Sinh viên háo hức được "đánh giá" thầy

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi Giadinhpepsy, 7/9/2007.

  1. Giadinhpepsy

    Giadinhpepsy HKD - TRANG - 0987100485

    Tham gia:
    29/7/2007
    Bài viết:
    2,457
    Đã được thích:
    445
    Điểm thành tích:
    173
    Sinh viên háo hức được "đánh giá" thầy

    Quan điểm sinh viên được quyền đánh giá giảng viên của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã khiến các bạn trẻ háo hức, hy vọng. Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, nhiều bạn băn khoăn, liệu ý kiến của họ được trường giải quyết thế nào, hay chỉ mang tính hình thức "hỏi rồi để đấy".

    Vũ Thu Trang, ĐH Ngoại thương Hà Nội: Sản phẩm trí tuệ phải có kênh phản hồi

    Giáo dục là sản phẩm trí tuệ nên buộc phải có kênh phản hồi. Vấn đề đặt ra là xử lý kênh phản hồi đó thế nào, liệu nhà trường có làm triệt để không? Đưa ra vấn đề thì dễ nhưng giải quyết vấn đề mới khó. Nếu chỉ cho sinh viên đánh giá giảng viên theo kiểu hô hào khẩu hiệu, mang tính thành tích chưa hiệu quả thì không nên làm. Nếu làm một lần mà không chất lượng thì sinh viên sẽ không muốn làm tiếp.

    Nhiều sinh viên trăn trở ghi ra những dòng đánh giá tâm huyết liệu có giải quyết được vấn đề? Nhà trường thu về những phiếu điều tra không chất lượng và làm "chiếu lệ" thì chỉ tốn thời gian và công sức. Sinh viên không cần những hình phạt với giáo viên mà chỉ mong các thày cô tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía sinh viên và xử lý thông tin đó một cách hiệu quả nhất.

    Nguyễn Diệp Chi, Học viện Báo chí - Tuyên truyền: Xử lý và kiểm định thông tin là quan trọng

    Việc sinh viên được đánh giá giảng viên có thể coi là sự nỗ lực thể hiện tính dân chủ trong giảng đường ĐH. Nếu thực hiện được điều này, đây là sự đổi mới rất đáng ghi nhận. Nhưng quá trình xử lý và kiểm định ý kiến của sinh viên sau khi đã thu thập rất quan trọng.

    Trên thực tế, một số THPT và ĐH đã có những hòm thư ghi nhận ý kiến của sinh viên, học sinh nhưng hiệu quả chưa cao. Một vài ý kiến quá gay gắt của học sinh đã bị thày cô giáo... truy cho tới cùng.

    Nếu để xảy ra trường hợp như vậy sẽ rất dễ nảy sinh tâm lý e dè, sợ sệt trong học đường. Và đây cũng có thể là một cơ hội để những sinh viên ngỗ nghịch, học hành chểnh mảng có dịp “lên án” thày cô mà họ không có nhiều cảm tình.

    Nguyễn Như Quỳnh, ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội: Liệu trường có dám xử lý?

    hải xác định xem mục đích làm phiếu thăm dò. Trên lý thuyết, mục đích là để nâng cao chất lượng giáo dục, nhưng tôi e rằng tính khả thi chưa cao. Tôi băn khoăn không biết ý kiến của mỗi sinh viên liệu có được nhà trường tiếp thu không? Và một câu hỏi lớn được đặt ra: hướng giải quyết sau khi nhận được phiếu nhận xét của sinh viên là như thế nào? Liệu nhà trường có dám xử lý một giảng viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm chỉ từ những ý kiến chủ quan của sinh viên?

    Theo tôi, nhà trường đề ra phương pháp chung về giảng dạy và đã phổ biến cho tất cả các giảng viên. Nhưng không phải giáo viên nào cũng dễ dàng tiếp thu ý kiến cuả sinh viên để thay đổi cách thức giảng dạy sao cho hiệu quả. Do vậy, giảng viên phải là người không bảo thủ, tâm huyết và coi trọng chất lượng giảng dạy.

    Vũ Xuân Quý, ĐH Kiến trúc Hà Nội: Sinh viên có quyền lựa chọn thày cô

    Đã đến lúc sinh viên phải được đánh giá giảng viên và hơn thế họ còn cần phải có quyền chọn lựa thày cô giáo họ yêu thích. Khi được thẳng thắn bày tỏ quan điểm và có quyền quyết định công việc học tập của mình, sinh viên sẽ cảm thấy chi phí họ bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng. Còn thày cô cũng biết được ưu nhược điểm để có cách thay đổi phù hợp.

    Ở nhiều nước, giáo dục là sản phẩm, sinh viên là khách hàng. Giáo viên là người cung cấp sản phẩm. Vì vậy sản phẩm phải tốt, đạt chất lượng cao thì mới làm hài lòng khách hàng. Đặt vào hoàn cảnh ở nước ta, khi trò nhận xét thày không có nghĩa là chúng ta bỏ qua truyền thống "tôn sư trọng đạo" mà chỉ làm cho cả thày và trò tốt hơn. Chất lượng giáo dục phải đặt lên hàng đầu.

    Nguyễn Thúy Trang, Viện ĐH Mở Hà Nội: Chỉ nên nhận xét về chất lượng giảng dạy

    Sinh viên được quyền học thì phải được quyền nhận xét về chất lượng giảng dạy. Bởi một người thày mẫu mực luôn biết lắng nghe những nhận xét của sinh viên để rút kinh nghiệm trong giảng dạy. Qua góp ý của sinh viên, thày cô có thể biết học trò yêu cầu gì và nhược điểm của mình qua mỗi giờ lên lớp, nhất là những giảng viên trẻ mới ra trường, kinh nghiệm còn thiếu.

    Hiện nay, tình trạng tiêu cực trong học đường vẫn còn rất nhiều. Theo tôi, phải xử lý nghiêm những giáo viên vi phạm, có thể là phạt về tài chính, làm việc không lương trong khoảng 1 năm và phần lương bổng của giáo viên đó có thể trao tặng cho những sinh viên nghèo vượt khó.

    Trần Thanh Tâm, ĐH Kinh tế TP HCM: Câu hỏi đánh giá cần cụ thể

    Việc lấy ý kiến sinh viên để khảo sát, đánh giá chất lượng giảng viên sẽ dễ dàng hơn nếu sinh viên đã tốt nghiệp. Những người này đã hoàn thành việc học nên có thể phát ngôn thẳng thắn, vô tư mà không sợ bị ảnh hưởng.

    Một số trường vừa tiến hành lấy ý kiến sinh viên về chất lượng giảng viên nhưng bảng câu hỏi chưa cụ thể. Đa phần các câu hỏi chỉ mang tính tượng trưng, chưa có một vấn đề nào đi sâu vào chuyên môn hay tính cách của giảng viên để sinh viên đánh giá so với thực tế.

    Việc đánh giá nên chú trọng vào kiến thức cũng như cách giảng dạy của giảng viên. Thày cô đã bận rộn với công việc, nên việc đòi hỏi ai cũng phải hòa đồng hay gần gũi sinh viên là rất khó. Nếu giảng viên hơi khó tính nhưng có cách giảng thu hút, sinh viên dễ tiếp thu là được.

    TH8X theo Hoàng Lan - Kiến Huy/Vnexpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Giadinhpepsy
    Đang tải...


Chia sẻ trang này