Củ dền

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi Rùa con, 28/10/2009.

  1. Rùa con

    Rùa con http//www.eshopruacon.com

    Tham gia:
    3/9/2008
    Bài viết:
    10,398
    Đã được thích:
    3,272
    Điểm thành tích:
    2,063
    Mình rất thích ăn củ dền, cũng muốn cho Rùa con ăn, nhưng nghe phong phanh củ dền không tốt cho trẻ nhỏ, không biết thực hư thế nào, các mẹ có kinh nghiệm cho mình ý kiến với nhá, cám ơn nhiều.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Rùa con
    Đang tải...


  2. Me Linh xinh

    Me Linh xinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/9/2009
    Bài viết:
    1,466
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Có đợt mình đi Metro, thấy củ dền trông ngon mắt cũng mua về ăn thử, ngon thật. Nhưng hôm sau lên mang tìm công dụng của củ dền mới tá hỏa ra là củ dền dễ gây ngộ độc do hàm lượng Na cao.
    Bạn chỉ cần lên google search "củ dền" là thấy, toàn các bài nói về ngộ độc củ dền.
    Theo mình không nên cho bé ăn nhiều.
    Bạn tham khảo nhé:

    Củ dền bổ máu?

    Đây là điều rất nhiều người lầm tưởng khi nhìn thấy hình thái bên ngoài của thức ăn.

    Ngộ độc củ dền là do hàm lượng nitrat, nitric cao trong củ dền?

    Đúng, nitrat khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nitric kết hợp với hồng cầu trong máu (hemoglobine) thành methemoglobin là chất ngăn cản việc liên kết và vận chuyển oxy, gây thiếu oxy máu, với triệu chứng tím tái điển hình và rõ ràng tới mức nó còn có một tên gọi khác là "blue baby syndrome".

    Triệu chứng ngộ độc củ dền?

    Nôn mửa, đồng thời choáng váng, chóng mặt, bủn rủn tay chân, khó thở. Đặc biệt nhất là da và niêm mạc ở môi, mũi, tai, lưỡi và các đầu ngón tay tím thẫm lại, gần như đen hẳn. Những trường hợp nặng, nhất là ở trẻ em hay kèm theo co giật, sốt, hôn mê, huyết áp hạ.

    BS. Tường Bình
     
  3. Rùa con

    Rùa con http//www.eshopruacon.com

    Tham gia:
    3/9/2008
    Bài viết:
    10,398
    Đã được thích:
    3,272
    Điểm thành tích:
    2,063

    Thanks bạn. Mình cũng có nói củ dền k tốt cho bé, có điều mình cũng phân vân là khi nào thì có thể cho bé ăn đựợc, hay là có cách chế biến nào an toàn cho bé k?
     
  4. Bancuabe

    Bancuabe Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/2/2009
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    990
    Điểm thành tích:
    133
    Là hàm lượng NO2 chứ ko phải Na nha các mẹ! :)
     
  5. Bancuabe

    Bancuabe Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/2/2009
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    990
    Điểm thành tích:
    133
    Thật ra củ dền ko phải là tội đồ. Mà chính 1 vài bà mẹ hay người nuôi trẻ mới là thủ phạm vì sự thiếu hiểu biết!
    Củ dền cũng như nhiều loại củ khác cũng có chất dinh dưỡng, chất xơ... Nhưng ko nên làm dụng thái quá như nấu nguyên 1 nồi củ dền hầm! (vì nhiều người cứ cho rằng màu đỏ thì bổ máu!)
    Bạn có thể nấu soup thịt heo / bò / gà cho bé với 1 vài củ khoai tây, cà rốt thêm 1, 2 miếng củ dền. Không sao cả. Vả lại chế biến nên ăn trong ngày ko để qua đêm.
    Vài lời chia sẻ
     
  6. giaminhthanh

    giaminhthanh Thành viên mới

    Tham gia:
    29/10/2009
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    mình cũng có nghe nói cho bé ăn củ dền không tốt,nhưng hôm nay mới biết,thanks topic của bạn nhé!
     
  7. conlabaoboi

    conlabaoboi Banned

    Tham gia:
    29/10/2009
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    dư nhiều quá cũng không tốt mà thiếu cũng chẳng xong,bài này rất hay,may mà nhà em chưa cho cháu ăn củ dền vì em cũng nghe phông phanh ăn cái này không tốt cho trẻ!
     
  8. Rùa con

    Rùa con http//www.eshopruacon.com

    Tham gia:
    3/9/2008
    Bài viết:
    10,398
    Đã được thích:
    3,272
    Điểm thành tích:
    2,063
    Lại gặp bancuabe ở đây, cám ơn bạn. Mình nghĩ bạn chắc là chuyên gia về dinh dưỡng, có thể cho mình biết thêm ngoài những điểm k tốt của củ dền thì chắc là cũng có những điểm tốt chứ? Củ dền có ích gì cho bé k hở bạn?
     
  9. Rùa con

    Rùa con http//www.eshopruacon.com

    Tham gia:
    3/9/2008
    Bài viết:
    10,398
    Đã được thích:
    3,272
    Điểm thành tích:
    2,063
    Hihi, chữ ký của bạn và @giaminhthanh giống nhau quá, có phải 1 người k?
     
  10. Bancuabe

    Bancuabe Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/2/2009
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    990
    Điểm thành tích:
    133
    Mình cũng thấy lạ là hầu như 2 nick này sáng nay chui vô tất cả topic dinh dưỡng trang 1 chỉ để nói mấy câu đại loại như " em cũng thấy này, kia..." hoặc khen, chê gì đó. Chữ ký là đường link quảng cáo sữa đó mà. Mình thấy bà mẹ bây giờ bị nhiễu thông tin lắm rồi. May mà có mấy forum như vầy để có thể hiểu những gì chưa biết. Vậy mà QC cũng ko buông tha... Buồn quá :(
     
  11. Bancuabe

    Bancuabe Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/2/2009
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    990
    Điểm thành tích:
    133
    Củ dền được coi là một nguồn thực phẩm giàu folate. 100g củ dền có chứa khoảng 50kcal năng lượng, 5 g lipid, 11g carbon hydrate, 2g sợi, và 1g protein, kali khoảng 312g, và đáp ứng được 4% nhu cầu Vit A hàng ngày.
    Về vitamin: Củ dền có nhiều vitamin A, B, C, PP, các chất khoáng và acid amin.
    Tuy nhiên củ dền cũng được xếp vào trong nhóm rau củ có hàm lượng nitrate cao tương đối hơn so với các loại rau khác.
    Ngộ độc có liên quan đến rau củ người ta nói đến chính là ngộ độc chất nitrate có trong thành phần một số loại rau củ (củ dền, cải bó xôi, cà rốt, xà lách...), trên lâm sàng gây ra hội chứng tăng Methemoglobin trong máu (sẽ được viết tắt là MetHb) làm cho trẻ biểu hiện xanh tím và nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
    Trẻ em, đặc biệt dưới 4 - 6 tháng tuổi được xếp loại nhạy cảm (dễ mắc) với chứng tăng MetHb máu, vì trẻ em nhóm tuổi này trong máu còn chứa nhiều dạng hemoglobin của thai nhi, loại này rất nhạy cảm với các tác nhân oxi hoá.
    Vì vậy ko bao giờ nấu nước củ dền để pha sữa, pha bột hay cháo cho trẻ ăn nha mẹ Rùa. Tuy nhiên, khi bé có thể ăn nhai được, thỉnh thoảng mình có thể nấu soup như đã mô tả cho bé ăn 1 ít thì ko sao.
    Vì nguy cơ ngộ độc do sự ngộ nhận là khá cao nên phải có những thông tin cảnh báo như vậy đó. Và thật sự ích lợi từ rau củ nói chung là cung cấp chất xơ, vitamin... Nhưng ko bao giờ dùng thái quá (số lượng lẫn thời gian) bất kỳ 1 loại nào cho bé là cách dinh dưỡng tốt nhất.
     
    Sửa lần cuối: 29/10/2009
  12. Rùa con

    Rùa con http//www.eshopruacon.com

    Tham gia:
    3/9/2008
    Bài viết:
    10,398
    Đã được thích:
    3,272
    Điểm thành tích:
    2,063
    Cám ơn bạn rất nhiều, thật sự củ dền giống như con dao hai lưỡi quá, ranh giới giữa lợi hại hơi mong manh, có lẽ phải đợi 1 thời gian Rùa con lớn thêm nữa mới dám cho bé ăn.
     
  13. BOVAME

    BOVAME Thành viên tập sự

    Tham gia:
    26/9/2009
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Mình cũng thỉnh thoảng cho bé nhà mình ăn củ dền. Mình xay nhuyễn và cho vào cháo của bé như cho rau. Nhưng đúng là hôm nay mình mới biết hết công dụng cũng như tác hại của củ dền. Cảm ơn ban nhiều lắm.
     
  14. huong011280

    huong011280 Món ngon nhà làm-Nơi tôn vinh những món ăn mẹ nấu

    Tham gia:
    16/1/2009
    Bài viết:
    2,752
    Đã được thích:
    479
    Điểm thành tích:
    223
    thực ra các mẹ hơi lo lắng quá, củ đền làm một loại củ có nhiều chất, tốt cho cơ thể của bé. Nếu các mẹ không tham cho con ăn quá nhiều mà cho ăn đúng, đủ lượng đồng thời chú ý tất cả các đồ cho con ăn phải luôn tươi ngon, làm lúc nào thì ăn lúc đó tránh để tình trạng sáng nấu chiều ăn. Đối với các loại rau họ cải thì tuyệt đối loại bỏ những chỗ đã dập nát, không cho ăn lại đồ ăn còn thừa từ bữa trước.
    Lần nào vào Metro gặp củ dền mình cũng mua cho Khang ăn. Con ăn bao nhiêu còn lại bao nhiêu thì bố mẹ ăn. Chả có vấn đề gì cả. Các mẹ tham khảo thêm ở trang này nhé. Chúc các con hay ăn chóng lớn. :)

    Gần đây, có một số báo cáo về các trường hợp trẻ em bị "ngộ độc nước củ dền" và cũng đã có khuyến cáo là không được dùng nước củ dền để pha sữa cho trẻ. Vậy có thực củ dền gây ngộ độc hay không?


    Thành phần dinh dưỡng của củ dền

    Củ dền được coi là một nguồn thực phẩm giàu folate. 100gr củ dền có chứa khoảng 50kcal năng lượng, 5gr lipid, 11g carbon hydrate, 2gr sợi, và 1g protein, 312gr kali và đáp ứng được 4% nhu cầu vitamin A hằng ngày. Củ dền được xếp vào trong nhóm rau củ có hàm lượng nitrate tương đối cao hơn so với các loại rau khác. Nói chung, củ dền được xếp vào loại thực phẩm bổ dưỡng, vậy tại sao lại có chuyện ngộ độc củ dền hay nước củ dền?

    Ngộ độc có liên quan đến rau củ được nói đến chính là ngộ độc chất nitrate có trong thành phần một số loại rau củ, trên lâm sàng gây ra hội chứng tăng Methemoglobin trong máu (viết tắt là MetHb) làm cho trẻ có biểu hiện xanh tím và nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

    Ngộ độc nitrate liên quan với rau củ

    Khoảng 85% nhu cầu nitrate của cơ thể hằng ngày là từ các loại rau củ. Nguồn thứ hai là nitrite được sử dụng để bảo quản thịt chống lại sự xâm nhiễm của vi khuẩn gây chết người - Clostridium botulium. Nguồn thứ ba là từ nguồn nước bị ô nhiễm, đến từ các nguồn như phân bón, chất thải động vật, các bồn chứa nhiễm khuẩn, hệ thống xử lý tưới tiêu thành phố và chất lắng đọng từ xác bã thực vật. Hai nguồn đến từ rau củ và phụ gia thực phẩm được các nhà khoa học coi là khá an toàn, với điều kiện việc sử dụng nitrite làm chất phụ gia phải được quản lý chặt chẽ. Trong khi đó, nguồn nitrate từ nước hoàn toàn tùy thuộc từng vùng, địa phương.

    Nitrate chỉ gây độc khi ở mức độ cao hơn nhiều so với nồng độ của nó có trong thực phẩm. Mối nguy hiểm của nitrate trong nước và trong thức ăn là ở chỗ nó chuyển hóa thành các nitrite trước hoặc sau khi ăn vào. Trẻ em đặc biệt dưới 4 tháng tuổi được xếp loại nhạy cảm (dễ mắc) với chứng tăng MetHb máu.

    Chứng MetHb mắc phải ở trẻ em liên quan với thức ăn rau củ ta thấy các điểm nổi bật sau đây:

    1. MetHb hay xảy ra ở các đối tượng trẻ em, nhất là nhóm nhạy cảm là nhóm dưới 4 tháng tuổi vì các lý do sau:
    - Cơ thể còn chứa nhiều huyết cầu tố bào thai, là loại nhạy cảm dễ bị chuyển thành MetHb.
    - Do đặc tính chưa trưởng thành của cơ thể nên thiếu hụt enzyme khử MetHb.
    - Nồng độ acid dạ dày kém toan nên nitrate dễ chuyển hóa thành nitrite.
    - Tồn tại nhiều loại vi khuẩn có khả năng chuyển hóa nitrate trong đường tiêu hóa thành MetHb.
    - Chế độ ăn thiếu các vitamin khác kèm theo (C, K) là các chất giúp khử MetHb.

    2. Các trường hợp MetHb do ngộ độc nitrate ở trẻ em, các nguồn nitrate được xác nhận chủ yếu là từ nước uống bị nhiễm nitrate, nhất là nước giếng, được ghi nhận là phổ biến hơn nitrate trong thực phẩm.

    3. MetHb do ngộ độc nitrate trong thực phẩm được xác nhận là bắt nguồn từ các loại rau quả có chứa nitrate nồng độ cao, đặc biệt là cải bó xôi trắng, cải bó xôi; còn trong vòng bàn cãi là nước vắt cà rốt, củ dền. Nồng độ nitrate trong rau củ dường như có liên quan với việc sử dụng phân bón, tưới tiêu. Tuy nhiên, việc ngộ độc nitrate trong thành phần rau củ không phải đơn thuần do rau củ gây nên mà phải có các yếu tố gây tăng nồng độ nitrate trong chế độ ăn đi kèm như: rau tươi chuyên chở lâu, giữ lâu, sau khi chế biến rồi được lưu giữ trong tủ lạnh, hoặc dùng nước rau có hai yếu tố nguy cơ là nước có nồng độ nitrate cao, và các loại rau củ này luộc lên có khả năng làm tăng nồng độ nitrate vốn có.

    4. Chưa có bằng chứng các rau củ có chứa nitrate đóng hộp gây ngộ độc.

    Như vậy "ngộ độc nước củ dền hay ngộ độc củ dền" là không chính xác, và cách dùng như vậy sẽ gây một sự ngộ nhận sai lạc về củ dền, một loại thực phẩm có giá trị về dinh dưỡng.

    Lời khuyên cho các bà mẹ nuôi con nhỏ

    1. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, tất cả trẻ sơ sinh cần được bú mẹ hoàn toàn cho đến tối thiểu là 4-6 tháng tuổi. Trong trường hợp hãn hữu phải cho bú sữa nhân tạo (không phải sữa mẹ) thì cần tham khảo ý kiến chuyên môn và trẻ bú bình cũng không có nhu cầu nước thêm. Chỉ nên cho trẻ ăn xam (tức là ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa) từ 6 tháng tuổi trở lên.

    2. Khi dùng rau tươi chế biến thức ăn cho trẻ (đặc biệt các loại có chứa nitrate nêu trên) nên lưu ý: rau phải ăn tươi, chế biến xong ăn ngay; không giữ rau lâu ngày, bó chặt, hoặc chế biến rồi để lâu trong tủ lạnh thì dễ có nguy cơ bị ngộ độc nitrate.

    3. Không nên sử dụng nước rau luộc các loại để làm thức uống - không những không lợi mà còn có thể "bất cập hại" là nước đó có thể nhiễm nitrate ở mức độ cao, hơn nữa khi đun sôi thì có thể làm cho nồng độ nitrate tăng lên.

    4. Nước giếng, nhất là giếng khoan sử dụng để nấu ăn, pha sữa, tối ưu là nên được chuẩn độ nitrate.

    Thiết nghĩ việc áp dụng những khuyến cáo này cũng phần nào làm giảm nguy cơ tiếp xúc với nguồn nitrate-nitrites không những là tác nhân gây hội chứng xanh tím ở trẻ em, mà còn được quy kết là tác nhân của một số loại ung thư ở người.

    Tóm lược tài liệu khoa học của BS Nguyên Đình Nguyễn
     
    Sửa lần cuối: 30/10/2009
    Rùa con thích bài này.
  15. Bancuabe

    Bancuabe Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/2/2009
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    990
    Điểm thành tích:
    133
    Mình có 1 vài lời cho bạn thế này,
    Thông tin mà bạn cung cấp nằm trên 1 trang web của 1 BS Vietnam nhưng sống trong cộng đồng nước ngoài. Ở nước ngoài, đa số mọi người đều có BS gia đình, luôn sẵn lòng trả lời cho họ những vấn đề về dd và sk.
    Bạn cũng biết là người Viêt nam mình (ở đây là mình nói sống trong VN) rất dễ ngộ nhận thông tin. Do đó những câu đại loại như: thực ra các mẹ hơi lo lắng quá, củ đền làm một loại củ có nhiều chất, tốt cho cơ thể của bé hoặc "ngộ độc nước củ dền hay ngộ độc củ dền" là không chính xác, và cách dùng như vậy sẽ gây một sự ngộ nhận sai lạc về củ dền, một loại thực phẩm có giá trị về dinh dưỡng. hoặc trẻ bú bình cũng không có nhu cầu nước thêm... lại được trích dẫn từ 1 BS có thể được hiểu như là có giá trị khoa học và dễ làm các bà mẹ chưa hiểu rõ ngô nhận.
    Nếu bạn biết được ở các BV Nhi VN có bao nhiêu bé bị ngộ độc vì bà mẹ cho ăn củ dền hầm lấy nước pha sữa, bột, cháo... thì bạn sẽ phải rất do dự khi "bê" cả nguyên bài và lại còn ko do dự thông báo Con ăn bao nhiêu còn lại bao nhiêu thì bố mẹ ăn. Chả có vấn đề gì cả..
    Bạn phải hiểu rằng ko ba mẹ nào biết được trong máu bé, đặc biệt các bé dưới 6th còn có bao nhiêu % là HC non (là HC trong thời kỳ bào thai). Và MetHb có thể xảy ra bất kỳ ở những bé đó dù chỉ mới ăn 1 ít.
    Do đó, thông tin y tế VN khuyến cáo không nên cho bé < 1 tuổi ăn là vậy. Vả lại, ko có củ dền ko có nghĩa là bé sẽ thiếu chất gì trầm trọng đâu, vì nó cũng chỉ cung cấp chất xơ và 1 số vitamin mà rau củ các loại cũng có.
     
    Sửa lần cuối: 30/10/2009
  16. huong011280

    huong011280 Món ngon nhà làm-Nơi tôn vinh những món ăn mẹ nấu

    Tham gia:
    16/1/2009
    Bài viết:
    2,752
    Đã được thích:
    479
    Điểm thành tích:
    223

    Tớ không hiểu rõ ý của bạn này lắm, tớ đọc thấy thông tin họ đưa ra cũng có gì là không đúng đâu nhỉ. Họ cũng nói rõ là trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không nên cho ăn, còn việc tớ nói con ăn bao nhiêu còn lại bố mẹ ăn ý là một củ to cắt ra cho con một mẩu nhỏ, phần còn lại bố mẹ ăn cho đỡ phí và để tránh việc cho con ăn tiếp phần còn lại (vì sợ củ đã cắt ra để lâu sẽ không tốt có thế thôi). Ngoài ra cho bé ăn như thế nào là đúng cách và để tránh tình trạng con bị ngộ độc tớ cũng đã nói rõ, các mẹ trước khi cho con ăn gì cũng cần cân nhắc kỹ, còn việc cứ nghe người ta nói cái này tốt, cái kia tốt, cho ăn bừa bãi mà không tìm hiểu thì việc có sự cố là rất cao. Một điều nữa nguồn thông tin tớ copy ở trên cũng là từ một bác sĩ như bạn nói đấy chữ, tớ đọc cũng thấy có ích, ít ra là với tớ và cũng chẳng có gì sai cả vậy có cần phải quan tâm xem nó là của hải ngoại hay không hả bạn?
    Chia sẻ những điều mình biết với người khác hóa ra nhiều lúc cũng không tốt lắm bạn nhỉ? :D
     
  17. bo_tep

    bo_tep Thành viên mới

    Tham gia:
    25/11/2009
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    8
    mình không biết nhiều về y học, nhưng các cụ vẫn bảo củ dền không nên cho trẻ nhỏ ăn mà ;?
     
  18. Bancuabe

    Bancuabe Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/2/2009
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    990
    Điểm thành tích:
    133
    Hi bạn,
    Chia sẻ dĩ nhiên là điều tốt bạn ạ. Nhưng ở đây mình chỉ muốn nói rằng khi bạn ghi như vậy thì dễ gây ngộ nhận. Bạn thấy có bài viết nào của các BS Nhi & Dinh dưỡng trong nước dám ghi như bài của BS kia vậy đâu? Ở nước ngoài thì vấn đề cập nhật kiến thức Y học của người dân khác với mình bạn ơi (BS gia đình họ làm tốt điều này).
    Bạn thấy đó, thông tin của bạn chia sẻ là ko sai nhưng bo_tep lại hiểu rằng cho ăn được (chưa biết có bị nhầm lẫn với việc bổ dưỡng nên ăn thoải mái hay ko nữa!) nên mới hỏi câu này:
    Vài dòng chia sẻ cùng bạn. Mình chẳng qua muốn mọi người ko bị nhầm tưởng mà thôi (mà vụ này thì đã nhiều lắm rồi) chứ ko có ý gì cả bạn nhé. Thông tin của bạn share mình cũng đã từng học qua trong sách với nd y chang như vậy nhưng khi mình ghi lại mình chỉ trích 1 ít thông tin có liên quan thôi...
    Có gì thì trao đổi và chia sẻ ở đây cũng được rồi, vừa gửi ở đây vừa PM tốn kém đất của diễn đàn đó!
     
  19. huong011280

    huong011280 Món ngon nhà làm-Nơi tôn vinh những món ăn mẹ nấu

    Tham gia:
    16/1/2009
    Bài viết:
    2,752
    Đã được thích:
    479
    Điểm thành tích:
    223

    Tớ thì nghĩ thế này thông tin đầy đủ chi tiết mọi người đọc còn có người hiểu người không hoặc hiểu không đúng, vậy trích dẫn một phần liệu có truyền tải được hết những điều cần thiết không??? chính vì thế mà tớ đưa cả bài ra cho các mẹ cùng nghiên cứu, những gì cần các mẹ lưu ý tớ đã tô đậm để các mẹ dễ nhìn, nếu làm như thế mà vẫn dễ gây hiểu lầm thì...tớ chẳng biết làm thế nào vì tớ đọc tớ vẫn thấy hiểu được mà (hihi chắc tại là do tớ viết nên tớ hiểu :)) có thế thôi bạn ạ, tớ thì vẫn giữ quan điểm là Chỉ nên cho trẻ ăn xam (tức là ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa) từ 6 tháng tuổi trở lên.
     

Chia sẻ trang này