Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi hoa_luu_ly, 16/10/2012.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. lovelycheeri

    lovelycheeri Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    5/6/2011
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?

    Bé nhà em cũng được làm quen với sách từ sớm, biết nhiều nhưng lại lúc nhớ lúc không, lúc thì hỏi cái gì cũng trả lời được, lúc thì nghệch mặt ra chẳng nói được gì. Buồn cười nhất là thỉnh thoảng lại kéo cái ghế nhỏ ra sân ngồi bắt tréo chân ngồi xem báo, vừa xem vừa đọc ê a, ai đi ngang qua nhìn thấy cũng tức cười vì biết bé chẳng biết gì cả, chỉ là bắt chước người lớn thôi, mới có 18 tháng thôi mà bà cụ non hết sức.
     
    Đang tải...


  2. little_bobo

    little_bobo Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/4/2011
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?

    Mẹ này nói đúng nè, đọc sách cho bé nghe khi bé còn trong bụng mẹ là một cách giao tiếp, nói chuyện với bé cực kỳ có tác dụng tốt trong việc hình thành từ sớm mối quan hệ tình cảm mẹ con khắn khít đó
     
  3. Mẹ Allan

    Mẹ Allan Thành viên chính thức

    Tham gia:
    2/11/2010
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    32
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?

    À, bí đỏ cũng được xem là bổ thần kinh đó, mẹ nó thường mua bí đỏ về chế biến cho bé ăn bổ sung thử xem. Nhớ hồi đó mình bị suy nhược thần kinh, một thời gian dài mẹ làm đủ thứ món ăn chế biến thì Bí đỏ cho mình ăn mà thấy đỡ hơn nhiều lắm đó, nào là canh bí đỏ hầm nước cốt dừa, bí đỏ nấu chè đậu xanh, bánh bí đỏ nướng....Chẹp chẹp, nhắc đến là thèm.
     
    hoa_luu_ly thích bài này.
  4. hoa_luu_ly

    hoa_luu_ly Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    3/8/2011
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?

    mình thấy tìm sách dạy con học cũng là 1 vấn đề đấy ạ, ra ngoài nhà sách hoa mắt chóng mặt vì nhiều quá mà. mình cũng mới mua bộ cổ tích việt nam và thẻ học chữ và số về tính dạy con mà không biết có thành công không, thấy các mẹ trên diễn đàn dạy con hay quá mà chẳng biết con mình thì thế nào
     
  5. hoa_luu_ly

    hoa_luu_ly Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    3/8/2011
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?

    cháu uống sữa gì mà hay thế, bé nhà mình cũng không thích ăn nhưng vẫn ăn được chứ không thuộc dạng biếng ăn, ăn mỗi bữa chút chút vậy đó. có điều dạo này bé đang chán sữa hay sao mà không chịu uống nữa, mình đang rầu vì nghe nói sữa nhiều dưỡng chất nhất rồi, không uống sữa sợ thiếu chất thì khổ
     
  6. hoa_luu_ly

    hoa_luu_ly Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    3/8/2011
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?

    chính vì mình cũng ỷ y như thế mà giờ thấy con tiếp thu chậm hơn các bạn mới buồn đấy mẹ nó ạ, nếu hồi đó mình chịu khó dạy con sớm 1 chút có lẽ không đến nỗi nào, tới giờ mình vẫn cứ ân hận quá
     
  7. DangGiaLinh

    DangGiaLinh Thành viên mới

    Tham gia:
    24/11/2010
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?

    bạn bè em cũng đâu có muốn dạy con sớm đâu chị, chúng nó toàn bảo đợi con lớn qua 1 tuổi rồi học cũng chưa muộn, làm em cũng hơi hoang mang tí :''>
     
  8. lhngvy

    lhngvy Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/1/2010
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?

    Trẻ nhỏ là một “thái cực” khác của cuộc sống, trẻ nhỏ có “thế giới tâm lý” riêng của mình, giáo dục sớm phải mở rộng được cánh cửa tâm lý đó, không chỉ giáo dục có quy luật, còn phải nghiên cứu nghệ thuật và kỹ năng hướng dẫn trẻ, người dạy trẻ đôi lúc còn giống như một diễn viên, mới có thể khiến trẻ hiểu và cảm động, vui vẻ làm theo những gì bạn muốn.

    Vậy có những nghệ thuật nào để giáo dục trẻ? Ở đây chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý về kỹ năng giáo dục như sau:

    1. Nghệ thuật gây sự chú ý: Bạn hi vọng trẻ có hứng thú với điều gì, hi vọng trẻ học gì làm gì, không nên yêu cầu khi trẻ chưa có sự chuẩn bị, mà cần gây sự chú ý, tạo niềm hứng khởi, thu hút trẻ làm theo mới tốt. Một nhà giáo dục sớm người Nhật dạy trẻ 2, 3 tuổi học chơi đàn violon như sau: ông ngồi đánh một bản nhạc du dương một cách hào hứng say mê, một nhóm trẻ nhỏ ngồi xung quanh chơi đùa vui vẻ, thỉnh thoảng lại cho đứa trẻ này lại chơi một đoạn nhạc, rồi lại cho đứa trẻ khác chơi một đoạn nhạc khác (có trẻ đã sớm được học từ trước), để những đứa trẻ khác vỗ tay thán phục, như vậy khiến cho trẻ mới đến cũng bị cuốn hút theo, sau khi đã quen với môi trường mới, những đứa trẻ mới đến bắt đầu đòi cầm chiếc đàn violon, lúc này ông mới bắt đầu “chơi” violon cùng trẻ, dạy trẻ cách cầm đàn và chơi đàn như thế nào….Trong “Phương án 0 tuổi” có một bậc phụ huynh dạy con nhận biết mặt chữ, đầu tiên bắt đầu từ việc mẹ dạy bố học, bố lại dạy mẹ học, bố mẹ chơi trò nhận biết mặt chữ rất vui vẻ hào hứng, để cậu bé 2 tuổi ngồi im bên cạnh, đợi đến khi cậu bé nằng nặc đòi chơi trò đoán chữ với bố mẹ mới cho con cùng chơi, lúc này trẻ đã “mắc câu” nên việc học chữ rất hiệu quả. Thực tế, bất kể chúng ta dạy trẻ làm gì cũng không nên trực tiếp nhắc nhở dạy dỗ mà nên thu hút trẻ, sự hấp dẫn mới khiến trẻ khao khát làm bằng được và thu được những kết quả không thể tưởng tượng được.

    2. Phương pháp kể chuyện đồng thoại: Các câu chuyện đồng thoại có thể làm rung động tâm hồn trẻ, phù hợp với khả năng lý giải của trẻ. Nhà cháu tôi cách nhà chúng tôi tương đối xa, thường một hai tháng cháu mới tới ông bà chơi một ngày, mỗi lần đến cháu đều chơi rất vui. Gần tối, khi bố mẹ đến đón cháu về nhà cháu còn lưu luyến không muốn về. Một hôm, con trai và con dâu tôi đều phải đi công tác nên gửi đứa cháu gái mới 2 tuổi rưỡi ở nhà tôi. Ban ngày cháu chơi rất vui vẻ, cũng đồng ý ngủ lại nhà ông bà, nhưng tối đến cháu nhớ mẹ, quấy khóc đòi về. Buổi tối, trước khi đi ngủ khóc ầm ĩ, nằng nặc không chịu thay quần áo lên giường, bà dỗ thế nào cũng không được. Lúc này tôi giả vờ không để ý, tỏ vẻ rất chuyên tâm chăm chú vào việc xếp lại bộ sofa thành một chiếc giường nhỏ bên cạnh chiếc giường lớn, rồi ôm gối hoa, chăn len tới….Cháu gái bắt đầu chú ý vào hành động của tôi, tiếng khóc nhỏ dần. Tôi bắt đầu tự nói một mình: Đây là chiếc giường của thỏ con, ôi, quả là một chiếc giường xinh đẹp và ấm áp. Ông sẽ mời mẹ thỏ đến (một chú thỏ bông) để mẹ thỏ trên giường, xem có chú thỏ xinh xắn nào lên giường ngủ với mẹ thỏ không nào?....Không ngờ chẳng đợi tôi kể hết câu chuyện, cháu gái đã bò từ chiếc giường lớn qua chiếc giường nhỏ, ngồi phịch lên giường, cười như nắc nẻ nói với tôi: Cháu là chú thỏ xinh xắn đây, cháu ngủ ở giường của thỏ con. Tôi nhìn lên, thấy cháu hai hàng nước mắt vẫn giọt ngắn giọt dài, ngộ đến mức khiến cả nhà cười ầm lên…Trận quấy khóc ầm ĩ đã trôi qua như vậy, cháu gái nằm ngủ ngon lành, ngày hôm sau cháu ngoan hơn, không khóc lóc đòi về với mẹ. Nếu người lớn không nghĩ tới nghệ thuật dạy dỗ trẻ, chỉ ép buộc và thuyết giáo, trẻ khóc đến lúc mệt quá cũng sẽ thiếp đi, nhưng ngày hôm sau trẻ còn ngoan ngoãn và biết nghe lời như vậy nữa không? Trẻ có còn vui vẻ tự tin nữa không?

    3. Tỏ ra vô cùng kinh ngạc: Khi trẻ vô tình làm được một việc gì, người lớn phải tỏ ra vô cùng bất ngờ, kinh ngạc và vui mừng nói: “Ồ, lại đây mà xem, con biết xem sách rồi này ” (khi trẻ cầm quyển sách lên giả vờ như đang đọc). “A, mọi người xem này, con biết đọc chữ này rồi!”, “Ồ, con xếp hình đẹp quá, giống như một ngọn tháp vậy, giỏi thật!”; “Ồ, xem này, con mẹ trước khi ăn cơm lại biết đi rửa tay này!” ; “Anh xem này, con biết quét nhà rồi, quét sạch bong này!”…..Thường những việc tốt trẻ làm bắt chước người lớn, người lớn đều nên tỏ ra vui mừng ngạc nhiên, như vậy sẽ khích lệ trẻ khiến những hoạt động mới đầu được làm trong vô thức dần dần biến thành hoạt động có ý thức, và sau này trở thành một thói quen tốt.

    4. Luôn khích lệ động viên: Bất kể trẻ học tập, làm việc, trả lời câu hỏi, chỉ cần thái độ của trẻ nghiêm túc, chăm chỉ, bất kể trẻ làm đúng hay sai, tốt hay không tốt, người lớn cũng phải tìm mặt tích cực của trẻ để biểu dương khen ngợi, không nên “dội gáo nước lạnh ” khiến trẻ cụt hứng. Ví dụ như khi trẻ vẽ tranh, vẽ nguệch ngoạc linh tinh, bạn vẫn phải vỗ tay khen đẹp.

    5. Chuyển hướng sự chú ý: Khi trẻ làm một việc không tốt (ví dụ làm vỡ đồ, đánh em) hoặc nói một câu không hay (ví dụ chửi mắng người khác), hoặc khi khóc ăn vạ, người lớn cần trừng mắt nhìn trẻ để tỏ ra không vừa ý, tức giận, thể hiện thái độ lạnh lung, khiến trẻ cụt hứng, nhưng người lớn không nên trách móc ngay, cũng không nên lặp lại hành động xấu của trẻ, bạn chỉ cần đi ra chỗ khác và tiếp tục công việc của mình. Sau đó, bố mẹ cùng bàn luận sôi nổi về bản tin mới, hoặc về một câu chuyện hay chuyện gì đó thú vị (không nên để ý đến trẻ, cũng không nên tỏ ra quá tức giận) nhằm giúp trẻ phân tán sự chú ý, dần dần thay đổi trạng thái tâm lý của trẻ, để trẻ dần hòa mình vào bầu không khí gia đình. Đây là cách giảm bớt khuyết điểm và sai lầm, thay đổi tâm lý thái độ dẫn tới hành vi tốt hơn, lại có thể tránh được những trận tức giận đánh mắng làm tổn thương trẻ.

    6. Khen ngợi biểu dương lẫn nhau: Bố mẹ nên thường xuyên khen ngợi lẫn nhau. Khen ngợi những điểm tốt của nhau một cách chân thành, không nên để trẻ phát hiện đó chỉ là lời khen cốt để trẻ nghe thấy, như vậy, trẻ cũng sẽ học được cách khen ngợi người lớn, và bắt chước những hành vi như vậy, và sẽ chịu ảnh hưởng của những ám thị tích cực. Ví dụ, mẹ nói nhỏ với ông: Ông xem, bố cháu rất chăm chỉ đọc sách, đọc sách say sưa đến mức gọi cũng không nghe thấy!; hoặc bố khen với mọi người: Mẹ cháu thật vất vả, làm nhiều việc như vậy cũng không than mệt lấy một lời. Bây giờ mẹ giặt quần áo, bố sẽ ngồi đây kể chuyện cho mẹ để mẹ đỡ mệt, con cũng ngồi xuống nghe để cùng chia sẻ với mẹ nhé! Cách đấy mấy chục năm khi hai đứa con tôi được 4, 5 tuổi, có lần tôi đã làm như vậy, vì vậy từ nhỏ đến lớn cả hai cháu đều rất tôn trọng mẹ.

    7. Những tấm gương để trẻ noi theo: Nhiều lúc giáo dục trẻ, chúng ta không cần trực tiếp nhằm vào trẻ, mà hãy kể câu chuyện về một người nào đó, hãy đặt trẻ vào vị trí của người nhận xét, chứ không phải là người bị nhận xét, như vậy sẽ khiến trẻ luôn tích cực và có ý chí vươn lên. Ví dụ, trong bữa ăn, mẹ kể chuyện với bố (khi nói không nhìn con, coi như câu chuyện không có liên quan đến trẻ, mặc dù trẻ đang dỏng tai lắng nghe): Một đồng nghiệp của em bị ốm, hôm nay em đến thăm cô ấy, có một chuyện mà em thấy cảm động quá! Bé Cường nhà cô ấy, rất ngoan, mới chưa đây 5 tuổi đã biết đưa thuốc và nước cho mẹ uống, lại còn cặp nhiệt độ cho mẹ, luộc trứng cho mẹ ăn, hỏi mẹ có đau ở đâu không, lại còn biết gọi điện mời bác sỹ đến khám cho mẹ nữa chứ… Em chưa gặp đứa trẻ nào ngoan ngoãn hiếu thảo như cậu bé ấy. Nhà cậu bé cũng khó khăn, bình thường không mấy khi được mua bánh kẹo hoa quả, vậy mà khi em đưa cho cháu một quả táo để ăn, anh biết cháu nói gì không? Cậu bé bảo: Cháu cảm ơn cô, cô cứ để táo phần cho mẹ cháu, người ốm phải ăn nhiều cho mau khỏe. Cậu bé còn biết quét dọn nhà cửa nữa!.... Khi kể chuyện không nên nhắc đến con mình, khen ngợi người khác chính là cách giáo dục trẻ sinh động nhất, trẻ sẽ ngầm học hỏi được nhiều điều, và biết cách khen ngợi người khác.Ứng dụng cách này, đôi lúc cũng có thể phê bình một tấm gương không tốt nào đó, ví dụ nhìn thấy một hành vi không tốt nào đó trên đường phố, bình luận về một nhân vật phản diện nào đó trong phim…nhưng không được trực tiếp liên hệ với trẻ, phải nhấn mạnh vai trò của “giáo dục ngầm”, đôi lúc có thể khích lệ để trẻ kể về tấm gương nào đó đáng học hỏi.

    Trích tư liệu nghiên cứu của GS Phùng Đức Toàn - Cha đẻ của Phương án 0 tuổi (Bản quyền thuộc Viện nghiên cứu giáo dục sớm VSK)
     
    kemtuyet thích bài này.
  9. lhngvy

    lhngvy Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/1/2010
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?

    bạn mình mới gửi cho mình cái này, thấy hay nên chia sẻ với các mẹ đấy
     
  10. kemtuyet

    kemtuyet Thành viên mới

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?

    cho em hóng kinh nghiệm với, cái này người lớn cũng cần chứ nói gì con nít, mà thời bây giờ thấy các bé học dữ quá, không biết tới lượt con mình thì thế nào
     
  11. Nguyệt Hà

    Nguyệt Hà Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/12/2010
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?

    Có ai mà không muốn con mình thông mình, xuất chúng, nhưng đứng ở cương vị của mình, mình nói thật với các mẹ một điều là mình không mong con mình tuyệt đỉnh thông minh, đi học luôn xếp hạng nhất nhì, có thể nói ngoại ngữ như gió...Mình chỉ mong con khỏe mạnh, tinh thần sáng láng, nhân cách tốt, có thể bình ổn đều đặn học qua ĐH, có việc làm ổn định, cuộc sống no đủ là ok rồi, còn sau đó phát triển sau này của con thì tự nó quyết định, mình không muốn can thiệp quá nhiều. Chứ mình thấy có nhiều gia đình ép con trẻ học đến nỗi phải nhập viện thần kinh vì tâm thần bất ổn, như vậy rốt cuộc ai mới là người khổ nhất? Chắc chắn người khổ nhất là con mình, nếu nó mãi mãi điên loạn như vậy thì coi như cuộc đời nó là do một tay mình phá hủy.

    Mình đã cho con tiếp xúc sách vở từ sớm, nhưng hoàn toàn không thúc ép con bất kỳ điều gì và chắc chắn sau này con lớn lên cũng sẽ không bị mình ép đi học thêm cả ngày đến 8-9h tối mới có mặt ở nhà đâu.
     
  12. be Bum li

    be Bum li Thành viên mới

    Tham gia:
    19/8/2011
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?


    Hoàn toàn đồng ý với mẹ Nguyệt Hà về suy nghĩ này. Thấy mấy đứa trẻ lớp một đến trường mà lưng cong oằn xuống vì số tập sách bên trong mà thương, như vậy thì dù có uống sữa tăng trưởng chiều cao cũng có ích gì khi mà lớn lên đứa nào cũng bị gù nhỉ?
     
  13. khicondangyeu

    khicondangyeu Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/6/2010
    Bài viết:
    8,737
    Đã được thích:
    1,980
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?

    Bé có trí nhớ tốt 1 phần là do bẩm sinh nữa. Tuy nhiên, nếu bé ko có thuận lọi như vậy thì các cách để rèn luyện trí nhớ của các mẹ đã chia sẽ cũng là một cách rất hay
     
  14. love_rain

    love_rain Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/5/2012
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?

    Biết là vậy nhưng thấy nhà nhà đều cho con đi học thêm, mà kiến thức trên trường thầy cô dạy hàng ngày đâu có đủ vì họ cố tình giữ lại để còn về nhà dạy kèm mà. Nếu không cho con đi học thêm thì lượng kiến thức thiếu hụt đó làm sắp đắp vào cho con đây?
     
  15. lovelycheeri

    lovelycheeri Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    5/6/2011
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?

    Trí nhớ tốt sẽ giúp con thuận lợi nhiều hơn trong cuộc sống sau này, không nhất thiết cứ phải là học giỏi, nhưng có trí nhớ tốt sẽ giúp bé học nhanh và thích ứng nhanh hơn với môi trường xung quanh.
     
    hoa_luu_ly thích bài này.
  16. lovelycheeri

    lovelycheeri Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    5/6/2011
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?

    Mình nghĩ kiến thức cấp 1 và cấp 2 cũng không có gì quá nặng nề để phụ huynh có thể cùng bé học tại nhà vì phần lớn giai đoạn này kiến thức căn bản vẫn còn nhiều, trong sách hầu như diễn giải khá đầy đủ, chỉ có lên cấp 3 thì có thể khó khăn hơn 1 chút nhưng nếu có thể xác định sớm khối ban mà mình chọn theo thì cũng không đến nỗi phải xách gói theo thầy cô về tận nhà học kèm cả những môn như Anh, Văn, Sinh, Sử, Địa vốn là những mông tự học là chủ yếu.
     
  17. Red Bee

    Red Bee Thành viên mới

    Tham gia:
    29/5/2012
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?

    Gia đình em không phải giàu có gì nhưng hoàn toàn đủ sức cho em đi học thêm nhưng 12 năm học em vẫn học đều các môn, có bao giờ đi học thêm đâu. Tuy có những lúc bất bình vì 3/4 bạn bè trong lớp cứ đến giờ kiểm tra lại "lén lút mà công khai" chép lại bài thầy đã cho làm trước khi học thêm ở nhà, còn mình thì cắn bút cả buổi trời vẫn không biết làm sao nhưng vẫn kiên cường nói không với việc đi học thêm. Haizzzzzzzzzz... giờ nghĩ lại thấy khâm phục chính mình quá, tuy không được công nhận là học trò yêu của thầy cô, không đứng trong top 5 của lớp nhưng tự hào là mình học bằng chính sức của mình. Thử hỏi, nếu các bạn đi học thêm có thêm kiến thức, giỏi hơn những người không đi học thêm như em thì cảc bạn ấy đâu cần giờ tập ra chép lại y chang bài tập đã được làm trước đó mà đã có thể tự tin ngồi làm lại không cần phải giở tập rồi.
     
  18. choi1biet2

    choi1biet2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    8/7/2010
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    174
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?

    Chào mẹ,

    Có rất nhiều cách để có thể giúp bé học được nhanh và nhớ lâu, mình thì mình ko rõ bé nhà bạn mấy tuổi, nhưng mình thấy phương pháp mẹ giúp con học qua những trò chơi rất hay và tạo hứng thú cho bé trong khi học. Phương pháp này mình có sưu tầm được như ở phía dưới, mẹ tham khảo nhé.

    1. “Trốn tìm với chữ cái”

    Mẹ dạy bé một chữ cái rồi mẹ giấu chữ cái đó đi và gợi ý cho bé tìm ra chữ cái đó. Khi bé tìm được, mẹ yêu cầu bé đọc to chữ cái đó lên. Đừng quên khen bé nếu bé đọc đúng. Nếu bé đọc chưa đúng, mẹ hãy hướng dẫn bé đọc lại và động viên bé ở lần chơi sau.

    Khi mẹ đã dạy bé được nhiều chữ cái, mẹ hãy giấu tất cả các chữ cái đó. Mẹ cứ đọc to một chữ cái và “nhờ” bé đi tìm.

    Có thể đổi lại, bé giấu chữ cái và mẹ đi tìm nhé.

    2. Học chữ qua sự biểu lộ tình cảm

    Mẹ hãy dạy bé nhớ chữ cái qua cách biểu lộ tình cảm.

    Ví dụ, mẹ dạy bé chữ C, mẹ cho bé biết: “Chữ C là chữ đứng đầu của từ cười, cay, con cá...”. Sau đó, mẹ làm điệu bộ xuýt xoa vì ăn phải miếng ớt cay hoặc mẹ cười to và hỏi bé, những từ đó bắt đầu bằng chữ cái gì.

    Chắc chắn, bé sẽ nhớ chữ cái rất nhanh và lâu, học thêm cả cách ghép từ nữa.
    3. Học chữ qua đồ chơi

    Chắc chắn, bé nào cũng được bố mẹ mua cho rất nhiều đồ chơi. Mẹ có thể tận dụng những đồ chơi đó để dạy bé học chữ.

    Ví dụ, bé gái có rất nhiều thú bông, búp bê, đồ chơi nấu ăn... Mẹ có thể thông qua các đồ chơi đó để dạy bé những chữ tương ứng như chữ B, chữ N...
    Những chữ cái mẹ đã dạy có thể treo lên trên tường. Nếu mẹ đọc chữ nào, bé hãy giơ chữ đồ chơi tương ứng với chữ cái đó cho mẹ xem và ngược lại.

    4. Học chữ qua động tác

    Trò chơi này cũng giống như cách học chữ qua sự biểu lộ tình cảm.

    Ví dụ, mẹ dạy bé chữ C trong từ “chạy”, mẹ vừa đọc to chữ C và vừa làm động tác chạy. Sau đó mẹ có thể làm động tác chạy và hỏi bé đó hành động bắt đầu bằng chữ gì.

    Nếu mẹ đã dạy bé được nhiều từ, mẹ có thể làm nhiều động tác và yêu cầu bé đoán chữ cái.
    Có thể đổi lại, bé làm động tác và mẹ đoán chữ cái.

    5. Học chữ qua đồ ăn

    Khi bé ăn cơm, các loại hoa quả, bánh kẹo, mẹ có thể dạy bé các từ tương ứng với các vị như: ngọt, đắng, cay, chua, nóng, lạnh...

    Mẹ cũng có thể tranh thủ dạy bé các chữ cái thông qua các món ăn mà bé thích như xúc xích, sữa chua, hoa quả. Bé vừa ăn vừa chơi đố chữ cái với mẹ. Có khi, vừa học chữ cái vừa chơi như thế, bé sẽ ăn ngon và ăn được nhiều hơn bình thường.

    6. Học chữ qua các biển quảng cáo

    Hầu như bé nào cũng có sở thích là xem quảng cáo. Mẹ có thể dạy bé các chữ cái thông qua các nhãn hàng, thương hiệu được quảng cáo.

    Ví dụ, quảng cáo các hãng Samsung, Sony, dầu gội đầu Sunsilk mẹ dạy bé chữ S.

    Mẹ cũng có thể dạy bé các chữ cái của các thương hiệu trên đồ dùng gia đình. Ví dụ, tủ lạnh Panasonic, tivi Sony, máy giặt LG...
    Khi bé ra đi chơi, gặp các biển quảng cáo trên các cửa hàng, xe buýt,... mẹ cũng nên chỉ cho bé xem, dạy bé chữ cái hoặc đố bé đọc được các chữ cái trên đó.

    Phương pháp này đòi hỏi mẹ cần trò chuyện với con thật nhiều và cũng cần thật kiên trì nữa, cố gắng mẹ nhé!

    Sưu tầm
     
  19. hangleminh

    hangleminh Banned

    Tham gia:
    4/11/2011
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?

    Chào các mẹ!
    Theo em thì muốn bé học tốt nhớ lâu cần phải thường xuyên kèm cặp dạy bé. Dạy bé học mọi lúc không phải bắt bé ngồi vào bàn học. Làm như vậy bé không bị chán nản, bé thích học hơn. Và một điều quan trọng là phải khích lệ tinh thần bé bằng những lời khen và động viên bé.
     
    lhngvy thích bài này.
  20. lhngvy

    lhngvy Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/1/2010
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy sao cho bé học nhanh nhớ lâu ?

    hôm trước mình dạy con học toán, dạy mãi mà con vẫn đếm sai nên mình tức lên có mắng bé vài câu, thế là hôm sau bảo bé học toán bé nhăn mặt chạy mất tiêu, khổ thế. mới biết đúng là cáu giận chẳng làm được gì cả, chỉ hại con ghét học thêm thôi
     
    hoa_luu_ly thích bài này.
Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này