Khác: Tất Tật Các Vấn Đề Bà Bầu Cần Lưu Ý (update Liên Tục)

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi snow_rainbow, 23/10/2012.

Tags:
  1. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Cách chống trầm cảm ở bà bầu

    Cảm giác thất vọng, hoảng hốt, cảm thấy mình vô dụng, thèm ăn quá mức... đều là những dấu hiệu nguy hiểm cho thấy bạn có thể bị trầm cảm.

    Triệu chứng nào cho tôi biết, mình bị trầm cảm?

    Một vài hiện tượng liên quan đến các vấn đề sức khỏe chung khi mang thai như mệt mỏi, mất ngủ kèm theo cảm giác buồn phiền, mất hi vọng hoặc chúng gây cản trở tới khả năng thực hiện các chức năng bình thường trong sinh hoạt của bạn… bạn đã bị trầm cảm.

    Nếu bạn cảm thấy không thể nào điều khiển được khả năng của bản thân hoặc không thể hoàn thành trách nhiệm bình thường như ăn, uống, tắm giặt… hoặc có ý nghĩ làm đau cơ thể của mình thì hãy gọi bác sỹ ngay lập tức. Điều này cũng có ý nghĩa rằng, bạn có thiện chí muốn điều trị để giữ bé và bản thân bạn khỏe mạnh, an toàn.

    Trải qua 3 hoặc nhiều hơn những triệu chứng dưới đây trong vòng hai tuần hoặc hơn, bạn hãy đến bác sỹ tâm lý để được tư vấn điều trị:

    - Cảm giác chẳng có gì khiến bạn thích thú nữa.

    - Cảm giác chán nản, thất vọng hoặc trống rỗng hàng ngày, ngày nào cũng vậy.

    - Rất khó để tập trung.

    - Dễ cáu kỉnh, bối rối, lo âu hoặc thường xuyên, khóc vô cớ.

    - Mệt mỏi không điểm dừng.

    - Muốn ăn suốt ngày hoặc cả ngày chẳng muốn ăn gì cả.

    - Cảm giác tội lỗi hoặc cảm giác không hi vọng, cảm thấy vô dụng.

    Cuối cùng, là triệu chứng bất thường ở tinh thần như tăng hoạt động, ngủ ít, ăn ít, suy nghĩ tiêu cực, hành xử và kỹ năng xã hội không được như trước, phán đoán không linh hoạt...


    Cảm giác chán nản, thất vọng vô cớ là những dấu hiệu của trầm cảm

    Những triệu chứng của việc lo lắng quá mức

    - Sự hoảng hốt tấn công. Nó có thể đến mà không có dấu hiệu cảnh báo bao gồm tăng nhịp tim, choáng ngất, toát mồ hôi, khó thở, cảm thấy giống như bạn bị suy tim hoặc có cái gì đó đang tấn công mình.

    - Thường xuyên lo lắng tới sức khỏe của thai nhi hoặc cảm thấy vô cùng sợ hãi với những điều đang, sắp xảy ra.

    Trầm cảm được điều trị như thế nào?

    Cả hai liệu pháp điều trị về tâm lý và thuốc chống suy nhược đều có thể dùng cho trường hợp bạn bị trầm cảm trong thai kỳ. Không tự mình cố gắng điều trị mà hãy nhờ tới các bác sỹ có chuyên môn.


    Trầm cảm được điều trị cả về tâm lý

    Ngăn ngừa hiện tượng trầm cảm và lo lắng thái quá bằng cách nào?

    Trầm cảm là căn bệnh hóa sinh vì thế mà bạn có thể không có khả năng chống lại nó nếu như bạn không hiểu rõ về nó. Luôn chú ý tới cảm xúc của bản thân có thể giúp bạn giữ cho sức khỏe tinh thần của mình ở trạng thái cân bằng.

    - Làm mọi thứ dễ dàng, thoải mái. Đừng tạo cho mình áp lực phải làm tất cả các công việc trước khi bé sinh. Bạn muốn mình phải dọn sạch nhà cửa, làm việc nhiều như bạn có thể trước khi bụng bạn nặng nề hơn. Bạn vẽ cho mình một loạt những công việc phải làm. Tại sao bạn phải thế? Bạn hãy chú ý chăm sóc bản thân nhiều hơn như ăn bữa sáng trên giường, đi dạo hoặc trò chuyện với người hàng xóm… Hãy chọn những công việc mà bạn cảm thấy tốt cho cảm xúc của bản thân.

    - Gắn kết với những người xung quanh. Bạn hãy dành thời gian cho chồng bạn và những người thân xung quanh mình. Lúc đó, bạn không còn có cảm giác chán nản, cô đơn nữa.

    - Ra ngoài dạo thường xuyên. Không khí ngoài trời có thể làm bạn không còn sợ hãi và lo lắng nữa.

    - Xoay sở với những lần stress. Đừng ngồi đó mà than thở, hãy nghỉ ngơi, tập thể dục và ăn uống lành mạnh cho bản thân, tới các lớp học yoga cũng giúp tâm hồn bạn thư thái hơn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi snow_rainbow
    Đang tải...


  2. chupanhcuoi20

    chupanhcuoi20 Banned

    Tham gia:
    4/10/2012
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Cách chống trầm cảm ở bà bầu

    Khi mang thai cơ thể thay đổi nhiều nên có thể dẫn đến các vấn đề về tinh thần. Cảm ơn bài viết của bạn nhé. :)
     
    snow_rainbow thích bài này.
  3. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Ai cũng biết mang thai không hề dễ dàng gì và gánh chịu những khó khăn 24/24 dường như là một điều tất yếu trong 9 tháng “mang nặng đẻ đau”.

    Thế nhưng đâu là các triệu chứng phụ bình thường của việc mang thai và đâu là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm xảy ra? Bạn hãy lưu ý nhé!

    Trường hợp nào bạn có thể tự mình giải quyết được, trường hợp nào cần phải tìm tới sự giúp đỡ của bác sĩ luôn là câu hỏi hóc búa đối với các mẹ bầu, nhất là mẹ bầu lần đầu mang thai. “Lần đầu mang thai luôn đầy những bỡ ngỡ mà mình không biết đối phó ra sao.

    Sáng, trưa, chiều, tối cứ mỗi khi thấy nhức mỏi là mình lại tưởng bị trở dạ, lại luống cuống cầu cứu bác sĩ dù chỉ mới đến tháng thứ 7. Đến khi biết tất cả chỉ là báo động giả, mình mới thấy tội cho bác sĩ đêm nào cũng bị phá đám…” câu chuyện của chị Hà Linh (Quảng Ngãi) tuy chỉ nghe rồi cười nhưng có những trường hợp các bà bầu không được chủ quan mà coi thường nhé!

    Chảy máu, sốt, đau nhức, ớn lạnh

    Mặc dù cổ tử cung của bạn trong giai đoạn này rất nhạy cảm và dễ rất nhỏ máu nhưng chúng chỉ dừng lại ở một ít mà thôi. Khi âm đạo chảy máu nhiều kèm theo sốt, đau nhức hay ớn lạnh, thai phụ không được chần chừ mà hãy gọi ngay cho bác sĩ của mình. Hãy chắc chắn có phương tiện liên lạc mọi lúc mọi nơi và diễn giải tình trạng rõ ràng khi tìm kiếm sự trợ giúp.


    Mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe. (Ảnh minh họa).

    Nhức đầu, chóng mặt và ngất

    Bạn đang đau đầu như búa bổ? Nếu những cơn đau xảy ra thường xuyên, quá mức chịu đựng và đặc biệt còn kèm theo các triệu chứng khác như chóng mặt, hoa mắt, choáng váng và ngất, thì bạn phải bảo cho bác sĩ tình trạng của mình. Tìm một nơi thoáng mát để ngồi nghỉ khi nói chuyện với bác sĩ và uống nhiều nước (cũng có thể sự thiếu nước dẫn đến tình trạng như vậy đấy) và nằm nghiêng sang trái.

    Đi tiểu thường xuyên và khó chịu

    “Chị gái tôi sinh bé thứ hai thường than vãn dạo này đi tiểu rất khó khăn. Tôi thì cứ nghĩ do mang thai nên người trở nên nặng nề thôi. Nhưng khoảng 3 tuần sau đi khám mới biết chị tôi bị nhiễm trùng bàng quang nghiêm trọng…”, chị Thùy Dung (Hà Tiên, Kiên Giang) chia sẻ. Nhiễm trùng bàng quang rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến sinh non và bé bị nhẹ cân. Vì vậy, để tránh nhiễm trùng, mẹ cần uống nhiều nước, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc quần lót cotton rộng, thoáng và tránh mặc quần bó sát. Mặc dù đi tiểu thường xuyên là thói quen ở bà bầu, nhưng khi thấy đau rát mỗi lần đi tiểu thì bạn nên tìm gặp bác sĩ ngay.

    Đau vùng chậu

    Nhiều bà mẹ tương lai vẫn hay trải qua những cơn đau do áp lực xương chậu trong suốt thai kỳ. Tuy vậy, cơn đau triền miên và khắc nghiệt nên được quan tâm nhiều hơn. Nếu đã cố tập co giãn cơ thể, uống nước và nghỉ ngơi mà cơn đau vẫn chưa dịu hẳn thì bạn còn đợi gì nữa mà không a lô cho bác sĩ?

    Nôn mửa kèm sốt và đau nhức

    “Mình đến tháng thứ 6 rồi và đang trải qua giai đoạn khó khăn với những cơn ốm nghén. Nhưng khác với những cơn ốm nghén thông thường mà mọi đứa bạn của mình trải qua, bệnh của mình dường như còn trầm trọng hơn với những đợt sốt nóng và khó chịu trong người. Quả thật mình không biết làm cách nào để thoát khỏi tình trạng này nữa…”, sự bối rối của chị Phương Uyên (An Trạch, Gia Lai) khi chia sẻ câu chuyện của mình không xa lạ gì đối với các bà bầu hiện nay.

    Với những đợt nôn mửa nhiều hơn một lần mỗi ngày, kèm theo sốt hoặc đau đầu thì bạn cần gọi bác sĩ khẩn cấp. Vì dù nôn mửa không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn nhưng chúng sẽ góp phần giảm khả năng hấp thụ thức ăn của mẹ và thai nhi nên cần được chữa trị tận gốc.

    Ớn lạnh hoặc sốt cao

    Cảm sốt bình thường vốn đã gây hại cho cơ thể - huống chi trong thai kỳ, khi chúng còn ảnh hưởng đến cục cưng tương lai. Sự trưởng thành và phát triển của bé phụ thuộc vào nhiệt độ cơ thể người mẹ. Với thai phụ bị sốt cao từ 37 – 39 độ C trong thời gian đầu có thể tăng nguy cơ sẩy thai. Ở thời kỳ cuối, tuy không ảnh hưởng lớn đến trẻ nhưng sốt cao cũng có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

    Tiết dịch âm đạo quá nhiều

    Bạn có đang ở thời kỳ cuối của thai kỳ? Nếu có, thì tiết dịch âm đạo nhiều có nghĩa bạn đang bị vỡ ối và cần được nhập viện ngay lập tức. Nhưng nếu bạn còn chưa tới tuần thứ 37 của thai kỳ thì bạn cần gọi ngay cho bác sĩ để báo tình trạng vì đây có thể là dấu hiệu báo trước của việc sinh non sau đó.
     
  4. olivo

    olivo Thịt bò khô Đà Nẵng, các đặc sản ĐN tại HN

    Tham gia:
    28/6/2010
    Bài viết:
    6,272
    Đã được thích:
    1,027
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Oánh dấu, sắp tập 2 rùi ah :D
     
  5. chipaoe

    chipaoe Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    2/4/2008
    Bài viết:
    9,213
    Đã được thích:
    1,599
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Gần xong tập 2 roài ,ủn lên cho các nàng sắp có em bé nhá
     
    incoi2410 thích bài này.
  6. chipaoe

    chipaoe Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    2/4/2008
    Bài viết:
    9,213
    Đã được thích:
    1,599
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Vẫn cõng nhà bánh gai ah E???????????????????
     
  7. chuatactiasua

    chuatactiasua Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2012
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Thông tin hữu ích dành cho các mẹ .
     
  8. tuenhi

    tuenhi CHỈ BÁN ĐỒ SẠCH

    Tham gia:
    19/10/2008
    Bài viết:
    22,673
    Đã được thích:
    5,370
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    thật bổ ích vì e cũng đag mang bầu............teng kiu chủ top, teng kiu cả nhà
     
  9. Mẹ Un In

    Mẹ Un In Guest

    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Hồi xưa em suốt ngày lo lắng...không biết m có biết đẻ không, mình nuôi con thế nào khi chưa bao h thay bỉm?, pha sữa...
    Thế mà sinh con rồi cái gì cũng phải làm nhoay nhoáy.
     
  10. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Giải mã biến chứng khi mang bầu
    Với hầu hết các bà bầu thì điều quan trọng khiến họ vui và hào hứng chỉ là chờ đón ngày em bé chào đời. Họ tập luyện để nâng cao sức khỏe và “làm tất cả mọi điều có thể” để có một thai kì khỏe mạnh. Nhưng ngay cả những người có sức khỏe tốt cũng sẽ không lường trước được điều gì sẽ xảy đến với họ, dù lớn hay nhỏ. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng chúng ta không thể kiểm soát mọi thứ trong thai kì của mình, giống như việc không thể biết trước trời sẽ mưa hay nắng vậy. Bởi thế, đôi khi điều tốt nhất chị em có thể làm là để mọi thứ tự nhiên và tìm cách để thích ứng với những gì cuộc sống mang lại.

    Lập kế hoạch trước

    Điều cần thiết đầu tiên để có một thai kì khỏe mạnh là bạn nên lập kế hoạch trước. Nâng cao sức khỏe của bạn, đảm bảo trọng lượng cơ thể hợp lí, bỏ thuốc lá, và bổ sung thêm axit folic. Kiểm tra sức khỏe định kì để biết rằng huyết áp, sự tuần hoàn máu và chức năng tuyến giáp của bạn vẫn bình thường, và đã miễn dịch đối với bệnh sởi. Nếu bạn đã sử dụng nhiều loại thuốc trước khi mang thai thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ sản khoa xem điều đó có ảnh hưởng tới thai nhi hay không và loại thuốc nào là an toàn nhất đối với bà mẹ trong thai kì

    Giải mã biến chứng khi mang bầu - 1
    Điều cần thiết đầu tiên để có một thai kì khỏe mạnh là bạn nên
    lập kế hoạch trước. (ảnh minh họa)

    Chăm sóc trước sinh

    Hợp tác với một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để được chăm sóc về mọi mặt trước khi sinh, giúp bạn đảm bảo sức khỏe tốt nhất trong giai đoạn mang thai. Bạn sẽ được thăm khám hàng tuần để chắc rằng mẹ và em bé đều khỏe đồng thời được hướng dẫn cách giữ gìn sức khỏe và chuẩn bị sinh nở.

    Một số biến chứng thông thường

    * Chảy máu thời kì thai đầu

    25% phụ nữ sẽ bị chảy máu trong 12 tuần đầu tiên. Thông thường, điều này sẽ tự động chấm dứt và không có hại cho phôi thai đang phát triển. Nó là những tín hiệu cuối cùng của nội tiết tố để bắt đầu chu kì kinh nguyệt. Có thể chảy máu một bên của nhau thai nơi mà phôi thai đang phát triển trong màng tử cung. Bạn có thể bị chuột rút nhẹ, máu có thể đỏ, hồng hoặc nâu, thậm chí có cục máu đông máu nhỏ. Nếu bạn bị chuột rút nặng, ra máu nhiều hoặc nhỏ giọt kéo dài hơn hai ngày, khi đó bạn cần gặp các bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn.

    * Sảy thai sớm

    20% trứng được thụ tinh sẽ ko phát triển theo thai kì bình thường. Nhất là khi được thụ tinh một cách tự nhiên. Thậm chí bạn ko nhận ra rằng mình đang mang thai. Một số trường hợp phải cấy ghép dễ sẩy thai sớm. Có những trường hợp cấy ghép thành công, phôi thai phát triển từ 9 đến 11 tuần tuổi thì ngừng phát triển. Sẩy thai (thuật ngữ y học gọi là "phá thai tự phát") có thể là hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Trường hợp sảy thai hoàn toàn là thai nhi bị đẩy hoàn toàn ra khỏi cơ thể khiến người mẹ trải qua một khoảng thời gian rất đau đớn. Sảy thai không hoàn toàn thì cần có sự can thiệp của các bác sĩ bằng cách phẫu thuật hoặc điều trị y khoa.

    Số ít bào thai khi hình thành không nằm trong vòi trứng. Trường hợp này được gọi là thai ngoài tử cung và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Nếu bạn được chẩn đoán thai ngoài tử cung,cần phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa một cách cẩn thận cho đến khi nó hoàn toàn được giải quyết.

    Nếu bạn chưa từng có con và đã trải qua hai lần sảy thai, hãy tham khảo ý kiến của một số chuyên gia. Điều quan trọng là phải nhớ rằng bạn ko có lỗi trong việc sẩy thai, mà đó là một phần phát triển tự nhiên của con người và hiếm khi lặp lại.

    * Bệnh tiểu đường trong thai kì

    Mang thai gây ra sự thay đổi hệ thống điều hòa lượng đường/insulin trong cơ thể của người phụ nữ, khiến cơ thể đề kháng với insulin ở mức nhẹ. Đây là cách tự nhiên giữ lượng đường trong máu lâu hơn nên nó có thể lưu thông đến bộ phận của nhau thai. 3 - 5% phụ nữ trải qua cơ chế này, lượng đường lưu trữ trong máu quá cao và quá lâu được gọi là bệnh tiểu đường kì thai ngén.

    Giải mã biến chứng khi mang bầu - 2
    Một số biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ, vì vậy mẹ bầu không nên
    quá lo lắng. (ảnh minh họa)

    Nếu không kiểm tra, em bé sẽ nhận được quá nhiều đường và lượng insulin tiết ra ở mức cao, có nguy cơ phát triển quá khổ và sẽ khó khăn trong việc điều tiết lượng đường trong máu sau khi được sinh ra. Bạn cần được kiểm tra ở tuần tuổi 24 - 28 khi mà sức đề kháng insulin là cao nhất. Tiểu đường thai nghén không có triệu chứng, do đó, kiểm tra lượng đường trong máu là cách duy nhất để phát hiện bệnh này.

    Hầu hết phụ nữ có thể tự điều chỉnh sự đề kháng insulin thông qua chế độ ăn kiêng hợp lí và tập thể dục hằng ngày. Nếu bạn có thể để duy trì lượng đường trong máu bình thường đến cuối thai kì thì ko có gì gây hại đến em bé nữa. Nếu bạn không thể điều chỉnh lượng đường trong máu với chế độ ăn kiêng và tập thể dục, bạn cần có sự hỗ trợ của thuốc và trong trường hợp như vậy phải theo dõi sức khỏe thai nhi định kì

    * Huyết áp cao

    Một trong những điều kì diệu là người phụ nữ có thể mang trong cơ thể 2,26 – 4,08kg thai nhi và 0,91kg nhau thai, lượng máu và nước trong cơ thể tăng gần năm lít nhưng vẫn duy trì nhịp tim và huyết áp bình thường. Hãy nghĩ về những thay đổi xảy ra trong cơ thể của bạn để cho phép thích ứng với điều đó! Thỉnh thoảng, cơ thể không thể thích ứng được khiến huyết áp tăng ở cuối thai kì. Thậm chí, có thể gây ra tiền sản giật – một biến chứng trong kì thai nghén với đặc trưng là huyết áp tăng cao, sưng phù và nhiều đạm trong nước tiểu.

    Việc thường xuyên theo dõi huyết áp theo tháng cho đến tuần sẽ giúp bạn chẩn đoán sớm những điều kiện này. Phương thức phòng ngừa ban đầu (ăn kiêng, tập thể dục, thay đổi lối sống) có thể ngăn chặn hoặc giảm thiểu cao huyết áp thai kì. Bệnh tăng huyết áp thời kì mang thai là ngẫu nhiên và khó dự đoán. Nếu bạn bị tăng huyết áp cần giám sát chặt chẽ và đôi khi sinh sớm là điều cần thiết để bảo vệ mẹ và bé

    Lời khuyên hữu ích

    Một số bà bầu hay bị mất ngủ trong thai kì, họ lo lắng về mọi thứ có thể xảy ra. Thật phí sức! Hầu hết phụ nữ đã trải qua thời kì mang thai đều cho rằng điều đó rất bình thường. Quan trọng là nắm vững những gì bạn có thể và không thể kiểm soát. Cố gắng giữ gìn sức khỏe. Đến gặp các nữ hộ sinh hoặc bác sĩ để giúp bạn theo dõi thai nhi.

    Nếu bạn thấy mình bị cuốn vào những suy nghĩ tiêu cực, hãy nghĩ đến việc tìm bác sĩ sản khoa hoặc trị liệu có kinh ngiệm để giúp bạn tìm hiểu cách thở, thư giãn, và các kĩ thuật trực quan sẽ giúp giữ cho bạn tập trung trong suốt thai kì. Thật vui mừng khi bé chào đời nhưng nuôi dạy bé mới là một thách thức ở phía trước.
     
  11. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Theo một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học ở Tây Ban Nha về sự liên quan giữa nồng độ vitamin D trong máu trên 2000 phụ nữ mang thai và sự phát triển tinh thần của trẻ trong giai đoạn từ 1 năm đến 14 tháng tuổi. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sự thiếu hụt vitamin D ở người mẹ có thể ảnh hưởng đến điểm số phát triển trí tuệ thể chất của trẻ.

    Những sự khác biệt về thể chất và tinh thần theo thang phát triển có vẻ không khác biệt nhiều đối với mỗi cá nhân, nhưng rất quan trọng trong một cộng đồng, theo nhận xét của trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến Sĩ Eva Morales, nhà dịch tể học y khao của trung tâm nghiên cứu Dịch tể học môi trường ở Barcelona.

    Và khi chỉ số thấp trong các kiểm tra trên dẫn đến chỉ số IQ thấp ở trẻ, Morales nhận định. Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Nhi Khoa vào ngày 17 tháng 9 và trong xuất bản vào tháng 10.

    Những nghiên cứu trước đây về sự thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ có ảnh hưởng đến sự phát triển về ngôn ngữ ở trẻ từ 5 đến 10 tuổi

    Từ những sự liên quan đó, các chuyên gia cũng xác định lượng vitamin D mà phụ nữ mang thai cần phải bổ sung. Theo Viện Nghiên cứu Y Khoa, một tổ chức độc lập của Hoa Kỳ đã khuyến khích phụ nữ mang thai nên bổ sung 600 UI mỗi ngày và không quá 4000 UI/ ngày. Và theo hiệp hội Nội Tiết, thì 600 UI cũng chưa đủ bổ sung khi thiếu hụt và có thể bổ sung đến 1,500 UI- 2000 UI mỗi ngày.

    Một số nghiên cứu khoa học đã báo cáo về sự thiếu hụ vitamin D trong thai ky có thể làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ và làm tăng nguy cơ hen suyễn cũng như một số nguy cơ về bệnh tim mạch

    Ngoài việc bổ sung vitamin D, thai phụ nên tắm nắng khoảng 10-15 phút mỗi ngày để tăng cường sự hấp thu vitamin D dù đã bủ sung từ các nguồn như dầu cá, sữa bột

    Trong các nghiên cứu đã tìm ra sự liên quan giữa sự thiếu hụt vitamin D trong quá trình mang thai và sự phát triển ở não trẻ con, nhưng không có sự hằng định giữa nguyên nhân và tác dụng
    Để có thêm những bằng chứng về sự phát triển của não và mức độ liên quan đến vitamin D, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu thêm trên trẻ từ 7-8 tuổi khi trẻ bắt đầu tập đọc và viết. Tiến sĩ Y Khoa Ruth Lawrence, giám đốc Y kHoa của trung tâm nuôi con bằng sữa mẹ của Đại học Y Khoa Rochester ở New York nói: mặc dùng vitamin D có trong sữa mẹ và các công thức sữa nhũ nhi cùng với cholesterol, taurine có sự ảnh hưởng đến sự phát triển của não trẻ ngay cả sau khi sinh
    Tiến sĩ Lawrence khuyên rằng trong những ngày đầu của thai kỳ, phụ nữ nên bổ sung vitamin D, chúng tôi nhận thấy rằng vitamin D có nhiều tác dụng ngăn chặn

    Vitamin D có thể có lợi ích bổ sung cho các phụ nữ sắp làm mẹ. Các nghiên cứu khác được tiến hành bởi Hollis và nhóm của ông phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai uống vitamin D có thể giảm nguy cơ của mang thai có liên quan đến bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

    Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng hàm lượng cao vitamin D có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh là không có thật, Hollis nói.

    Phụ nữ có thể nhận được lên đến 50.000 đơn vị một ngày trước khi lo lắng về việc có quá nhiều vitamin D, Hollis nói. Quá nhiều vitamin D có thể dẫn đến những đột biến về mức độ máu của canxi, có thể, lần lượt, dẫn đến thận và tổn thương thần kinh và nhịp tim bất thường.
     
    mybube thích bài này.
  12. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Vai trò của sắt và acid folic đối với sức khỏe bà bầu là vô cùng quan trọng.
    Sắt

    Vai trò của sắt và acid folic đối với sức khỏe bà bầu là vô cùng quan trọng. Thiếu sắt liên quan đến ¼ trường hợp tử vong ở mẹ, tăng nguy cơ đẻ non với trẻ. Bà mẹ thiếu máu do thiếu sắt trong giai đoạn sinh nở có thể sẽ bị băng huyết sau khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng. Thiếu sắt còn ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực và trí lực sau này của trẻ, cũng như ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ.

    Sắt có nhiều trong các loại thịt, huyết, gan, tim, lòng đỏ trứng, các loại rau xanh đậm… Bữa ăn giàu vitamin C (có nhiều rau, trái cây có vị chua) sẽ giúp ruột hấp thu tốt chất sắt. Các chuyên gia sản khoa khuyên rằng cần bổ sung thêm 30 - 60 mg chất sắt hàng ngày ở dạng thuốc uống ngay khi biết có thai cho đến khi chấm dứt thai kỳ. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt quá mức cần thiết có thể làm tăng nồng độ sắt tự do trong máu thai nhi, tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu người mẹ, gây sạm da và xơ gan.

    Acid folic

    Acid folic – được coi là “người hùng giấu mặt” khi đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi. Nên bổ sung acid folic ngay từ khi có ý định mang thai cho đến hết 3 tháng đầu của thai kỳ là hết sức quan trọng, giúp người mẹ bảo vệ được đứa con yêu quí của mình tránh khỏi các dị tật do khiếm khuyết ống thần kinh như: thai vô sọ, thoát vị não – màng não, nứt đốt sống, gai đôi cột sống... Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nên bổ sung acid folic bằng dạng thuốc uống với liều 0,4mg /ngày trước khi mang thai ít nhất là 1-3 tháng.
     
  13. mybube

    mybube Bube Shop

    Tham gia:
    3/8/2012
    Bài viết:
    3,009
    Đã được thích:
    596
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    cám ơn chia sẻ hữu ích của các mẹ..........
     
    snow_rainbow thích bài này.
  14. ocbuu

    ocbuu Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    10/5/2012
    Bài viết:
    5,199
    Đã được thích:
    511
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    bài viết hay, tks chủ top.........
     
  15. Pizza-HH

    Pizza-HH Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/12/2012
    Bài viết:
    570
    Đã được thích:
    60
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Bài viết hữu ích quá, cảm ơn ch chủ top nhé....
     
  16. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Các nhà khoa học Anh vùa phát hiện một phân tử protein có tên IL-33 trong tế bào tử cung là nguyên nhân tiềm tàng gây ra sảy thai lên tiếp.
    Phát hiện này được coi là một bước đột phá mở đường cho việc phát triển thuốc mới nhằm ngăn chặn hiện tượng này.

    Những cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy, phụ nữ bị sảy thai ba lần trở lên có hàm lượng phân tử IL-33 hiện diện trong tế bào tử cung rất cao.

    Bình thường sau khi thụ tinh, hợp tử làm tổ trên thành tử cung. Cơ quan này chỉ chấp nhận hợp tử làm tổ trong vài ngày của một chu kỳ kinh nguyệt. Đến nay, các nhà khoa học biết được rất ít chi tiết của quá trình sinh học này.

    Trong nghiên cứu mới nhất vừa đăng trên tờ PlosOne, các nhà khoa học nghiên cứu tín hiệu hóa học của những tế bào trích từ thành tử cung. Nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm, họ xác định được vai trò chủ chốt của phân tử IL-33 mà các tế bào tử cung sản xuất trong thời kỳ chấp nhận các hợp tử làm tổ.

    Phát hiện nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp - 1

    Bình thường, tác động của IL-33 và các tín hiệu hóa học khác trong thành tử cung có tuổi thọ ngắn ngủi. Ở những phụ nữ từng bị sảy thai nhiều lần, lượng IL-33 tiếp tục sản sinh đến 10 ngày, khiến cơ chế tử cung chấp nhận cho hợp tử làm tổ bị rối loạn. Và kèm theo là chứng viêm tử cung, khiến cho các hợp tử lành mạnh khó phát triển bình thường.

    Để tìm hiểu kỹ hơn, các nhà khoa học tiêm IL-33 vào tử cung chuột có hợp tử đang làm tổ. Kết quả cho thấy, IL-33 cũng khiến chuột bị sảy thai. Các nhà khoa học kết luận rằng thủ phạm không ai khác hơn là phân tử IL-33.

    Bác sĩ Madhuri Salker ở trường đại học Hoàng gia London chia sẻ: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở phụ nữ bị sảy thai liên tiếp, cơ chế kiểm soát việc chấp nhận hay từ chối cho hợp tử làm tổ bị lỗi.”

    Giáo sư Jan Brosens ở truờng đại học Warwick, cho biết thêm: “Tín hiệu phân tử mà chúng tôi xác định được trong cuộc nghiên cứu cũng liên quan đến một loạt bệnh khác như Alzheimer, hen suyễn và tim mạch. Chúng tôi nghĩ rằng, tác động vào các phân tử này sẽ là một chiến lược đầy hứa hẹn cho việc phát triển thuốc ngăn ngừa sảy thai ở những phụ nữ dễ gặp tình trạng không may này.
     
  17. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Để giúp các mẹ đỡ lúng túng trong quá trình chuyển dạ, sinh con, bài viết sau đây xin được đưa ra một số điều mẹ bầu thường gặp bao gồm cả những điều bình thường và bất thường khi vượt cạn.

    Buồn nôn và ói mửa

    Có nhiều lý do dẫn tới hiện tượng buồn nôn đối với phụ nữ khi sinh. Thông thường để giảm đau các bác sĩ sẽ gây tê bên ngoài màng cứng, điều này có thể khiến cho huyết áp bị hạ xuống đột ngột. Khi huyết áp bị giảm đột ngột sẽ khiến cho sản phụ cảm thấy buồn nôn và ói mửa.

    Nhưng tình trạng này vẫn có thể xảy ra ngay cả ở những mẹ không gây tê ngoài màng cứng. Lý do được đưa ra ở đây là do quá trình vượt cạn quá đau đớn hoặc trước khi vào phòng sinh bạn đã ăn vào dạ dày một lượng thức ăn nhất định. Quá trình tiêu hóa thường bị tạm dừng trong quá trình chuyển dạ, chính vì vậy lượng thức ăn còn trong dạ dày rất dễ trào ngược lên trên khiến sản phụ buồn nôn.

    Để hạn chế nôn ói ở mức tổi thiểu nhất, các mẹ chỉ nên ăn những loại thức ăn nhẹ trước ngày chuyển dạ sinh nở và ngừng ăn hoàn toàn, chỉ uống nước khi đang trong thời gian chuyển dạ.

    Răng va vào nhau lập cập

    Trong thực tế, nhiệt độ cơ thể người phụ nữ trong quá trình sinh con tăng lên đến một mức độ nhất định, đôi khi còn khiến cho các mẹ cảm thấy nóng bức. Có rất nhiều lý do được đưa ra trước đó, tuy nhiên theo nghiên cứu mới nhất cho thấy đó là vì máu không tương thích. Cụ thể, trong quá trình vượt cạn, một lượng nhỏ máu của thai nhi được truyền sang cơ thể của người mẹ. Nếu nhóm máu giữa mẹ và bé không tương thích, chẳng hạn như, mẹ nhóm máu A, còn em bé lại là nhóm B, thì sẽ khiến cho người mẹ bị co giật nhẹ, run rẩy và ớn lạnh. Khi cảm thấy ớn lạnh, người mẹ sẽ có phản ứng tự nhiên là run và răng va vào nhau lập cập.

    Xì hơi trên bàn đẻ

    Khi em bé dần dần di chuyển xuống cửa mình, không khí trong cơ thể người mẹ bị dồn xuống và buộc phải thoát ra khỏi qua đường hậu môn, vì vậy bạn hãy chuẩn bị tinh thần trước nhé. Điều này càng dễ dàng xảy ra khi giảm đau bằng cách tiêm thuốc gây tê vào bên ngoài màng cứng, làm tê liệt cơ thắt hậu môn. Và một điều khiến bạn cực kỳ xấu hổ đó là rất có thể bạn sẽ đi cầu ngay trên bàn đẻ. Tuy nhiên, đây là một điều hết sức bình thường, bởi khi em bé đang dần di chuyển ra ngoài, trực tràng bị ép xuống khiến chất thải bên trong cũng bị đẩy ra ngoài.

    Đừng rủ ông xã vào phòng đẻ - 1

    Xì hơi trên bàn đẻ là một điều bình thường (Hình minh họa)

    Hành động quái lạ

    Trong quá trình vượt cạn, đặc biệt là khi bạn không được tiêm thuốc giảm đau, bạn có thể la hét, khóc lóc, thậm chí chửi thề với chồng hoặc bác sĩ. Có những người còn có những hành động lạ lùng như xé bỏ áo quần của mình đến mức trần truồng.

    Tất cả những phản ứng này đều phổ biến, đó đơn giản chỉ là những phản ứng khi con người quá đau đớn và kiệt sức.

    Đầu óc trống rỗng

    Trong thời điểm “gay cấn” này, bạn dễ dàng quên đi những gì mình đã học được khi tham dự các lớp tiền sinh sản. Một bà mẹ tâm sự: “Tôi không thể nào nhớ nổi những vị trí khác nhau giúp giảm đau mà tôi đã học ở lớp. Thay vào đó, tôi chỉ biết nằm thẳng người, tay nắm chặt lấy lan can giường”.

    Sau khi sinh, có thể bạn sẽ quên đi nhiều thứ trong quá trình vượt cạn của mình. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng bởi đó là một tình trạng bình thường chứ không phải tình huống xấu.

    Bé không đáng yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên

    Không có gì đáng chê trách khi phản ứng đầu tiên của bạn lúc được nhìn thấy bé yêu là ngạc nhiên hoặc có chút thất vọng khi bé không xinh xắn như mình tưởng tượng.

    Bạn vừa trải qua quá trình vượt cạn mệt mỏi và cần một thời gian nhất định để phục hồi. Nếu có thể, hãy cố gắng cho con bú ngay sau đó. Được bế ẵm và nhìn con say sưa mút bầu sữa ngọt ngào, chắc chắn rằng bạn sẽ “say mê” bé ngay.
     
  18. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Với vị ngọt tự nhiên và an toàn, bí đỏ (hay còn gọi là bí ngô) có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Ngoài việc cung cấp những dưỡng chất cần thiết, bí đỏ còn dùng để trị một số loại bệnh như táo bón, thiếu sữa,... cho mẹ bầu rất hiệu quả.

    Dưỡng chất trong bí đỏ

    Bí đỏ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bào thai và giúp đứa trẻ sau này được phát triển toàn diện.

    - Bí đỏ có hàm lượng beta-caroten phong phú, có khả năng đáp ứng nhu cầu vitamin A cho phụ nữ khi mang thai.

    - Ngoài ra bí đỏ có tính chất chống oxy hóa tuyệt vời, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ bằng cách tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.

    - Bí đỏ giúp điều chỉnh mức độ cholesterol; đồng thời, nó có khả năng duy trì mức độ lipid ổn định trong thai kỳ.

    - Bí đỏ dồi dào chất xơ, giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt.

    - Với hàm lượng kali, magiê phong phú, bí ngô giúp duy trì huyết áp ổn định.

    - Bí ngô còn được chứng minh chứa chất chống stress, giúp bà bầu có tinh thần phấn chấn.

    - Hàm lượng kẽm trong bí ngô giúp bộ não của thai phát triển đầy đủ.

    Tác dụng trị bệnh của bí đỏ cho mẹ bầu

    Chữa đau đầu, táo bón: Dùng 100 – 200 gr cùi bí đỏ nấu canh ăn. Món này còn có tác dụng bổ khí lực, điều hòa tỳ vị.

    Chữa mề đay, nứt đầu vú: Cuống bí đỏ trộn với dầu bí đỏ đắp lên chỗ nứt đầu vú, nốt mề đay.

    Chữa thiếu máu, suy dinh dưỡng: Hạt bí đỏ rang vàng 60 gr, nhân lạc rang 30 gr, nhân hạt hồ đào 30 gr. Ăn hết một lúc, mỗi ngày một lần, ăn liên tục trong 15 ngày.

    Chữa thiếu sữa sau sinh, phù nề chân tay: Hạt bí đỏ khô 20 gr, bóc vỏ lấy nhân (giữ lại màng xanh ngoài hạt), nghiền nát, cho thêm nước sôi và đường trắng đủ dùng, pha uống vào sáng sớm và chiều tối lúc đói bụng, uống liền trong ba ngày.

    Cuống bí đỏ có công dụng an thai, chữa sảy thai quen dạ hiệu quả: Cắt đoạn cuống bí đỏ (còn gọi là bí ngô) khoảng 5cm cho vào nồi đất sao vàng rồi nghiền thành bột mịn. Sau khi có thai được 2 tháng trở đi thì bắt đầu sử dụng thuốc, mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần uống lượng bột khoảng 3 – 5g pha với nước cơm được chắt ra khi đang nấu.

    Giúp tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Mỗi lần uống 15 - 20g hạt bí ngô, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Cách làm: bỏ vỏ hạt lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng. Cần uống liền 3 - 5 ngày sẽ hiệu quả. Lưu ý cần uống hạt sống mới hiệu nghiệm.

    Mẹ bầu đừng quên ăn bí đỏ - 1

    Bí bỏ giúp tăng sữa cho sản phụ sau sinh (Hình minh họa)

    Món ngon với bí đỏ

    Mát bổ canh bí đỏ thịt băm

    Nguyên liệu:

    1 trái bí đỏ, 100g thịt băm, hành tím, ngò om, nước dùng heo, gia vị hoặc hạt nêm.

    Cách làm:

    - Thịt băm ướp với hành tím băm và 1 muỗng café hạt nêm, để 10 phút cho ngấm.

    - Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng vuông vừa ăn.

    - Làm nóng dầu ăn trong nồi, xào chín thịt băm.

    - Cho nước dùng heo vào và đun sôi. Nếu không dùng nước dùng heo, các bạn có thể chỉ dùng nước lọc.

    - Khi nước sôi, cho bí đỏ vào. Trong khi nấu nhớ hớt bọt cho nước canh được trong và ngon.

    - Nấu đến khi bí chín mềm thì tắt bếp và nêm muối, bột ngọt, hạt nêm vừa miệng rồi rắc ngò om, múc ra tô, dùng nóng hay nguội đều ngon cả.

    - Ngò om với bí đỏ kết hợp với nhau thành một cặp đôi ăn ý, tạo nên món canh bí đỏ ngọt lành, đậm đà mà lại rất mát.

    Súp bí đỏ cá hồi

    Nguyên liệu:

    1 tách nước cốt gà, 1 trái bí đỏ nhỏ, 300g cá hồi ,2 muỗng bơ đã làm mềm, tiêu, gừng, muối, đường, hành tây.

    Cách làm:

    - Cắt trái bí làm đôi, cho vào lò nướng đến khi bí chín mềm. Lấy muỗng xúc bí ra cho vào máy xay sinh tố hoặc máy xay thịt xay sơ một lần cho nhuyễn, để ra tô. Trong trường hợp không có lò nướng, có thể xắt bí đỏ ra thành từng miếng nhỏ, luộc chín, sau đó cho vào máy xay sinh tố, nhưng bí sẽ không ngọt và bùi bằng nướng.

    - Cho hành tây vào xào với bơ đến khi hành chín thì đổ nước cốt gà vào trộn đều.

    - Cá hồi hấp chín. Lưu ý: nên hấp cách thủy để giữ lại được chất dinh dưỡng cũng như mùi vị của cá, sau đó xé cá ra thành từng miếng nhỏ, tơi.

    - Trộn hỗn hợp nước cốt gà và cá hồi, cho vào máy xay nhuyễn.

    - Bắc nồi lên bếp, cho tất cả trộn chung vào nấu đến khi sôi, nêm nếm vừa ăn. Nhấc xuống, dùng nóng.

    Mẹ bầu đừng quên ăn bí đỏ - 2

    Bí đỏ trị táo bón và trĩ hiệu quả cho mẹ bầu (Hình minh họa)

    Súp tôm bí đỏ

    Nguyên liệu:

    1/2 kg bí đỏ, 150g tôm sú, 500ml nước dùng, bột nêm, tiêu trắng.

    Cách làm:

    - Tôm sú rửa sạch, cắt bỏ râu và chân, rửa qua nước muối loãng.

    - Đun sôi nước dùng, cho tôm vào luộc chín, vớt tôm ra để nguội rồi bóc vỏ, bỏ đầu, đuôi, thái nhỏ phần thịt tôm.

    - Dùng thìa hớt hết bọt trong nồi nước luộc.

    - Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, thái nhỏ.

    - Luộc bí đến khi gần chín tới, vớt ra, cho vào máy xay cùng ít nước dùng tôm cho đỡ khô. Xay bí đến khi mịn và nhuyễn, cho bí xay vào nồi nước dùng tôm, nêm 2 thìa cà phê bột nêm, khuấy nhẹ tay.

    - Múc súp ra bát, cho phần thịt tôm thái nhỏ vào, rắc ít tiêu trắng lên trên.

    Bánh bí đỏ hấp

    Nguyên liệu:

    1/4 cốc bột năng, 1/2 cốc bột gạo, 1/2 cốc nước cốt dừa, 3 cốc bí đỏ bào sợi, 1 cốc sữa dừa (nước cốt dừa pha loãng), 40g đường trắng, 1/8 thìa cà phê muối

    Cách làm:

    - Chuẩn bị sẵn 1 khuôn / khay vuông (cỡ 20x20cm) và 1 nồi hấp lớn.

    - Trộn lẫn bột năng và bột gạo rồi từ từ đổ nước cốt dừa vào đồng thời quấy liên tục.

    - Cho bí đỏ, sữa dừa, đường, muối vào hỗn hợp và quấy đều cho đến khi đường tan hết.

    - Đổ hỗn hợp vào khay, dàn phẳng mặt. Cho khay vào nồi hấp với lượng nước sôi lớn. Hấp khoảng 25-30 phút đến khi thấy hỗn hợp đông sệt lại là được.

    - Bỏ khuôn ra khỏi nồi và để nguội. Khi bánh đã nguội, cắt bánh ra thành những miếng nhỏ vừa ăn và bày ra đĩa.

    Lưu ý khi ăn bí ngô

    Ăn nhiều bí ngô có thể gây rối loạn tiêu hóa do hàm lượng chất xơ của bí ngô cao.

    Phụ nữ mang thai nên ăn bí ngô với số lượng hợp lý (khoảng 2 bữa/tuần) sẽ có lợi cho thai kỳ. Tránh ăn quá nhiều để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.
     
  19. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    "Giải cứu" chứng ốm nghén
    Nguyên nhân

    Các nghiên cứu cho thấy sự thay đổi về thể chất và nội tiết tố trong thời gian mang thai sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi. Lượng đường trong máu thấp là nguyên nhân khiến bạn sợ những mùi quá nặng và dễ buồn nôn.

    Một số phụ nữ thì bị nghén nhiều, nhưng một số khác thì chỉ bị vào buổi sáng. Nguyên nhân là khi đó lượng đường trong máu thấp nhất. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ không kéo dài quá lâu.

    "Giải cứu" chứng ốm nghén - 1
    Bà bầu thường bị nghén nặng vào buổi sáng. (Hình minh họa)

    Thời gian ốm nghén

    Hầu hết phụ nữ, tình trạng ốm nghén sẽ biến mất ở tuần thứ 12 đến 14. Nhưng một số người có thể kéo dài trong suốt thai kỳ.

    Khoảng 1% phụ nữ mang bầu bị nghén rất nặng, nghĩa là nôn hết toàn bộ thức ăn nạp vào cơ thể. Với chứng nghén này, bạn cần tới khám bác sĩ đề điều trị chứng mất nước.

    Ốm nghén không có hại

    Bạn có thể yên tâm là ốm nghén không gây hại cho thai nhi. Em bé sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng từ tất cả thực phẩm mà bạn ăn. Ốm nghén cũng không có nghĩa là thai nhi có vấn đề, ngược lại, nó cho thấy bạn có một em bé khỏe mạnh, bạn cũng không còn lo lắng tới nguy cơ sảy thai.

    Thực phẩm ngăn ngừa ốm nghén

    Nếu bị nghén, bạn nên tránh thực phẩm có mùi nặng, đồ rán, đồ cay. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Bánh mì, chuối được coi là thực phẩm rất tốt cho phụ nữ bị nghén.

    Bạn có thể để sẵn một hộp bánh quy trong nhà để ăn ngay khi thức dậy, cách này sẽ giúp đường trong máu tăng lên. Sau đó tiếp tục nằm nghỉ 20 phút để ổn định lượng đường trong máu.

    Uống nhiều nước cũng giúp bạn hạn chế cơn buồn nôn và đặc biệt là tránh cơ thể bị mất nước.

    Bạn cũng có thể thử nhấm ít chanh, gừng tươi, trà gừng, trà chanh hoặc bánh quy gừng, cách này sẽ giúp bạn vượt qua cơn buồn nôn.

    Nếu nghén quá nặng, tốt nhất hãy tới bác sĩ để tìm lời khuyên thích hợp giúp bạn vượt qua tình trạng này.
     
  20. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: bà bầu cần lưu ý

    Hiện nay, nhiều bà mẹ sau khi sinh thường vẫn được người nhà chăm sóc theo kinh nghiệm của những người đi trước mà quên mất rằng có những điều được truyền tai nhau chưa hẳn đã là đúng. Thậm chí ngay cả sản phụ cũng có nhiều người vẫn còn những quan niệm sai lầm khi chăm sóc bản thân sau khi sinh em bé.

    Sau đây Eva xin được nêu ra những kiến thức cơ bản và cần thiết khi chăm sóc sản phụ sinh thường để các mẹ cùng tham khảo.

    1. Chăm sóc sức khỏe sản phụ

    Bổ sung dinh dưỡng

    - Bổ sung sắt:

    Hầu hết phụ nữ sau khi sinh đẻ đều do mất máu mà tiêu hao khoảng 200mg sắt. Sau khi sinh nếu không được hấp thu, bổ sung lượng sắt đã mất người mẹ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Điều này gây nhiều khó khăn cho sự phát triển của trẻ sơ sinh trong giai đoạn bú sữa.

    Vì thế, sau khi sinh người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như: mộc nhĩ đen, táo đỏ, gan động vật, đường đỏ, các chế phẩm từ đậu.

    - Bổ sung vitamin:

    Sau khi sinh, các bà mẹ cần bổ sung nhiều vitamin hơn so với thời kì mang thai để có thể khôi phục lại sức khỏe ban đầu, mặt khác còn có thể thúc đẩy tiết sữa, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của bé yêu.

    Chính vì vậy, các mẹ cần bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm giàu vitamin như: cà chua, các loại đậu, rau cải, củ cải,... vào trong thực đơn hằng ngày của mình nhé.

    - Bổ sung nhiệt lượng:

    Sau khi sinh mỗi ngày người mẹ cần bổ sung nhiệt lượng khoảng 12.540 – 16.720Kcal, vì thế việc tăng cường hấp thu nhiệt lượng là rất cần thiết.

    Các mẹ có thể ăn các loại thực phẩm giàu nhiệt lượng như: gạo, ngô, thịt dê, thịt lợn nạc, thịt bò…

    - Bổ sung protein:

    Protein giàu acid amino, có tác dụng tốt để khôi phục các cơ quan, tổ chứa trong cơ thể. Đối với phụ nữ mới sinh thì mỗi ngày tiết sữa sẽ tiêu hao mất 10 – 15g protein, vì thế nhu cầu về protein của người mẹ mới sinh luôn luôn cao, mỗi ngày cần hấp thu khoảng 90 - 100g protein.

    Các mẹ nên ăn thêm trứng gà, các loại thịt, cá, chế phẩm từ đậu… Đây là những thực phẩm giàu protein.

    - Bổ sung chất béo:

    Việc bổ sung chất béo là rất quan trọng đối với phụ nữ mới sinh, vì nếu mỗi ngày hấp thu lượng chất béo dưới 1g thì sẽ giảm hàm lượng chất béo có trong sữa mẹ, như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.

    Một số loại thực phẩm giàu chất béo mà các mẹ không nên bỏ qua: gà, giò heo, cá,...

    - Bổ sung canxi:

    Người mẹ mới sinh mỗi ngày sẽ tiêu hao khoãng 300mg canxi, nếu lượng canxi không được cung cấp đầy đủ cho cơ thể thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và trẻ sơ sinh.

    Vì vậy, trong thời gian cho con bú, tốt nhất các mẹ nên ăn những loại thực phẩm giàu canxi như: Tảo tía, sữa bò, rong biển, vừng đen,... để bổ sung lượng canxi cần thiết cho cả mẹ và bé nhé.

    Chăm "bà đẻ" thế nào cho chuẩn? - 1

    Giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với sức khỏe của sản phụ (Hình minh họa)

    Giấc ngủ

    Trẻ sơ sinh sẽ ngủ khoảng 20 giờ mỗi ngày nhưng đó lại là những giấc ngủ ngắt quãng, mỗi giấc ngủ có thể kéo dài từ 1 – 4 giờ.

    Hãy tranh thủ ngủ cùng bé khi bé đang "say sưa" dù công việc có bận rộn đến thế nào các mẹ nhé. Tuy nhiên, nếu bạn là người rất khó ngủ và không thể ngủ ngắn như vậy được thì hãy nhờ người thân trông nom bé và dành cho mình một giấc ngủ vào một thời điểm nào đó thực sự thuận lợi trong ngày.

    Sản phụ không nên cố ôm đồm tất cả mọi việc mà hãy chia sẻ với những người xung quanh, đặc biệt là người chồng. Đừng cố gắng đến kiệt sức mà hãy biết giữ gìn sức khỏe của mình để chăm sóc con một cách tốt nhất nhé.

    Nên bố trí giường ngủ ở nơi thoáng khí và yên tĩnh. Không nên dùng các loại thuốc ngủ tân dược như Seduxel, Gardenal… để trị chứng mất ngủ đối với các bà mẹ thường xuyên bị mất ngủ hoặc mất ngủ kéo dài, vì các thuốc này đều tiết ra sữa ảnh hưởng không tốt đến trẻ.

    Để sản phụ dễ ngủ, có thể ăn hạt sen, củ sen hầm với thịt, uống trà tâm sen hoặc dùng các loại thảo dược có tác dụng an thần, dễ ngủ.

    Vệ sinh cơ thể

    Sau sinh, sản phụ sẽ thấy có nhiều sản dịch. Đây chính là máu ra sau sổ rau. Thường trong giờ đầu sau đẻ, lượng máu có thể lên đến 100ml, lúc này sản phụ nên đóng bỉm to. Những ngày sau đó có thể dùng băng vệ sinh bình thường và nên thường xuyên thay rửa.

    Nếu thấy lượng máu ra quá nhiều, quá nhanh, sản phụ cần báo ngay cho bác sĩ để tránh nguy cơ bị băng huyết. Nếu sinh xong, sản phụ thấy rất ít hoặc không có sản dịch thì cũng nên lưu ý bởi nếu dịch không thoát ra được, tử cung khó co lại dễ gây nhiễm trùng hậu sản, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng huyết.

    Vệ sinh vùng âm hộ ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Nếu sản dịch ra nhiều, sản phụ nên vệ sinh nhiều lần hơn. Các loại băng, giấy vệ sinh, khăn, nước rửa cũng phải sạch sẽ, tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm. Có thể dùng dung dịch vệ sinh sát khuẩn pha loãng để rửa. Sau khi rửa xong thì dùng khăn thấm cho khô…

    Sản phụ có thể tắm gội toàn thân 3 - 4 ngày sau sinh. Khi tắm, nên tắm nhanh từ 5 - 10 phút, không nên tắm trong bồn hay trong chậu (đặc biệt là không nên ngâm mình trong nước). Phòng tắm phải kín gió và nên tắm bằng nước ấm dù ngoài trời nóng hay lạnh. Tắm xong phải lau khô người thật nhanh và mặc quần áo kín cổ, tay chân.

    Cũng từ 3 - 4 ngày sau sinh, sản phụ có thể gội đầu nhưng nên gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc. Không tắm gội cùng lúc, nên tắm tầm 9 - 10 giờ sáng rồi gội đầu vào buổi trưa hoặc xế trưa để tránh phải tiếp xúc lâu với nước, tránh bị chóng mặt và có thể té ngã do phải vận động nhiều và cúi đầu lâu.

    Giữ ấm

    Sau khi sinh, người mẹ và bé sơ sinh cần được giữ ấm thật tốt. Tuy nhiên, không nên sử dụng than để giữ ấm vì khí thải khi đốt than sẽ dễ gây ngộ độc cho cả mẹ và bé, nhất là khi ở trong buồng kín. Hơn nữa, sử dụng than có thể làm bé bị bỏng do không thể điều chỉnh được nhiệt độ của than.

    Sản phụ sau sinh nằm trong phòng quá kín cũng như mặc thật nhiều quần áo có thể gây bất lợi cho cả mẹ và bé.

    Bên cạnh đó, cả mẹ và bé đều cần được tắm nắng mỗi ngày để giúp cho cơ thể mẹ phục hồi sức khỏe và giúp bé mau phát triển. Tốt nhất là mẹ và bé nên tắm nắng trước 8h, và không nên tắm nắng quá 30 phút.

    Lưu ý không nên tắm nắng sau cửa kính vì kính ngăn cản sự thâm nhập của tia tử ngoại. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng, tia tử ngoại có tác dụng khử trùng, vì vậy nên để ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào phòng mỗi ngày.

    Tuy nhiên, cơ thể người phụ nữ sau sinh rất yếu, sức đề kháng cũng kém hơn bình thường. Do đó, không nên hoạt động mạnh và cần chú ý giữ ấm hơn bình thường. Nhiệt độ lý tưởng cho cả mẹ và bé trong phòng ngủ là 25 độ C.

    Chăm "bà đẻ" thế nào cho chuẩn? - 2

    Nhiệt độ lý tưởng cho mẹ và bé trong phòng ngủ là 25 độ C (Hình minh họa)

    Chăm sóc bầu vú

    Khi mang thai ở 3 tháng cuối, thai phụ đã bắt đầu có sữa non. Sinh xong khoảng 2-3 ngày, thai phụ sẽ có sữa trưởng thành.

    Có nhiều người sẽ thấy vú cương cứng và nhầm là bị tắc tia sữa. Thực ra, hiện tượng này sẽ hết sau vài lần bé bú.

    Đừng vì thấy sữa mẹ chưa về mà cho bé bú bình ngay, dẫn đến sau này bé không quen bú mẹ, khiến mẹ tức sữa, con không bú và sẽ gây tắc thật.

    Ngoài ra, để giảm đau tức, các bà mẹ nên đứng tắm dưới vòi hoa sen, mát-xa nhẹ nhàng và bóp nhẹ ở quầng nâu của vú.

    Nếu đau quá, bạn có thể dùng đèn hồng ngoại chiếu mỗi bên nửa tiếng kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu đau núm vú do bé bú, rứt, chị em có thể dùng núm vú giả để hỗ trợ.

    2. Những điều sản phụ nên tránh

    - Người mẹ có thể ăn theo khẩu vị thường ngày nhưng không nên ăn mặn, tránh các gia vị có mùi nồng cay có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ khiến trẻ chê không bú như hành, tỏi, tiêu, ớt…

    - Hạn chế ăn đồ lạnh, hải sản trong 6 tuần đầu sau sinh.

    - Nên tránh các thức uống có cồn và chất kích thích.

    - Tránh hút thuốc, uống r***, dùng thuốc xổ, kháng sinh và các tloại thuốc có thể qua sữa mẹ. Nếu mẹ tiếp xúc với chất độc (thuốc trừ sâu, r***, thuốc lá, hơi chì…) hoặc dùng các loại thuốc có trọng lượng phân tử nhỏ (chloramphenicol, nitrofurantoin, sulfonamide, tetracycline, thuốc chống ung thư, nội tiết tố…) các chất này có thể từ máu mẹ vào sữa và gây ngộ độc cho trẻ.

    - Nên tránh áp dụng chế độ kiêng giảm cân trong thời kỳ cho con bú, bởi vì có nguy cơ lượng các chất dinh dưỡng trong sữa không đủ, khiến trẻ thiếu chất, chậm phát triển.

    - Ngồi nhiều để cho con bú: Cơ thể người phụ nữ vừa mới sinh còn yếu, xương cốt vừa phải trải qua một trận “tập dượt” khá nặng nên chưa thể trở lại ngay trạng thái bình thường. Nếu ngồi nhiều sẽ dễ mắc chứng đau lưng kinh niên và khiến cho tử cung có thể bị sa.

    - Dùng bông gòn nhét vào tai trong thời gian dài: Các mẹ có thể sẽ dần mất đi khả năng lắng nghe và cảm thấy rất ù tai với tiếng động xung quanh nếu nhét bông gòn vào tai trong thời gian dài.

    - Nằm gác chéo hai chân lên nhau để âm đạo khép lại: Tư thế này ngăn sản dịch thoát ra ngoài, không tốt cho sản phụ. Tư thế nằm đúng là duỗi thẳng, hai chân khép sát vào nhau.

    - Đốt than sưởi: Tuyệt đối không Chăm "bà đẻ" thế nào cho chuẩn? - 3nên đốt than trong phòng vì khí than có thể gây ngạt thở và ngộ độc não.

    - Ngại “gần gũi” chồng: Nhiều phụ nữ từ khi có con do quá mải chăm sóc con mà xao nhãng “chuyện ấy” với chồng là điều không nên, vì hậu quả của nó đôi khi rất khó lường.
     

Chia sẻ trang này