Những điều cần biết khi đi du lịch, phượt

Thảo luận trong 'Du lịch' bởi sunvietnam, 10/7/2012.

  1. sunvietnam

    sunvietnam Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2012
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Những điều cần biết khi đi du lịch, phượt

    ‘Bí kíp’ bền sức cho hành trình du lịch bụi

    Du lịch bụi đang được các bạn trẻ ngày càng say mê. Tuy nhiên, những tuyến đường quá dài đôi khi có thể làm bạn kiệt sức. Một vài 'tip' nhỏ sau đây có thể giúp bạn bền sức để tiếp tục thưởng thức sự tuyệt vời của những con đường mới.

    Sắp xếp hành lí khoa học

    Chuẩn mực để chọn mang theo một món đồ nào đó là : Sự cần thiết và tính năng. Bạn không thể nào sắp xếp tất cả vào túi với một lí do là: "mang theo PHÒNG KHI có chuyện", vì như thế bạn sẽ mang theo cả căn nhà của mình đấy. Hãy chọn kĩ, mỗi thứ mang theo phải có một tính năng nào đó hữu ích cho ngày di chuyển của bạn.

    [​IMG]

    Hãy sử dụng một checklist để nhìn tổng quan hành lí và loại ra những đồ dùng mà bạn gần như không sử dụng trong phần lớn chuyến đi. Đừng tham lam. 1kg bạn vác trên vai sẽ nặng thêm gấp 10 lần khi bạn phải đi bộ. Bạn cũng nên chọn loại balô đeo vai thay vì vali kéo hay vali xách tay. Loại balô này sẽ tiện hơn cho bạn khi đi bộ dài và tay được thoải mái chụp ảnh.

    Hãy chú ý, cân nặng của hành lí không nên quá 25-30% khối lượng cơ thể của bạn

    Nước uống

    [​IMG]
    Với nước uống, hãy suy nghĩ về con đường của ngày đi và nơi bạn có khả năng tìm thấy nước vì khối lượng của nước rất nặng. Nếu nơi có nước gần, quán cafe hay quán ăn có sẵn nước và dễ dàng xin nước, bạn chỉ cần mang vừa đủ cho hành trình đến nơi đó.

    Đặc biệt, khi bạn đến những nơi quá nhiều khác biệt về thời tiết, thức ăn... phải luôn chú ý uống nước đều đặn và luôn giữ cơ thể đủ nước. Sốc thời tiết và thực phẩm có thể làm bạn bị mệt mỏi, ốm, ảnh hưởng tới chuyến đi. Uống nước nhiều giúp cơ thể bạn điều hoà nhanh hơn với những khác biệt.

    Bản đồ
    [​IMG]

    Hầu hết các địa điểm du lịch và các quốc gia phát triển đều cung cấp bản đồ du lịch miễn phí tại sân bay, nhà nghỉ, nơi đặt tour. Tuy nhiên, hãy cẩn thận và chuẩn bị sẵn trong hành lí một tấm bản đồ của riêng bạn.
    Bạn đâu thể nào biết chuyện gì sẽ xảy ra. Và bản đồ sẽ giúp bạn bớt cô đơn và lạc lối hơn ở chốn xa lạ.

    Đừng cô đơn

    Đặc biệt khi 'đi bụi' một mình, bạn đừng tách rời mình khỏi nơi đến, đừng lủi thủi một mình đi tham quan. Hãy cười với chủ tiệm ăn, cười với nhân viên tiếp tân khách sạn, hãy trò chuyện với người hướng dẫn tại bảo tàng, nơi du lịch. Những người đó sẽ sẵn lòng kể bạn nghe về quê hương của họ. Đặc biệt, nếu bạn may mắn, đó có thể trở thành những hướng dẫn viên cho riêng bạn. Họ cũng là người bạn có thể sẽ phải ngỏ lời nhờ vả khi gặp khó khăn nơi xứ người.

    Nhớ chụp ảnh
    [​IMG]

    Dân đi du lịch luôn chụp ảnh. Nhưng nhớ là hãy chụp những tấm ảnh có gương mặt của bạn với cảnh quan nơi đó. Các bức hình sẽ trở thành động lực và cảm hứng để bạn nhớ nhung và tiếp tục các chuyến đi tiếp theo. Chụp quá nhiều ảnh không có gương mặt mình đôi khi làm kí ức của bạn khó nhớ lại quãng đường đi bụi tuyệt vời đã qua
    (st)
     
    Đang tải...


  2. tourchaua

    tourchaua Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/7/2012
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Những điều cần biết khi đi du lịch, phượt

    Cảm ơn bai viết bổ ích của bạn (u)
     
    sunvietnam thích bài này.
  3. sunvietnam

    sunvietnam Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2012
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Những điều cần biết khi đi du lịch, phượt

    Bí kíp tránh rắc rối khi đi du lịch

    Bạn đang lên kế hoạch đi du lịch nhân dịp cuối năm? Hãy nhớ áp dụng những “bí kíp” thiết thực để tránh gặp phải những rắc rối khiến bạn mất vui.

    Dịp nghỉ lễ cuối năm sắp đến và rất nhiều người dự định đi chơi xa để tận hưởng những giây phút quý giá với người mà mình yêu thương. Thật không may, đi du lịch đúng vào mùa nghỉ lễ đồng nghĩa với việc phải chen chúc để có chỗ trên các phương tiện xe khách, tàu hỏa và máy bay. Giá cả đắt đỏ, nhộn nhạo và thời tiết xấu là những điều đang chờ đợi du khách trong kỳ nghỉ quý giá.

    Nếu bạn muốn chuyến đi của mình ít gặp phải những chuyện đau đầu, hãy thử áp dụng những lời khuyên dưới đây.

    Đặt vé và nhà nghỉ sớm
    Đặt chuyến bay sớm giúp bạn tránh gặp phải tình trạng trì hoãn.

    Đừng chần chừ hoặc hy vọng giá cả sẽ giảm đi chút ít. Việc đưa ra quyết định vào những phút cuối cùng chỉ dành cho những người được thoải mái về thời gian và linh động về điểm đến.

    Hơn nữa, khi nhu cầu du lịch đang cao, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ không sẵn sàng khuyến mãi hoặc giảm giá. Các chuyên gia cảnh báo những người đi du lịch nên đặt trước vé và nhà nghỉ càng sớm càng tốt.

    [​IMG]

    Khởi hành sớm

    Bạn ghét phải thức dậy sớm, nhưng sự cố gắng của bạn sẽ được đáp trả xứng đáng. Các chuyến bay sớm thường ít gặp phải tình trạng trì hoãn, đặc biệt là khi bạn đi du lịch bằng máy bay trong điều kiện thời tiết xấu.

    Thêm vào đó, trong trường hợp bạn vô tình gặp phải một rắc rối nào đó, thì bạn cũng có cơ hội rời sang chuyến bay tiếp theo, thay vì phải chờ đến tận ngày hôm sau.

    Nghiên cứu kỹ chính sách của các hãng hàng không
    Bạn có biết những yêu cầu an ninh ở sân bay, hoặc giới hạn số cân nặng cho hành lý của bạn? Bạn có thể tránh rất nhiều “tai nạn” bằng cách ghé thăm website của hãng hàng không và sân bay trước chuyến đi để có đầy đủ thông tin.

    Thêm vào đó, bạn cũng có thể bắt gặp các chính sách ưu đãi đặc biệt cho những đối tượng đi cùng cả gia đình, những người đi công tác và những người đi với nhu cầu đặc biệt.

    Tự cho mình thêm chút thời gian

    Đừng để đến khi sắp sửa khởi hành mới bắt đầu đóng gói hành lý, nếu không bạn sẽ rất dễ bị nhỡ chuyến bay, giờ tàu hay bỏ quên những vật dụng cần thiết. Hãy tự cho mình thêm thời gian để thư thả chuẩn bị kỹ càng.

    Chuẩn bị quá vội vàng có thể làm bạn lỡ giờ khởi hành .

    Bạn cũng sẽ cần lên kế hoạch khởi hành sớm để tìm một điểm đỗ xe và hoàn thành các thủ tục cần thiết ở trạm kiểm tra. Và nếu bạn dự định đi bằng xe khách hoặc tàu, những phương tiện không có đăng ký trước chỗ ngồi, thì bạn càng cần phải đến xếp hàng sớm nếu muốn có chỗ ngồi tốt và bên cạnh bạn bè, gia đình.

    Nghỉ ngơi trước chuyến đi

    Nghỉ ngơi đủ trước chuyến đi để tránh gặp “tai nạn” không đáng có.

    Khi đi du lịch, bạn sẽ phải để ý đến rất nhiều thứ, vì vậy, nếu bạn không ở trong tình trạng tỉnh táo, thì những rủi ro rất có thể sẽ “ghé thăm” bạn. Bạn có thể mắc phải những sai sót không đáng có, gặp tai nạn giao thông hoặc bị lừa.

    Chăm sóc sức khỏe bản thân

    Ngộ độc thực phẩm, cảm lạnh, cúm, stress và kiệt sức là những vấn đề sức khỏe thường gặp phải đi đi du lịch vào mùa cao điểm. Vì thế, hãy nhớ luôn rửa tay sạch sẽ, duy trì các bài tập thể dục thường ngày và thực đơn ăn kiêng mà bạn đang áp dụng.

    Cảnh giác cao độ
    Thật không may là mùa du lịch cũng là khoảng thời gian bận rộn của những kẻ lừa đảo, vì thế hãy đặc biệt chú ý đến hành lý, tiền bạc và các loại giấy tờ quan trọng. Đặc biệt cảnh giác ở những nơi đông đúc, các điểm giao thông và nơi công cộng.

    Hạn chế những rắc rối để tận hưởng một kỳ nghỉ vui vẻ.

    Bạn cũng cần đảm bảo an ninh ở nhà bởi đây cũng là thời gian mà kẻ trộm thường đột nhập. Cài đặt các loại chuông chống trộm hoặc thuê một người trông nom nhà cửa cũng có thể giúp bạn ngăn chặn những tên trộm khó ưa.

    Kiên nhẫn và tỏ ra lịch sự

    Bạn có thể không cảm thấy vui vẻ, nhưng tỏ ra lịch sự và nhã nhặn với những nhân viên ở nhà ga, sân bay và với những người đi du lịch cùng sẽ khiến cho chuyến đi của bạn trở nên dễ chịu hơn rất nhiều. Và bạn cũng thường được hưởng dịch vụ tốt hơn nếu bạn có thái độ thoải mái.


    (Theo aFamily)
     
  4. sunvietnam

    sunvietnam Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2012
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Những điều cần biết khi đi du lịch, phượt

    Những điều tối kỵ khi đi máy bay

    10 điều “kỵ” khi đi máy bay

    Những hành động vô ý trên máy bay có thể khiến bạn trở thành kẻ phiền phức trong mắt các hành khách khác.
    1. Cởi giày đi chân đất

    Sau một chặng đường dài, điều đầu tiên bạn muốn làm khi ngồi xuống ghế là khiến cho mình thật thoải mái. Tất nhiên, bạn có thể thoải mái cởi giày để cho chân bạn được “thở” đôi chút.



    Tuy nhiên, nếu chân bạn hơi “nặng mùi” thì tốt nhất là bạn không nên cởi giày, hoặc ít ra là vẫn để lại bít tất. Ở nơi có không gian kín như trên máy bay, mùi từ chân bạn rất dễ bay ra xung quanh, ảnh hưởng đến những người khác, đặc biệt là người ngồi ngay kế bên bạn.

    Một số hãng hàng không thậm chí còn có dịch vụ cung cấp cho hành khách tất chân để những ai có nhu cầu cởi giày có thể đeo loại tất này vào và vứt đôi tất bẩn đi.

    2. Lạm dụng việc ngả ghế tựa

    Những chiếc ghế trên máy bay được thiết kế có thể ngả ra sau để khiến hành khách cảm thấy thoải mái hơn, nhưng bạn nên hạn chế ngả ghế vào khoảng thời gian tiếp viên phục vụ đồ ăn.

    Người ngồi sau bạn chắc chắn chắn sẽ cảm thấy vô cùng bất tiện khi chiếc ghế của bạn kề ngay trước mặt khi họ đang muốn ăn một chút gì đó.

    3. Chiếm quá nhiều chỗ ở ngăn để túi xách tay

    Ngăn để hành lý trên đầu chỉ đủ cho chúng ta để túi xách tay. Vì vậy, đừng chiếm thêm chỗ bằng cách chèn chiếc áo khoác dày khụ của bạn vào đó.


    Trên máy bay thường có một giá gác dành riêng cho áo khoác, hãy nhờ tiếp viên hàng không treo giúp bạn. Nếu ai đó yêu cầu bạn dịch hành lý gọn hơn cho họ để túi nghĩa là bạn đang chiếm quá nhiều chỗ đấy.

    4. Nói chuyện quá to

    Một số người rất thích chuyện trò và kết bạn với người lạ, điều đó không có gì là sai cả. Nhưng khi tâm tình với người bạn mới, bạn hãy cố gắng kiểm soát âm lượng của tiếng chuyện trò và cười nói. Các hành khách khác trên máy bay thực sự không quan tâm việc bạn đến từ đâu và làm gì để kiếm sống đâu.

    Nếu người ngồi gần bạn rút ra một quyển sách hay tạp chí thì đó là dấu hiệu cho thấy họ muốn dừng câu chuyện đấy.

    5. Đùa quá lố

    Đừng đưa ra những tuyên bố gây shock như “Tôi có một quả bom”, hoặc làm những trò đùa ngu ngốc tương tự như vậy. Bạn có thể bị “ném” khỏi máy bay và thậm chí là đưa vào nhà đá chỉ vì phút nghịch ngợm trẻ con của mình.

    6. Nhìn chằm chằm vào tiếp viên từ đầu tới chân

    Các tiếp viên hàng không nổi tiếng là có ngoại hình và cử chỉ đẹp, thu hút mọi ánh nhìn. Nhưng bạn không nên nhìn chằm chằm từ trên xuống dưới mỗi khi nữ tiếp viên đi qua.

    Không chỉ tiếp viên đó sẽ cảm thấy không thoải mái mà các hành khách khác cũng sẽ nhìn bạn như người ngoài hành tinh.

    7. Dính bã kẹo cao su lung tung


    Bạn hãy tưởng tượng khi mình nhấc chiếc khay ăn lên thì một mẩu bã kẹo cao su đập ngay vào mắt bạn. Chắc chắn là không ai cảm thấy vui mừng khi gặp phải tình huống này. Vì vậy, nhai kẹo cao su xong, bạn hãy gói bã kẹo vào giấy gói và vứt ở nơi quy định.

    8. Để âm lượng headphone quá to

    Dù là bạn đã nghe headphone, nhưng nếu thể loại yêu thích của bạn là nhạc rock thì nó vẫn gây ồn ào cho người bên cạnh. Hãy để âm lượng vừa đủ nghe cho mình bạn thôi để người bên cạnh được nghỉ ngơi trong suốt chuyến bay dài.

    9. Tỏ ra quá thân mật trên máy bay

    Một cái thơm nhẹ lên má là hoàn toàn bình thường, nhưng những cử chỉ thân mật nhạy cảm hơn thì nên được “để dành” đến khách sạn.

    Những hành động “lén lút” dưới chăn trên máy bay cũng nên tránh. Mọi người có thể không muốn thô lỗ nhắc nhở bạn, nhưng họ sẽ cảm thấy thực sự không thoải mái.

    10. Đá vào ghế trước

    Một số người thường vô ý làm hành động này khi cố gắng xê dịch để tìm được tư thế ngủ thoải mái. Nhất là những người nào cao lớn, chân dài thì thực sự là khó tìm được chỗ để chân.

    Tuy nhiên, nếu điều này diễn ra liên tục, người ngồi phía trước bạn sẽ cảm thấy thực sự bực mình. Trong trường hợp bị nhắc nhở, bạn hãy chú ý cẩn thận hơn.
    (st)
     
  5. Camellia51191

    Camellia51191 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/8/2012
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    73
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Những điều cần biết khi đi du lịch, phượt

    nhiều kiến thức bổ ích quá, cám ơn bác chủ tóp
    nói thật là đi du lịch chả mấy khi em giặt quần áo đâu, đi 3,4 ngày thì chờ mang quần áo về nhà giặt, tại em cũng lười, quần áo giặt ở đó thấy ko nhanh khô, mà ko thơm như máy nhà mình giặt :d
     
    sunvietnam thích bài này.
  6. sunvietnam

    sunvietnam Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2012
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Những điều cần biết khi đi du lịch, phượt

    Chuẩn bị vào nơi hoang dã

    Các bạn là những người đang chuẩn bị cho một cuộc thám hiểm, khám phá những vùng đất hoang vu xa lạ.

    - Các bạn đang chuẩn bị cho một chuyến du lịch sinh thái ở một vùng mà bạn biết rất mơ hồ.
    - Các bạn sắp sửa phải dấn thân vào rừng sâu núi thẳm vì nhiệm vụ được giao phó.
    - Các bạn đã chán ngấy cuộc sống ồn ào náo nhiệt của thành phố, chán các tiện nghi của nền văn minh cơ khí... muốn tìm sự tĩnh lặng thanh thản giữa thiên nhiên.
    - Các bạn muốn làm một Robinson Crusoe thời nay. Hoặc vì một lý do nào đó, các bạn sắp phải sống một thời gian dài ở những vùng thiên nhiên hoang dã, vắng bóng người. Để cho công việc được hoàn thành một cách tốt đẹp và bản thân các bạn được an toàn, các bạn buộc phải qua một quá trình học tập, và rèn luyện một cách cẩn thận. Vì đây không phải là một chuyến du lịch với túi tiền đầy ắp.Không kẻ đưa người đón. Không có cỗ bàn dọn sẵn. Không có phòng ốc tiện nghi... Mà trái lại, có thể đầy dẫy gian lao nguy hiểm, nhọc nhằn, vất vả, bệnh tật, đói khát, sức cùng lực kiệt.... đang chờ đón các bạn. Ở đó, các bạn chỉ có thể
    trông cậy vào chính bản thân của mình. Vì vậy, các bạn phải trang bị cho mình một số kỹ năng và kiến thức cần thiết. Những kỹ năng nầy, không phải chỉ đọc ở sách vở hay học bằng lý thuyết suông, mà phải thực hành nhiều lần, nhất là trong những dịp cắm trại, thám du, khảo sát, dã ngoại... ngắn ngày. Các bạn cũng cần phải rèn luyện sức khỏe, chuẩn bị tinh thần và nghị lực, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách. Dĩ nhiên là khi các bạn đã được chuẩn bị tốt, thì khả năng tồn tại nơi hoang dã của các bạn được an toàn và bảo đảm hơn rất nhiều so với những người đột nhiên bị ném vào những nơi xa lạ mà chưa hề có khái niệm gì về “mưu sinh thoát hiểm”... Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tinh thần của các bạn, nếu các bạn không bình tĩnh tự tin, không có nghị lực và quyết tâm cao, không có máu phiêu lưu và đam mê thiên nhiên... thì mọi sở học của các bạn cũng vô ích. Những kỹ năng và kiến thức quan trọng mà các bạn cần phải học tập và thực hành là:
    - Kiến thức về thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, môi trường, động thực vật...

    - Các phương pháp tìm phương hướng
    - Đọc và sử dụng bản đồ và địa bàn
    - Kỹ thuật di chuyển vượt chướng ngại
    - Kỹ thuật lều trại và các cách làm chòi trú ẩn bằng vật liệu thiên nhiên.
    - Thủ công, nghề rừng.
    - Kỹ thuật săn bắn đánh bắt, mưu sinh thoát hiểm
    - Biết bảo vệ sức khỏe và phòng chống các bệnh thông thường
    - Cứu thương và cấp cứu ...


    CÓ SỨC KHỎE


    Không một nhà thám hiểm, khai phá hay một chiến binh nào mà có thể hoàn thành công việc của mình với một sức khỏe èo uột. Vì nơi hoang dã là một môi trường rất khắc nghiệt, đầy dẫy lam sơn chướng khí, rừng thiêng nước độc, sông sâu vực thẳm, cây độc thú dữ, thực phẩm thiếu thốn, thuốc men hiếm hoi, tiện nghi nghèo nàn, hoang vắng cô đơn... Các bạn còn phải tiêu hao rất nhiều năng lượng do mang trên vai hành trang nặng nề, sử dụng đôi chân để vượt những chặng đường dài mà không dễ đi chút nào, phải leo núi, băng sông, vượt lầy, cắt rừng... Một người có thể lực trung bình thì cũng khó mà đảm đương nổi. Ngoài sức khỏe ra, các bạn cũng cần phải có một tinh thần kiên định vững vàng, đam mê khám phá, yêu mến thiên nhiên, không ngại gian khổ... biết bao nhiêu người đã bỏ cuộc chỉ vì thiếu tính kiên nhẫn, lòng đam mê và không vượt qua được những gian khó, cho dù họ có sức khỏe rất tốt. Các bạn hãy nhớ rằng, thực tế không đẹp như một bức tranh phong cảnh hay như một bài thơ trữ tình đâu.


    KIẾN THỨC VỀ THIÊN NHIÊN

    Là một vấn đề rất quan trọng đối với những người chuẩn bị tiến hành các cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Nếu không am hiểu về thiên nhiên, các bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn trong việc sinh tồn nơi hoang dã. Về lý thuyết: Các bạn nên đọc và nghiên cứu thật nhiều qua sách báo, phim ảnh... để tích lũy kiến thức về môi trường sinh thái, về động thực vật, về thời tiết, khí hậu, trăng sao, thủy triều...Về thực hành: Các bạn nên tham gia nhiều cuộc khảo sát, thám du, chinh phục, cắm trại... để cho quen việc tiếp xúc với thiên nhiên càng nhiều càng tốt.
    Nếu không có kiến thức về thiên nhiên, các bạn có thể hoảng loạn trước những con vật xù xì gớm ghiếc nhưng vô hại và mất cảnh giác trước những con côn trùng nhỏ bé hoặc những con vật có màu sắc sặc sỡ đáng yêu nhưng lại rất nguy hiểm. Các bạn cũng cần phải biết phân biệt được những cây, hoa, lá, rễ, củ... có
    thể làm thực phẩm hay thuốc chữa bệnh hoặc mang nhiều độc tố chết người. Biết tiên đoán thời tiết để khỏi bị động trước mọi hiện tượng của thiên nhiên.Tóm lại: Có kiến thức rộng về thiên nhiên bạn mới mong có thể tồn tại giữa thiên nhiên hoang dã.


    TỔ CHỨC & LẬP KẾ HOẠCH
    Khác với những cuộc cắm trại hoặc những lần xuất du dã ngoại thông thường. Trong các cuộc phiêu lưu mạo hiểm, các bạn không thể đi “tiền trạm” trước, mà chỉ biết vùng đất đó qua bản đồ hoặc một số hình ảnh, tư liệu... cho nên rất khó mà đoán biết những gì sẽ chờ đón chúng ta ở đó. Chương trình hoạt động cũng khác với chương trình cắm trại thông thường. Chúng ta không thể sắp đặt những kế hoạch cụ thể mà chỉ có thể thiết kế một cách tổng quát rồi tùy cơ ứng biến. Chọn đồng hành: Nếu bạn là người tổ chức (và là trưởng đoàn) thì chỉ nên chọn bạn đồng hành là những người trưởng thành, có kinh nghiệm và kiến thức, biết nhiều kỹ năng chuyên môn, đã từng tham dự nhiều chuyến xuất du, cắm trại... Những kẻ “mặt trắng” thiếu kinh nghiệm sẽ là một gánh nặng cho cả toán. (Chỉ nên để họ tham dự những chuyến xuất du ngắn ngày.) Những thành viên trong đoàn, ngoài sự thông cảm, thương yêu, đoàn kết với nhau, còn phải cùng chung một quan điểm, mục đích, có chung một sự đam mê khám phá, tìm hiểu thiên nhiên...Chương trình và lộ trình của các bạn phải được thông báo cho người thân và những người có trách nhiệm biết, để họ có thể biết đường tìm kiếm các bạn, nếu đến hẹn mà các bạn chưa về.

    TRANG BỊ
    Trang bị tốt và đầy đủ là yếu tố quan trọng để tổ chức một cuộc sống nơi hoang dã được tiện nghi, an toàn và thành công. Trang bị cho những cuộc phiêu lưu mạo hiểm cũng khác với những cuộc cắm trại, vì chúng ta sẽ mang theo nhiều lương khô, thuốc men, dụng cụ cấp cứu, bản đồ địa bàn, dụng cụ phát tín hiệu cấp cứu, máy truyền tin... tùy theo mục đích hoặc địa thế, chúng ta có thể trang bị thêm: phao vượt sông, dụng cụ leo núi... và một vật không thể thiếu đó là “túi mưu sinh” (Survival Kit), là một túi nhỏ, trong đó đựng những vật dụng thiết yếu nhất để có thể sinh tồn nơi hoang dã (xin xem bảng liệt kê vật dụng). Nhưng các bạn hãy lưu ý: Với thể lực và đôi chân của các bạn, cộng với đoạn đường dài mà các bạn cần phải vượt qua, các bạn không thể cõng trên lưng toàn bộ “tài sản” của mình (cho dù bạn rất muốn) mà chỉ có thể tuyển chọn những vật dụng cần thiết nhất cho phù hợp với cuộc hành trình mà thôi. Cho nên người được trang bị tốt là: người có thể tận dụng tối đa mọi chức năng của một số vật liệu, dụng cụ ít ỏi bằng kiến thức và tài tháo vát của mình. (thí dụ: chỉ với chiếc gậy đi đường, các bạn có thể biến nó thành: thước đo, vũ khí tự vệ và tấn công, cột lều, cần bẫy, sào dò độ sâu của dòng sông, cầu vượt khe, cán cuốc, xẻng, cáng cứu thương...) Do đó, hành trang của người phiêu lưu mạo hiểm tuy gọn nhẹ, nhưng đầy đủ. Nếu bạn là một Hướng Đạo Sinh, đã từng đi trại nhiều lần, thì việc lựa chọn vật dụng để mang theo không khó khăn lắm, cho dù cắm trại và phiêu lưu mạo hiểm có khác nhau.
    (Theo Nguoidulich.info)
     
  7. sunvietnam

    sunvietnam Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2012
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Những điều cần biết khi đi du lịch, phượt

    Đem gì khi đi du lịch 2 tuần?

    Cảm giác chuẩn bị trước khi khởi hành một chuyến đi du lịch tự túc bao giờ cũng háo hức và thú vị chẳng kém gì chính chuyến đi. Bạn thường đem theo những gì trong vali/ba lô của mình? Hãy cùng chia sẻ nhé:
    1.Quần áo
    Ơ, dĩ nhiên là phải đem rồi, nhưng đem những loại quần áo gì, bao nhiêu thì đủ? Câu trả lời tùy thuộc vào địa điểm bạn sẽ đến và thời gian bạn sẽ ở đó. Cho một chuyến đi trung bình 2 tuần, đây là những gì bạn cần đem (dựa vào đây và kinh nghiệm bản thân của mình):

    - 8 áo thun: 4 tay ngắn, 2 tay dài, 2 áo ba lỗ
    - 1-2 áo khoác len mỏng
    - 3 quần dài màu khác nhau, nếu có thể tháo rời ống để làm thành quần ngắn thì càng tốt
    - 1 quần thun dây rút, dạng quần yoga (để mặc trên những chuyến máy bay, tàu, xe đường dài)
    - 5 đôi vớ, 5 quần chip (nếu không có thời gian thì bạn có thể mua loại quần chíp mặc một lần, loại này đặc biệt tiện dụng cho những chuyến đi mà bạn không lưu lại một nơi quá 2 ngày. Nếu bạn nào đã đi Tây Tạng thì sẽ hiểu rõ chuyện này ^^. Số lượng quần mặc một lần nên bằng số ngày của chuyến đi +1), với các bạn nữ thì đem 2-3 áo lót.
    - 1 váy hoặc quần váy màu trung tính
    - 1 áo khoác chống thấm có mũ trùm
    - 1 khăn choàng (rất hữu dụng, làm accessory, che nắng, trải ra nằm trên tàu, xe…)

    Nên cuộn quần áo lại như hình để tiết kiệm diện tích và giữ cho quần áo ít nhăn:

    [​IMG]

    2.Vật dụng khác


    - 1 túi nhỏ du lịch để đựng hộ chiếu, vé MB, tiền…có thể đeo ở cổ hoặc quanh bụng
    - 1 áo đi mưa (nên đủ rộng để trùm luôn cả ba lô nhé), dù (optional)
    Kính mát, nón
    - Gối hơi để đeo trên cổ lúc đi máy bay, tàu, xe, giúp bạn không bị trẹo cổ khi ngủ
    - 1 đôi giày thể thao hoặc giày trekking, 1 đôi giày sandal, 1 đôi dép xỏ ngón
    - Túi ngủ, lều và các vật dụng outdoor nếu chuyến đi của bạn có ngủ ngoài trời
    First aid kit với các loại thuốc trị cảm, tiêu chảy,…băng keo cá nhân, dao đa năng Thụy Sĩ
    - 2 túi ni lông để đựng đồ chưa giặt
    - Khăn tắm, khăn mặt, khăn giấy, khăn ướt
    - Túi đựng đồ vệ sinh cá nhân: loại túi này hiện nay đã xuất hiện khá phổ biến trên thị trường. Hãy sắm một cái và cho vào đó:
    - Bàn chải, kem đánh răng túyp nhỏ
    -Dầu gội dầu xả: nếu bạn không kén chọn dầu gội, có thể mua loại dầu gội đóng gói sẵn.
    - Kem chống nắng, chống muỗi
    - Nước rửa tay

    Với các bạn nữ cần đem theo nhiều sản phẩm chăm sóc hơn thì nên mua những hũ nhựa nhỏ 50-100 ml như trong hình (có bán ở Daiso, Hachi Hachi) để chiết ra, sẽ giúp tiết kiệm diện tích và làm nhẹ hành lý đáng kể.

    [​IMG]

    3. Máy móc


    - Máy chụp ảnh, quay phim, thẻ nhớ, ổ cứng (nếu muốn lưu hình), máy nghe nhạc, iPad/iPhone, laptop (rất hiếm nhưng vẫn có người vác theo laptop đi đi du lịch bụi nhé)… pin, đồ sạc pin
    - Thiết bị đọc sách điện tử: Chẳng biết có đúng không nhưng hình như cũng đến 80% dân du lịch đem theo ít nhất một quyển sách để đọc. Nếu có e-reader bạn sẽ không phải lo đến việc hạn chế số sách đem theo. Kindle hiện nay là lựa chọn số một của mình.
    - Thiết bị định vị vệ tinh GPS (nếu bạn phải trekking hoặc thích đánh dấu các địa điểm mình đến)
    4. Thức ăn
    Mình chủ trương người ta ăn cái gì thì mình ăn cái đó, nên ít khi nào thủ theo đồ ăn khi đi du lịch. Tuy nhiên với những điểm đến mà điều kiện vệ sinh rất kém hoặc thức ăn không có (vâng, đúng là không có, mình và các bạn từng đến những nơi như tu viện ở Kailash, không hề có hàng quán nào, nếu không có mì gói thì chắc chỉ còn có nước …ngửi nhang cho qua ngày )), thì đem theo ít đồ ăn cũng chẳng chết ai. Mình thường đem:

    - Mì gói (5-10 gói tùy độ dài chuyến đi)
    - Bánh quy, energy bar, nho khô…
    - Các loại hạt (hạt điều, đậu phộng rang…)
    - Các loại đồ khô mặn (cá khô tẩm mè, mực khô ăn liền, bò khô, chả giò ăn liền…)

    Những món ăn vặt này sẽ rất có ích khi bạn phải mài mông trên những chuyến tàu, xe đường dài!

    Vậy là xong, lên đường thôi!
    (st)
     
  8. sunvietnam

    sunvietnam Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2012
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Những điều cần biết khi đi du lịch, phượt

    6 cách giảm gánh nặng cho “hầu bao” khi đi chơi xa
    Đã bao lần bạn ngã ngửa khi hoạch toán tổng chi phí sau một chuyến chơi xa vui tới bến?
    Bạn có thể thử áp dụng một số cách thức vừa đơn giản, vừa thiết thực để tiết kiệm tiền với cẩm nang dưới đây:
    1. Tự làm quà tặng cho người thân
    Trẻ em không phải là đối tượng duy nhất có thể tặng những món quà tự làm cho bạn bè và gia đình. Bạn cũng có thể thử mua một số loại nguyên liệu rẻ và dễ kiếm nơi bạn đến du lịch và tự làm những món quà ý nghĩa cho mọi người.

    Những món quà bạn tự làm vừa ý nghĩa, vừa “độc”.
    Ngoài ra, bạn có thể làm một cuốn sách ảnh về chuyến đi du lịch thật đẹp và in ra nhiều bản để làm quà tặng. Đây là món quà do bạn tự làm nên sẽ mang nhiều dấu ấn cá nhân cũng như giàu ý nghĩa. Mặc dù việc này có thể khiến bạn mất kha khá thời gian, song nó thực sự vô giá và độc đáo.
    2. Mua sắm qua mạng
    Nếu bạn đã có dự định mua món quà nào đó cho một người quen, hãy dành thời gian để tra cứu giá của mặt hàng đó trên mạng và tìm nơi bán đúng giá nhất. Nếu không, bạn sẽ có nguy cơ trở thành một “con gà” béo bở cho những kẻ chặt chém.

    Tìm hiểu trước giá cả một số mặt hàng địa phương nổi tiếng qua mạng, bạn sẽ không bị “chặt chém”
    3. Lập ngân sách chi tiêu
    Điểm du lịch là nơi tràn ngập các mặt hàng địa phương hấp dẫn, từ các món ăn ngon rớt nước miếng cho đến những món đồ chơi, trang sức truyền thống bắt mắt. Tất cả những thứ này có thể làm “lõm” của bạn một khoản tiền lớn nếu không tự kiềm chế được căn bệnh nghiện mua sắm của mình.
    Để đảm bảo không bị bội chi, trước khi bước vào một khu chợ hoặc khu mua sắm ở những điểm du lịch, hãy cân nhắc trước một khoản ngân sách cố định và liệt kê chi tiết về những thứ bạn thực sự cần mua. Bạn hãy mang theo một khoản tiền mặt vừa đủ thay vì mang theo quá nhiều tiền.
    4. Hãy bỏ thói quen gửi bưu thiếp giấy
    Nhiều người có thói quen gửi bưu thiếp giấy với những bức ảnh chụp nơi mình du lịch cho bạn bè qua đường bưu điện. Và cách này thực sự ngốn của bạn một khoản chi phí không nhỏ. Bạn hãy thử một cách khác: gửi ảnh qua email.
    Bạn hãy thử nghĩ xem: chúng miễn phí, có thể ghi thêm chú thích hoặc chỉnh sửa cho hài hước và cũng không tốn tiền mua ảnh. Nếu bạn cảm thấy mình vẫn thích cách gửi thiếp giấy theo kiểu truyền thống thì bạn có thể tự thiết kế lấy một vài kiểu do mình tự chụp thay vì mua những tấm hình đắt tiền trong các cửa hàng.
    5. Chia sẻ tiền chi phí đi lại
    Nếu bạn đang lên kế hoạch cho kỳ nghỉ của mình thì hãy thử hỏi người quen xem có ai có cùng điểm đến với mình để có thể thuê chung một chuyến xe, giúp tiết kiệm chi phí đi lại.
    6. Biết từ bỏ những thứ không thực sự cần thiết
    Bạn biết là bạn sẽ dùng tiền nhiều hơn bình thường, vì thế hãy biết hy sinh một số sở thích cá nhân nếu bạn không phải là một “đại gia”. Một chai rượu hạng sạng ư? Cũng không tồi, nhưng bạn hoàn toàn có thể đổi sang một tách café thơm ngon ở một quán café phong cách nào đó.
    Một kinh nghiệm du lịch thú vị phải không bạn?


    Đừng “vung tay quá trán”, nếu không bạn sẽ hối hận sau khi về đến nhà.
    Hãy biết kiềm chế mua cho mình những thứ không thực sự cần thiết cho đến khi kết thúc chuyến đi chơi. Dù mọi thứ đều đang mời gọi, lôi cuốn thì bạn cũng đừng nuông chiều bản thân, nếu không bạn sẽ “đói rách” trong nhiều tháng sau chuyến du lịch vui tới bến
    (nguồn Nguoidulich.info)
     
  9. sunvietnam

    sunvietnam Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2012
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Những điều cần biết khi đi du lịch, phượt

    Những đồ dung cần chuẩn bị khi đi du lịch bằng xe máy

    Với những bạn thích du lịch bụi thì xe máy là phương tiện không thể thiếu trong du lịch bụi (hay du lịch bằng xe máy). Rất thuận tiện và chủ động trong đi lại giữa các vùng địa phương với phương tiện này. Loai hình du lịch bằng xe máy chủ yếu là tự túc nên bạn sẽ cần chuẩn bị những gì?


    1.Xe máy
    2.Dụng cụ sửa xe đơn giản và săm xe dự phòng
    3.Mũ bảo hiểm
    4.Quần áo
    5.Ba lô
    6.Bộ quần áo mưa,áo đi mưa
    7.Giày
    8.Dép lê
    9.Găng tay
    10.Điện thoại& sạc pin
    11.Máy ảnh & sạc pin
    12.Đèn pin
    13.Dao cá nhân có bao
    14.Túi thuốc cá nhân
    15.Nước
    16.Đồ ăn
    17.CMTND,giấy tờ xe & bằng lái xe
    18.Dây thừng cuộn
    20.Bản đồ
    21.Sổ ghi chép
    22.Dây chun buộc đồ
    23.Đồ bảo hộ
    24.Kem chống nắng

    Những lời khuyên khi đi du lịch bằng xe máy:

    1- Các loại xe thông thường là tốt nhất,như Jupiter,Future,Wave...do các xe này bền,thông dụng rất dễ tìm chỗ sửa chữa,không nên đi xe quá cũ,hơi yếu như Vespa cổ. Trang bị, kiểm tra và bảo dưỡng xe trước chuyến đi. Tốt nhất là trang bị xe phù hợp với địa hình sắp đến.Đồ dùng đem theo nên được cố định chắc chắn.
    2- Bạn nên mang theo săm xe và dụng cụ sửa chữa đơn giản nhất phòng khi bạn đến những nơi hoang vắng không có tiệm sửa chữa.1 bộ đồ sửa xe gồm: đồ vá xe,bơm,tuốc nơ vít,cờ lê,kìm,bugi thay thế 2,3 chiếc vì nếu phải lội suối sẽ rất dễ bị ướt.
    3- Mũ bảo hiểm nhất thiết phải có,đơn giản là bảo vệ cho chính mình và cũng tránh phiền hà với cảnh sát giao thông.Nên mua loại mũ có hàm,kính kín,lúc xe chạy,người lái sẽ đỡ bị gió bụi,đỡ mệt mỏi và độ an toàn được nâng lên.
    4- Khi đi dù nam hay nữ nên có áo ngoài dài tay, dầy.Quần dầy, vải tốt, rộng rãi thoải mái : quần bò, kaki.Mùa hè nên mặc áo phông bên trong và mặc áo khoác bên ngoài,áo khoác sẽ giúp cân bằng nhiệt của cơ thể.
    6 -Áo đi mưa: vì mưa có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên đường đi,đặc biệt vùng núi rất dễ có mưa cục bộ trong một khoảng núi mà rất to,không có chỗ trú.Nên mang theo áo mưa phủ mặc cùng với quần mưa trong bộ quần áo mưa,như thế sẽ không bị ướt quần,ủng đi mưa thì có thể mua loại ủng mỏng bằng nilon.Nên có một tấm áo mưa để phủ cho đồ phía sau.Nên dùng bộ quần áo đi mưa,áo mưa cũng được nhưng gặp gió sẽ khó đi. Chúng ta nhớ để áo mưa ở nơi dễ lấy như gài vào dây buộc đồ,giỏ xe,hoặc balô có những ngăn nhỏ,không nên để trong cốp xe,chằng buộc các thứ cẩn thận lên,khi mưa lấy xong áo mưa thì người cũng ướt hết
    7- Nên đi giày và mặc áo vải thô khi đi đường vì chúng sẽ làm giảm nguy cơ bị xây xát nếu chúng ta bị ngã xe.Giày vừa giữ ấm chân vừa đảm bảo khi các tình huống xảy ra phải chống chân,phanh gấp,nhất là khi dừng xe tránh bị gai cắm vào chân.
    8- Không nên đi giày cao gót và các loại dép,tuy nhiên hãy mang theo 1 đôi dép lê dự phòng để đi tắm,khi trời mưa.
    9- Nên đeo găng tay chuyên dụng cho đi xư máy, găng tay bảo hộ lao động loại bằng len, trắng.Chống đau, rát bàn tay đồng thời che nắng. Ko phải vì lý do đen mà đi lâu sẽ bị lột da.
    11- Các bức ảnh đẹp về chuyến đi là vô cùng quan trọng với chúng ta. Có một vấn đề bạn phải lựa chọn là máy ảnh tốt nặng xấp xỉ 1kg, còn máy nhẹ thì không cho những bức ảnh đẹp. Trong rất nhiều trường hợp, độ ẩm quá cao có thể làm hỏng máy ảnh của bạn. Chỗ để máy tốt nhất là treo trước ngực. Khi cần bạn cho luôn máy vào sát ngực để sưởi khô. 14.Túi thuốc cá nhân:
    Thuốc: cảm sốt nhức đầu: Pamin, Paracetamol, Efferangal...tuỳ, C sủi, Đường Glucô đề phòng hạ đường huyết, thuốc đau bụng vì đi đường ăn linh tinh. Bông băng, gạc. Mang the cả dây chun nữa. Thuốc nhỏ mắt loại Natriclorat hoặc V-rotoh
    16- Đồ ăn khẩn cấp: C sủi,sô cô la(Snick bar là một loại dễ mang và không bị chảy) hoặc pho mát (có loại pho mát sợi rất ngon và khô nhiều năng lượng),kẹo gừng (tốt cho những vùng lạnh)
    18- Dây thừng hoặc dây dù:5-10m, đề phòng xe hỏng có thể kéo để kéo xe nếu bị sa lầy.
    20- Dùng hai loại bản đồ:bản đồ đường bộ & bản đồ hành chính
    21- Lưu số điện thoại quan trọng của những cung đường đi qua, và ghi chép nhật kí chuyến đi
    22- Dây chun buộc đồ: nên dùng loại dây từ săm cao su vì chắc chắn hơn
    23- Lót đầu gối,cùi chỏ. Bảo vệ bạn khi bị ngã. Tốt nhất nên mặc đồ quần áo chuyên dụng cho đi xe máy.
     
  10. sunvietnam

    sunvietnam Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2012
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Những điều cần biết khi đi du lịch, phượt

    Tất tật những gì cần biết trước khi leo Phansipan

    Cẩm nang chinh phục đỉnh Phan Si Păng do Umove tổng hợp và viết theo kinh nghiệm thức tế của những chuyến đi đã thực hiện cho thành viên

    Hướng dẫn lựa chọn tuyến đường, thời gian, trang thiết bị, xử lý các tình huống có thể xảy ra và tập luyện thể lực cho chuyến chinh phục đỉnh Phan Si Păng
    Phan Xi Păng hay Phan Si Păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam. Theo tiếng của người H’mông núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh. Với các “phượt thủ” Việt Nam có lẽ cái tên ngắn gọn Fan là thân thuộc hơn cả.
    Phan Si Păng từ lâu đã là điểm hẹn và niềm khao khát chinh phục của rất nhiều người yêu thích khám phá thiên nhiên. Đã có nhiều người viết về hành trình leo Fan dựa trên những kinh nghiệm thực tế của bản thân và đã cung cấp rất nhiều kiến thức cho những người lần đầu tiên chinh phục ngọn núi hùng vĩ này. Tuy nhiên các bài viết chia sẻ kinh nghiệm đa phần mang tính mô tả về hành trình chứ chưa cung cấp cho những người muốn leo Fan một sự hưỡng dẫn đầy đủ để có thể thực hiện một chuyến chinh phục Phan Si Păng thành công. Bài viết này của Umove sẽ cung cấp cho các “phượt thủ” muốn leo Phan Si Păng những kiến thức cần thiết nhất để chuẩn bị cho chuyến chinh phục của mình.

    Về căn bản trước khi leo Phan Si Păng các phượt thủ cần phải quan tấm đến những kiến thức sau:
    1, Lựa chọn tuyến leo núi phù hợp
    2, Thời gian leo núi
    3, Trang thiết bị phục vụ chuyến đi
    4, Tập luyện thể lực trước chuyến đi
    5, Mua dịch vụ trọn gói vs Thuê 1 hưỡng dẫn viên vs Tự mình làm tất cả
    6, Những tình huống thường xẩy ra trong khi leo núi và cách xử lý
    7, Chung tay bảo vệ môi trường sinh thái của Phan Si Păng: Do & Don’

    Phần 1. Lựa chọn tuyến leo núi phù hợp
    Có 3 tuyến leo Fan phổ biến nhất là: Cát Cát, Sín Chải, Trạm Tôn (Cổng Trời)
    Đây là tên của các điểm xuất phát và kết thúc của những hành trình leo núi. Các địa điểm này nằm ở các khu vực khác nhau dưới chân núi và ở các độ cao cũng tương đối khác nhau. Mỗi tuyến leo núi có độ dài và độ khó khác nhau vì vậy phượt thủ cần phải cân nhắc việc lựa chọn tuyến leo núi cho phù hợp với thời gian và sức khỏe của mình. Dưới đây là đặc điểm của mỗi tuyến leo núi.

    Tuyến Cát Cát - Trạm Tôn (hoặc Sín Chải):
    Xuất phát: Cát Cát
    Kết thúc: Trạm Tôn hoặc Sín Chải
    Thời gian leo: thông thường là 4 ngày
    Lịch trình căn bản:
    Ngày 1: Leo từ Cát Cát đến 2300m. Ngủ trại đêm thứ nhất
    Ngày 2: Leo lên đến 2900m. Xuống đến 2700m. Ngủ trại đêm thứ hai
    Ngày 3: Lên đến đỉnh 3143m. Xuống đến 2000m. Ngủ trại đêm thứ ba (có thể ngủ tại lán kiểm lâm ở độ cao 2200m)
    Ngày 4: Xuống đến Trạm Tôn hoặc Sín Chải. Xe đón đưa về Sapa.
    Ghi chú: về đến Sapa khoảng 13h – 14h

    Xuất phát ở thung lũng Cát Cát (làng Cát Cát), cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 3km và có độ cao so với mặt nước biển là 1245m. Cát Cát là tuyến dài nhất cũng là tuyến có độ dốc lớn nhất. Đây được đánh giá là tuyến tuyến leo Fan thú vị nhất bởi cảnh quan và địa hình đa dạng nhất trong cả 3 tuyến cộng với hành trình đi từ điểm đầu đến điểm cuối không hề bi lặp lại một đoạn nào. Tuyến leo núi này phù hợp nếu bạn có thời gian và sức khỏe đáp ứng với yêu cầu mỗi ngày trung bình leo núi khoảng 8hr (không bao gồm thời gian nghỉ ăn trưa (khoảng 1hr) hay những cuốc nghỉ ngắn khoảng 7-10 phút)

    Tuyến Trạm Tôn - Sín Chải: bao gồm hai lựa chọn
    Xuất phát: Trạm Tôn hoặc Sín Chải
    Kết thúc: Sín Chải hoặc Trạm Tôn
    Thời gian leo: thông thường là 3 ngày

    Lịch trình phổ biến:
    Trạm Tôn – Sín Chải
    Ngày 1: Leo từ Trạm Tôn đến 2900m. Ngủ trại đêm thứ nhất (hoặc lán kiểm lâm)
    Ngày 2: Lên đến đỉnh 3143m. Xuống đến 2200m. Ngủ trại đêm thứ hai (hoặc lán kiểm lâm)
    Ngày 3: Từ 2200m xuống Sín Chải. Xe đón đưa về Sapa.
    Ghi chú: về đến Sapa khoảng 14h

    Sín Chải – Trạm Tôn
    Ngày 1: Leo từ Sín Chải đến 2400m. Ngủ trại đêm thứ nhất
    Ngày 2: Lên đến đỉnh 3143m. Xuống đến 2200m. Ngủ trại đêm thứ hai (hoặc lán Việt Hùng)
    Ngày 3: Từ 2200m xuống Trạm Tôn. Xe đón đưa về Sapa.
    Ghi chú: về đến Sapa khoảng 13h

    Sín Chải có độ cao so với mặt nước biển là 1260m, cách trung tâm thị trấn Sapa 5km. Tuyến Sín Chải – Trạm Tôn được ít người lựa chọn hơn tuyến Trạm Tôn – Sín Chải vì có độ dốc cao hơn. Tuyến Sín Chải cũng có cảnh quan tương đối đa dạng tuy nhiên so với tuyến Cát Cát thì ngoài đặc điểm thời gian chinh phục ngắn hơn 1 ngày còn có một đặc điểm khác là đoạn từ độ cao khoảng 2100 đến đỉnh Fan sẽ phải lặp lại khi leo xuống. Với nhưng đặc điểm đó tuyến này phù hợp cho các phượt thủ không có nhiều thời gian và có thể lực đáp ứng được yêu cầu mỗi ngày trung bình leo núi khoảng 8hr (không bao gồm thời gian nghỉ ăn trưa (khoảng 1hr) hay những cuốc nghỉ ngắn khoảng 7-10 phút)

    Tuyến Trạm Tôn:
    Xuất phát: Trạm Tôn
    Kết thúc: Trạm Tôn
    Thời gian leo: thông thường là 2 ngày, có thể thực hiện trong 1 ngày với những người có sức khỏe rất tốt.

    Lịch trình căn bản:
    Ngày 1: Leo từ Trạm Tôn đến 2900m. Ngủ trại đêm thứ nhất
    Ngày 2: Lên đến đỉnh 3143m. Xuống Trạm Tôn. Xe đón đưa về Sapa.
    Ghi chú: về đến Sapa khoảng 14h

    Tuyến Trạm Tôn là tuyến có nhiều người chọn nhất vì thời gian chinh phục ngắn và đòi hỏi về thể lực không cao như hai tuyến kia. Trạm Tôn có độ cao so với mặt nước biển là 1900m. Tuyến leo núi này có cùng 1 đường lên và xuống vi vậy không có sự đa dạng về cảnh quan nhiều như hai tuyến kia. Tuyến Trạm Tôn phù hợp với những người bị hạn chế về thời gian và có mức độ thể lực trung bình.

    Trên đây chỉ là lịch trình xuất phát tại Sapa, để đến được Sapa chúng ta sẽ phải đi tầu đêm từ Hà Nội để sáng ngày hôm sau có mặt ở Lào Cai. Từ Lào Cai đến Sapa đi mất 1h bằng ô tô. Có thể dễ dàng bắt xe đi Sapa ở ga Lào Cai.
    Sau khi kết thúc hành trình leo núi các bạn có thể đi tầu đêm về Hà Nội ngay trong ngày hoặc ở lại Sapa 1 ngày nữa để hồi phục sức khỏe trong không khi mát mẻ của vùng cao.
    Tầu đêm đi Lào Cai một ngày có 4 chuyến. Tầu Lào Cai về Hà Nội một ngày có 3 chuyến. Thông thường chiều đi lên Lào Cai rất đông vào các tối thứ 5, thứ 6 còn chiều về Hà Nội thường rất đông vào tối Chủ Nhật. Bạn có thể mua vé trực tiếp tại ga Hà Nội hoặc gọi điện đặt vé với các tầu ngủ đêm sau:
    Cũng có thể gọi điện trực tiếp đến một công ty du lich nội địa để đặt vé tầu.

    Phần 2: Thời gian leo Phansipang phù hợp và những lưu ý về thời tiết trên Phansipang

    Phansipang nằm ở Tây Bắc Việt Nam, có tọa độ 22°17′52″B, 103°47′11″Đ. Phansipang chịu ảnh hưởng của miền khí hậu Miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa xuân, hè, thu, đông rõ rệt.
    Mùa xuân miền Bắc bắt đầu từ tháng 2 cho đến hết gần tháng 4, là mùa đẹp nhất trong năm.
    Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9,vào mùa này thì nhiệt độ trong ngày khá nóng và mưa nhiều. Tháng nóng nhất thường là vào tháng 6. Tháng 5 đến tháng 8 là tháng có mưa nhiều nhất trong năm.
    Mùa thu chỉ vỏn vẹn trong hai tháng 9 và 10. Mùa thu miền Bắc rất đẹp, trời trong xanh và không khí mát mẻ.
    Mùa đông thường vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, mùa này khí hậu lạnh và hanh khô.
    Do những đặc điểm thời tiết của Miền Bắc nên việc leo núi phù hợp nhất là từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 4 năm sau. Trong đó thời gian đẹp nhất là tháng 10 và tháng 11. Thời điểm này trong năm tại miền bắc trời không mưa và nhiệt đội trên núi không quá lạnh vì vậy giúp cho việc chinh phục Fan dễ dàng hơn và an toàn hơn. Dù là bất cứ thời điểm nào thì ở trên núi đều lạnh, càng lên cao càng lạnh và nhiệt đô ban đêm thấp hơn nhiệt độ ban ngày từ 6-10oC. Nhiêt độ lạnh nhất trong tháng 9,10,11 có thể đến 4-3oC vào ban đêm. Và các tháng 12, 1, 2, 3 nhiệt độ có thể xuống 0oC hoặc thấp hơn và có cả tuyết. Thời tiết trên Fan thay đổi hàng giờ và bạn thực sự cần may mắn để có được bầu trời trong xanh trên đỉnh núi. Có khi ở lưng chừng núi trời nắng đẹp nhưng trên đỉnh lại có mây mù bao phủ. Tuy nhiên nếu may mắn có được thời tiết tốt bạn sẽ có những khoảng khắc tuyệt đẹp không thể nào quên.
     
  11. sunvietnam

    sunvietnam Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2012
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Những điều cần biết khi đi du lịch, phượt

    ( Chuẩn bị leo Fan tiếp)
    Phần 3: Trang thiết bị phục vụ chuyến chinh phục Phansipang
    Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một danh sách những đồ dùng cần thiết cho chuyến chinh phục Fan của bạn. Việc lựa chọn đồ gì để đem theo phụ thuộc và độ dài của hành trình, số lượng người trong đoàn và cách thức tổ chức chuyến đi. Nếu bạn dùng dich vụ của một công ty du lịch địa phương thì công ty đó đã chuẩn bị một số trang thiết bị cần thiết cho chuyến đi và bố trí porter mang đồ cho bạn. Nếu bạn chỉ thuê 1 người hướng dẫn để dẫn đường thì bạn sẽ cần phải chuẩn bị nhiều đồ hơn và sẽ phải tự mang nhiều hơn. Nếu bạn tự mình khám phá thì bạn sẽ phải cân nhắc giữa việc mang những thứ thiết yếu nhất cho nhẹ và mang đầy đủ nhất nhưng nặng.

    1. Những đồ thiết yếu:
    Giầy leo núi: loại cao cổ, chống nước (waterproof), đế cao su không quá cứng, có nhiều gai và có ma sát tốt.

    Áo mưa: tốt nhất là có loại áo khoác chuyên dụng vừa là áo ấm vừa chống nước, các hãng sản xuất trang phục thể thao và dã ngoại như Northface, Eastpak, Columbia,…đều có loại áo này. Lưu ý là phải có cả quần chống nước nếu bạn dùng loại áo khoác này chống mưa.
    Nếu không có áo mưa bộ như trên thì có thể dung loại áo mưa trùm kín người để che được balo sau lưng. Tuy nhiên nếu mặc áo mưa này thi khó di chuyển hơn.

    Balo: tốt nhất là balo chống nước hoặc có áo mưa trùm balo đi kèm. Dung tích tùy thuộc vào độ dài hành trình và số lượng đồ dùng mang theo.

    Túi cứu thương cá nhân: loại cơ bản dùng cho cá nhân có kích thước nhỏ gọn. Các loại thuốc và dụng cụ y tế cần có bao gồm:
    + thuốc giảm sốt
    + thuốc tiêu chảy
    + thuốc bôi chống côn trùng đốt
    + thuốc sát trùng
    + dầu nóng/dầu gió
    + băng ego các cỡ
    + bông y tế
    + kéo y tế
    + băng dính y tế
    + gạc tiệt trùng
    + băng co dãn (dành cho trường hợp bị bong gân).
    Lưu ý: tất cả các loại thuốc và dụng cụ y tế cần phải để trong túi nilon bên trong túi cứ thương để tránh nước ngấm vào.

    Đèn pin: nên mua loại đèn pin nhỏ và có khả năng chống nước. Đèn pin to sẽ làm cho hành lý của bạn năng hơn.
    Lưu ý: nên có khoảng it nhất 1 đôi pin dự phòng cho mỗi ngày leo núi.

    Dao/dụng cụ đa năng: một con dao nhíp nhỏ hoặc một bộ dụng cụ đa năng sẽ là rất cần thiết khi bạn leo núi và cắm trại qua đêm. Tuy nhiên không nên mang thứ quá to và nặng.

    Quần áo: Vì thời tiết trên Phansipang luôn lạnh nên cần phải có áo khoác ấm và tốt nhất là loại chống nước. Trên thị trường hiên có loại áo sử dụng công nghệ Gotex chống nước và rất ấm nhưng vẫn thoáng khí (breathable). Dưới đây là gợi ý cho số lượng quần áo mang theo tùy thuộc vào số ngày leo núi:
    + 2 ngày: 1 áo khoác ấm (jacket), 1 áo bó cao cổ bằng nỉ hoặc len, 2 quần dài (tốt nhất là chất liệu gotex), 2 áo lót cộc tay hoặc dài tay, 2 quần lót.
    + 3-4ngày: 1 áo khoác ấm (jacket), 1 áo bó sát cao cổ bằng nỉ hoặc len, 3 quần dài (tốt nhất là chất liệu gotex), 3 áo lót cộc tay hoặc dài tay, 3 quần lót.
    Lưu ý: Các phượt thủ là nữ có thể điều chỉnh số lượng quần lót và áo lót phù hợp với yêu cầu vệ sinh cá nhân của mình.
    Vào thời điểm lạnh nhất cần mang theo cả quần bó sát mặc bên trong (loại Dệt Kim Đông Xuân vẫn bán), mũ len trùm tai và găng tay dày.

    GPS: nếu bạn tự mình leo Fan thì tốt nhất là nên có người bạn đồng hành tin cậy là GPS với bản đồ leo Fan, nó sẽ giúp bạn tìm đường đi dễ hơn.

    2, Những trang thiết bị cắm trại:
    Nếu chuyến chinh phục của bạn do một công ty du lịch địa phương tổ chức thì những trang thiết bị này sẽ được công ty đó trang bị cho bạn. Nếu bạn tự tổ chức bạn sẽ cần phải mua hoặc thuê những đồ sau:

    Lều: có nhiều loại lều cho số lượng người khác nhau như lều cho 2 người, 3 người,…thậm chí có lều cho nhóm 12 người và nhiều hơn. Khi mua hoặc thuê lều bạn cần lưu ý những chi tiết sau:
    - Lều phải chống nước
    - Có lỗ thông hơi
    - Dễ tháo lắp và có thể dựng trên mọi địa hình. Một số loại lều chuyên dụng tương đối phức tạp khi lắp gép và chỉ cắm được trên nền đất ví phải đóng cọc căng dây.
    - Cửa lều có thêm một lớp màn chống muỗi
    - Đáy lều bằng bạt dày và chống nước để tránh bị thủng, rách khi dựng lều trên bệ mặt có đá nhọn hoặc cây gai.
    - Cọc lều tốt nhất là loại làm bằng cacbon tổng hợp vì chịu lực và chịu uốn tốt hơn cọc lều bằng nhôm.

    Đệm hơi: là vật dụng không thể thiếu khi cắm trại trên núi. Đệm hơi phải cách nhiệt, chống nước và có van tốt chống xì hơi. Đệm hơi giúp cho bạn không bị đau lưng vì bề mặt không bằng phẳng của điểm cắm trại và quan trọng hơn là giúp bạn không bi lạnh lưng do khí lạnh từ dưới đất (khí lạnh có thể làm bạn bị viêm phổi). Loại đêm hơi tốt cần phải nhẹ, mỏng nhưng cách nhiệt tốt. Trên thi trường hiện có loại đệm hơi có lớp cách nhiệt ở giữa và có van bơm tự động, khi mở van không khi tự chui vào các khoang khí nhỏ bên trong.

    Túi ngủ: Đây cũng là vật dụng không thể thiếu khi cắm trại trên núi. Có nhiều loại túi ngủ dành cho các khoảng nhiệt độ khác nhau từ 20oC đến -20oC. Khi mua túi ngủ cần phải biết túi ngủ đó sử dụng cho khoảng nhiệt độ bao nhiêu. Với Fan thì túi ngủ thích hợp nhất trong thời điểm lạnh nhất là từ 10oC đến -5oC.

    Đồ dùng nấu ăn: Thông thường khi tổ chức các chuyến chinh phục Fan bạn sẽ cần người địa phương dẫn đường và nấu ăn. Tuy nhiên nếu bạn muốn có trải nghiệm thực sự khác biệt, bạn có thể tự nấu ăn. Khi đó bạn sẽ phải chuẩn bị các đồ nấu ăn như sau: Xong, bát, đĩa, thìa, dĩa,… Tiêu chí cho việc chon các đồ này là gọn, nhẹ và đa năng. Một thiết bị khác không thể thiếu là bếp, bạn có 2 lựa chon sau:
    + Dùng 3 hòn đá chụm vào nhau và nhặt củi đốt lửa làm bếp, nếu dùng cách này phải thật cẩn thận kiểm soát ngọn lửa tránh để lửa cháy lan ra gây cháy rừng. Nếu dự định nấu ăn kiểu này bạn cần chuẩn bị một chai dầu hỏa hoặc xăng để mồi lửa.
    Lưu ý: nếu trời mưa to bạn sẽ gặp khó khăn thực sự với việc kiếm củi đốt lửa.
    + Dùng bếp ga du lịch (loại thông thường hoặc chuyên dụng): với cách này ban không sợ mưa gió nhưng hành trang của bạn sẽ nặng hơn.

    Đồ ăn: Nếu sử dụng dich vụ của công ty du lịch ban sẽ không phải lo về việc nấu ăn hay chuẩn bị đồ ăn cho chuyến leo núi vì những công ty tổ chức leo Fan chuyên nghiêp biêt cách để lo cho bạn có cơm ngon canh ngọt canh ngọt tất cả các bữa. Bữa sáng thông thường là mỳ tôm trứng, bữa trưa là đồ nguội còn bữa tối bạn có rất nhiều đồ ăn nóng sốt như thịt lợn rang, nem rán, khoai tây chiên, rau xáo thịt,…
    Nếu muốn tự mình nấu ăn và chuẩn bị đồ ăn mang theo ban cần phải tính toán số lương thực, thực phẩm mỗi người trong đoàn cần tiêu thụ cho mỗi bữa. Nên mua những đồ khô và đồ hộp. Đồ tươi chỉ có thể mang trong ngày đầu tiên và phải được sơ chế để tránh ôi thiu.

    3. Những trang thiết bị không phải là tối quan trọng nhưng cũng khá cần thiết:
    Gậy leo núi: giúp bạn đi nhanh hơn và cân bằng hơn. Gậy leo núi thường làm bằng hợp kim có thể kéo dài và thu ngắn lại. Bên trong gậy có lò xo để tăng độ nhún và chịu lực khi leo núi.

    Xà cạp (Gaiter): xà cạp chống gai hoặc cành cây cào vào phần từ đầu gối đến cổ chân của bạn. Xà cạp còn giúp nước mưa hoặc sương trên lá cây không làm ướt quần và chảy vào bên trong giầy của bạn. Loại xà xạp dầy còn chống rắn cắn.

    Găng tay: Ngoài loại găng tay giữ ấm khi thời tiết lạnh giá. Bạn có thể sẽ cần găng tay mỏng hơn và có các hạt cao su trên bề mặt ngón tay giúp tăng độ bám khi leo qua những rễ cây hoặc đá rêu trơn.

    Túi khô: là loại làm bằng chất liệu không thấm nước, khi gập miệng túi lại thì không lo nước ngấm vào. Túi khô có thể dùng để đựng đồ điện tử như máy ảnh, điên thoại di động,… hoặc giấy tờ tùy thân.

    Máy ảnh: tùy thuộc bạn là nhiếp ảnh gia hay chỉ chụp ky niệm. Máy ảnh cần phải thuốc hút ẩm trong túi đựng máy để giảm thiểu tác hại của độ ẩm cao lên ống kính và các mạch điên tử.

    Điện thoại di dộng: sẽ rất cần thiết để gọi lực lượng cứu trợ nếu có gì không hay xảy ra. Trong các nhà cung cấp mạng di động hiên tại Viettel có sóng mạnh nhất trên núi.

    4. Những đồ dùng khác có thể mang theo:
    Ống nhòm, la bàn, thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm mang lại năng lượng tức thì cho cơ thể, máy bộ đàm (1 cặp hoặc nhiều hơn tùy vào số lượng người), thuốc hoặc máy lọc nước, xẻng quân dụng (có thể gập lại), xô đựng nước dã ngoại (có thể gập lại rất gọn), kem chống năng.

    Phần 4: Chuẩn bị thể lực leo Fanxipan

    Dưới đây là gợi ý của chúng tôi cho việc tập luyện thể lực căn bản cho một chuyến leo núi nói chung hay trong trường hợp của chúng ta là chinh phục Fansipan. Thực tế là không có phương pháp hay giáo trình tập luyên nào là hoàn hảo và đảm bảo bạn sẵn sàng cho việc leo núi vì khi bạn thực sự leo núi yếu tố chi phối sức khỏe thể chất của bạn đôi khi lại chính là ý chí. Một phương pháp tập luyện để có hiệu quả tốt nhất phụ thuộc vào sức khỏe hiên tại của bạn và các điều kiện tập luyện bạn có thể có.

    Chúng tôi cho rằng thể lực hiện tại của bạn thuộc 1 trong 3 cấp độ đưới đây và gợi ý các bạn phương pháp tập luyện thể lực tương ứng trong thời gian 1 tháng.

    CD1: Bạn không chơi thể thao. Nếu phải leo lên tầng 6 bằng cầu thang bộ bạn sẽ thở dốc khi lên đến nơi. Nếu phải đi bộ trên đường bằng bạn sẽ đầu hàng sau 5km trong điều kiện thời tiết bình thường. Trường hợp này bạn cần rất nhiều tập luyện.

    Gợi ý phương pháp tập luyện:
    Tuần 1: 3 - 4 ngày/tuần
    Sáng: Chạy bộ 1km, tốc độ bình thường (10km/hr). Nếu không chạy bộ bạn có thể nhảy dây 15 phút hoặc đạp xe 5-7km hoặc bơi 500m
    Chiều: Thực hiện giống buổi sáng hoặc đi bộ 5km đeo balo 2kg
    Tuần 2: 3 - 4 ngày/tuần
    Sáng: Chạy bộ 2km, tốc độ tăng (15km/hr). Nếu không chạy bộ bạn có thể nhảy dây 30 phút hoặc đạp xe 15km hoặc bơi 1000m
    Chiều: Thực hiện giống buổi sáng hoặc đi bộ 5km đeo balo 4kg
    Tuần 3: 3-4 ngày/tuần
    Sáng: Chạy bộ 2km, tốc độ tăng cao hơn (20km/hr). Nếu không chạy bộ bạn có thể nhảy dây 45 phút hoặc đạp xe 25km hoặc bơi 1500m
    Chiều: Đi bộ 5km đeo balo 6kg. Đi bộ bằng giầy bạn sẽ dùng leo núi
    Tuần 4: 3 ngày/tuần
    Sáng hoặc Chiều: Đi bộ nhanh 8km đeo balo 6kg. Đi bộ bằng giầy bạn sẽ dùng leo núi

    CD2: Bạn chơi các môn thể thao vận động nhiều như đá bóng, tennis, bơi lội,… nhưng không thường xuyên, bạn có thể đi bộ thoái mái 8-10km trong điều kiện thời tiết khác nhau. Bạn đã có thể lực tương đối tốt bạn chỉ cần tập luyện thêm trong khi vẫn giữ nguyên lịch chơi thể thao của bạn.

    Gợi ý phương pháp tập luyện:
    Tuần 1-2: 3 ngày/tuần
    Sáng hoặc Chiều: Chạy bộ 2km, tốc độ trung bình (15km/hr). Nếu không chạy bộ bạn có thể nhảy dây 30 phút hoặc đạp xe 15km hoặc bơi 1000m.
    Tuần 3-4: 3 ngày/tuần
    Sáng hoặc Chiều: Đi bộ 5-8km đeo balo 6kg. Đi bộ bằng giầy bạn sẽ dùng leo núi

    CD3: Bạn chơi các môn thể thao vận động thường xuyên. Bạn có thể dễ dàng đi bộ 20 trong điều kiện thời tiết khác nhau. Bạn đã có thể lực tốt, bạn chỉ cần tập thêm một thời gian ngắn trước chuyến leo núi trong khi vẫn giữ nguyên lịch chơi thể thao của bạn.

    Gợi ý phương pháp tập luyện:
    Trước chuyến đi 2 tuần: 4-5 lần
    Đi bộ 5-8km đeo balo 6kg. Đi bộ bằng giầy bạn sẽ dùng leo núi.
     
  12. minpo

    minpo Thành viên mới

    Tham gia:
    12/8/2012
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tránh xa dòng nước xa bờ khi đi tắm biển

    Chuẩn bị đi biển, ko bít tí tẹo nào lun, hay quá
     
  13. VanUK

    VanUK Think out of box

    Tham gia:
    5/4/2012
    Bài viết:
    2,097
    Đã được thích:
    839
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Những điều cần biết khi đi du lịch, phượt

    Ow, thì ra mẹ nó có cả một topic về những điều cần biết khi đi du lịch phượt :).
     
  14. minpo

    minpo Thành viên mới

    Tham gia:
    12/8/2012
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Những điều cần biết khi đi du lịch, phượt

    chị VanUK có đi hội thảo môi trường ko đó,
     
  15. meoconchaylonton.hn

    meoconchaylonton.hn Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    7/4/2011
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Những điều cần biết khi đi du lịch, phượt

    Phai danh dau ngay va luon mi dc, chi VanUK, va chi Sunvietnam co nhung chia se that la hay, e thinh thoang cung xi xoet di fuot voi ban be... danh dau de tich luy them kinh nghiem. :))
     
  16. botreccon

    botreccon Thành viên tích cực

    Tham gia:
    17/8/2012
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    97
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Những điều cần biết khi đi du lịch, phượt

    đi phượt thích lăm, cảm ơn bạn nhé
     
  17. papamuga

    papamuga QAXK - 0163 5711 999

    Tham gia:
    22/6/2011
    Bài viết:
    1,403
    Đã được thích:
    329
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Những điều cần biết khi đi du lịch, phượt

    Thỉnh thoảng vào hóng hớt thêm kinh nghiệm bản than
     
  18. sunvietnam

    sunvietnam Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2012
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Những điều cần biết khi đi du lịch, phượt

    Lỗi cần tránh khi đi du lịch gia đình
    Lỗi số 1. Khởi hành muộn

    Bạn khởi hành muộn hơn dự kiến. Khi bạn đi du lịch cùng xe với gia đình bạn bè, bạn phải phụ thuộc lịch trình của người khác. Nhiều khi bọn trẻ có thể gây ra những phiền phức. Nếu bạn không kiểm soát được cuộc tranh cãi của các con, thời gian khởi hành có thể bị đội lên 30 phút. Thời điểm xuất phát có thể bị chậm tới 1 tiếng nếu bạn có những đứa con chậm chạm hoặc mới biết đi.
    Thêm nữa, nếu bạn không chuẩn bị chu đáo đồ đạc, tư trang từ trước đó, bạn cũng rất dễ muộn giờ xuất phát. Hãy chuẩn bị trước giờ khởi hành 30 phút - 1 tiếng so với những chuyến du lịch thông thường không có con nhỏ!

    Lỗi số 2. Không có túi nilon đúng thời điểm

    Bạn nhận ra vài thứ rất cần bị mắc kẹt ở phía sau thùng xe hoặc thân xe mà bạn không thể lấy được. Tình hình trở nên tệ hơn với rác thải khắp sàn xe hay một, một vài thành viên trong gia đình say xe.

    Giải pháp là đưa cho mỗi trẻ 3 cái túi nilon và dặn chúng giữ cẩn thận. Một túi để đồ chơi của trẻ, một túi để các món đồ ăn vặt và một túi để phòng khi chúng say xe. Các “tai nạn” thường xảy ra khi bạn không có túi đúng thời điểm, và bọn trẻ sẽ dễ dàng làm bẩn ra xe. Với túi riêng và những lời chỉ dẫn, tình huống đó có thể tránh được.

    Lỗi số 3. Chuẩn bị chưa đầy đủ đồ dùng
    Khi đi du lịch, chuyện đánh đổ đồ, phá hỏng cái này cái kia hay chơi tới mức lấm lem là chuyện thường. Nếu không có sự chuẩn bị trước, bạn dễ rơi vào tình trạng cáu kỉnh, gắt gỏng khi không thể kham hết cho tất cả mọi người.

    Bạn hãy đảm bảo mang theo khăn giấy, khăn tắm và khăn tay. Bạn cũng có thể cần xem xét mang theo giấy vệ sinh cho những trường hợp khẩn cấp. Chăn, gối và những thứ tiện dụng khác cho trẻ cũng là những món đồ mà bạn nên cân nhắc mang theo từ nhà. Thật tốt khi lũ trẻ có sẵn những thứ đó trong xe vì có nhiều trường hợp không như mong đợi.

    Lỗi số 4. Thiếu chiếc bản đồ

    Sẽ có lần bạn muốn rời khỏi đường chính, nhưng thật không may sự chỉ dẫn các đường thay thế của GPS có thể rất khó hiểu và khiến bạn bực bội.

    Bạn nên có sẵn bộ bản đồ đường bộ hoặc chí ít cũng là một bản đồ in của khu vực định khám phá. Bạn có thể thấy rõ hơn đâu là nơi mình đang đứng, đâu là nơi mình muốn đến và các tuyến đường khác có thể đi.

    Lỗi số 5. Chưa chuẩn bị tinh thần cho chuyến đi cùng bọn trẻ
    Tất cả mọi người muốn dừng lại nhưng bạn vẫn muốn hoàn thành chuyến đi.

    Bạn chắc chắn sẽ phải tạm dừng kế hoạch. Bạn cần để lũ trẻ chạy nhảy, vui đùa, ăn uống! Tìm trên bản đồ các điểm vui chơi và điểm ăn nhanh có khu vui chơi quanh khu vực đó. Kiểm tra GPS để định vị các công viên hay điểm nghỉ ngơi gần đường bạn đi nhất. Quan trọng hơn, bạn không thể điểu khiển tất cả mọi thứ, vì thế đừng cố quá. Hãy lên kế hoạch và chuẩn bị tinh thần cho mọi việc có thể xảy ra để những lỗi nho nhỏ không làm hỏng cả cuộc đi chơi vui vẻ của cả gia đình!
    (st)
     
  19. sunvietnam

    sunvietnam Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2012
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Những điều cần biết khi đi du lịch, phượt

    Làm thế nào đề phòng chống sét?


    Khi có sét, ta phải tránh xa các vật dụng kim loại, tìm nơi khô ráo để đứng, nhón chân để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất.

    Tại Việt Nam, thời kỳ mưa dông kèm sấm sét hoạt động mạnh nhất từ tháng 4 đến tháng 10. Sét thường xuất hiện chủ yếu vào buổi chiều từ 14h đến 20h. Chỉ trong tháng qua có ít nhất 7 người bị sét đánh, trong đó có tới 5 người tử vong, phần lớn là người dân đi làm đồng.
    [​IMG]
    Tại Việt Nam có thể có tới 2 triệu cú sét đánh xuống đất trong một năm.
    Ảnh minh họa: howstuffworks.com.

    Để hạn chế thiệt hại từ sét, tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu khuyến cáo:

    Nghe bản tin dự báo thời tiết để lên kế hoạch làm việc dự phòng. Khi đi làm ở khu vực nào đó, để ý trước các nơi có thể trú mưa và tránh sét an toàn. Phải tính được thời gian từ chỗ làm việc đến nơi an toàn để chủ động đi về nơi đó khi thấy có tín hiệu dông.

    Thường thì cơn dông kéo đến rất nhanh trong vòng 15 phút và di chuyển với vận tốc 40km/giờ. Khi đang ở nơi không an toàn thì cần phải để ý đến các dấu hiệu của dông như mây đen, không khí lạnh, gió.
    Thực hiện nguyên tắc nhìn – nghe: Khi sét xảy ra, thường thấy tia chớp lóe lên ở điểm nào đó trên bầu trời, sau đó là tiếng sấm kèm theo. Nếu khoảng thời gian giữa lúc có chớp đến lúc nghe thấy sấm càng ngắn, thì sét sẽ xuất hiện ở vị trí càng gần ta, tức là mức độ nguy hiểm tăng. Khi đó cần nhanh chóng tìm cách tránh sét.

    Khi ở trong nhà nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết. Nên rút phích cắm các thiết bị điện khi dông tố bắt đầu.

    Các đường dây điện thoại hay dây điện, vì nối với lưới bên ngoài, nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện, giữ khoảng cách ít nhất là 1m. Cần rút ăng-ten ra khỏi ti vi khi có dông.

    Nếu ở ngoài trời, tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, máy, hàng rào sắt. Nên tìm chỗ khô ráo, nếu xung quanh có cây cao hơn thì nên tìm chỗ thấp.

    Đảm bảo thân người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, phần tiếp xúc của người với mặt đất càng ít càng tốt. Nên nhón chân, không được nằm xuống đất. Đặc biệt, không đứng thành nhóm người gần nhau.

    Đứng xa các vật cao, ra ngay khỏi những nơi chứa nước như bãi biển, ao, hồ, mương. Các vùng đỉnh núi hay sườn núi nhô cao cũng rất nguy hiểm. Nếu ở trong rừng thì tìm những nơi cây thấp hơn và thưa để tránh.

    Nếu như bạn cảm thấy tóc bị dựng lên, như cảm giác có điện khi sờ tay trước mặt tivi, thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào. Khi đó cần lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất.

    Sau khi tiếng sét đi qua 30 phút, có thể trở lại làm việc bình thường.

    Dông là hiện tượng thời tiết kèm theo sấm, chớp xảy ra. Một cơn dông có thể kéo dài từ 30 phút đến 12 tiếng và trải rộng từ vài chục đến hàng trăm km vuông.

    Chuyển động thẳng đứng của đám mây gây ra sự phân chia điện tích trong mây dông. Khi các vùng điện tích đủ mạnh sẽ xảy ra phóng điện sét. Phóng điện có thể xảy ra trong một đám mây giữa các vùng điện tích trái dấu, xảy ra giữa các đám mây với nhau hoặc giữa mây với đất.

    Vào một thời điểm bất kỳ trên trái đất có khoảng 2.000 cơn dông đang hoạt động. Một cơn dông bình thường có thể có 10.000 cú phóng điện trong đó có 1000-2.000 phóng xuống đất. Tại Việt Nam có thể có tới 2 triệu cú sét đánh xuống đất trong mỗi năm.
     
  20. sunvietnam

    sunvietnam Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2012
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Những điều cần biết khi đi du lịch, phượt

    Bảo vệ sức khoẻ

    Trong vùng hoang vu vắng vẻ, nhất là khi chỉ có một mình, nếu bị thương tích hay bệnh hoạn, thì tình cảnh của các bạn thật là thê thảm. Nó sẽ lấy đi của các bạn niềm tin và nghị lực, các bạn sẽ cảm thấy cô đơn, nhỏ bé giữa thiên nhiên bao la, hung hiểm,… Và khi các bạn không còn nghị lực phấn đấu để sinh tồn thì thiên nhiên hoang dã sẽ nuốt chửng bạn. Cho nên các bạn phải làm sao cố gắng hết sức để gìn giữ và bảo vệ sức khỏe.
    Các bạn cũng cần phải có một số kiến thức nhất định về một số cây cỏ, động vật, côn trùng dùng để đề phòng và chữa bệnh. Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể cũng như vệ sinh khu vực trú ẩn. Biết đề phòng cũng như chữa trị một số bệnh thông thường, nhất là những căn bệnh thường gặp ở những nơi núi rừng hoang vu như: sốt rét, tả, lỵ,… Biết sơ cứu một số trường hợp khẩn cấp.

    ĐỀ PHÒNG

    1. GIỮ GÌN VỆ SINH
    Thân thể:
    - Tắm rửa hàng ngày nếu có thể được.
    - Vệ sinh răng miệng. (nếu không có bàn chải đánh răng thì dùng vỏ cau khô hay một cành cây dẻo cắn nát một đầu)
    - Giặt giũ áo quần, phơi dưới nắng.
    - Không để cho côn trùng, ruồi, muỗi,… chích đốt
    Nơi trú ẩn:
    - Quét dọn trong ngoài sạch sẽ.
    - Ánh sáng và thông thoáng.
    - Đốt bỏ hay chôn rác rến và chất thải.

    2. ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH ĐƯỜNG RUỘT
    - Rửa tay trước khi ăn, đừng bốc thức ăn bằng tay bẩn.
    - Ăn thức ăn đã được nấu nướng cẩn thận.
    - Uống nước đã được đun sôi hoặc khử trùng.
    - Đừng ăn củ hay trái còn xanh, sống.
    - Đừng ăn thức ăn ôi thiu, để lâu.
    - Không để ruồi nhặng, côn trùng đậu vào thức ăn.

    3. PHÒNG NHIỆT
    - Đừng làm việc quá sức dưới trời nắng.
    - Đừng ở lâu dưới trời nắng.
    - Uống nước sôi để nguội có pha muối (1/2 muỗng cà-phê cho một lít nước) khi ra nhiều mồ hôi.

    4. PHÒNG LẠNH
    - Sưởi ấm cơ thể mình bằng mọi cách.
    - Giữ cho quần áo được khô ráo, nhất là quần áo lót, vớ,… nếu bị ướt, phải hong khô ngay. Không được mặc đồ ướt.
    - Mặc nhiều quần áo để giữ ấm (có thể dùng cỏ khô, rêu, da thú, vỏ cây,… đệm giữa các lớp áo quần để chống lạnh).
    - Giữ cho tay chân không bị tê cóng.
    - Không dầm mưa hoặc tắm nước lạnh quá lâu.



    CHỮA BỆNH KHÔNG CẦN THUỐC

    Ở đây chúng tôi sẽ không hướng dẫn cho các bạn cách điều trị bằng thuốc Tây (điều này các bạn hãy tự nghiên cứu, vì cho dù nếu muốn, thì nơi hoang dã cũng khó mà tìm ra), mà chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách tự chữa cho mình bằng tất cả những gì bạn có hay có thể tìm kiếm được ở nơi hoang dã.
    Người ta có thể tự khỏi được phần lớn bệnh tật, kể cả cúm và cảm lạnh thông thường mà không cần đến thuốc men. Cơ thể chúng ta có khả năng bảo vệ riêng của nó để chiến đấu chống lại bệnh tật. Nhiều khi khả năng bảo vệ tự nhiên này lại quan trọng hơn thuốc. Ngay cả trong trường hợp bệnh nặng, cần có thuốc, thì cũng là cơ thể phải chiến thắng bệnh, thuốc chỉ có vai trò giúp đỡ mà thôi. Sạch sẽ, nghỉ ngơi, thức ăn bổ dưỡng là những điều quan trọng và cần thiết để chiến thắng bệnh tật.
    Nếu các bạn đang ở một nơi hoang dã, thiếu thốn thuốc men, cũng vẫn còn nhiều điều các bạn có thể làm để phòng và chữa phần lớn các bệnh thông thường nếu các bạn chịu khó học cách làm.
    Để chiến thắng bệnh tật, trước tiên, các bạn cần có một tinh thần kiên định và một nghị lực vững vàng. Ngoài những yếu tố sạch sẽ, nghỉ ngơi, ăn uống, các bạn cần phải biết cách sử dụng nước cũng như am hiểu một số dược thảo cơ bản.
    Nếu các bạn chỉ tìm hiểu cách sử dụng nước cho đúng đắn thôi, thì riêng điều đó cũng có nhiều tác dụng để phòng và chữa các bệnh hơn là tất cả các thứ thuốc mà người ta dùng (không đúng cách) ngày nay.

    CHỮA BỆNH BẰNG NƯỚC
    Ai trong chúng ta cũng có thể sống mà không có thuốc, nhưng không ai có thể sống mà không có nước. Thật vậy, vì hơn phân nửa (57%) cơ thể của chúng ta là nước. Nếu tất cả mọi người đang sống trong các trang trại, làng quê hay những vùng hoang dã, biết sử dụng nước một cách tốt nhất, thì số bệnh tật và tử vong, rất có nhiều khả năng giảm đi một nửa.
    Nhiều trường hợp sử dụng nước đúng cách, có thể có tác dụng hơn là thuốc men
    Chẳng hạn, việc sử dụng nước đúng cách, là cơ sở trong cả phòng bệnh lẫn chữa bệnh tiêu chảy. Ở nhiều địa phương cũng như nơi nông thôn hoang dã, tiêu chảy là nguyên nhân thông thường nhất về bệnh tật và tử vong (nhất là trẻ em). Bệnh nhân chết là do cơ thể mất nước trầm trọng. Bị tiêu chảy là do sử dụng nước ô nhiễm. Dụng cụ ăn uống và tay chân không được rửa sạch.
    Để điều trị tiêu chảy, cần cho bệnh nhân uống nhiều nước (tốt nhất là uống với đường, mật ong hay muối), nó còn quan trọng hơn bất cứ một thứ thuốc nào.
    Sau đây chúng tôi nêu ra một số các trường hợp khác, mà việc sử dụng nước đúng đắn còn quan trọng hơn việc dùng các loại thuốc.

    ĐỂ PHÒNG BỆNH:

    1. Tiêu chảy, giun, nhiễm trùng đường ruột.
    - Uống nước đã nấu chín, rửa tay sạch sẽ

    2. Nhiễm trùng da
    - Tắm rửa thường xuyên

    3. Vết thương bị nhiễm trùng
    - Rửa kỹ vết thương với nước và xà-phòng

    ĐỂ CHỮA BỆNH

    1. Tiêu chảy, kiệt nước
    - Uống nhiều chất lỏng

    2. Các bệnh có sốt
    - Uống nhiều chất lỏng

    3. Sốt cao
    - Chườm mát cơ thể

    4. Nhiễm trùng nhẹ đường tiểu
    - Uống nhiều nước

    5. Ho, hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, ho gà
    - Uống nhiều nước và xông bằng hơi nước nóng.

    6. Lở, chốc, nấm da, nấm da đầu
    - Tắm với nước xà-phòng

    7. Vết thương nhiễm trùng, áp-xe, nhọt, đầu đinh
    - Đắp nước nóng hoặc chườm nóng

    8. Cứng cơ, đau cơ và khớp
    - Chườm nóng

    9. Phỏng nhẹ.
    - Ngâm vào nước lạnh

    10. Viêm họng hoặc viêm Amidan.
    - Súc họng băng nước muối nóng.

    11. Ngạt mũi
    - Hít nước muối vào mũi.
    ( Nguon nguoidulich.info)
     

Chia sẻ trang này