7 nhầm lẫn tốt đẹp khiến phụ huynh làm hỏng con

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi bupfshion2, 22/10/2012.

  1. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Ngày nay, dường như là không thể để nuôi dưỡng một đứa trẻ lớn lên bình thường trong xã hội của những video game bạo lực và một thời thơ ấu béo phì. Nhưng theo nghiên cứu mới nhất, chính những thứ mà chúng ta nghĩ là tốt cho con mình lại đang làm hỏng chúng từng ngày.
    7. Đăt cho con bạn cái tên đầy sức sáng tạo




    Bạn suy nghĩ
    Bạn muốn con mình trở nên thực sự đặc biệt. Có hàng triệu những cái tên Daves, Bobs và Johns xung quanh chúng ta, chúng chẳng có gì đặc biệt mà thậm chí còn quá ‘nhàm”, nên bạn quyết định tên con mình phải tạo sự khác biệt giống như Malcolm, Ivan hay Dicksmash McIroncock.

    Nhưng trong thực tế

    Bạn đã bao giờ nghĩ sẽ gửi “mình” cho một gã cưỡng dâm trong nhà tù. Theo nghiên cứu của trường đại học Shippensburg, những đứa trẻ lớn lên với cái tên thông thường sẽ có nhiều cơ hội để trở trành những công dân tuân thủ pháp luật.

    Ngược lại, những cái tên khác biệt đều bắt đầu quyết định đi theo con đường tội ác và chịu sự trừng phạt của nhà nước.

    Nghiên cứu đưa ra danh sách 10 tên xấu nhất nước Mỹ: Alec, Ernest, Garland, Ivan, Kareem, Luke, Malcolm, Preston, Tyrell và Walter. Đó không phải là tên của những kẻ giết người hàng loạt hay ám sát tổng thống mà chỉ là giả định để nghiên cứu đi theo đúng hướng.

    Về lý thuyết mọi sự tập trung chú chú đều đổ dồn về những cái tên khác thường, đó là nguyên nhân dẫn đến sự nhạo báng của bạn bè và phân biệt đối xử trong lao động. Có thể đó là lý do khiến hàng ngàn những Alecs và Prestons lấy cắp giấy vệ sinh ở trạm xăng. Vậy nên, bạn hãy ủng hộ việc đặt cho con mình một cái tên điển hình của sự tuân thủ pháp luật, rất bình thường như Michael.

    6. Dạy con hãy là chính mình




    Bạn suy nghĩ
    Áp lực của bạn đồng trang làm cho trẻ hút thuốc, uống rượu và đọc tạp chí sex trước vào trường trung học. Lúc này, các bậc cha mẹ phải dạy con hãy là chính mình, và không bao giờ chấp nhận nửa còn lại của con mình như những gì mà chúng mong đợi.

    Nhưng trong thực tế

    Hãy nhớ rằng những đứa trẻ có “mùi” ở trường, không gội đầu, không bạn bè và hay tè dầm sẽ không bao giờ được mời dự tiệc.

    Nếu không có sức ép từ bạn bè, đó sẽ chính là con bạn. Theo nghiên cứu của trường đại học Virginia, hóa ra những đứa trẻ chịu áp lực của bạn đồng trang từ 12 đến 13 tuổi lại có khả năng tự điều chỉnh hơn với bạn khác. Họ hiểu rõ hơn sự cần thiết của thích nghi và thỏa hiệp khi phải đối mặt với áp lực xã hội thay vì thái độ chịu chấp nhận “Tôi sẽ cầm quả bóng của tôi và về nhà”.

    Những đứa trẻ được dạy là chính mình thực sự rảnh rỗi, ít tham dự vào thách thức xã hội, kém thông minh và điểm trung bình học tập giảm gần như toàn bộ.

    Có lẽ quan trọng hơn, khi bạn đưa ra lời chê trách về cách mọi người nhìn nhận bạn như thế nào, nó sẽ phát triển kỹ năng nắm bắt sự thay đổi tinh tế nhất trong các trạng thái tình cảm, và cuối cùng là ý thức về sự đồng cảm. Vào một thời điểm nào đó, sức ép từ bạn bè lại chính là nguồn siêu sức mạnh cho con bạn.

    5. Bắt con chơi thể thao




    Bạn suy nghĩ

    Chẳng ai muốn con mình trường thành là “con mọt sách”, nên ngay khi xương trở nên cứng hơn, các phụ huynh thường bắt con luyên tập bóng đá. Khi các anh chàng lấy trộm tiền ăn trưa và đấm một bạn gái trong giờ giải lao hồi lớp 4 sẽ dạy cho chúng những bài học cuộc sống ý nghĩa về tinh thần thi đấu thể thao. Tự nhiên, khi trưởng thành, chúng sẽ trung thực và chăm chỉ hơn.

    Nhưng trong thực tế

    Tiền vệ Steve đã vượt hạng thành công, điều đó chắc như tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ là George Washington Carver? Nếu bạn nghi ngờ ông gian lận bằng cách nào đó thì nghiên cứu của hơn 5.000 sinh viên Los Angele trường Josephson có vẻ đã xác nhận điều nêu trên.

    Theo kết quả nghiên cứu, các vận động viên hầu hết là các học sinh không trung thực bậc nhất của trường, có tới 72% các cầu thủ bóng đá gian lân trong các kỳ thi khác nhau. Thái độ này bắt nguồn từ đâu? Dương như, là từ các huấn luyện viên.

    Hãy cùng đối mặt với chúng, bạn đang đặt con mình trong chế độ tập luyện, nên chúng có thời gian để kết bạn. Bạn muốn một vài danh hiệu nên huẩn luyện viên không thể đứng trên mà dạy con bạn làm thế nào đi tắt, giả vờ chấn thương hay làm bất cứ điều gì gây hại cho đối thủ.

    4. Cho con đến trường sớm




    Bạn suy nghĩ
    Giáo dục là không đợi chờ. Trước khi đến lớp, đến trường, cha mẹ phải chờ con đủ 7 tuổi. Bạn sẽ bị chỉ trích nếu để con phải chịu đựng số phận hẩm hiu này. 6 tháng tuổi có là quá sớm để cho trẻ đi học? Điều tồi nhất có thể xảy ra là gì?

    Nhưng trong thực tế

    Bạn không hề có kế hoạch sửa sang lại tầng hầm vì con bạn đã sống ở đây khá lâu. Theo nghiên cứu của National Foundation for Educational Research (Anh), trẻ em bắt đầu đến trường trước 6 tuổi nhiều khả năng sẽ bỏ học đại học, hút thuốc lá và chơi ghi ta kém.

    Các nhà nghiên cứu cho biết, nếu trẻ đi học sớm khi chưa phát triển đầy đủ kỹ năng của bé 6 tuổi là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề lo lắng bị tấn công và lòng tự trọng chậm phát triển. Đó là mặt sau theo suốt quãng đường giáo dục của chúng. Nó mang lại cho trẻ sự tuyệt vọng, chán ngán.

    Tuy nhiên, cuộc sống là như vậy, chúng ta cần phải chuẩn bị cho công việc tương lại, thậm chí ngay từ tấm bằng tốt nghiệp thời trung học.

    3. Cảnh báo trẻ vể người lạ




    Bạn suy nghĩ
    Khi nói đến lạm dụng tình dục trẻ em thì chẳng có gì là quá cẩn thận. Điều quan trọng là trẻ phải hiểu không bao giờ được làm bất cứ thứ gì cho người lạ.

    Nhưng trong thực tế

    Giáo sư Sue Scott của trường đại học Durham cho biết, chính sự chú trọng quá mức “Mối nguy hiểm của người lạ” dường như đã biến trẻ thành những người tin mù quáng.

    Theo ông, các bậc cha mẹ nên dạy con mình phải thận trọng với người lạ như thế nào, chứ không mơ hồ chỉ là tránh bất cứ điều gì khác thường. Theo thống kê, những vụ trẻ em bị bắt cóc hay lạm dụng tình dục chủ yếu là người gia đình quen biết gây ra, chỉ có số ít là những bang nhóm lạm dụng tình dục trẻ em lang thang.

    2. Khen ngợi con




    Bạn suy nghĩ

    Cha mẹ luôn nghĩ con mình thật đặc biệt, thậm chí ngay cả khi bạn giấu đi phiếu thành tích học tập của con mình. Bạn nghĩ nó sẽ tốt hơn cho trẻ?

    Nhưng trong thực tế

    Sự thay đổi của lòng tự trọng đã làm cho nhiều người trở nên hoàn toàn khác, cũng bởi lẽ về mặt tình cảm, họ không thể bắt tay với những ai không đề cao cái tôi cá nhân. Giả thuyết mà chúng ta đưa ra trong trường hợp này là những thay đổi hiện đại theo chiều hướng tiêu cực.

    Chính những tác động đó đã vượt qua sức chịu đựng của con người. Theo nghiên cứu năm 2007 của trường đại học Columbia và Stanford, những đưa trẻ thường xuyên được khen ngợi luôn tin tưởng vào trí thông minh và tài năng bẩm sinh của mình – những thứ không bao giờ có thể cải thiện.

    Kết quả là, trẻ luôn tránh né những tình huống học tập mang tính thử thách và yêu cầu sự cố gắng. Cuối cùng, điểm số tụt dốc, trớ trêu là họ gặp phải các vấn đề về lòng tự trọng. Bài học rút ra ở đây là các bậc cha mẹ hãy giúp con nhận ra giá trị của công việc khó khăn và những nỗ lực trung thực trước khi quá muộn

    1. Cho con xem những video về giáo dục




    Bạn suy nghĩ
    Chắc hẳn tất cả chúng ta đều biết đến những video giáo dục bé Einstein. Trong vòng một năm, bạn có thể đưa con hòa mình vào một bản Mozart nào đó, hay những trích dẫn của nhà vật lý hạt nhân. Chuẩn bị tinh thần, trẻ em sẽ dần dần hấp thụ kiến thức như ShamWows. Và trong suốt thời gian quan trọng này, bạn cung cấp cho trẻ càng nhiều thông tin càng tốt.

    Nhưng trong thực tế

    Disney có dự định đầu tư dòng đĩa DVD giáo dục. Và nó đã được quyết định sau nghiên cứu của đội Frederick Zimmerman và Tiến sỹ Dimitri Christakis từ trường Đại học Washington được thực hiện.

    Thực tế, các bé xem những video giáo dục phổ biến cho bé một tuổi sẽ học được từ 6 đến 8 từ/ giờ - ít hơn so với những bé mất cả buổi chiều để nghịch ngợm. Đó là bởi vì sự tương tác ảo không bao giờ tốt bằng hiện thực.

    Nếu bạn thực sự muốn con học từ sớm, bạn cần phải nắm bắt và mang đến cho trẻ những rắc rối của sự tương tác giữa con người với con người, thay vì những câu chuyện đáng yêu trên các kênh truyền hình. Các chương trình tivi và các video giáo dục trẻ mồ côi sử dụng hàng loạt cảnh thay đổi với tốc độ chóng mặt và liên tục làm hỏng trẻ bằng những từ mới.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bupfshion2
    Đang tải...


  2. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Những cách đơn giản giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc

    Nếu bạn cho trẻ xem một cuốn catalog sản phẩm và cho phép bé chọn mua một đồ, trẻ sẽ rất thích thú đọc nó. Bạn có thể nói: "Mẹ sắp mua một vài thứ. Con có muốn xem mình cần gì không?".

    Nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ không thực sự đang đọc trừ khi chúng cầm một quyển sách hoặc đang làm bài tập ở trường có liên quan đến vấn đề đọc. Nhưng có rất nhiều cách gián tiếp để có thể phát triển kỹ năng đọc của trẻ ở nhà.


    [​IMG]
    Bạn hãy tận dụng những điều ghi trên hộp hoặc gói thức ăn, hướng dẫn sử dụng đồ vật, hướng dẫn sử dụng thuốc... và cả những tờ báo để phát triển kỹ năng đọc, suy nghĩ và học của trẻ.​

    1. Báo, tạp chí

    Bạn có thể dạy trẻ kỹ năng đọc lướt và đọc nhanh mục tin tức trên báo. Người viết báo thường đưa những thông tin quan trọng lên đoạn đầu của bài báo. Vì thế, bạn hãy chỉ cho con thấy rằng bé có thể đọc lướt nhanh.

    Chẳng hạn, vào mục tin, con có thể lướt qua xem thích đọc trọn vẹn tin nào. Những bài báo được làm nổi bật có thể quan trọng với con và con có thể quay lại và mở trang đó ra để xem con có thực sự thích đọc nó không.

    Bạn có thể thảo luận thêm với trẻ nhưng bằng một cách nhẹ nhàng và khôn khéo. Sau khi trẻ đã đọc xong một cái gì đó, bạn có thể hỏi: "Con nghĩ gì nào? Ông ấy có đúng không? Mẹ thấy băn khoăn về quyết định của ông ấy."

    Hoặc là bạn có thể khơi mào bằng một câu chuyện phiếm. Chẳng hạn, nếu bạn biết trẻ vừa xem một bộ phim mới, và có một phần giới thiệu ở trên báo hoặc tạp chí, bạn có thể hỏi trẻ nghĩ gì về phần giới thiệu này. Trẻ đồng ý hay không đồng ý? Và tại sao?

    Những tờ báo nhỏ của địa phương thì rất thú vị bởi vì biết đâu bạn sẽ đọc một bài viết về một người mà mình quen. Nó sẽ dễ dàng hơn để khuyến khích con đọc về một sự kiện đặc biệt của trường trẻ như: ai được chọn là Nữ hoàng trong tháng 5 hoặc ai đã rời thị trấn...

    Còn nếu trẻ đặc biệt thích một ngôi sao ca nhạc rock, một cầu thủ..., bạn hãy đề nghị trẻ lưu giữ tất cả những bài báo về nhân vật này. Nếu bạn đặt một tờ báo mà có thể trẻ không thích đọc, vậy thì hãy cắt nó ra và đưa nó cho trẻ, và nói rằng; "Đây là một bài báo thú vị cho con". Bạn có thể chắc rằng trẻ sẽ đọc nó.

    2. Catalog sản phẩm

    Các gia đình thường nhận được rất nhiều catalog giới thiệu đủ mọi loại sản phẩm. Nếu bạn cho phép trẻ được mua một sản phẩm, nó sẽ thu hút sự thích thú của trẻ khi đọc catalog. "Mẹ sắp mua một vài thứ. Con có muốn xem mình cần gì không?", điều này sẽ khơi gọi trí tò mò cho bé.

    Mọi người thường phàn nàn về thư rác. Nhưng mặt khác, mọi người cũng thích được mở nó ra và xem xét kỹ nội dung. Vậy bạn hãy giữ lại những thư rác đó và cho trẻ mở và đọc nó. Phần lớn thư rác được viết và thiết kế để thu hút mắt nhìn và đọc được nhanh, dễ dàng.

    3. Đưa ra một chủ đề để cùng thảo luận

    Nghĩ ra một trò chơi đòi hỏi phải kỹ năng đọc, tìm hiểu cũng là một cách giúp trẻ đọc tốt hơn. Vào đêm mùa đông lạnh hoặc ẩm ướt, cả nhà bạn có thể chọn một chủ đề và tìm thêm thông tin tham khảo trong giá sách của gia đình. Hãy để trẻ đọc to thành tiếng chủ đề đó và sau đó cả nhà cùng thảo luận.

    Chẳng hạn, một ai đó đưa ra chủ đề là "kiến". Mọi người đều đã từng bị quấy rầy bởi lũ kiến trong nhà, nhưng chúng thực sự thích ăn gì? Cách thức tổ chức cuộc sống của chúng như thế nào?

    Hay mỏ của những chú chim giống nhau như thế nào? Nếu khác nhau thì tại sao? Những chủ đề như này có thể là không bao giờ chấm dứt.

    Và khi những cuốn sách tham khảo cạn thông tin, trẻ có thể ước được biết nhiều hơn về chủ đề này. Lúc này bạn có thể đến thư viện, hỏi người quản lý thư viện.

    4. Hướng dẫn cách sử dụng đồ vật

    Một số những sở thích như đan cần phải đọc rất kiên trì. Hãy khuyến khích trẻ làm, nhưng bạn cần phải cổ vũ trẻ rất nhiều khi cần thiết. Điều quan trọng là bạn không được để tức giận, điều này là có thể khi trẻ phải đọc chăm chú.

    Ngay cả khi nấu ăn, bạn cũng có thể tận dụng để bắt trẻ phải đọc. Như khi bạn muốn nướng một con gà đông lạnh. Bạn có thể nhờ bé làm việc này. Hãy thử như sau: "Bill, con giúp mẹ cho con gà vào trong lò nướng. Mẹ sẽ làm salad. Con hãy đọc hướng dẫn để làm nóng lò".

    Hoặc là "Mẹ không thể đọc được chữ in quá nhỏ (trên hộp ngũ cốc, và những gói khác). Con giúp mẹ được không?"

    5. Tiểu thuyết, sách viễn tưởng

    Hãy tìm trên thị trường những tiểu thuyết hoặc sách viễn tưởng dành riêng cho trẻ. Có rất nhiều loại sách mà trẻ có thể đọc nhanh và thích thú từ đầu đến cuối. Bạn không cần thiết phải giục trẻ đọc những sách này, chỉ để chúng trên bàn uống cafe cùng với những tờ báo, tạp chí và cơ hội để trẻ cầm lên đọc là rất lớn.
     
    hotboy86 thích bài này.
  3. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    3 cách phạt khiến trẻ tâm phục khẩu phục

    Nếu con làm đổ sữa, thay vì mắng bé hư hay đánh vào tay con, hãy yêu cầu bé tự lau sạch chỗ bẩn vừa loang ra, đồng thời để bé hiểu rằng, con sẽ không có sữa để uống nữa.

    Kỷ luật là biện pháp thực hiện nhằm thay đổi hành vi tiêu cực ở trẻ. Kỷ luật có hai loại: kỷ luật tiêu cực và kỷ luật tích cực.

    Kỷ luật tiêu cực là sử dụng hình phạt bằng trừng phạt thân thể (như đánh, bạt tai, tét mông...) và trừng phạt tinh thần (chửi mắng, sỉ nhục...). Theo các chuyên gia tâm lý giáo dục, những cách này có thể khiến bố mẹ nhanh đạt mục đích là làm trẻ nghe lời nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới con.

    Kỷ luật tích cực là hình thức sử dụng hệ quả tự nhiên và lôgíc, hình thành và thiết lập nề nếp kỷ luật trong gia đình và nhà trường và thời gian tạm lắng để giúp trẻ thay đổi những hành vi tiêu cực. Cách này dựa trên sự tôn trọng trẻ, phù hợp với năng lực, nhu cầu và các giai đoạn phát triển của trẻ. Phương pháp này chú ý tới hành vi “hư” của trẻ, không phải nhân cách đứa trẻ.

    Kỷ luật tích cực dạy trẻ biết hành vi nào được phép, hành vi nào không được phép và lý do tại sao. Giúp trẻ có ý thức trách nhiệm về các hành vi của mình, khích lệ trẻ đưa ra những quyết định có trách nhiệm, biết cách thương lượng, lựa chọn, coi lỗi lầm là những cơ hội học tập để tiến bộ thêm và hình thành thói quen tích cực.

    Dưới đây là những chia sẻ của chuyên viên tâm lý Trần Thị Quỳnh Trang, Viện Giáo dục kĩ năng sống và phát triển tài năng (Đội Cấn, Hà Nội) về những cách phạt trẻ tích cực.

    1. Để trẻ tự chịu hệ quả tự nhiên, logic từ hành vi của mình

    Nghĩa là, người lớn sẽ không cần can thiệp, mà để trẻ tự trải nghiệm và rút ra bài học từ hành động của bản thân. Tất nhiên, bố mẹ cũng cần đảm bảo sự an toàn cho con như không cầm nắm vật nhọn, nguy hiểm, không chạm vào điện, nước sôi... Bé sẽ tự nhận thức ra hậu quả từ những hành vi không phù hợp của mình, chẳng hạn: không học bài sẽ được điểm kém, nếu đánh bạn, giành đồ chơi của bạn thì bạn sẽ đau, buồn, tức giận... và không muốn chơi với mình nữa.

    Những trải nghiệm này sẽ dạy trẻ có ý thức trách nhiệm về các hành vi của chính mình, khích lệ trẻ đưa ra những quyết định có trách nhiệm như đi học, đi ngủ đúng giờ, mặc ấm nếu trời lạnh, làm bài tập về nhà... Phương pháp này cũng giúp cho mối quan hệ cha mẹ con cái ấm áp hơn, ít xung đột hơn.

    Ngoài ra, khi thực hiện phương pháp này cần chú ý một số nguyên tắc:

    - Sự liên quan: Ví dụ: Nếu trẻ làm đổ nước ra bàn thì cần phải lau sạch nước bẩn chứ không phạt bằng cách không cho trẻ ăn.

    - Tôn trọng trẻ và hợp lý: tức là phải phù hợp với độ tuổi, tính cách trẻ và giải thích rõ lý do.

    - Cần cho trẻ quyền lựa chọn: Chẳng hạn "Con sẽ đi ngủ vào lúc 9 giờ và thức dậy lúc 6 giờ hoặc đi ngủ lúc 9 rưỡi và dậy lúc 6 rưỡi?”. Đồng thời, cũng nên cho trẻ biết trước hệ quả để trẻ hiểu chúng được lựa chọn và phải chấp nhận hệ quả, chẳng hạn: "Con được phép đi dự tiệc cùng mẹ nhưng con phải ngoan ngoãn, lễ phép không được chạy nhảy lung tung nếu không con sẽ ở nhà".

    2. Hình thành và thiết lập nề nếp, kỉ luật

    Con người cùng chung sống đòi hỏi phải có những quy tắc, quy định. Để trẻ làm quen với những quy định, nguyên tắc bố mẹ nên bắt đầu bằng khích lệ, khen ngợi để giảm cơ chế tự vệ và tăng thái độ hợp tác. Các phụ huynh có thể cùng trẻ thảo luận đưa ra các quy định, nguyên tắc thực hiện hay không thực hiện và lập kế hoạch thực hiện.

    Đặc biệt, cho trẻ được lựa chọn: bắt đầu từ hôm nay hay ngày mai trẻ phải thực hiện đề xuất đã được thông qua, nhất trí.

    3. Sử dụng thời gian tạm lắng

    Áp dụng khi trẻ đang hoặc có nguy cơ thực hiện hành vi không mong muốn như đánh bạn, đánh anh chị em, đập đồ chơi... Trẻ sẽ bị tách ra khỏi một hoạt động mà trẻ đang tham gia. Không nên dùng thời gian tạm lắng như một giải pháp đầu tiên mà nên là giải pháp cuối cùng. Hiệu quả nhất với trẻ 3-9 tuổi.

    Thời gian tạm lắng nên kéo dài tuỳ theo tuổi và nên lấy số phút tương ứng số tuổi cho dễ nhớ, ví dụ nếu trẻ 3 tuổi thì tạm lắng 3 phút, không được dài hơn khoảng thời gian cần thiết trẻ cần để bình tĩnh trở lại.

    Cách này không sử dụng cho trẻ quá nhỏ, hay ngay sau khi trẻ có hành vi làm tổn thương bạn hoặc bản thân. Nên cho trẻ các lựa chọn tích cực khác như xin lỗi bạn hơn là “cách ly” trẻ hoàn toàn khỏi hoạt động đang diễn ra trong lớp học hay ở nhà, không được mang tính chất nhục mạ trẻ, làm cho trẻ thấy sợ hãi, làm trò cười... Bố mẹ cũng đừng đe dọa trẻ, kiểu như "Nếu con đánh em, mẹ sẽ nhốt con trong phòng kín 5 phút", làm trẻ nhầm lẫn coi đây là hình phạt tiêu cực.
     
  4. dinhthuong

    dinhthuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/6/2010
    Bài viết:
    1,012
    Đã được thích:
    131
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: 3 cách phạt khiến trẻ tâm phục khẩu phục

    rất bổ ích cho các ông bố bà mẹ mới nuôi con lần đầu
     
    hotboy86 thích bài này.
  5. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Dạy chữ cho con

    Từ lúc mới sinh cho đến khi 5-6 tuổi, trẻ em trải qua sự phát triển ngôn ngữ thần kỳ. Trong thời gian này, trẻ học được hơn 6.000 từ. Nhiều trẻ bắt đầu biết nhận mặt chữ cái, viết một vài chữ hay đọc một vài từ.

    Môn âm học giúp trẻ hiểu được chữ cái trong bảng mẫu tự và âm thanh của mỗi từ. Khi trẻ có thể liên hệ được âm thanh với cách viết là lúc chúng có thể giải mã được từ ngữ.

    Mặc dù chưa có thống nhất về việc nên dạy cho trẻ từ nào trước, thì thường trẻ vẫn muốn học những chữ cái quan trọng với chúng. Trẻ sẽ muốn học cách viết tên mình và những từ như "bố", "mẹ", thậm chí là tên của con cún yêu.

    [​IMG]

    Bạn hãy làm theo những cách sau đây khi dạy chữ cho trẻ:​

    - Đọc tên của chữ cái trước. Có thể cho trẻ học chữ viết hoa trước rồi mới đến chữ thường.

    - Cho trẻ học bài hát bảng chữ cái khi chỉ vào từng từ.

    - Tập trung vào hình dáng của mỗi chữ cái. Cho trẻ biết một số chữ chỉ gồm đường thẳng như A, E, chữ khác lại có đường cong như C, O, còn có chữ có cả đường cong lẫn đường thẳng như B, D, và P.

    - Bắt đầu với những âm thanh nối tiếp. Khi trẻ đã biết tên các chữ cái và bạn dạy cho trẻ cách kết hợp âm thanh với cách viết, hãy bắt đầu bằng những phụ âm có âm thanh liên tiếp, như F, L, M, N, R và S.

    Hãy đảm bảo mỗi lần học là một lần vui. Học chữ cái cũng tốt, nhưng cho trẻ đọc những quyển sách hay cũng rất hữu ích.
     
  6. hotboy86

    hotboy86 Banned

    Tham gia:
    22/10/2012
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: 3 cách phạt khiến trẻ tâm phục khẩu phục

    Mình hy vọng với những cách này có thể dạy con mình nên người. thanks bạn nhé
     
  7. hotboy86

    hotboy86 Banned

    Tham gia:
    22/10/2012
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Những cách đơn giản giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc

    cách thức hay để giúp con trẻ nhanh biết đọc biết viết
     
  8. Vung iu

    Vung iu Sữa Bỉm rẻ nhất

    Tham gia:
    5/7/2012
    Bài viết:
    14,177
    Đã được thích:
    3,692
    Điểm thành tích:
    2,163
    Ðề: 3 cách phạt khiến trẻ tâm phục khẩu phục

    huhu đọc xong nghĩ lại mới thấy mình nóng tính với con gái quá!
     
  9. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Vô tình dạy con lãng phí

    Mỗi lần chị Liên nhắc nhở con tiết kiệm thì nó đều hậm hực: “bố cũng suốt ngày để máy tính qua đêm mà có ai nói gì đâu. Sao mẹ không nói bố trước”...

    Cứ mỗi lần thay vợ đi đón cô con gái từ lớp mẫu giáo về, anh Thành (34 tuổi), nhà ở Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội cũng dẫn con đi ăn KFC rồi dẫn con lòng vòng lên phố, để cho con thỏa thích chọn đồ chơi rồi hai bố con mới về nhà. Mỗi lần như vậy, nhà anh lại chất thêm cả đống đồ chơi mới vì “con gái thích mua gì bố cũng chiều”.

    Theo lời anh Thành tâm sự thì gia đình anh có một nền kinh tế khá vững chắc, bé Bông (tên gọi ở nhà của con gái anh) lại là đứa con gái đầu lòng nên hai vợ chồng anh giành hết tình yêu thương và điều kiện mà anh chị có để chăm sóc con: “Từ nhỏ đến giờ chưa có cái gì cháu muốn mà chúng tôi không mua cho. Trước đây bố mẹ mình không có thì mình phải chịu chứ giờ có tiền không để giành hết cho con thì để cho ai”. Thấy vợ chồng anh Thành chiều con như vậy, ông bà nội cũng cảm thấy lo lắng, có khuyên bảo thì anh chị lại cho rằng “bố mẹ cổ hủ quá”.



    Chị Liên (36 tuổi), nhà ở Long Biên, Hà Nội cũng đang đau đầu vì cậu con trai đã lớn mà không hề biết cách tiết kiệm, dù theo chị tâm sự thì chị luôn tận dụng mọi cơ hội để chỉ bảo con, từ việc nhỏ nhất là phải biết tắt điện trước khi ra khỏi phòng, không xem ti vi, không dùng máy tính thì phải tắt đi, nhưng cậu con trai cứ để máy tính cả đêm rồi đi ngủ. Bị mắng thì lại hậm hực “bố cũng suốt ngày để máy tính qua đêm mà có ai nói gì đâu. Sao mẹ không nói bố trước”.

    Nghe cậu con trai 14 tuổi nói mà chị Liên mới ngớ người ra, hóa ra ngay chính chồng chị cũng luôn hoang phí trước mặt con trai. Chị kể, có lần vừa lấy được tiền lương, anh đưa cả nhà đến một nhà hàng sang trọng rồi để mặc cho con thích gọi món gì thì gọi. Đến cuối bữa còn đầy cả mâm, chị bảo gói mang về thì anh xua tay. Cậu con trai cũng nhăn mặt: “Mẹ làm gì mà phải khổ sở thế? Nhà mình có nhiều tiền mà”, nghe con nói chị chỉ biết nuốt giận nhìn chồng. Dù chị đã nói với chồng nhiều lần nhưng anh vẫn chứng nào tật nấy khiến cậu con trai không còn biết nghe lời mẹ nữa: “Mới học lớp 9 mà anh đã mua cho con điện thoại, lại toàn dẫn con đi shop mua quần áo. Nó cứ mặc một thời gian ngắn lại chán. Quần áo còn vứt đầy trong tủ”, chị Liên thở dài nói.

    Cô Nguyễn Thủy, giáo viên trường mầm non Sao Mao, Hà Nội tâm sự: “Trẻ con bị ảnh hưởng bởi cách sống của những người gần gũi xung quanh rất nhiều, đặc biệt là cha mẹ. Bởi vậy trước khi nghĩ đến việc dạy con bất kì điều gì thì cha mẹ hãy luôn là tấm gương để cho con noi theo”.

    Như trường hợp của anh Thành, cô Thủy có nói: “Anh Thành không hề biết rằng việc đáp ứng mọi đòi hỏi của cô con gái đã vô tình tạo cho con cái tư tưởng “bố mẹ là kho tiền” của chúng và chúng muốn rút lúc nào cũng được”.

    Theo kinh nghiệm dạy con của mình, chị Hương (30 tuổi), nhà ở Nguyễn Khánh Toàn, Hà Nội đã chia sẻ rằng bố mẹ hiện nay đang than vãn rất nhiều khi thấy con cái không hề biết chi tiêu một cách hợp không hợp lý và ra sức trách móc con cái mình mà trong khi chính họ cũng không tự ý thức được cách chi tiêu của mình, đặc biệt là khi có mặt con cái.

    Ngay từ nhỏ bố mẹ cần phải tạo cho con mình những thói quen tốt để học cách tiết kiệm từ những hành động nhỏ nhất như mua lợn đất tiết kiệm và thỉnh thoảng cho con tiền tiết kiệm, tránh chiều theo ý trẻ khi chúng đòi mua đồ chơi, bánh kẹo hay quần áo mới liên tục…, đặc biệt cha mẹ không nên tiêu tiền quá phóng khoáng trước mặt con trẻ vì chúng rất dễ học theo.

    “Dù thế nào, cha mẹ vẫn là những người thầy đầu tiên của con mình trong cuộc sống phức tạp và đầy khó khăn này, vì vậy chính cái cách cư xử của bạn với cuộc sống này sẽ là nền tảng giáo dục tốt nhất cho con bạn. Hãy dạy cho con những điều tốt nhất ngay từ khi chúng còn là những tờ giấy trắng nguyên sơ nhất”, chị Hương kết luận.
     
  10. bupfshion2

    bupfshion2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    248
    Điểm thành tích:
    43
    Dạy trẻ các ngày trong tuần

    Việc ghi nhớ và nhận biết các ngày trong tuần là một việc làm khó khăn với trẻ mẫu giáo. Hằng ngày cha mẹ có thể nói với con hôm nay là thứ mấy, ngày mai là thứ mấy, việc nhắc đi nhắc lại thường xuyên là một cách giúp trẻ ghi nhớ nhưng đôi khi điều đó lại gây ra những nhàm chán với trẻ. Tuy nhiên có những cách thức rất đơn giản thông qua những hoạt động vui chơi với trẻ cha mẹ có thể dạy trẻ ghi nhớ và nhận biết các ngày trong tuần mà không hề gây nhàm chán với trẻ.

    Dạy trẻ thông qua bài hát

    Trẻ rất thích hát vì vậy bạn có thể dạy trẻ các bài hát về các ngày trong tuần như “Thứ hai là ngày đầu tuần bé hứa cố gắng chăm ngoan, thứ ba, thứ tư, thứ năm ngày nào cũng luôn cố gắng thứ sáu rồi đến thứ bảy cô cho bé phiếu bé ngoan, chủ nhật cả nhà đều vui vì bé ngoan suốt tuần.” Chắc chắn bé yêu của bạn sẽ ghi nhớ rất nhanh sau đó bố mẹ có thể hỏi lại bé “thứ mấy là ngày đầu tuần?”… tương tự như thế bé sẽ biết được trong tuần có những thứ nào và thứ tự của các thứ.


    [​IMG]

    Dạy trẻ thông qua các câu chuyện

    Cha mẹ có thể mua những cuốn truyện nhận biết thời gian về để kể cho bé nghe, như câu chuyện bạn Gấu chăm chỉ, thứ hai bạn giúp mẹ lau dọn nhà cửa, thứ ba tưới cây…. Qua những câu chuyện đó cha mẹ cũng đặt câu hỏi với trẻ. Cách làm này cũng giúp trẻ ghi nhớ thời gian rất tốt.

    Dán các ngày trong tuần

    Cha mẹ có thể cùng trẻ làm một cái bảng trong phòng ngủ của trẻ và vẽ 7 bức tranh về 7 ngày trong tuần sau mỗi buổi sáng thức dậy trẻ sẽ gỡ bức tranh ngày hôm trước xuống và treo bức tranh ngày hôm đó lên.

    Dạy các ngày trong tuần thông qua các video, phim hoạt hình

    Trẻ nhỏ rất thích xem video và phim hoạt hình. Hiện nay có rất nhiều loại phim, băng đĩa dạy trẻ hiểu biết về thời gian. Cha mẹ có thể chọn những thể loại hợp lý để mua về cho trẻ. Tuy nhiên cha mẹ cũng lên cho trẻ một thời gian biểu xem phim hoạt hình cụ thể ví dụ như chỉ được xem 30 phút vào buổi tối, vì nếu để trẻ say mê với phim hoạt hình quá cũng không tốt với trẻ.

    Dạy trẻ thông qua các trò chơi

    Trẻ học hỏi được rất nhiều điều từ cuộc sống thông qua các trò chơi, vì vậy cha mẹ hãy tận dụng điều này. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ chơi trò chơi đóng vai như trò chơi “một tuần làm việc của bạn Thỏ”, hoặc chơi vẽ tranh như vẽ tranh hoạt động của bé những ngày trong tuần, chơi nặn các thứ trong tuần….

    Thực hành mỗi ngày một việc

    Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ lên kế hoạch các hoạt động của trẻ trong tuần, mỗi ngày có một việc quan trọng như thứ 2 bé sẽ đi siêu thị cùng mẹ, thứ 3 chúng ta sẽ sang thăm ông bà ngoại... Sau đó, mỗi buổi sáng khi thức dậy cha mẹ có thể nói với trẻ " Nào chúng ta dậy thôi nào? Bé Bông có biết hôm nay là thứ mấy không? Hôm nay công việc của Bông là làm gì nhỉ?".
     
    metinthoihoangbin thích.
  11. MeTheLong

    MeTheLong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/10/2010
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    48
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: 3 cách phạt khiến trẻ tâm phục khẩu phục

    Phương pháp hay, nhưng rất ít cha mẹ có thể làm theo :(
     
  12. metinthoi

    metinthoi Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    20/3/2012
    Bài viết:
    6,790
    Đã được thích:
    1,317
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Dạy trẻ các ngày trong tuần

    Mẹ này có nhiều bài hay quá......................
     
  13. Me_VuMinh

    Me_VuMinh Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    26/9/2012
    Bài viết:
    5,625
    Đã được thích:
    1,009
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Vô tình dạy con lãng phí

    Đúng là .... nuôi con quả là một nghệ thuật, trẻ em như tờ giấy trắng, mà người lớn sẽ vẽ vào tờ giấy trắng ấy.
     
  14. megiavan

    megiavan Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    24/11/2011
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    113
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Những cách đơn giản giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc

    note lại để mai mốt con biết đọc sẽ áp dụng hihihi
     
  15. megiavan

    megiavan Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    24/11/2011
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    113
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: 3 cách phạt khiến trẻ tâm phục khẩu phục

    uh chả hiểu sao con mà phạm lỗi là mình nóng lắm, toàn bật ra câu trách móc nhanh lắm cơ, chứ chả có thời gian suy nghĩ tới lui đâu hic hic
     
  16. CunhanTopica

    CunhanTopica Học để thay đổi vận mệnh

    Tham gia:
    9/10/2012
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: 7 nhầm lẫn tốt đẹp khiến phụ huynh làm hỏng con

    Kinh nghiệm bên Tây mà, nhưng cũng là tâm lý chung của đa phần cha mẹ :). Cũng khó sửa lắm đây
     
  17. huyenphuongthu

    huyenphuongthu Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/1/2010
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: 7 nhầm lẫn tốt đẹp khiến phụ huynh làm hỏng con

    hic dài quá, đánh dấu đọc dần vậy
     

Chia sẻ trang này