Gần đây, chị Hoài (Gia Lâm, Hà Nội) thấy lo lắng vì cậu con trai 14 tuổi tự dưng trái tính trái nết, bố mẹ nói một tý đã nổi khùng, không đồng ý cái gì là hất tung đồ đạc. Nhiều lần, cậu bỏ đi chơi, 1-2 ngày mới về. Chị Hoài cho biết cậu vốn rất ngoan, nghe lời và chăm học. Nhưng gần đây, cô giáo đã mấy lần gọi điện kêu con lười học, trong lớp không chịu nghe giảng, lại hay gây gổ với bạn. Có lần hai vợ chồng chị đã bị nhà trường mời lên vì tội con đánh nhau với bạn. Ở nhà, cậu cũng hay to tiếng, thậm chí cáu bẳn với cha mẹ khi gặp điều trái ý. "Tôi cũng không hiểu vì sao tự dưng cháu lại thế. Chả biết giống tính ai nữa, ở nhà có ai thế đâu", chị Hoài tâm sự. Nhà tâm lý Lã Linh Nga, Phòng khám Tuna (phố Vọng, Hà Nội) cho biết, giống như chị Hoài nhiều cha mẹ không hiểu vì sao tự dưng tính tình con lại thay đổi, hay nổi nóng, sợ con hư hỏng nên mới đưa con đến gặp nhà tâm lý mà không biết rằng con học tính này từ chính người lớn. Con trai chị Hoài cho biết cậu học tính này từ chính bố mình. Khi con cái gặp lỗi, dù biết là nhỏ như đi chơi về muộn hay bị điểm 5... nhưng bố cậu vẫn mắng rất gay gắt, để "chúng mày biết sợ sau này không dám tái phạm nữa". Nhiều lần, bố đi làm về gặp chuyện không vui ở cơ quan lại trút hết lên đầu cậu: "Mấy giờ rồi mà còn xem tivi, lúc nào cũng chỉ xem phim, hết phim rồi lại chơi game. Con nhà người ta học đêm ngày chả xong, con nhà mình thì đã dốt lại còn lười...", nặng hơn là "Sao mày ngu như lợn, ngu như chó thế". Chị Nga cho biết, những trường hợp như con chị Hoài không phải là hiếm gặp, thường ở trẻ cấp 2,3. Một số người hay coi đó là sự nổi loạn của lứa tuổi mới lớn. Đến một lúc nào đó, các teen thường thay đổi tính tình và một trong những thay đổi dễ nhận là các em hay nổi giận vô cớ, có khi cơn giận rất mạnh. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp trong số đó là do ảnh hưởng từ cha mẹ, do sự dồn nén lâu ngày như trường hợp của Hùng 17 tuổi, Đông Anh, Hà Nội. Chị Thu, mẹ cậu cho biết, chị đưa con đi khám vì đã có lần thấy con cầm dao dọa bố. Chị sợ con có vấn đề gì về tâm lý nên mới có hành động dại dột như thế, hay đập phá, bỏ học đi chơi. Thế nhưng khi gặp bác sĩ tâm lý, cậu lại tỏ ra hết sức bình thường, thậm chí rất dễ chịu. Cậu kể bố suốt ngày chửi mắng hai mẹ con, nào là "ăn bám, ăn tàng phá hoại, tao làm được bao nhiêu hai mẹ con mày phá hết", "cơm nấu thế này cho chó nó ăn à", rồi hất tung mâm cơm... Trong khi mẹ cậu lại quá nhu nhược, bố nói gì cũng mặc kệ. "Từ nhỏ, em đã phải chứng kiến cảnh bố hành hạ cả hai mẹ con nên ghét bố lắm nhưng không làm được gì vì còn nhỏ. Đến khi lớn, em không để ông bắt nạt mẹ và em nữa. Khi bố nổi khùng thì em chửi lại, chán rồi bỏ nhà đi lang thang. Em từng cầm dao dọa bố vì bố chửi 'Mày cút đi, đồ chó'", Hùng kể lại. Theo chị Nga, trẻ giao tiếp với mọi người theo cách mà chúng học được từ người lớn, đặc biệt là những người gần gũi nhất như cha mẹ. Nếu cha mẹ luôn nóng giận, thiếu kiềm chế, trẻ cũng sẽ có hành động bắt nạt, nóng giận với những đứa trẻ khác, thậm chí là quay lại phản kháng với chính cha mẹ mình. Trẻ sẽ nghĩ rằng, cách giao tiếp như thế là “bình thường”. Hơn nữa, khi giận dữ, không kiểm soát được hành vi của mình, cha mẹ có thể nói những câu nặng nề khó nghe, thậm chí lôi con xềnh xệch. Điều này sẽ khiến con cái mất sự tôn trọng, đặc biệt khi sự giận dữ đó là vô cớ. "Dù trẻ có thể không tập nhiễm tính cách từ cha mẹ thì tình cảm của trẻ cũng bị tổn thương, dẫn đến xa lánh, sợ hãi cha mẹ. Kết quả là cha mẹ sẽ càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận vào giáo dục con", chi Nga giải thích. Cũng theo chị Nga, cha mẹ khi thấy con có biểu hiện mệt mỏi, chán học, hay nổi khùng, kết quả học tập giảm sút, ứng xử với bố mẹ thay đổi rõ rệt thì không nên nghĩ con hư, mà có thể đây là vấn đề tâm lý. Điều quan trọng, cha mẹ cần kiềm chế những cơn tức giận của mình, để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nguồn: vnexpress.net
Ðề: Vô tình dạy con hư đúng là biết là 1 chuyện, thực hành là 1 chuyện khác công việc đôi khi cuốn cha mẹ vào, khi về nhà thấy con trái ý 1 tí có thể nổi cơn tam bành, phải uống lưỡi 7 lần trước khi mắng con
Ðề: Vô tình dạy con hư giờ dạy con đâu như ngày xưa đượ. Không phải là dùng lời nặng đòn doi là được đâu. Phải hiểu được tâm lý trẻ và quan tâm hơn tới chúng
Ðề: Vô tình dạy con hư Bố mẹ chính là tấm gương để con soi vào, vì vậy rất cần 1 gia đình hạnh phúc để bé có môi trường phát triển tốt nhất.
Ðề: Vô tình dạy con hư Hichic. Cu tí nhà mình 2 tuổi rồi mà bướng lắm. Bảo không nghe đâu, mẹ nói con xuống đi không ngã đấy thì nó nhe răng ra cười, quát thì chạy ra chỗ khác nhảy múa trêu mẹ nữa. Ôi trời ơi, công cuộc dạy con quá khó.
Ðề: Vô tình dạy con hư Theo em nghĩ lúc nhỏ đừng nên nuông chiều con quá. Nếu không sau này lớn lên con mình sẽ khó bảo lắm. Giống như nhà chị em có một thằng con trai, chị em thì cưng chiều con lắm, những lúc con hư bố đánh thì mẹ bênh con liền, còn la lại bố nữa chứ, vì chị sợ con khóc sẽ đau họng...Em thấy chị làm thế là không đúng lắm. Vì nuông chiều con quá nên giờ con anh chị vào lớp 1 rồi mà anh chị bảo gì đứa con cũng bướng. Thấy anh chị khổ sở với thằng nhóc như vậy em thấy mệt thay cho anh chị.(
Làm Thế Nào Khi Con Không Nghe Lời? Càng lớn, trẻ càng tỏ ra “thù địch” với những lời khuyên của cha mẹ và thậm chí còn thích làm ngược lại những lời khuyên ấy. Làm thế nào để có thể đối thoại với lũ “ổi ương” và hơn nữa để chúng chịu nghe lời? Hòn đá tảng của teen Có những lúc thấy con ứng xử rất… “dở hơi” nhưng bạn chẳng dễ gì can thiệp vào. Ví như cô con gái 10 tuổi cứ lẵng nhẵng bám theo một cô bạn trong khi cô này tỏ ra kênh kiệu, chả buồn để ý đến con. Hay cậu con trai 14 tuổi hiền lành bỗng dưng muốn “lấy le” với lũ bạn nên phì phèo hút thuốc, văng tục, rồi vênh váo cả với thầy cô. Nên khuyên can hay cứ để con chuốc lấy tai ương và rút ra bài học từ chính lỗi lầm của mình? Nếu muốn khuyên thì phải nói thế nào để con không bị tổn thương, không đâm ra lầm lì hay tuyên bố xanh rờn rằng bố mẹ lạc hậu lắm, chằng hiểu gì cả? Chủ động khuyên nhủ người khác là một kiểu “cầm đèn chạy trước ô tô” chẳng mấy tác dụng. Càng gian nan hơn khi đi khuyên bảo một kẻ mới lớn đang thích tỏ ra độc lập. Mới hôm nào thôi con không thể sống thiếu mẹ dù một ngày, vậy mà hôm nay con đã khăng khăng không cho mẹ nắm tay khi ra phố và cau có mỗi khi mẹ khuyên nhủ điều gì đó. Thái độ không thích phụ thuộc và “cuộc chiến đòi độc lập” ấy của con trẻ sẽ mang đến cho bạn cảm giác không mấy dễ chịu. Nó giống như một “hòn đá tảng” ngáng trở mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái. Nhưng nếu như con có đáp lại ý định trò chuyện chân thành của bạn bằng tiếng thở dài, bằng tiếng đáp cộc lốc hay thậm chí là tiếng dập cửa thì bạn hãy tin rằng: không chỉ mình bạn rơi vào tình cảnh ấy. Tuy cố tỏ ra độc lập, nhưng hơn bao giờ hết chính ở độ tuổi này trẻ đang rất cần đến sự giúp đỡ, định hướng của cha mẹ. Trẻ đang lại phải đối diện với nhiều điều mới mẻ và buộc phải có những quyết định khó khăn liên quan đến tình bạn bè, tình yêu và nhiều mối quan hệ khác. Bởi vậy những lời khuyên đúng đắn của cha mẹ lúc này rất cần thiết. Vấn đề là làm thế nào để những lời khuyên bảo ấy không như “nước đổ đầu vịt”. Những bí quyết trò chuyện Các nhà tâm lý vẫn khuyên: nếu muốn được lắng nghe, bạn cần trò chuyện một cách bình tĩnh, không cáu giận, lời lẽ không nên nhuốm màu buộc tội, phê phán hay làm tổn thương đối phương. Ngoài ra nếu bạn cứ tua đi tua lại một “bài ca không quên” thì kết quả cuộc trò chuyện với trẻ sẽ là con số không tròn trĩnh! Chị An, mẹ của Tùng, cậu học trò 13 tuổi kể: Năm ngoái, gia đình tôi chuyển nhà và con trai cũng phải chuyển trường. Ở trường cũ con là học trò xuất sắc, các cô giáo rất quý con nên hay bỏ qua cho con những chuyện như để tóc dài, ăn mặc “bụi”... Nhưng khi sang trường mới, mái tóc lù xù và chiếc quần jean cạp trễ của Tùng đã gây cho cô chủ nhiệm ấn tượng không tốt. Chuyện cậu đi học trễ, quên sách vở, tự do phát biểu “quan điểm”… trước đây không bị để ý thì nay lại là nguyên do khiến cậu bị điểm kém. Sơ kết giữa kỳ I, điểm các môn khác của của Tùng đều trên tám phảy, riêng môn tiếng văn (do cô chủ nhiệm dạy) thì cậu chỉ được sáu phảy! Tôi đã nhiều lần khuyên con nên khiêm tốn hơn, lễ độ hơn và phải tôn trọng cô giáo, nhưng vô ích. Mãi đến dịp Tết dương lịch, khi cả nhà đi chơi xa, tôi mới có cơ hội tỉ tê với con rằng con thử đặt mình vào địa vị của cô chủ nhiệm đi, lớp cô đang nề nếp thế thì xuất hiện một học trò mới đầu tóc bù xù, quần áo khác người. Cô chưa biết con học hành thế nào nhưng vẻ ngoài ấy kết hợp với chuyện con quên vở, đi trễ đã khiến cô khó chịu. Nếu con là cô con sẽ ứng xử thế nào? Tùng im lặng một lúc rồi đáp: “Được rồi, để con tính”. “Để con tính” là một sự tiến bộ vượt bậc, trước kia nó còn không thèm nghe chứ đừng nói là suy nghĩ về những điều tôi nói! Và sau đó là một sự lột xác: con trai ra tiệm cắt tóc cho gọn hơn và đề nghị mẹ mua cho mấy cái quần mới để mặc đi học. Ít lâu sau, con còn xin tiền để mua quà tặng sinh nhật cô giáo. Trong buổi họp phụ huynh cuối kỳ I cô chủ nhiệm nói với tôi rằng con trai đã tiến bộ vượt bậc, môn văn đã vươn lên tám phẩy và đạt danh hiệu học sinh giỏi. Bài học rút ra từ cầu chuyện của chị An là khi con đã lãnh hậu quả do cách ứng xử của mình, bạn không cần phê phán con thêm nữa. Chỉ cần gieo vào đầu con nỗi băn khoăn: “Mình hành động như vậy có đúng không?” là bạn đã thành công rồi. Khi đã được định hướng, con sẽ tự suy ngẫm và hoàn toàn có thể đưa ra những quyết định đúng đắn. Vâng, là quyết định của chính con chứ không phải bị người lớn ép, đó là điều hết sức rất quan trọng. Muốn con để tâm đến những lời khuyên của mình, cha mẹ hãy: - Nói một cách ngắn gọn, rõ ràng, không chỉ trích, kết án. Và đừng quên: trẻ rất khó hào hứng với những cuộc trò chuyện dài dòng, mông lung. - Cho trẻ tự quyết định. Hãy cùng con bàn luận các phương án khác nhau, nhưng nếu con chọn phương án mà bạn thấy khó khả thi (muốn ngủ dạy trễ hơn và cam đoan chỉ cần 10 phút để chuẩn bị đến trường!), thì cứ để con thử. Bạn không muốn con sai lầm ư? Nhưng đôi khi cần để con mắc sai lầm thì con mới thật sự thấm thía. Khi đã thử và thấy rõ là bất ổn thì con phải tự thay đổi thôi. - Nói đúng lúc, đúng chỗ. Hãy chọn thời điểm nào con dễ lắng nghe nhất để trò chuyện (tùy từng trẻ có thể là trong giờ ăn, trước khi đi ngủ hay phải chờ đến ngày nghỉ cuối tuần). Nếu chủ đề có vẻ “nóng” thì cần phải đợi đến lúc cả hai đều bình tâm. Sự bực bội sẽ đầu độc suy nghĩ của bạn, hơn nữa thời gian sẽ khiến bạn nhìn nhận sự việc một cách khách quan hơn, và cuộc trò chuyện sẽ khôn ngoan hơn. - Khéo lồng ghép những lời khuyên của bạn vào trong những câu chuyện hàng ngày một cách tự nhiên, khi đó cơ hội được con lắng nghe sẽ tăng lên gấp bội.
Ðề: Làm Thế Nào Khi Con Không Nghe Lời? Cái vụ này là đau đàu lắm đây! Cu con không nghe lời, ngọt nhạt đủ kiểu mà không nghe là ăn roi luôn, cáu lên rôì mà!
Ðề: Làm Thế Nào Khi Con Không Nghe Lời? độ tuổi mới lớn này khuyên be straii có vẻ khó hơn bé gái thì phải, thật đau đầu con em mới 4t nhiều khinois k nghe đã thấy nản lắm rồi
Ðề: Làm Thế Nào Khi Con Không Nghe Lời? ôi,mệt lắm,nói thì dễ nhưng làm được là cả một vấn đề đấy. Nhà mình có con gái 10 tuổi mà chí chóe cả ngày,nó lý sự như thật,bao biện cho lỗi của nó...làm mình điên lên hết cả kiên nhẫn](*,)](*,)](*,)
Những dạng 'nghiện' hay gặp ở trẻ Ngoài ma túy, sex..., giới trẻ ngày nay còn có thể bị phân tâm quá mức vào những loại hình giải trí chỉ có ở thời đại này như phim ảnh, internet hay điện thoại di động, với các biểu hiện "nghiện" đặc trưng mà cha mẹ cần lưu ý. 1. Tôn thờ thần tượng Các bậc phụ huynh có thể quan sát chứng nghiện này của con em qua những vật trẻ sưu tập, qua trang phục, đầu tóc, ăn nói hoặc đi đứng của trẻ. Hãy hỏi trẻ, bạn sẽ nhận ra mức độ “tôn thờ” thần tượng của trẻ. Đã có những thanh niên tự tử vì thần tượng của mình. 2. Nghiện ăn cắp vặt Rất nhiều nhân vật nổi tiếng hay những “Người của công chúng” đã thành đạt nhưng lại không thể bỏ đi tật xấu này từ thời thơ ấu của mình. Hành vi trộm cắp đã vượt khỏi giới hạn của lòng tự trọng, đạo đức hay lẽ phải. Nó còn là thú vui, sự giải tỏa tâm thần hay “thói quen” táy máy chân tay từ bé nhưng không được uốn nắn kịp thời. 3. Nghiện mua sắm Nhóm trẻ này là thượng đế đúng nghĩa của các siêu thị, shop thời trang. Trẻ là “nô lệ” của các chương trình quảng cáo. Trẻ có khuynh hướng tranh thủ mua vô số vật dụng không cần thiết, ngay khi có điều kiện tài chính. Căn phòng của trẻ gần giống một cửa hiệu tạp hóa mini. 4. Nghiện games và internet Bốn biểu hiện của chứng nghiện này là: - Quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; - Tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng - Cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới - Biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và tách biệt với xã hội. Nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc đã xem chứng nghiện này là bệnh lý, cần tiến hành chữa trị kịp thời trong bệnh viện. 5. Nghiện điện thoại di động Nếu con em bạn nằng nặc đòi mua (hoặc đòi thay mới) điện thoại di động và không thể tách rời chúng cả ngày lẫn đêm (trong một thời gian dài), bạn nên tiếp tục xem xét trẻ có thuộc chứng nghiện này không. Trẻ bị chứng nghiện này thường có những cảm xúc bất thường, thay đổi thói quen hàng ngày, hành vi (kết quả) học tập và sinh hoạt chuyển hướng xấu hơn, đơn độc hơn. Trẻ bị chứng nghiện này có thể “kiên nhẫn” nói chuyện hàng giờ bằng điện thoại cả ngày lẫn đêm, kể cả những người không phải là bạn thân của chúng.
Báo động tình trạng học sinh bị rối loạn tâm thần Bác sĩ Lâm Xuân Điền (Giám đốc BV Tâm Thần TPHCM) báo động: Thời gian gần đây số lượng học sinh (HS) đến khám bệnh đông, nhất là gần mùa thi và sau mùa thi (từ tháng 4 đến tháng 9): trung bình khoảng 80 - 100 bệnh nhân/ngày, tăng gấp đôi, gấp ba so với các ngày khác trong năm. Nguyên nhân là do HS bị ép học hành quá mức, không được quan tâm về tinh thần, thiếu thời gian vui chơi, giải trí. Những câu chuyện đau lòng Đứng ở hành lang phòng khám trẻ em thuộc BV Tâm Thần, cô bé Đ.T.T, 10 tuổi, cứ chỉ tay xuống đất rồi cười ngặt nghẽo. Cười độ 5 phút, em lăn đùng ra đất giãy đành đạch rồi lại khóc tấm tức. Nước mắt giàn giụa trên gương mặt đau khổ của mẹ T. Chị than: 6 giờ sáng nó đã phải vào lớp. Trưa về làm bài tập ở nhà dưới sự kiểm tra của ba mẹ, tối lại vào trường để trả bài cho cô giáo do cháu đang học lớp cuối cấp, phải chạy đua trong mùa thi. Học như thế làm sao không phát bệnh cho được? Thật đau lòng khi chứng kiến N.H.K, học lớp chuyên tại một trường THCS ở quận 1, đang ngồi trước cửa phòng khám bệnh và đọc làu làu... bảng cửu chương. Theo bác sĩ điều trị, K. có học lực khá, gần đây gia đình phát hiện mỗi khi đến giờ học ở nhà, làm bài tập được độ nửa tiếng, em lại vứt hết tập sách ra đường, cởi quần áo quăng khắp nơi, nạt nộ, chửi rủa cha mẹ. Đến phòng khám, bác sĩ phát hiện K. bị rối loạn hành vi chống đối - kết quả của sự bị gò bó trong ăn uống, học hành, vui chơi... từ gia đình. H. học lớp 2, có mẹ là cán bộ ngân hàng vừa phải chuyển công tác từ Long An lên TP làm việc. Sợ con chuyển trường mới, không theo kịp bạn bè ở TP, chị đã ép con học thêm đến tối mắt tối mũi. Chiều 4 giờ 30 rước con đi học về, hai mẹ con ghé vội vào quán cơm ăn lót dạ, rồi trực chỉ lớp học thêm. Đến 8 giờ 30 tối H. mới về đến nhà, ăn qua quít, đúng 9 giờ lại ngồi vào bàn học đến nửa đêm. Sáng 5 giờ H. phải quáng quàng thức dậy chuẩn bị đến trường, tiếp tục một ngày "hành xác". Đột nhiên, 2 ngày nay, sáng nào H. cũng quỳ xuống lạy van mẹ, rồi đập đầu vào tường, không chịu đi học. BS Nguyễn Thị Giang, Phó Khoa Khám trẻ em và BV Ban ngày (trực thuộc BV Tâm Thần), người trực tiếp điều trị cho H., khó khăn lắm mới thuyết phục được em chịu ngồi trò chuyện. H. than: Cô giáo ở lớp học thêm ngày nào cũng giao cho em 20 bài toán về nhà làm, hôm sau nộp lại. Nếu làm hết bài của lớp học thêm thì H. không tài nào giải quyết kịp lượng bài tập cũng nhiều không kém của lớp học chính khóa. BS Giang phải yêu cầu mẹ H. coi lại việc học của con, tốt nhất là nên cho em nghỉ hẳn lớp học thêm, vì H. chỉ là đứa bé 7 tuổi mà một ngày em chỉ được ngủ chưa đến 6 tiếng đồng hồ! Ngày 1-4, bé Lê Thị Hà K., học lớp 7, được gia đình đưa vào BV Tâm Thần, bác sĩ chẩn đoán bị "rối loạn hành vi từng cơn" Hà K. là học sinh giỏi toàn diện, ngày 23-3 do không làm được bài tập của cô giáo cho, em và nhiều HS khác đã bị cô giáo phạt thụt dầu. Bị phạt thụt dầu 400 cái, nhưng mới thực hiện được 100 cái K. đã nằm sóng soài. Chiều cùng ngày, do không làm được bài tập, em lại bị giáo viên phạt thụt dầu tiếp, bị ngất, hai HS khác phải dìu K. về nhà. Từ ngày đó hôm nào K. cũng than mệt. Ngày 31-3, K. có dấu hiệu hoảng loạn, không làm chủ được hành vi, cứ ra đứng ở hành lang rồi bước một chân ra ngoài và nói những lời bâng quơ, vô nghĩa. May mà người nhà kéo em vào kịp. Ngày 2-4, K. chính thức nghỉ học! M.N.P., là HS lớp 12, do áp lực phải chuẩn bị đối diện với nhiều kỳ thi, nhất là thi tốt nghiệp và ĐH, nên từ đầu năm học đến nay P. bị chứng bệnh cứ bắt đầu ngồi vào bàn học là mắc đại tiện, tần suất một một ngày khoảng 20 lần. Gia đình đưa P. đi khám ở nhiều BV, làm các xét nghiệm, nội soi dạ dày, đại tràng, thử máu... nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. BV Tâm Thần là BV cuối cùng cha, mẹ P. đưa em đến, vì càng ngày em càng bị run rẩy, đánh trống ngực liên hồi. BS tư vấn, mỗi khi bắt đầu lo lắng, căng thẳng trong chuyện học, P. nên nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nghe nhạc, hít thở sâu. Điều trị bằng phương pháp tư vấn tâm lý là chủ yếu, sau 2 tuần; P. đã mạnh khỏe trở lại. Áp lực học tập: SOS! Ngày nay trẻ mới 4, 5 tuổi đầu đã phải học phụ đạo bảng chữ cái, tìm hiểu chương trình cấp 1. Sáu tuổi, tiếng mẹ đẻ sử dụng còn chưa rành rẽ, trẻ đã phải tấp tễnh đi thi lớp tăng cường ngoại ngữ. Lớn một chút, phụ huynh lại ra sức ép buộc con mình phải học trường này, thi khối kia... bằng các biện pháp dọa nạt, la mắng, đòn roi. Theo thạc sĩ Thạch Ngọc Yến, chuyên viên phụ trách Văn phòng Tư vấn Trẻ em TP, mỗi năm nơi này tiếp nhận trên 1.000 ca tư vấn, trong đó 45% trẻ bị sức ép trong học tập. Hầu như em nào cũng khát khao: Ước gì được... thất học một chút thì các em sẽ nhẹ nhõm, hạnh phúc hơn! Việc ép trẻ học thường để lại hậu quả và di chứng nặng nề: nam dễ bỏ nhà đi bụi, sống buông thả, dễ rơi vào vòng trộm cướp ma túy. Với nữ là nguy cơ tự tử! Và, hầu như các em đều mất lòng tin, tình cảm dành cho cha mẹ, đôi khi sinh lòng thù hận cả bậc sinh thành. Bác sĩ Nguyễn Thị Giang (BV Tâm Thần) nhấn mạnh: Trẻ em cần được cân bằng về tâm lý, trí tuệ và cảm xúc, mới có thể phát triển bình thường. Ngược lại, khi phải tiếp nhận một chương trình học quá sức, lại thiếu sự thông cảm và hỗ trợ tinh thần từ người lớn, thì sự rối loạn tâm lý ở trẻ là điều tất yếu. Thay vì tạo môi trường học tập, vui chơi phù hợp, hoặc giảm áp lực học tập khi trẻ có dấu hiệu phát bệnh, phụ huynh thường không chấp nhận, chống đối quyết liệt kết quả khám bệnh và lời khuyên của bác sĩ. Do đó từ những triệu chứng báo động ban đầu như khó ngủ, nhức đầu, cáu gắt, nói dối, nói nhảm... HS đã đi đến chỗ bị rối loạn hoạt động tâm thần. Lúc này, việc chữa trị rất phức tạp, ít hiệu quả. Đặc biệt, với những bệnh nhi có triệu chứng như đã kể trên, thì gia đình dễ phát hiện, nhận biết. Nhưng có nhiều em lại xuất hiện các triệu chứng: ăn nhiều, ngủ nhiều nhưng cơ thể vẫn luôn mệt mỏi không thích thú trong việc học hành, vui chơi... thì gia đình và nhà trường lại thường mắng oan cho là em lười biếng. Thật ra đó là dạng trầm cảm không điển hình, khó chữa trị vì được phát hiện quá trễ!".
Ðề: Vô tình dạy con hư bé nha mình được 2 t, mình cũng đang cố gắng dạy con bằng lời nói nhẹ nhàng chú không quát mắng bé.hi nhưng nghe chung khó và phải kiên trì...