công dụng của trà ah!!!
     
  2. thanhthuyvu1987

    thanhthuyvu1987 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    7,238
    Đã được thích:
    688
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Mua chung trà Cung Đình Huế với giá gốc nào!Vừa chữa bệnh vừa giải nhiệt mùa hè đây ah

    Trong thành phần của Trà Cung Đình Huế bao gồm rất nhiều loại thảo dược, ví như: Atisô, Cúc hoa, Cỏ ngọt, Hoài sơn, Đẳng sâm, Đại táo, Hồng táo, Hồi hoa, Cam thảo Bắc, Hoa lài, Hoa hòe, Thảo quyết minh, Khổ qua, Kỷ tử, Vối nụ, Tim sen. Mỗi vi thảo dược có một chức năng một công dụng riêng, tác dụng đến từng bộ phận của cơ thể. Khi tinh chế lại với nhau theo một bí quyết gia truyền sẽ tạo ra một sản phẩm độc nhất vô nhị về công dụng, bao gồm:
    * Hỗ trợ điều trị chứng cao huyết áp, đau đầu, tim hồi hộp, mất ngủ.
    * Giúp tăng cường sức đề kháng, giảm cholestorol.
    * Bổ khi huyết, thanh nhiệt, giảm độc, mát gan, đẹp da, hết mụn.
    Ngoài ra, sản phẩm này còn tốt cho những người mắt yếu, tiểu đường, sỏi thận. Đặc biệt rất thích hợp với phụ nữ.

    Trà Cung Đình - Bảo vệ long thể của bạn

    Trà Cung Đình là một dược thảo quý hiếm được tinh chế bởi 16 vị thảo dược Cung Đình. Đây là sản phẩm gia truyền chỉ có tại Cơ sở sản xuất Trà Cung Đình Đức Phượng với công dụng vượt trội và khi đưa ra thị trường đã được hàng triệu người trong nước cũng như nước ngoài sử dụng, với một bí quyết riêng đã tạo nên một thương hiệu Nhất Dạ Đế Vương về Trà.

    Uống thường xuyên sản phẩm Trà Cung Đình sẽ ngăn ngừa và hổ trợ điều trị được nhiều loại bệnh giúp chúng ta sống vui sống khỏe, sống trường thọ, hạnh phúc với gia đình, bà con, bạn bè và con cháu.

    Theo các bác sỹ thì các chứng bệnh huyết áp cao, tiểu đường, đau đầu, mất ngủ, tim hồi hộp là những sát thủ thầm lặng tàn phá cơ thể con người, làm cho chất lượng cuộc sống của chúng ta bị suy giảm rõ rệt. Chính vì vậy sản phẩm Trà Cung Đình sẽ là khắc tinh của những căn bệnh trên và sẽ đồng hành cùng với bạn trên mỗi chặng đường của cuộc sống, giúp bạn đẩy lùi những hiểm họa do những căn bệnh trên gây nên. Và khi bạn có sức khỏe thì hạnh phúc và thịnh vượng sẽ đến với bạn:

    Tạm biệt huyết áp cao

    Bái bai chứng mất ngủ

    Chia tay tim hồi hộp

    Đoạn tuyệt cholestorol

    Vẫy tay chào mụn nhé

    Danh trà Đức Phượng

    Trong cuộc sống nếu mở hầu bao dùng tiền để cải thiện được sức khỏe thì đó là một niềm vui lớn và cũng đáng lắm chứ. Bởi vì tiền không phải là tất cả

    Hãy uống Trà Cung Đình mỗi ngày.
    Long thể của bạn sẽ khoẻ mạnh, không bất an.
     
  3. me Hoang Anh

    me Hoang Anh

    Tham gia:
    7/4/2006
    Bài viết:
    11,101
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    86
    Ðề: Mua chung trà Cung Đình Huế với giá gốc nào!Vừa chữa bệnh vừa giải nhiệt mùa hè đây ah

    xí cái mặt tiền khai trương cuywar hàng, kekekeekekek
     
  4. thanhthuyvu1987

    thanhthuyvu1987 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    7,238
    Đã được thích:
    688
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Mua chung trà Cung Đình Huế với giá gốc nào!Vừa chữa bệnh vừa giải nhiệt mùa hè đây ah

    hihi.ko tặng hoa khai truơng ah ?????
     
  5. tan_tit1982

    tan_tit1982 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    2/8/2010
    Bài viết:
    6,545
    Đã được thích:
    747
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Mua chung trà Cung Đình Huế với giá gốc nào!Vừa chữa bệnh vừa giải nhiệt mùa hè đây ah

    chúc mừng cô, chúc cô buôn bán phát đạt nhé.
     
  6. thanhthuyvu1987

    thanhthuyvu1987 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    7,238
    Đã được thích:
    688
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Mua chung trà Cung Đình Huế với giá gốc nào!Vừa chữa bệnh vừa giải nhiệt mùa hè đây ah

    hi hi.tks chị nhá!vạn sự khởi đầu nan mà..........
     
  7. Me cu Mit

    Me cu Mit Thành viên tích cực

    Tham gia:
    11/3/2009
    Bài viết:
    660
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Mua chung trà Cung Đình Huế với giá gốc nào!Vừa chữa bệnh vừa giải nhiệt mùa hè đây ah

    Mình ở Lý Nam Đế, lấy 2 gói trà có ship trong chiều nay được không bạn?
     
    thanhthuyvu1987 thích bài này.
  8. thanhthuyvu1987

    thanhthuyvu1987 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    7,238
    Đã được thích:
    688
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Mua chung trà Cung Đình Huế với giá gốc nào!Vừa chữa bệnh vừa giải nhiệt mùa hè đây ah

    dạ .em cám ơn chị....chiều trc 5h các anh thị trường sẽ shio cho chị nhé!cám ơn chị đã ủng hộ công ty em ah!
     
  9. thanhthuyvu1987

    thanhthuyvu1987 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    7,238
    Đã được thích:
    688
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Mua chung trà Cung Đình Huế với giá gốc nào!Vừa chữa bệnh vừa giải nhiệt mùa hè đây ah

    Cam thảo bắc
    Cập nhật ngày 8/12/2008 lúc 11:20:00 PM. Số lượt đọc: 1876.
    Cam thảo bắc còn có tên Quốc lão, sớm được ghi trong sách Bản thảo là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây thực vật Cam thảo ( Glycyrrhiza uralensis Fisch.) . Trướng quả Cam thảo ( Glycyrrhiza inflata Bat.) hoặc Quang quả Cam thảo ( Glycyrhiza glabra L.) tại Trung quốc mọc nhiều ở vùng Nội mông, Cam túc và Tân cương.

    Trang



    Cây cam thảo bắc -Glycyrrhiza uralensis - ảnh theo dkimages.com
    Ở nước ta không có Cam thảo bắc nhưng có Cam thảo nam và Cam thảo dây hoặc cây Sóng rắn (miền Nam) cũng gọi là cây Cam thảo, cần chú ý phân biệt.
    Cam thảo bắc được ghi tên rất sớm trong bản thảo với tên quốc lão. Đông y cho rằng cam thảo có vị ngọt, tính bình, đi vào các kinh tỳ, vị, phế, tâm. Khi sống cam thảo có vị ngọt, tính bình, nhưng khi nướng (chích) lại có vị ngọt, tính ôn.
    Qua nhiều tài liệu nghiên cứu đều nhận thấy tác dụng dược lý của cam thảo bắc là bổ trung ích khí, nhuận phế, chỉ khái, hoãn cấp chỉ thống, thanh nhiệt giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, tâm khí hư, mạch kết, mạch đại, ho suyễn, đau cấp hoãn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc và thức ăn, điều hòa tính vị và cả tác dụng của thuốc. Do vậy khi cam thảo bắc dùng kèm với các vị có độc thì giải độc, hoặc với thuốc có tác dụng mạnh thì làm cho hòa hoãn, nhưng với thuốc giải biểu lại làm tăng thêm tác dụng của thuốc.... Đặc biệt cam thảo còn có tác dụng dẫn thuốc như dẫn các thuốc khí vào phần khí, dẫn thuốc huyết vào phần huyết, nhờ tác dụng dẫn thuốc của cam thảo cho nên không nơi nào trong cơ thể là thuốc không đến được, cũng vì vậy mà vị thuốc cam thảo bắc mới có tên là quốc lão.
    Phân biệt Cam thảo bắc với Cam thảo dây, Cam thảo nam
    Cam thảo dây còn gọi là Tương tư đằng, dây cườm, dây chi chi (Abrus precatorius L.) thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae Papilionaceae) thường dùng rễ và lá thay Cam thảo bắc ở nhiều nước (ở Việt nam, Aán độ, Mỹ.) trong các đơn thuốc nhưng chưa hợp lý. Tại một số nước như Giava giã hạt đắp lên mụn nhọt cho chóng vỡ mủ, chữa nhức đầu, tê thấp. Tại Aán độ và Malasia lá sắc uống chữa tê thấp, gỗ làm thuốc bổ. Tại Campuchia vỏ cây dùng chữa lị.
    Cam thảo nam còn có tên là Dã Cam thảo, Thổ Cam thảo, Giã Cam thảo (Scoparia dulcis L.) thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) cũng thường dùng thay Cam thảo bắc. Có tài liệu Aán độ nói trong cây có một hoạt chất là Amelin dùng uống để chữa các triệu chứng Acidose của bệnh đái đường. Có nơi dùng thay Cam thảo bắc để chữa sốt, say sắn độc. Tại Malasia nhân dân dùng làm thuốc chữa ho. Tại Braxin lấy nước ép Cam thảo nam thụt chữa bệnh tiêu lỏng và uống chữa ho. Liều dùng tùy tiện thường là 30 - 100g, sắc uống riêng hoặc phối hợp.

    (Cam thảo dây - Abrus precatorius - ảnh theo botany.hawaii.edu)

    Cam thảo nam - Scoparia dulcis, ảnh theo nationaalherbarium.nl)

    Tính vị qui kinh của Cam thảo bắc
    Vị ngọt, tính bình, qui kinh Tỳ Vị Phế Tâm.
    Theo các sách thuốc cổ:
    Sách Bản kinh: vị ngọt bình.
    Sách Danh y biệt lục: không độc.
    Sách Trân châu nang: sống ngọt bình; chích ngọt ôn. Qui kinh Tỳ Vị Phế Tâm.
    Qui kinh:
    Sách Thang dịch bản thảo: nhập túc quyết âm, thái âm, thiếu âm kinh.
    Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập tâm tỳ.
    Sách Bản thảo thông huyền: nhập Tỳ Vị.
    Sách Bản thảo kinh giải: nhập thủ thái âm phế, túc thái âm tỳ kinh.
    Thành phần hóa học chủ yếu
    Glycyrrhizic acid, glycyrrhetinic acid, glycyrrhizin, uralenic acid, liquirintigenin, isoliquiriti-genin, liquiritin, neoliquiritin, neoisoliquiritin, licurazid.
    Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền:
    Cam thảo có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế chỉ khát, hoãn cấp chỉ thống, thanh nhiệt giải độc. Chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, tâm khí hư mạch kết, mạch đại, ho suyễn, đau cấp hoãn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc, thức ăn, điều hòa tính vị và tác dụng của thuốc. Các y văn cổ nói về tác dụng dược lý của Cam thảo bắc như sau:
    Sách Bản kinh: " chủ ngũ tạng lục phủ hàn nhiệt tà khí, kiện gân cốt, trưởng cơ nhục bội lực, kim sang thũng, giải độc".
    Sách Danh y biệt lục: " ôn trung hạ khí, phiền mãn đoản khí, thương tạng khái thấu, chỉ khát, thông kinh mạch, lợi khí huyết, giải độc bách dược".
    Sách Dược tính bản thảo: " dưỡng thận khí nội thương".
    Sách Nhật hoa tử bản thảo : " an hồn định phách, bổ ngũ lao thất thương, tất cả chứng hư tổn, kinh quí, phiền muộn, kiện vong, thông cửu khiếu, lợi bách mạch, ích tinh dưỡng khí".
    Sách Đồ kinh bản thảo: " Cam thảo năng giải bách độc dược, vi chúng dược vi yếu. Tôn tư Mạo nói: có người trúng độc Ô đầu, Ba đậu uống Cam thảo là hết".
    Sách Bản thảo cương mục ( quyển 12) nói về Cam thảo viết: "giải tiểu nhi thai độc kinh giản, giáng hỏa chỉ thống. Còn dẫn lời Lý Cao nói với người dương bất túc dùng Cam thảo vị ngọt để bổ, cam ôn năng trừ đại nhiệt. thuốc nhiệt gia thêm Cam thảo tính bớt nhiệt. Thuốc hàn gia Cam thảo thì bớt hàn, vừa dùng thuốc hàn nhiệt gia thêm Cam thảo khiến tính bình".
    Sách Bản thảo hội ngôn: " Cam thảo hòa trung ích khí, là thuốc bổ hư giải độc, kiện tỳ vị, điều âm dương, hòa dinh vệ".
    Sách Cảnh nhạc toàn thư bản thảo chính: " Cam thảo vị ngọt, tính trung hòa, tác dụng điều bổ do vậy dùng với thuốc có độc thì giải độc, dùng với thuốc có tác dụng mạnh thì làm cho hòa hoãn, thuốc giải biểu thêm Cam thảo sẽ tăng tác dụng. Thuốc hạ có thêm Cam thảo thì tác dụng hòa hoãn. Cam thảo tăng thêm tác dụng bổ khí của Sâm Kỳ, giúp Thục địa trị chứng âm hư nguy kịch. Thuốc trừ nhiệt tà kiện gân cốt, kiện tỳ vị, trưởng cơ nhục, theo khí vào phần khí, theo huyết vào phần huyết, không nơi nào là không đến được nên có tên là Quốc lão!".

    CAM THẢO BẮC
    ( Radix Glycyrrhizac Uralensis)
    Cam thảo bắc còn có tên Quốc lão, sớm được ghi trong sách Bản thảo là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây thực vật Cam thảo ( Glycyrrhiza uralensis Fisch.) . Trướng quả Cam thảo ( Glycyrrhiza inflata Bat.) hoặc Quang quả Cam thảo ( Glycyrhiza glabra L.) tại Trung quốc mọc nhiều ở vùng Nội mông, Cam túc và Tân cương.
    Ở nước ta không có Cam thảo bắc nhưng có Cam thảo nam và Cam thảo dây hoặc cây Sóng rắn ( miền Nam) cũng gọi là cây Cam thảo, cần chú ý phân biệt.
    Tính vị qui kinh:
    Vị ngọt, tính bình, qui kinh Tỳ Vị Phế Tâm.
    Theo các sách thuốc cổ:
    • Sách Bản kinh: vị ngọt bình.
    • Sách Danh y biệt lục: không độc.
    • Sách Trân châu nang: sống ngọt bình; chích ngọt ôn. Qui kinh Tỳ Vị Phế Tâm.
    Qui kinh:
    • Sách Thang dịch bản thảo: nhập túc quyết âm, thái âm, thiếu âm kinh.
    • Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập tâm tỳ.
    • Sách Bản thảo thông huyền: nhập Tỳ Vị.
    • Sách Bản thảo kinh giải: nhập thủ thái âm phế, túc thái âm tỳ kinh.
    Thành phần chủ yếu:
    Glycyrrhizic acid, glycyrrhetinic acid, glycyrrhizin, uralenic acid, liquirintigenin, isoliquiriti-genin, liquiritin, neoliquiritin, neoisoliquiritin, licurazid.
    Tác dụng dược lý:
    A.Theo Y học cổ truyền:
    Cam thảo có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế chỉ khát, hoãn cấp chỉ thống, thanh nhiệt giải độc. Chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, tâm khí hư mạch kết, mạch đại, ho suyễn, đau cấp hoãn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc, thức ăn, điều hòa tính vị và tác dụng của thuốc.
    Theo các Y văn cổ:
    • Sách Bản kinh: " chủ ngũ tạng lục phủ hàn nhiệt tà khí, kiện gân cốt, trưởng cơ nhục bội lực, kim sang thũng, giải độc".
    • Sách Danh y biệt lục: " ôn trung hạ khí, phiền mãn đoản khí, thương tạng khái thấu, chỉ khát, thông kinh mạch, lợi khí huyết, giải độc bách dược".
    • Sách Dược tính bản thảo: " dưỡng thận khí nội thương".
    • Sách Nhật hoa tử bản thảo : " an hồn định phách, bổ ngũ lao thất thương, tất cả chứng hư tổn, kinh quí, phiền muộn, kiện vong, thông cửu khiếu, lợi bách mạch, ích tinh dưỡng khí".
    • Sách Đồ kinh bản thảo: " Cam thảo năng giải bách độc dược, vi chúng dược vi yếu. Tôn tư Mạo nói: có người trúng độc Ô đầu, Ba đậu uống Cam thảo là hết".
    • Sách Bản thảo cương mục ( quyển 12) nói về Cam thảo viết: "giải tiểu nhi thai độc kinh giản, giáng hỏa chỉ thống. Còn dẫn lời Lý Cao nói với người dương bất túc dùng Cam thảo vị ngọt để bổ, cam ôn năng trừ đại nhiệt. thuốc nhiệt gia thêm Cam thảo tính bớt nhiệt. Thuốc hàn gia Cam thảo thì bớt hàn, vừa dùng thuốc hàn nhiệt gia thêm Cam thảo khiến tính bình".
    • Sách Bản thảo hội ngôn: " Cam thảo hòa trung ích khí, là thuốc bổ hư giải độc, kiện tỳ vị, điều âm dương, hòa dinh vệ".
    • Sách Cảnh nhạc toàn thư bản thảo chính: " Cam thảo vị ngọt, tính trung hòa, tác dụng điều bổ do vậy dùng với thuốc có độc thì giải độc, dùng với thuốc có tác dụng mạnh thì làm cho hòa hoãn, thuốc giải biểu thêm Cam thảo sẽ tăng tác dụng. Thuốc hạ có thêm Cam thảo thì tác dụng hòa hoãn. Cam thảo tăng thêm tác dụng bổ khí của Sâm Kỳ, giúp Thục địa trị chứng âm hư nguy kịch. Thuốc trừ nhiệt tà kiện gân cốt, kiện tỳ vị, trưởng cơ nhục, theo khí vào phần khí, theo huyết vào phần huyết, không nơi nào là không đến được nên có tên là Quốc lão!".
    B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
    1. Tác dụng giải độc: thuốc có tác dụng giải độc đối với nhiều loại như: cloralhydrate, physostigmin, acetylcholin, pilocarpin., các loại barbituric, histamin. Tam hảo Anh phu báo cáo muối kali và calci của acid glycyrizic có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của Bạch hầu, chất độc của cá lợ, rắn, hiện tượng choáng. Cửu bảo Mộc hiến và Tinh kỳ Hòa tử ( Nhật bản 1954) đã báo cáo chất glycyrizin có khả năng giải độc do strychnin. Các tác giả khác còn cho biết khả năng giải độc của Cam thảo có liên quan đến sự thủy phân glycyrizin ra thành acid glycuronic. Năm 1953, Otto Gessner và năm 1956, Từ Tá Hạ, Diệm ứng Cử và Bi Tây Bình báo cáo trong Trung hoa Y học tạp chí (8:755-766) là Cam thảo có tác dụng giả độc đối với độc tố uốn ván. Chất Glycyridin có tác dụng chống các hóa chất gây ung thư gan, có tác dụng bảo vệ gan chống các loại thuốc hại gan như Carbon tetrachloride. Chất Glycyridin còn có tác dụng hút các chất độc nhưng Cam thảo không có tác dụng giải độc với Atropin, Morphin, Stibium, lại có tác dụng tăng độc tính nhẹ đối với Ephedrin và Adrenalin.
    2. Tác dụng chỉ khát hóa đờm: Tác dụng chỉ khát có liên quan đến thần kinh trung ương, Cam thảo kích thích xuất tiết của hầu họng và khí quản, làm cho loãng đờm.
    3. Tác dụng như loại corticoit: Cam thảo có tác dụng giữ muối NaCl và nước trong cơ thể, bài thải Kali gây phù, làm tăng huyết áp ( Tạp chí Y học Trung hoa 1956,42(8):770-773).
    4. Tác dụng chống loét đường tiêu hóa: Trên thực nghiệm súc vật, cao lỏng nước chiết xuất Cam thảo đều có tác dụng chống loét, ức chế tiết acid dịch vị do có tác dụng ức chế histamin, làm vết loét chống lành.
    5. Tác dụng chống co thắt đối với cơ trơn ống tiêu hóa ( Dược học học báo 1963,10:688-698). Năm 1956,H.Berger và H.Holler đã thí nghiệm so sánh nước Cam thảo với tác dụng của Papaverin clohydrate thì kết quả là 1/450 và 1/3.100.
    6. Tác dụng nội tiết tố dục tính: năm 1950, Christopher H. Costello ( J.Amer Pharmaceut. ASS) đã báo cáo trong Cam thảo có chất tác dụng như nội tiết tố dục tính đối với âm đạo chuột bạch.
    7. Tác dụng kháng khuẩn: Cồn chiết xuất Cam thảo và acid glycuronic trong ống nghiệm có tác dụng ức chế các loại tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, trực khuẩn coli, amip và trùng roi. Cam thảo còn có tác dụng kháng viêm. Thành phần kháng viêm chủ yếu là glycyricin và acid glycuronic. Và trên mô hình gây phản ứng dị ứng cho chuột Hà lan, thuốc có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau. Các tác giả cho rằng tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch, kháng histamin và làm tính phản ứng của tế bào đối với kích thích.
    8. Tác dụng đối với khả năng thực bào của tế bào thực bào ổ bụng của chuột nhắt. Nếu chuột ở trạng thái bị kích thích ( lạnh, nóng, đói) tức là sức chống đỡ của cơ thể yếu, Cam thảo có tác dụng làm tăng khả năng thực bào, còn nếu chuột ở trạng thái yên tĩnh thì thuốc lại có tác dụng ức chế. Nói lên tác dụng bổ của Cam thảo chỉ khi nào cơ thể suy nhược, còn lúc khỏe thì ảnh hưởng không tốt. Một chất chiết xuất từ Cam thảo gọi là Lx ( là Glucoprotein khác với Acid glycuronic) tiêm vào tĩnh mạch chuột nhắt sẽ làm giảm số tế bào có tác dụng miễn dịch và sinh kháng thể ức chế tác dụng miễn dịch.
    9. Glycyricin của Cam thảo có tác dụng làm hạ mỡ rõ rệt nhưng không có tác dụng phòng xơ mỡ động mạch.
    10. Cam thảo cùng dùng với Sài hồ có tác dụng chống thoái hóa mỡ ở gan.
    11. Cam thảo còn có tác dụng giải nhiệt, chống lợi niệu và trên thực nghiệm có tác dụng chống rối loạn nhịp tim.
    12. Độc tính của Cam thảo rất thấp. Cao lỏng Cam thảo cho chuột lớn và thỏ uống trong 40 ngày theo dõi nhiễm độc bán cấp, đã phát hiện cân nặng tăng, tuyến thượng thận hơi teo và chức năng giảm. Cam thảo uống liều cao xuất hiện bụng đầy, kém ăn và rối loạn tiêu hóa. Chất thủy phân glycyricin có tác dụng dung huyết.
    Ứng dụng lâm sàng:
    1.Cam thảo được dùng rất nhiều trong các bài thuốc đông y: vì Cam thảo có tác dụng điều hòa tính vị của các vị thuốc khác trong bài thuốc. Ví dụ: dùng với Hoàng liên thì làm cho thuốc bớt đắng hàn, trong bài Tam ảo thang, Cam thảo ngoài tác dụng chỉ khái hóa đờm còn có tác dụng làm bớt vị cay của Ma hoàng, vị đắng của Hạnh nhân, trong bài Điều vị thừa khí thang, Cam thảo có tác dụng làm giảm tác dụng xổ mạnh của Đại hoàng, Mang tiêu.v..v.. hoặc Cam thảo dùng với Bán hạ, Cam thảo dùng với Tế tân cũng chủ yếu làm giảm bớt vị cay tê của các vị thuốc kia. Ngoài ra vị Cam thảo ngọt nên thường dùng trong nhi khoa để cho thuốc dễ uống.
    2.Dùng Cam thảo trong các bài thuốc bổ khí để tăng thêm tác dụng bổ khí như trong bài Tứ quân, Bổ trung ích khí.: Cam thảo cùng dùng với Hoàng kỳ, Nhân sâm làm tăng thêm tác dụng bổ khí của Sâm kỳ, để bổ khí thường dùng Chích Cam thảo.
    3.Dùng trị chứng tâm huyết khí bất túc sinh chứng mạch kết, mạch đại ( rối loạn nhịp tim) dùng bài Chích Cam thảo thang ( Phục mạch thang):
    • Chích Cam thảo thang ( Thương hàn luận): Chích Cam thảo 16g, Thục địa 30g, Mạch môn, A giao, Ma nhân, Đảng sâm, Quế chi mỗi thứ 12g, Sinh khương 12g, Đại táo 4 quả, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ dưỡng tâm, ích khí bổ huyết.
    4.Trị các chứng viêm nhiễm: ung nhọt sưng tấy, hầu họng sưng đau, viêm tuyến vú, phế ung ( ápxe phổi), chàm lở, lở mồm. dùng Sinh Cam thảo. Thường phối hợp với các loại thuốc thanh nhiệt giải độc như trị ung nhọt, dùng với Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiều. Trị hầu họng sưng đau, gia Cát cánh, Huyền sâm, Ngư tinh thảo, Sơn đậu căn, Xạ can, Ngưu bàng tử.
    5.Trị bệnh Addison: Diệp duy pháp và cộng sự dùng nước sắc Cam thảo, ngày 3 lần, mỗi lần 3 - 5ml ( có thể dùng 8 - 10ml, uống 25 - 40 ngày, chỉ dùng Cam thảo 33 ca, dùng thêm corticoit 16 ca đều có kết quả, nhẹ thì dùng Cam thảo, nặng có thể bớt lượng corticoit ( Học báo trường Đại học Y khoa Bạch cầu an 1978,4:54).
    6.Trị loét dạ day tá tràng:
    • Mỗi lần uống cao lỏng Cam thảo 15ml, ngày 4 lần, liền trong 6 tuần. Trị 100 ca có kết quả tốt 90%, kiểm tra X quang 58 ca, 22 ca hết ổ loét, 28 ca chuyển biến tốt ( Tạp chí Nội khoa Trung hoa 1960,3:226).
    • Dùng chế phẩm Cam thảo có 5% kẽm ( Zinc), dược lý chứng minh có chống loét, dùng trị 247 ca loét, uống ngày 3 lần, mỗi lần 0,25 - 0,5g, có kết quả trên 90% ( Thông báo Dược học 1987,3:150).
    7.Trị lao phổi: mỗi ngày dùng Cam thảo sống 18g, sắc còn 150ml chia 3 lần uống30 - 90 ngày, kết hợp thuốc chống lao . Trị 23 ca kết quả tốt, 32 ca tiến bộ, không có ca nào xấu đi ( Y dược Giang tây 1965,1:562).
    8.Trị viêm gan: Trị viêm gan B mạn tính, dùng viên Cam thảo Glycyricin, trị 330 ca có kết quả 77%, tỷ lệ kháng nguyên e chuyển âm tính 44,8%. Thực nghiệm chứng minh thuốc làm giảm thoái hóa mở và hoại tử tế bào gan, giảm phản ứng viêm của tổ chức gian bào, tăng tế bào gan tái sinh, hạn chế sự tăng sinh của tổ chức liên kết, nhờ đó mà giảm tỷ lệ xơ gan ( Thông báo Trung dược 1987,9:60).
    9.Trị rối loạn nhịp tim: dùng Cam thảo sống, chích Cam thảo, Trạch tả mỗi thứ 30g, mỗi ngày 1 thang, sắc chia sớm tối 2 lần uống. Trường hợp bất thường ra mồ hôi, bứt rứt, mất ngủ, tự cảm thấy nóng lạnh thất thường, uống trước bài Quế chi gia Long cốt mẫu lệ thang rồi uống thuốc này. Trị 23 ca loạn nhịp thất đều kết quả tốt, ca uống là 3 chén, nhiều là 12 chén thì hết triệu chứng, điện tâm đồ trở lại bình thường ( Học báo Học viện Trung y Bắc kinh 1983,2:24).
    10.Trị lưng chân đau: Trị 27 ca đau cấp và mạn tính dùng thủy châm huyệt vùng đau bằng dịch Cam thảo 300% 4ml, cách nhật 4 - 7 lần là một liệu trình, đối với bệnh cấp 1 liệu trình, bệnh nhân mạn 2 liệu trình. Kết quả 20 ca hết đau, vận động tốt, 7 ca giảm hoặc cơ bản hết triệu chứng ( Tạp chí Trung y Triết giang 1980,2:60).
    11.Trị cơ cẳng chân run giật: dùng cao lỏng Cam thảo người lớn mỗi một lần 10 - 15ml, ngày 3 lần, trong 3 - 6 ngày. Trị 254 ca có kết quả rõ rệt 241 ca, tỷ lệ 94,8% ( Tạp chí ngoại khoa Trung hoa 1960,4:354).
    12.Trị xuất huyết tiểu cầu: Mã trọng Lân trị 8 ca giảm tiểu cầu nguyên phát, 5 ca mỗi ngày dùng Cam thảo 30g, 3 ca mỗi ngày 15g, sắc chia uống 3 lần uống, phần lớn dùng 2 - 3 tuần. Kết quả tốt 3 ca, có kết quả 4 ca, tiến bộ 1 ca. Toàn bộ bệnh nhân sau khi dùng thuốc 3 - 4 ngày hết chảy máu, sau 4 - 10 ngày, các điểm xuất huyết lặn ( Tạp chí Nội khoa Trung quốc 1981,11:704).
    13.Trị nhiễm độc thức ăn:
    • Dùng Sinh Cam thảo 9 - 15g, sắc nước chia 3 - 4 lần uống trong 2 giờ, một số rất ít có sốt gia bột Hoàng liên 1g, trộn nước thuốc uống, trường hợp nhiễm độc nặng dùng Cam thảo 30g sắc cô còn 300ml, mỗi 3 - 4giờ xông thụt dạ dày 100ml và rửa dạ dày, truyền dịch( Báo Tân Trung y 1985,2:34).
    • Trị ăn phải độc quả Bồ hòn 55 ca, ăn độc quả Lệ chi núi 179 ca, nhiễm độc thịt vịt quay không sạch 204 người, đều có kết quả tốt ( Cam thảo điều trị 454 ca nhiễm độc thức ăn, Hoàng nhuệ Thương).
    14.Trị đái nhạt: Mỗi lần uống bột Cam thảo, ngày uống 4 lần, dùng trị 2 ca kết quả tốt ( Báo cáo của Anh Hồng, Tạp chí Nội khoa Trung hoa 1959,12:1169).
    15.Trị viêm họng mạn: Dùng Cam thảo sống 10g ngâm nước sôi uống như nước trà, hết ngọt bỏ đi, uống liên tục cho đến hết triệu chứng. Kiêng ăn cá, ớt, đường, bệnh nhẹ uống 1 -2 tháng, nặng uống 3 - 5 tháng. Đã trị 38 ca, khỏi 34 ca, tốt 4 ca ( Tống Viễn Trung, Cam thảo ẩm trị viêm họng mạn, Học báo học viện Trung y Vân nam 1983,1:20).
    16.Trị viêm tuyến vú: Dùng Sinh Cam thảo, Xích thược mỗi thứ 30g, mỗi ngày 1 thang sắc uống liên tục, uống 1 - 3 thang. Trị viêm tuyến vú cấp ( chưa có mủ), 27 ca có kết quả tốt ( Thi Vĩnh Phát, Cam Xích thang trị viêm tuyến vú cấp. Tạp chí Y dược Hồ nam 1976,2:58).
    17.Trị viêm tắc tĩnh mạch: Cao lỏng Cam thảo mỗi ngày 15ml, hoặc Cam thảo 50g ( giảm lượng tùy bệnh), sắc phân 3 lần, uống trước bữa ăn. Đã trị 3 ca có 1 ca do có việc nên phải ra viện, còn các ca khác đều khỏi, các triệu chứng đau, phù và nổi tĩnh mạch tại chỗ đều hết ( Trương Thạch sanh, Quan sát kết quả điều trị viêm tắc tĩnh mạch bằng Cam thảo, Tạp chí Ngoại khoa Trung hoa 1959,7:656).
    18.Trị chứng nứt da: Cam thảo 50g ngâm cồn 75% 200ml sau 24 giờ, bỏ xác, cho glycerin 200ml, lúc dùng rửa sạch chỗ nứt, bôi thuốc vào. Đã trị 100 ca, theo dõi 50 ca trong 2 năm không tái phát 36 ca, sau 1 năm không tái phát 11 ca, 3 ca không kết quả ( Lý Cảnh Dục, Cam thảo ngâm cồn trị nứt da, Báo Tân Y học 1974,1:45).
    19.Một số bài thuốc khác có Cam thảo:
    • Kavet chữa đau bao tử: Cao Cam thảo 0,03g, bột Cam thảo 0,1g, Nảti bicarbonat 0,15g, Magné carbonat 0,2g, bismutnitrate basic 0,5g, bột Đại hoàng 0,02g, tá dược vừa đủ 1 viên. Chữa loét dạ dày với liều 2 - 4 viên/lần, ngày 2 - 3 lần.
    • Cao Cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần hòa tan, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa nhỏ, không uống lâu quá 3 tuần lễ, chữa loét bao tử.
    • Cao Cam thảo mềm: chữa các chứng mụn nhọt, ngộ độc, ngày uống 1 - 2 thìa con.
    Liều lượng thường dùng và chú ý:
    • Liều: 4 - 12g, có khi dùng đến 50g, tùy mục đích sử dụng, dùng làm thuốc điều hòa lượng thường dùng ít, dùng để giải độc lượng phải nhiều.
    • Giải độc thanh nhiệt dùng Cam thảo sống, lúc bổ dùng chích Cam thảo.
    • Chú ý lúc dùng Cam thảo:
    1. Cam thảo tiêu là phần ngọn của thân rễ Cam thảo có tác dụng liệu niệu, trị nhiệt lâm ( viêm niệu đạo cấp) hoặc do hỏa thịnh gây nên tiểu ít và đỏ, đau niệu đạo ( hành trung thống).
    2. Những trường hợp sau, cần thận trọng lúc dùng Cam thảo: thấp thịnh ( bụng đầy nôn, phù trướng.), trường hợp lợi tiểu trừ thấp, thông hạ cần có tác dụng nhanh không nên phối hợp Cam thảo.
    3. Dùng Cam thảo với Hải tảo. Sách xưa có nói 2 vị thuốc tương phản tác dụng nhưng trong cổ phương cũng có phối hợp sử dụng như trong bài Hải tảo ngọc hổ thang ( Y tông kim giám) trị anh lựu Cam thảo và Hải tảo cùng dùng. Trên thực tiển hiện nay, dùng chung trị bệnh bướu giáp cũng thấy có phản ứng phụ.
    4. Về vấn đề Cam toại , Đại kích, Nguyên hoa phản Cam thảo. Căn cứ vào tư liệu kết quả thực nghiệm gần đây cho biết, lúc phối hợp Cam thảo Cam toại, nếu Cam thảo lượng bằng hoặc ít hơn Cam toại thì không có tác dụng tương phản, có lúc còn giảm bớt tác dụng phụ của Cam toại, nhưng nếu lượng Cam thảo lớn hơn Cam toại thì tác dụng tương phản( Nghiên cứu thực nghiệm Trung dược 18 phản, Trích yếu Luận văn hội nghị học thuật khoa học Sinh lý Trung quốc 136,1964). Cũng có kết quả thực nghiệm thông báo sau khi dùng Cam thảo và Cam toại hỗn hợp, chuột to có phản ứng mạnh ( bao tử chướng khí và con vật chết) Theo Bước đầu nghiên cứu 18 phản của Trung dược phòng dược Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên tân, Tạp chí Y dược Thiên tân 687-690,1960). Đại kích, Nguyên hoa và Cam thảo cùng dùng thì tác dụng lợi tiểu và tả hạ của thuốc giảm rõ và có xu hướng làm tăng độc tính của Nguyên hoa. Tỷ lệ Cam thảo càng cao, tác dụng tương phản càng mạnh, ngược lại nếu lượng Cam thảo ít thì không có tác dụng tương phản ( Theo bài nghiên cứu thực nghiệm Trung dược 18 phản), Trên lâm sàng thường không nên dùng phối hợp.
    5. Phân biệt Cam thảo bắc với Cam thảo dây, Cam thảo nam:
    a. Cam thảo dây còn gọi là Tương tư đằng, dây cườm, dây chi chi ( Abrus precatorius L.) thuộc họ Cánh bướm ( Fabaceae Papilionaceae) thường dùng rễ và lá thay Cam thảo bắc ở nhiều nước (ở Việt nam, Aán độ, Mỹ.) trong các đơn thuốc nhưng chưa hợp lý. Tại một số nước như Giava giã hạt đắp lên mụn nhọt cho chóng vỡ mủ, chữa nhức đầu, tê thấp. Tại Aán độ và Malasia lá sắc uống chữa tê thấp, gỗ làm thuốc bổ. Tại Campuchia vỏ cây dùng chữa lî.
    b. Cam thảo nam còn có tên là Dã Cam thảo, Thổ Cam thảo, Giã Cam thảo ( Scoparia dulcis L.) thuộc họ Hoa mõm chó ( Scrophulariaceae) cũng thường dùng thay Cam thảo bắc. Có tài liệu Aán độ nói trong cây có một hoạt chất là Amelin dùng uống để chữa các triệu chứng Acidose của bệnh đái đường. Có nơi dùng thay Cam thảo bắc để chữa sốt, say sắn độc. Tại Malasia nhân dân dùng làm thuốc chữa ho. Tại Braxin lấy nước ép Cam thảo nam thụt chữa bệnh tiêu lỏng và uống chữa ho. Liều dùng tùy tiện thường là 30 - 100g, sắc uống riêng hoặc phối hợp.

    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------Cẩn thận khi dùng cam thảo bắc
    Tags: loét dạ dày, có tác dụng, trong thời gian, tăng huyết áp, cam thảo, mỗi thứ, vị thuốc, làm giảm, giải độc, các vị, dùng, ngày, sinh, gây, uống


    Không nên dùng cam thảo trong thời gian dài.
    Việc dùng cam thảo hằng ngày (8 g/ngày) trong thời gian dài sẽ làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày. Phụ nữ mang thai nếu dùng nhiều cam thảo sẽ dễ bị đẻ non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân.
    Những vị thuốc mang tên cam thảo được dùng ở Việt Nam:
    - Cam thảo bắc.
    - Cam thảo đất.
    - Cam thảo dây.
    Hai vị sau được gọi chung là cam thảo nam, vị hơi ngọt, tác dụng không giống như cam thảo bắc. Riêng hạt cam thảo dây lại có chất độc.
    Cam thảo bắc là 1 trong 10 vị thuốc Đông y được sử dụng nhiều nhất vì ngoài tác dụng chính là giải độc, nó còn có vai trò điều hòa tác dụng của các vị thuốc theo mong muốn của thầy thuốc.
    Theo Đông y, sinh cam thảo (cam thảo sống) vị ngọt, tính bình; chích cam thảo (cam thảo sao chín hoặc nướng chín) vị ngọt, tính ôn. Cả hai đều có tác dụng ích khí, giải độc, nhuận phế. Khi được dùng phối hợp với các vị khác trong một bài thuốc, nó có tác dụng hỗ trợ, điều hòa, hợp lực, điều vị. Cụ thể là nó giảm nhẹ hoặc hòa hoãn độc tính của các vị thuốc độc (như phụ tử), mạnh (như đại hoàng) hoặc điều hòa các vị thuốc tương kỵ (như hoàng cầm tính lạnh, phối hợp với đẳng sâm tính ấm). Nếu làm thuốc bổ thì dùng chích cam thảo, để giải nhiệt thì dùng sinh cam thảo.
    Theo các nghiên cứu hiện đại cam thảo có các tác dụng sau:
    - Giải độc: Glycyrrhizin và các muối (Ca, Na...) trong cam thảo có tác dụng khử độc của thuốc, kim loại, giúp bảo vệ gan trong viêm gan mạn tính, ngăn độc tố tác dụng lên tim, chữa ngộ độc strychnin, cocain chlohydrat, chloralhydrat. Cam thảo có khả năng chống lại chất độc của cá, thịt lợn, nọc rắn, độc tố uốn ván và bạch hầu.
    - Chữa loét đường tiêu hóa: Do tác dụng chống viêm và ức chế tăng tiết dịch vị (ngược lại, một số chất trong cam thảo lại gây viêm loét).
    - Chống co thắt cơ trơn: Do tác dụng của các flavonoid.
    Ngoài ra, theo y học hiện đại, cam thảo còn có tác dụng giảm ho, lợi tiểu, chữa táo bón, gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, hạ thân nhiệt, giảm hô hấp, chữa một số bệnh về da, bệnh Addison.
    Lưu ý khi dùng
    - Kiêng ăn cá.
    - Không dùng chung cam thảo với các vị thuốc đại kích, cam toai, nguyên hoa hoặc các nhóm thuốc: corticosteroid, thuốc chứa Digitalis, thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid.
    - Không dùng cam thảo khi dạ dày đầy hơi.
    Một số bài thuốc hay
    - Chữa loét dạ dày, ruột: Ngày uống 3-5 g cam thảo dưới dạng bột hoặc cao lỏng. Dùng liên tục 7-14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh phù nề.
    - Kiện tỳ, cầm tiêu lỏng: Nhân sâm, cam thảo mỗi thứ 4 g; bạch truật, bạch linh mỗi thứ 12 g, sắc nước uống. Thích hợp với người tỳ vị hư nhược, mệt mỏi, ăn ít, tiêu lỏng hoặc tiêu lỏng kéo dài (tránh nhầm với tiêu chảy là bệnh tiêu phân loãng nhiều nước, nhiều lần trong ngày).
    - Chữa di chứng xuất huyết não, huyết áp cao: Cam thảo, lá sen mỗi thứ 15 g; đỗ trọng 12 g, bạch thược, sinh địa, mạch môn, tầm gửi mỗi thứ 10 g, sắc 3 lần lấy mỗi lần 100 ml. Trộn chung 3 nước, chia 3 lần uống trong ngày. Ba ngày sau khi dùng thuốc, huyết áp sẽ giảm; 6 ngày sau, bệnh nhân nói đỡ ngọng, cử động được chân tay. Dùng tiếp đến khi khỏi.
    - Giải độc thuốc trừ sâu và các loại thuốc gây viêm gan: Sinh cam thảo, phòng phong mỗi thứ 40 g; đậu xanh (cả vỏ, xay nát) 70 g, sắc uống (sau khi đã gây nôn hoặc rửa dạ dày và uống than hoạt).
    - Giải độc nấm: Sinh cam thảo, phòng phong mỗi thứ 40 g sắc uống (sau khi đã rửa dạ dày và cho uống than hoạt).
    - Giải độc ô đầu, phụ tử: Sinh cam thảo, sinh khương mỗi thứ 16g; kim ngân hoa, đậu xanh (cả vỏ, xay nát) mỗi thứ 70 g. Sắc lấy 200 ml thuốc, thêm đường rồi cho nạn nhân uống ngay, sau lại sắc uống tiếp nước thứ 2, thứ 3.
    - Chữa bệnh Addison: Ngày uống 10-30 ml cao lỏng cam thảo, liên tục trong 30 ngày. Bệnh nhân có thể bị phù nhẹ, khi ngừng thuốc sẽ khỏi.
    Chú ý: Vị cam thảo được nói đến trong bài này đều là cam thảo bắc.
    DS Trần Xuân Thuyết, Sức Khoẻ & Đời Sống
    Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
    Thận trọng trước 2 tác dụng bất lợi của Cam Thảo bắc: Giữ nước và Giãn cơ trơn
    Thứ hai, 02 Tháng 8, 2010

    Trong thuốc Đông y, Cam Thảo bắc (ảnh) là một vị thuốc bổ khí, có tác dụng nâng đỡ chân khí trong cơ thể, chống suy nhược mệt mỏi. Trong phương thuốc cổ truyền, Cam Thảo bắc thường giữ vai trò là "tá", nghĩa là có tác dụng dẫn thuốc vào kinh.
    Cam Thảo bắc thường được dùng để chữa nhiều bệnh như viêm họng, ho, nhiều đờm... hoặc các bệnh về hệ thống tiêu hóa: viêm loét dạ dày, tá tràng... Vị thuốc này còn có tác dụng giải độc trong cơ thể.


    Ngoài ra, Cam Thảo bắc còn có tác dụng điều vị trong phương thuốc, nhất là đối với những phương có các vị thuốc có vị rất đắng, khó uống như hoàng liên, xuyên tâm liên...
    Tuy nhiên khi sử dụng Cam Thảo bắc cũng cần phải lưu ý đến các trường hợp sau:
    - Các trường hợp cơ thể có xu hướng giữ nước như phụ nữ bị rối loạn nội tiết gây các hiện tượng phù nhẹ (lõm chân khi ấn nhẹ) hoặc các trường hợp sau khi sử dụng các chế phẩm dạng corticoid để trị các bệnh viêm nhiễm, dị ứng (hen suyễn), đau khớp... Vì bản thân các loại chế phẩm này đã có tác dụng giữ nước, nếu dùng Cam Thảo bắc sẽ làm tăng khả năng giữ nước trong cơ thể dẫn đến phù nề.
    - Các trường hợp viêm thận cấp tính hoặc mạn tính có các biểu hiện bị phù mí mắt, nặng mặt, tiểu ít... cũng không nên dùng.
    - Các trường hợp viêm gan, xơ gan, phù do tim ... đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng.
    - Những trường hợp tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định hoặc táo bón mạn tính, lâu ngày do đại tràng thực nhiệt, dẫn đến nê trệ đường ruột (nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày, do chân khí giảm hoặc ở những người cao tuổi, nhu động đại tràng giảm). Trong những trường hợp này, nếu dùng Cam Thảo bắc sẽ là nguy cơ làm tăng thêm khả năng táo bón.
    - Những trường hợp viêm phế quản mạn tính, ho nhiều kèm theo khó thở ở thể giãn phế quản cũng không dùng được Cam Thảo bắc.
    Tóm lại, khi dùng cam thảo bắc cần lưu ý đến hai tác dụng bất lợi mà nó có thể dẫn đến, đó là tác dụng giữ nước và tác dụng giãn cơ trơn.
    Một số vị thuốc dùng thay thế Cam Thảo bắc
    - Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) là cây thuốc được di thực từ Nam Mỹ (Paraguay), phát triển tốt ở nước ta. Cỏ ngọt vừa có vị ngọt, dễ uống, lại có tác dụng trị tăng huyết áp, đái tháo đường, trị ho...
    - Cam Thảo dây (Abrus precatorius) được trồng khá phổ biến ở nước ta để lấy dây và lá làm thuốc, vị ngọt, dễ uống, có tác dụng trị ho, đờm. Uống hàng ngày vào những ngày hè nóng nực có tác dụng giải nhiệt tốt.
    - Cam Thảo đất (Scoparia dulcis). Dùng toàn cây làm thuốc, vị ngọt, mát, rất dễ uống, có tác dụng chữa ho, đái tháo đường và làm mát cơ thể.


    GS.TS. Phạm Xuân Sinh
    www.suckhoedoisong.vn
     
  10. thanhthuyvu1987

    thanhthuyvu1987 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    7,238
    Đã được thích:
    688
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Mua chung trà Cung Đình Huế với giá gốc nào!Vừa chữa bệnh vừa giải nhiệt mùa hè đây ah

    hi....cám ơn chị đã ủng hộ công ty nhà em nha......có nhu cầu hay có ai chị giới thiệu giúo em nha...tks chị!
     
  11. thanhthuyvu1987

    thanhthuyvu1987 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    7,238
    Đã được thích:
    688
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Mua chung trà Cung Đình Huế với giá gốc nào!Vừa chữa bệnh vừa giải nhiệt mùa hè đây ah

    Ẩn/Hiện nội dung chi tiết

    Thưởng thức trà cung đình Huế - Nhất dạ Đế Vương, mùi vị yêu thích của giới quí tộc, vua chúa của những thế kỉ 18. Trà thơm ngon mang phong vị cổ truyền, lại có tác dụng rất tốt cho mọi người và đặc biệt là chị em phụ nữ đó là thanh nhiệt, đẹp da; người già khi uống sẽ có một giấc ngủ sâu, ngon giấc.
    Đây là một loại trà gia truyền của Huế và chỉ có ở Huế. Trước đây, đa số các vị vua nước ta đều trị vì ở Huế và loại trà này thường được dùng để phục vụ trong hoàng cung nên được gọi là trà Cung Đình. Trà Cung Đình được các vị vua xem như một trong những vị ẩm thực Nhất Dạ Đế Vương trong Hoàng Cung.


    Trà được bào chế rất công phu và pha chế theo một bí quyết nhất định, tất cả vị thảo dược đều được sao vàng hạ thổ theo một giờ nhất định và tuân theo luật âm dương ngũ hành. Đặc biệt không dùng một phụ gia hay hóa chất nào.
    Sản phẩm được Bộ Y tế, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp chứng nhận về tiêu chuẩn sản phẩm, được đóng gói 250gram và 500gram.

    Mua để thưởng thức một hương vị mới lạ và rất thích hợp làm quà tặng cho bạn bè, người thân.

    Thành phần: Atisô, cúc hoa, cúc ngọt, câu kỳ tử, vối nụ, hoài sơn, tim sen Huế, đại táo, hồng táo, khổ qua, hồi qua, cam thảo bắc, hoa lài, hoa hoè, quyết minh tử, hạt chi chi và một số vị thảo dược gia truyền quý.

    Tuy không phải là thuốc nhưng uống 1 bình trà Cung Đình có tác dụng bằng một chén thuốc bắc sắc trong 7 tiếng. Công dụng chính: Gồm:
    + 3 tốt: Tốt cho người tiểu đường, tốt cho người nóng gan - nổi mụn, tốt cho người sỏi thận.
    + 3 giúp: Giúp cho ngủ ngon, giúp cho mạnh khoẻ, giúp cho bình ổn huyết áp.
    + 3 giảm: Giảm căng thẳng, giảm bệnh tật
    Đặc biệt tăng sức đề kháng và tăng cường sức khoẻ.

    Có thể thưởng thức Trà Cung Đình theo hai cách:

    Thưởng thức nóng: Trộn đều gói trà, cho 10 đến 20g trà vào bình, cho nước sôi vào, tráng nước đầu tiên, tiếp tục cho nước sôi vào, để ngấm 5 phút rồi sau đó rót ra tách và thưởng thức.

    Thưởng thức lạnh: Cho 50g trà vào ấm nấu sôi với khoảng 2 đến 3 lít nước trong vòng 5 phút. Sau đó để nguội, đóng chai và bỏ vào tủ lạnh uống thay nước lọc hằng ngày. Hoặc bạn có thể uống chung với nước đá đập nhỏ.

    Bảo quản : Để trà nơi khô ráo, thoáng mát

    CNTCSP: Số 5616-2009/YT-CNTC
     
  12. thanhthuyvu1987

    thanhthuyvu1987 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    7,238
    Đã được thích:
    688
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Mua chung trà Cung Đình Huế với giá gốc nào!Vừa chữa bệnh vừa giải nhiệt mùa hè đây ah

    Những loại trà thảo mộc trị ho và đau họng mùa đông

    Hãy bỏ túi những loại trà thảo dược sau đây để làm bí kíp trị ho cho các thành viên trong gia đình bạn khi mùa đông tới.


    Trà hoa cúc

    Là loại trà được làm từ hoa cúc khô hãm trong nước sôi, thi thoảng người ta cũng dùng hoa cúc tươi được chế biến sạch để ngâm nước sôi và dùng ngay để thư giãn.

    Với các thành phần đặc biệt từ thiên nhiên, trà hoa cúc giúp thông mũi, làm sạch họng, giúp giảm các chứng ho nặng. Thậm chí trà hoa cúc cũng được dùng để điều trị kết hợp khi người bệnh bị sốt.

    Trà thì là

    Nghe có vẻ lạ, nhưng từ lâu nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng loại trà ngâm từ hạt thì là để chữa bệnh. Đây là phương thuốc dân gian hữu hiệu cho chứng đau và khô họng. Trà thì là cũng chữa ho rất tốt, nó còn giúp giảm đau ngực khi bạn ho quá nhiều.

    Trà gừng

    Được xem là loại trà thảo dược tốt nhất để trị ho, trà gừng được sử dụng rất phổ biến ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới.

    Nếu bạn bị cảm, với các triệu chứng khó chịu như đau rát cổ họng, ho nhiều và đau tức ngực, hãy thử dùng 1-2 tách trà gừng ấm pha với ít nước cốt chan và mật ong. Chắc chắn bệnh cảm sẽ nhanh chóng rời khỏi bạn bởi sự kết hợp của 3 loại thuốc dân gian vừa có tác dụng kháng viêm, chữa ho và làm sạch cổ họng, giữ ấm cơ thể.

    Trà sả

    Các bài thuốc dân gian cổ truyền đều có nhắc đến công dụng của trà sả. Trà sả có công dụng chữa cảm lạnh và ho bằng cách kết hợp lá sả non, mật ong, hạt tiêu, quế, nước cốt chanh và lá bạc hà.

    Loại trà sả hỗn hợp này giúp thông mũi họng, khiến người bệnh dễ hít thở hơn, giữ ấm toàn thân và làm dịu cơn ho trong mùa lạnh rất tốt.

    Trà cam thảo

    Vị thanh, ngọt nhẹ và lành tính từ lâu cam thảo đã được sử dụng như một loại dược liệu chữa bệnh hữu hiệu, nhiều gia đình cũng giữ cam thảo để làm trà giảm ho mùa lạnh.

    Trà cam thảo có thể dùng riêng không cần kết hợp với các loại thảo mộc khác mà vẫn có tác dụng kháng khuẩn, trị ho.

    Vì sao nên dùng trà trị ho thay vì thuốc tây?

    - Trà thảo mộc hoàn toàn lành tính, có khả năng làm dịu cơn ho nhanh chóng mà không gây tác dụng phụ.

    - Trà thảo mộc giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các tia bức xạ mặt trời.

    - Những loại trà thảo mộc thường ấm và giúp ngủ ngon, giảm stress.

    - Trà rất dễ làm, nguyên liệu cũng dễ tìm, thích hợp cho tất cả mọi người.

    Theo Afamily
     
  13. thanhthuyvu1987

    thanhthuyvu1987 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    7,238
    Đã được thích:
    688
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Mua chung trà Cung Đình Huế với giá gốc nào!Vừa chữa bệnh vừa giải nhiệt mùa hè đây ah

    Trà Cung đình Huế Nhất dạ Đế Vương được bào chế bởi 16 vị thảo dược Cung Đình nguồn gốc từ thiên nhiên (Atisô, Cúc hoa, Cỏ ngọt, Hoài sơn, Đẳng sâm, Đại táo, Hồng táo, Hồi hoa, Cam thảo Bắc, Hoa lài, Hoa hòe, Thảo quyết minh, Khổ qua, Kỷ tử, Vối nụ, Tim sen). Mỗi vi thảo dược có một chức năng, một công dụng riêng, tác dụng đến từng bộ phận của cơ thể. Khi tinh chế lại với nhau theo một bí quyết gia truyền sẽ tạo ra một sản phẩm độc nhất vô nhị về công dụng, bao gồm:

    * Hỗ trợ điều trị chứng cao huyết áp, đau đầu, tim hồi hộp, mất ngủ.
    * Giúp tăng cường sức đề kháng, giảm cholestorol.
    * Bổ khi huyết, thanh nhiệt, giảm độc, mát gan, đẹp da, hết mụn.

    Ngoài ra, sản phẩm này còn tốt cho những người mắt yếu, tiểu đường, sỏi thận. Đặc biệt rất tốt cho phụ nữ.
    Không giống với các loại trà thông thường khác, bạn có thể dễ dàng kiểm tra các thành phần của Trà Cung đình Huế bằng mắt thường, bạn hãy pha Trà Cung Đình vào một bình thuỷ tinh, khi đó bạn sẽ cảm thấy rõ ràng cái tinh hoa của nó.

    Cách thưởng thức: Trộn đều gói trà, cho 30g Trà, thêm 2-3 trái táo vào bình, đổ nước sôi, tráng nước đầu. Châm nước sôi vào, 5 phút sau sẽ cho ra một bình Trà Cung Đình Nhất Dạ Đế Vương để thưởng thức. Có thể bỏ ấm nấu sôi, để nguội, đóng chai, bỏ tủ lạnh uống hàng ngày, mùa hè thêm đá. Sản phẩm đã được đăng ký chất lượng hàng hoá tại Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm, và được Bộ Y tế cấp giấy phép sản xuất và lưu hành.

    Hãy uống Trà Cung đình Huế mỗi ngày, đó là cách đơn giản nhất để bảo vệ toàn diện cơ thể của bạn, giúp cho cơ thể của bạn luôn sảng khoái mạnh khỏe, không bất an, đủ sức để đương đầu với mọi áp lực của công việc và cuộc sống.
     
  14. thanhthuyvu1987

    thanhthuyvu1987 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    7,238
    Đã được thích:
    688
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Mua chung trà Cung Đình Huế với giá gốc nào!Vừa chữa bệnh vừa giải nhiệt mùa hè đây ah

    Thành phần công dụng cỏ ngọt trong trà cung đình............

    Cây cỏ ngọt hay “chất ngọt hoàng gia”

    Tác giả : BS. PHẠM THỊ THỤC
    Trong thiên nhiên có nhiều loại cây cho ta dạng đường năng lượng thấp, có độ ngọt cao gấp hàng trăm lần đường saccaroza (loại đường mía có nhiều ở thị trường). Nhưng vì có những khó khăn về thu hái, chế biến hay độc tố trong các sản phẩm từ những loại cây này nên việc sử dụng chúng như là một chất thay thế đường còn bị hạn chế.
    Cây cỏ ngọt (còn gọi là cỏ mật, cỏ đường, cúc ngọt, trạch lan) là một trong nhóm cây này được quan tâm phát triển.
    Đường từ cây cỏ ngọt

    Từ năm 1908 cỏ ngọt đã được biết đến. Hai nhà khoa học Reseback (1908) và Dieterich (1909) đã chiết xuất được glucozit từ lá cỏ ngọt. Đến năm 1931 Bridel và Lavieille mới xác định được glucozit đó chính là Steviozit, chất ngọt cơ bản tạo nên độ ngọt ở loại cây này. Chất này sau khi thủy phân sẽ cho 3 phân tử steviol và isosteviol. Chất steviol ngọt gấp 300 lần đường saccaroza, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon, có thể dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng.

    Đặc tính quan trọng của các glucozit này là có thể làm ngọt các loại thức ăn và đồ uống mà không gây độc hại cho người, không đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp, năng suất cao, công nghệ thu hái chế biến đơn giản. Cần lưu ý khối lượng thân, lá và chất lượng cỏ ngọt đạt cao nhất ở thời kỳ trước khi nở hoa, tức là nên thu hoạch ở giai đoạn hình thành nụ, chú ý không để cây ra hoa mới thu hái.

    Cỏ ngọt có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amambay và Iquacu thuộc biên giới Brazil và Paraguay, ngày nay nhiều nước trên thế giới đã và đang phát triển sử dụng cây cỏ ngọt trong đời sống hàng ngày. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, người dân Paraguay đã biết sử dụng cỏ ngọt như một loại nước giải khát; đến những năm 70 cỏ ngọt đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều nước ở Đông Nam Á.

    Ví dụ: Năm 1987 sản xuất và sử dụng lá cỏ ngọt ở Nhật Bản là 200 tấn, ở Đài Loan 200 tấn và Trung Quốc là 1.300 tấn. Ở Việt Nam từ tháng 8 năm 1988 cây cỏ ngọt đã được nhập và trồng ở nhiều vùng như Hà Giang, Cao Bằng, Hà Tây, Lâm Đồng (Đà Lạt), Đắc Lắc v.v...

    Các chất ngọt chiết xuất từ lá cỏ ngọt khô được Công ty RSIT ở Canada gọi là “chất ngọt hoàng gia” bởi giá trị tuyệt vời của nó. Đây cũng là một công ty có bản quyền về chế tạo “chất ngọt hoàng gia” mà không gây ô nhiễm môi trường, không sử dụng hóa chất, sử dụng chất trao đổi ion để phân lập, chiết xuất và tinh chế các thành phần glucozit tự nhiên của (steviozit).
    Tác dụng của cây cỏ ngọt

    Trong y học nó được sử dụng như một loại trà dành cho những người bị bệnh tiểu đường, béo phì hoặc cao huyết áp. Thí nghiệm khảo sát được tiến hành trên 40 bệnh nhân cao huyết áp độ tuổi 50 uống chè cỏ ngọt trong một tháng (số liệu của Viện dinh dưỡng quốc gia) thì kết quả là với người cao huyết áp chè cỏ ngọt có tác dụng lợi tiểu, người bệnh thấy dễ chịu, ít đau đầu, huyết áp tương đối ổn định, không thấy độc chất trong lá cỏ ngọt. Ngày nay, người ta thường dùng kết hợp với các loại thảo mộc khác trong các thang thuốc y học dân tộc.

    Trong công nghiệp thực phẩm nó được dùng tương đối rộng rãi ở Nhật Bản như để pha chế làm tăng độ ngọt của các loại thực phẩm khác nhau, được chế thành các viên đường để làm giảm độ nóng khi dùng đường saccaroza. Ngoài ra, người ta còn dùng để chế r*** màu, nước hoa quả, các loại bánh kẹo, món tráng miệng đông lạnh, ướp các loại hải sản sấy khô, chế biến dấm.

    Cỏ ngọt còn được dùng trong công nghệ chế biến mỹ phẩm như các loại sữa làm mượt tóc, kem làm mềm da, vừa có tác dụng nuôi dưỡng tất cả các mô và giúp cơ thể tái tạo làn da mới trên toàn bộ bề mặt da, vừa chống nhiễm khuẩn lại trừ được nấm.
    Các thành phần có nguyên liệu từ cỏ ngọt:

    Nguyên liệu Thành phẩm

    Lá khô Trà Actiso - cỏ ngọt

    Xirô chè Chè nhúng sotevin

    Bột Trà sâm quy - cỏ ngọt

    Tinh thể Trà nhân trần, cỏ ngọt

    Trà đen, cỏ ngọt

    Nước ngọt

    Thuốc Bắc (hay cam thảo)

    Một số sản phẩm sản xuất từ cỏ ngọt được bán ở Nhật Bản và các nước khác.

    - Đường ngọt tự nhiên (năng lượng thấp) là những gói nhỏ từ 0,45g đến 2g dùng cho người bệnh tiểu đường.

    - Nước cà chua: Trong chai 500ml được chế biến từ cà chua, xi rô của đường tự nhiên, muối ăn, hành củ, có vị cay, dùng để làm gia vị.

    - Kẹo viên: 100g/gói. Đường để làm kẹo được tổng hợp từ chất ngọt tự nhiên, không gây sâu răng, rất tốt cho trẻ em.
     
  15. thanhthuyvu1987

    thanhthuyvu1987 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    7,238
    Đã được thích:
    688
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Mua chung trà Cung Đình Huế với giá gốc nào!Vừa chữa bệnh vừa giải nhiệt mùa hè đây ah

    Đời sống > Sức khỏe

    EmailPrint

    Tâm sen an thần, thanh tâm
    03/09/2011 12:10

    Tâm sen là mầm màu lục sẫm ở phần trong của quả sen, tên thuốc trong y học cổ truyền là liên tâm. Vị đắng, không độc, tính hàn, vào kinh tâm có tác dụng an thần, thanh tâm, điều nhiệt, chữa mất ngủ, tâm phiền (hâm hấp, sốt khó chịu, bứt rứt, khát nước, thổ huyết). Liều dùng hàng ngày: 4-8g dưới dạng thuốc sắc, hãm hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác theo những công thức sau:

    - Chè an thần gây ngủ: Tâm sen 5g, lá vông 20g, táo nhân 10g, hoa nhài tươi 10g. Tâm sen sao thơm; táo nhân sao đen, đập dập; lá vông sấy khô, tán bột. Tất cả trộn đều, hãm với 1 lít nước, cho hoa nhài vào khi nước thuốc còn ấm, rồi uống làm nhiều lần trong ngày.

    - Chữa mất ngủ do nóng trong, tiểu ít: Tâm sen 8g, cam thảo 5 tán bột, hãm với nước sôi uống trong ngày.

    - Chữa khó ngủ, tâm phiền, hồi hộp, lo âu: Tâm sen 8g, hạt muỗng sao, mạch môn, bá tử nhân, ngưu tất, dành dành, sinh địa, đậu đen, mỗi thứ 16g; hoài sơn, đại táo, mỗi thứ 10g, cam thảo 6g. Tất cả phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

    Hoặc chỉ dùng tâm sen và hạt muồng sao cũng được. Có thể hãm uống. Kiêng cà phê, nước chè đặc.

    - Chữa suy nhược cơ thể ở người bị viêm phế quản mạn tính, lao phổi: Tâm sen 8g, ý dĩ, đan bì, sinh địa, bạch thược, đẳng sâm, mỗi vị 12g. Quy bản, mạch môn, ngũ vị tử mỗi vị 10g. Trần bì, chích cam thảo mỗi vị 6g. Đại táo 4 quả. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

    - Chữa ù tai, lưng đau, nước tiểu vàng, di tinh, mộng tinh: Tâm sen 8g, đậu đen 20g, thục địa 20g, khiếm thực 16g, hạt sen 16g, quả dành dành sao 12g, hạt hòe 10g. Sắc uống ngày một thang.

    - Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Tâm sen 8g, thạch cao 20g, sa sâm, thiên môn, mạch môn, hoài sơn, bạch biển đậu, ý dĩ, mỗi vị 12g. Sắc uống trong ngày.

    Tâm sen còn được phối hợp với aminazin trong điều trị chứng tâm thần phân liệt để làm giảm độc tính của aminazin.
     
  16. thanhthuyvu1987

    thanhthuyvu1987 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    7,238
    Đã được thích:
    688
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Mua chung trà Cung Đình Huế với giá gốc nào!Vừa chữa bệnh vừa giải nhiệt mùa hè đây ah

    Atisô, người bạn cực tốt của gan
    Tags: Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa, Cynara Scolynus Lour, Việt Nam, khí hậu ôn đới, có tác dụng, tên khoa học, cực tốt, người bạn, hoạt chất, Atisô, gan, cao, nhất


    Bông atisô - Ảnh: Absolutvision
    Atisô có tên khoa học là Cynara Scolynus Lour do người Pháp đưa vào Việt Nam và được trồng nhiều nhất tại Đà Lạt, rồi đến Sa Pa, Tam Đảo (những nơi có khí hậu ôn đới).
    Hoạt chất chính của atisô là cynarine có vị đắng, có tác dụng nhuận gan, mật, thông tiểu tiện, kích thích tiêu hóa... Atisô được dùng dưới các dạng: Trà atisô gồm các bộ phận: thân, rễ, hoa, lá - là loại thuốc uống có tác dụng tốt cho gan và lợi tiểu tiện. Đây cũng là đặc sản của Đà Lạt và ít có du khách nào khi đến Đà Lạt mà không mua vài gói trà atisô về uống cũng như làm quà cho người thân. Cao atisô nấu từ lá atisô (vì các thành phần khác nhiều nước, ít hoạt chất). Đặc điểm của cao atisô là đắng, nhưng để lại dư vị ngòn ngọt. Mỗi ngày dùng 5-10 gr dạng cao mềm, uống lâu dài sẽ có tác dụng tốt đối với những người bị các bệnh về gan (thiểu năng gan, xơ gan...). Cần lưu ý là nếu cao atisô mà ngọt tức không phải cao nguyên chất, vì vậy để tránh mua phải cao giả, kém phẩm chất, tốt nhất mua tại các cơ sở có uy tín, có thương hiệu.
    Hoa atisô là một loại rau cao cấp. Nên chọn những bông atisô mập, chưa nở (không nhất thiết phải chọn hoa to, vì loại này đã già, ít cơm). Người ta thường dùng atisô nấu với thịt, xương, chân giò... được coi là một món ăn bổ dưỡng, cao cấp. Hiện ngành y tế đã sản xuất atisô thành những viên nang hoặc cao lỏng là loại thuốc có tác dụng nhuận gan, mật, lợi tiểu. Nói chung, những người bị các bệnh về gan mật (viêm gan, thiểu năng gan, xơ gan...) nên dùng atisô lâu dài (có thể dùng dưới dạng trà, cao, viên đều được)
    Nên nhớ là lá atisô mới chứa nhiều hoạt chất nhất, còn các bộ phận khác (hoa, thân, rễ) hoạt chất không cao nên chỉ có ý nghĩa như một loại trà mà thôi.
    Bảo Trân
    Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
     
  17. thanhthuyvu1987

    thanhthuyvu1987 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    7,238
    Đã được thích:
    688
    Điểm thành tích:
    823
    Trà cung đình huế giá bán buôn đến tay người tiêu dùng đây ah!!!!

    Công ty Nhân Nghĩa Trí Tín xin kính chào quý khách!
    Chúng tôi là công ty chuyên cung cấp trà Cung Đình Huế với giá gốc tới tay cái đại lý và quí khách hàng .Với mục tiêu : Sống khỏe không bệnh tật là niềm mơ ước của mỗi chúng ta. Bởi vì khi cơ thể khỏe mạnh ta mơ ước 100 điều, khi cơ thể bất an ta chỉ còn một điều duy nhất đó là sức khỏe. Chính vì vậy Trà Cung Đình Đức Phượng sẽ là vệ sĩ sát cánh bảo vệ long thể của bạn, giúp cho long thể của bạn luôn sảng khoái mạnh khỏe, không bất an, đủ sức để đương đầu với mọi áp lực của công việc và cuộc sống. Trà được bào chế bởi 16 vị thảo dược Cung Đình nguồn gốc từ thiên nhiên, tinh chế theo bí quyết gia truyền nên rất tốt cho sức khỏe.

    Trong thế giới hiện đại, các chất “đạm, đường, béo” trở thành vai trò phụ các hoạt chất sinh học trong thực phẩm mới trở thành chính yếu. Tất cả đồ ăn đồ uống có nguồn gốc từ thiên nhiên mới là tốt. Đó là những vị thuốc mà tạo hoá đã ban tặng “hoa quả, cỏ cây”. Khi sử dụng nó chứa rất nhiều hoạt chất tự nhiên để tạo nên cho con người ta một sức đề kháng mạnh mẽ, một cơ thể khoẻ mạnh, cộng thêm một sắc đẹp tự nhiên, hoàn hảo. Chúng ta nên hạn chế tối đa đưa hoá chất vào cơ thể và hãy quay về với thiên nhiên bằng cách sử dụng thường xuyên sản phẩm Trà Cung Đình Huế. “Đức Phượng - sản phẩm đã được đăng ký chất lượng hàng hoá tại Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm, và được Bộ Y tế cấp giấy phép sản xuất và lưu hành”

    Với cách pha đơn giản hiệu quả trong 5 phút bạn sẽ có một bình trà Nhất Dạ Đế Vương tương đương với một chén thuốc bắc sắc trong 7 tiếng.

    Hãy thưởng thức Trà Cung Đình Đức Phượng® để cảm nhận được Hương sắc vị thần và nhận được một món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng dù phải mất tiền mua.

    Vì sức khỏe của bạn hãy uống Trà Cung Đình Đức Phượng® - sản phẩm có một không hai ở Huế cũng như Việt Nam.
    Hiện công ty chúng tôi chyên cung cấp loại :

    Trà cung đình gói G8 (250gr/gói)

    Hình:
    [​IMG]


    +Giá bán lẻ đề xuất :35k/gói . Mua 3 gói chỉ với giá 100k .Mua 6 gói chỉ với giá 200k gói KM thêm 1 gói.Freeship từ 2,5kg trở lên.

    Pm em nếu mẹ nào có nhu cầu bán buôn mặt hàng này :)
    -Trà cung đình dạng túi lọc(2,5gr/túi x 25túi/hộp)


    Hình:
    [​IMG]

    +Giá bán lẻ đề xuất :50k/hộp
    + Pm em nếu mẹ nào có nhu cầu muốn bán buôn nhé!!!
    Hình thức thanh toán:Tiền mặt hoặc chuyển khoản.
    Hình thức vận chuyển :Miễn phí vận chuyển nội thành Hà Nội với số lượng từ 3kgs trở lên.
    Liên hệ :Công ty TNHH Nhân Nghĩa Trí Tín.
    Địa chỉ :nhà số 8 ngõ 77/47/6 Đường Xuân La-Tây Hồ-Hà Nội.
    ĐT:043.8364.944.-0933.568.678(Ms.Thủy)
    E-mail: nnttccorp@gmail.com.
    Yahoo : thanhthuyvu1987@yahoo.com.vn
    Rất mong sự ủng hộ của Quí khách!
     
    Sửa lần cuối: 23/6/2012
  18. smchil

    smchil Ponyhouse - Kẹp tóc bờm xinh cho bé

    Tham gia:
    16/11/2009
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Trà cung đình huế giá bán buôn đến tay người tiêu dùng đây ah!!!!

    vừa rồi em đi huế mua trà cung đình về biếu các cụ, các cụ thích lắm. Oánh dấu ủng hộ chị
     
  19. thanhthuyvu1987

    thanhthuyvu1987 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    7,238
    Đã được thích:
    688
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Trà cung đình huế giá bán buôn đến tay người tiêu dùng đây ah!!!!

    có nhu cầu chị ủng hộ em nha...giá tốt mà....tks chị :)
     
  20. TMDecor

    TMDecor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    21/7/2008
    Bài viết:
    778
    Đã được thích:
    165
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Trà cung đình huế giá bán buôn đến tay người tiêu dùng đây ah!!!!

    Ship hàng ra sao bạn ơi?....................
     

Chia sẻ trang này