Cách đối thoại với bé khi bé thích làm những điều trái khoáy.

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi Kyomi2009, 21/11/2012.

  1. Kyomi2009

    Kyomi2009 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    18/12/2011
    Bài viết:
    2,757
    Đã được thích:
    155
    Điểm thành tích:
    153
    1 kinh nghiệm dạy con rất hay. Mọi người cùng tham khảo nhé! Em nghĩ đây là phương pháp tốt để đối thoại với bé ạ!


    "Cô bé Cà Rốt con gái của bạn tôi hay làm mẹ bực mình vì những ý thích vô cùng ngớ ngẩn của bé. Và người mẹ đôi lúc bực bội đến nỗi đánh con nhưng vẫn chẳng giải quyết được gì. Cô bé luôn thích làm những điều trái khoáy như: mang dép xong rồi mới mặc quần áo. Nếu mẹ có hỏi “Sao con lại mang dép trước, con phải mặc quần áo xong đã chứ?” thì cô bé bướng bỉnh: “Như vậy thì đã sao hả mẹ, con thích như vậy”. “Làm sao mà làm vậy được, sao con không biết nghe lời. Nhanh lên!”. Con bé vùng vằng giận dữ, sau đó khóc, miễn cưỡng làm theo ý mẹ.

    Ý thích của con

    Không những chuyện quần áo mà trong cả chuyện ăn uống hay đánh răng, đi ngủ, Cà Rốt đều chỉ thích làm theo ý mình. Mỗi lần như vậy, cô bé hoặc sẽ bị đòn, vừa khóc vừa làm theo ý mẹ hoặc sẽ giận dữ ném tất cả đồ đạc trong phòng còn mẹ thì mệt mỏi.

    Mẹ Cà Rốt tâm sự rằng cô đã hết sức mềm mỏng với con, chỉ muốn con làm mọi việc một cách bình thường nhưng không hiểu sao bé lại có những ý thích ngược đời. Sau khi dạo quanh một diễn đàn cho các bà mẹ, cô phát hiện ra có vài người mẹ có con gái “khó dạy” như mình. Nhưng cách họ làm lại khác hẳn với cô.

    Tập cho con suy nghĩ

    Một bà mẹ cho biết chị có một cậu con trai 5 tuổi luôn thích làm theo ý của mình, mà toàn những ý thích kỳ quái. Chẳng hạn những hôm trời lạnh thì thằng bé kiên quyết không mặc áo ấm còn những hôm nóng thì lại đòi mặc áo ấm. Mẹ hỏi thì bé nói bé thích vậy. Chị xác định mình không thể nóng nảy, đánh đòn hay la mắng mà phải tập cho con suy nghĩ nhiều hơn.

    Một hôm trời nóng nhưng bé đòi mặc áo ấm và kiên quyết không cởi ra, chị nhẹ nhàng hỏi: “Con thích chiếc áo này lắm đúng không?” “Dạ, đúng”. “Trời lạnh mặc nó ấm thật con nhỉ”. “Dạ”. “Nhưng hôm nay mẹ thấy trời nóng”. “Kệ, con thích mặc nó”. “Nhưng lúc con chơi đùa với các bạn mà lại đổ mồ hôi thì sao? Thì sẽ bệnh. Mà con ghét uống thuốc lắm, đúng không?”. Cậu bé im lặng…

    Cứ như thế, trong mỗi việc, mẹ cậu bé đều gợi ý cho con suy nghĩ, để xem bé có nên làm điều đó hay không. Mất một thời gian dài, cậu bé đã bắt đầu biết suy nghĩ trước những hành động của mình và đương nhiên là không còn những ý thích kỳ quái.

    Mẹ Cà Rốt cũng áp dụng chiêu này với con gái và cô khoe rằng nó rất hiệu quả. Chẳng hạn, khi Cà Rốt bỗng dưng đòi ôm con mèo đi học, vì “con thích vậy”, cô đã đưa ra cho con một số câu hỏi “Các bạn con có chọc nó không con?” “Không đâu mẹ”. “Con đảm bảo sẽ không để các bạn làm đau nó, và cô giáo cho phép con đem nó vào lớp chứ?”. “Dạ có, mẹ à!”. “Vậy khi nó làm bậy thì sao?”. Cà Rốt im lặng và để con mèo ở nhà.

    Làm gì khi con luôn làm theo ý mình?

    - Tập cho bé suy nghĩ xem hành động của bé có đúng không.

    - Đùng đánh đòn con hay ép bé làm theo ý mình mà hãy để bé tự nhận ra rằng bé đang có những ý thích ngược đời và tự sửa đổi.

    - Đôi khi hãy để bé trải nghiệm với những ý thích của mình, để bé rút kinh nghiệm, còn bạn cũng nhẹ nhàng hơn với suy nghĩ “Như vậy thì đã sao?”."

    Theo MYB
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Kyomi2009
    Đang tải...


  2. megiavan

    megiavan Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    24/11/2011
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    113
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: "Bài học dạy con": Như vậy thì đã sao?

    rất đáng để suy nghĩ và áp dụng, cám ơn chủ top nhiều nhiều nhé
     
    Kyomi2009 thích bài này.
  3. uninbietyeu173

    uninbietyeu173 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/4/2009
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    32
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: "Bài học dạy con": Như vậy thì đã sao?

    Đọc bài này xong thấy mình cần phải điều chỉnh khi dạy con nhỉ, hi. Cảm ơn chủ top.
     
    Kyomi2009 thích bài này.
  4. Kyomi2009

    Kyomi2009 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    18/12/2011
    Bài viết:
    2,757
    Đã được thích:
    155
    Điểm thành tích:
    153
    Chiến thuật trị trẻ hay 'chí chóe'

    Chiến thuật trị trẻ hay 'chí chóe'

    Hỏi: Tôi năm nay 30 tuổi, đã có 2 con (bé gái năm nay học lớp 1, bé trai học lớp chồi). 2 con tôi thường xuyên gây lộn, đánh nhau và không đứa nào chịu nhường đứa nào. Tôi nên làm gì đây? Mong Eva tư vấn cho tôi!

    Câu hỏi được gửi từ email: mochuyanh...@...

    Trả lời

    Việc trẻ tuổi tiểu học và mẫu giáo gây gổ với nhau là điều tự nhiên như thay mùa trong năm. Con bạn không chịu chung sống hòa bình, thường xuyên chạnh chọe... rất có thể là do bé đang ganh tị với anh/chị/em mình. Do đó, khi thấy con có xung đột và sẵn sàng 'chiến tranh', bạn cần bình tĩnh đoán định tình hình và làm một 'trọng tài' công minh nhất

    Một vài gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn hòa giải để con trẻ 'tâm phục, khẩu phục'.

    1. Can thiệp một cách bình tĩnh

    Khi đang hiếu chiến, con sẽ chẳng quan tâm đến sự tức giận, lời đe dọa của mẹ như: "Ngưng lại ngay", "Có thích ăn đòn không?"... Thế nhưng các 'dũng sĩ' có thể sẽ 'hạ nhiệt' và chịu nghe lời nếu bạn nói lời nhẹ nhàng nhưng kiên quyết.

    Mục đích chính là giúp cả hai con bình tĩnh lại. Sau đó, bạn cách ly hai bé, cho mỗi bé vào một phòng riêng. Bạn cho bé đếm từ một đến mười, xem phim hài hay ca nhạc. Khi cả hai đã “hạ hỏa”, bạn áp dụng những chiến lược tiếp sau đây.

    2. Công bằng khi giải quyết ‘tranh chấp’

    Điều tối kỵ nhất là bạn - 'trọng tài' của con lại thiên vị. Không phải lúc nào những cuộc cãi cọ giữa anh em, chị em trong nhà đều do đứa lớn gây ra. Nếu như bạn nhìn nhận chủ quan và thường xuyên bênh vực đứa nhỏ, yêu cầu đứa lớn phải nhường nhịn thì bạn đã tạo cho đứa lớn một áp lực vô hình. Và đó có thể là một nguyên nhân khiến đứa lớn thường ăn hiếp, bắt nạt đứa nhỏ hơn để giải tỏa những khó chịu, uất ức trong lòng vì chúng thấy không công bằng.

    3. Kiềm chế tức giận


    Khi phải can thiệp vào 'trận chiến' của trẻ, điều quan trọng nhất là bạn cần giữ thái độ điềm tĩnh. Nổi nóng và mất bình tĩnh như 'ngòi nổ' khiến trẻ càng hiếu chiến, bất cần và không chịu nghe lời. Hoặc, có nghe lời cũng chỉ là đối phó.

    4. Chia đều tình thương

    Cố gắng cho bé thấy tình thương được chia đều. Dạy bé rằng cha mẹ sẽ hạnh phúc nếu hai đứa thương yêu nhau.

    5. Để con chí chóe 10 phút mỗi ngày

    Nếu con bạn thường xuyên đấu đá và không chịu nhường nhịn nhau, mỗi tối bạn dành ra khoảng 10 phút, để cho những trẻ hay xích mích ngồi cãi cọ nhau. Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi thấy tình hình được cải thiện một cách đáng kể, bởi chính trẻ sẽ nhận ra ‘Thật ngớ ngẩn khi phải cố nghĩ cớ đấu đá nhau”.

    (SƯU TẦM)
     
    Sửa lần cuối: 24/11/2012
    Mẹ Em Pong thích bài này.
  5. Ỷ Thiên

    Ỷ Thiên Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    23/7/2012
    Bài viết:
    1,228
    Đã được thích:
    438
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Cách đối thoại với bé khi bé thích làm những điều trái khoáy.

    Đáng để áp dụng cho mình và lũ quỷ nhỏ!!!!
     
    Kyomi2009 thích bài này.
  6. Kyomi2009

    Kyomi2009 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    18/12/2011
    Bài viết:
    2,757
    Đã được thích:
    155
    Điểm thành tích:
    153
    Sự kiện: Dạy con vâng lời - Trẻ con cũng cần... tế nhị!

    Trẻ con cũng cần... tế nhị!

    Con gái tôi học lớp lá. Bé thường nghĩ mình xinh đẹp. Tôi thường nghe con nói về một số bạn trong lớp, chẳng hạn: “Bạn Dũng hôi lắm, con không thích ngồi gần bạn ấy” hay “Bạn Trinh mặc quần áo xấu xí đến trường kìa mẹ”…

    Càng ngày con bé càng hay chê bai người khác, khiến tôi nhiều lúc phải xấu hổ và ngại ngùng…

    Ai mà thèm chơi!

    Một lần, đón con ở trường, tôi thấy có em bé lớp mầm cũng được mẹ đón. Tôi nói với con: “Em bé dễ thương quá con há, con có thích mai mốt mẹ đẻ em bé vầy không?”. “Em bé xấu hoắc, ai mà thèm chơi!”, con bé trả lời gọn lỏn. Tôi không biết nói gì với người mẹ kia, đành cười trừ.

    Tôi không ít lần bị ê mặt khi con buông lời chê bai trước mặt người khác.

    Về nhà, tôi nổi cơn thịnh nộ, đánh vào mông con. Nó vừa khóc vừa nói: “Em bé xấu thật mà, con không thèm chơi với em bé đó. Sao mẹ đánh con?”. Tôi im lặng vì chưa biết giải quyết như thế nào…

    Lần khác, một người họ hàng đến nhà chơi, tôi bảo con: “Chào bà đi con”. “Bà già quá, da nhăn thấy ghê”, con bé dấm dẳng còn tôi thì đỏ cả mặt. Chờ khách ra về, tôi gọi con bé ra. “Tại sao con nói vậy”. “Bà già thiệt mà mẹ!”... Đến nước này thì phải áp dụng cách khác thôi.

    Cảm thông và tế nhị

    Tôi dành nhiều thời gian hơn để gần gũi con. Khi con chê bạn nào đó, tôi sẽ đặt con vào vị trí của người đó và hỏi bé suy nghĩ gì. Khi bé nói: “Bạn Quỳnh da xấu quá”, tôi sẽ hỏi luôn: “Da con đẹp không”. “Dạ có”. “Nếu mai mốt da con xấu thì sao? Lúc đó, nếu có ai chê bai con của mẹ là da xấu, mẹ sẽ buồn lắm, còn con, con có buồn không?”.

    “Có mẹ ạ”. “Vậy con đừng chê ai nữa nhé”. “Vì họ sẽ rất buồn, đúng không mẹ?”. “Đúng rồi con”.

    Khi con chê một người nào đó già, tôi sẽ nói với con: “Mai mốt mẹ cũng già vậy đó”. Con bé buồn buồn: “Con không thích mẹ già”. “Nhưng khi con lớn lên, mẹ sẽ già đi. Lúc đó, nếu ai chê mẹ già, mẹ buồn lắm! Bây giờ, đố con nhé, con chê bà già, bà có buồn không?”. “Dạ có”. “Mà con thì đâu muốn làm ai buồn, đúng không?”. “Dạ đúng mẹ à!”.

    Sau nhiều cuộc nói chuyện, con gái tôi đã thay đổi, ít hẳn đi những lần… thiếu tế nhị. Còn tôi nhận ra, khi con có những nhận xét gây mất lòng ai, điều đầu tiên là mẹ không được đánh cũng như cấm con nói lên nhận xét của mình, chỉ là dạy bé nên giữ điều đó trong lòng mà thôi.

    Tôn trọng ý kiến của con

    Khi con chê ai đó, cha mẹ không nên nói với con rằng con đã sai, vì như vậy là bạn không tôn trọng ý kiến của bé. Điều này sẽ khiến bé ngày càng thích chê bai người khác.

    Hãy khuyên bé đặt bản thân vào vị trí của người bị chê, bé sẽ bớt chê bai người khác và biết giữ những nhận xét ở trong lòng.

    (SƯU TẦM)
     
    Sửa lần cuối: 24/11/2012
  7. Kyomi2009

    Kyomi2009 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    18/12/2011
    Bài viết:
    2,757
    Đã được thích:
    155
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Cách đối thoại với bé khi bé thích làm những điều trái khoáy.

    8 chiêu khiến con trẻ vâng lời 'răm rắp'

    Những đứa trẻ mới biết đi thường rất bướng bỉnh, chúng luôn luôn không chịu vâng lời. Nhưng vâng lời sẽ giúp con bạn học hỏi một cách hiệu quả hơn, để ý đến những điều nguy hiểm, hòa thuận với bạn bè, thầy cô giáo và những người lớn mà trẻ cần phải tôn trọng.

    Có nhiều cách đơn giản mà bạn cần thực hiện theo một cách kiên định, sẽ dạy bé nhiều kỹ năng để biết vâng lời. Không bao giờ quá sớm để bắt đầu dạy dỗ con bạn, một đứa trẻ mới biết đi cũng như bé 5 tuổi thường không chịu vâng lời, nhưng trẻ vẫn có những kỹ năng này.

    Nói theo “tầm” của trẻ

    Sớm hay muộn bạn cũng nhận ra, việc la hét con to tiếng hiếm khi mang lại kết quả như mong đợi. Hãy ngồi xuống ngang tầm nhìn của con hoặc bế con bạn lên, khi đó bạn có thể nhìn vào mắt trẻ và thu hút sự chú ý. Trẻ sẽ vâng lời nếu bạn bạn thân tình hơn, ngồi cạnh trẻ tại bàn ăn sáng nhắc nhở trẻ nên ăn hết phần bánh của mình, hoặc ngồi trên giường của trẻ vào buổi tối nói với trẻ rằng bạn sắp tắt đèn đi ngủ…

    Thông điệp rõ ràng

    Truyền đạt thông điệp của bạn một cách rõ ràng, đơn giản và nghiêm nghị. Con bạn sẽ lờ đi nếu bạn lặp đi lặp lại cách chán ngắt một đề tài quá lâu. Sẽ khó khăn để nhận ra giá trị của một bức thông điệp dài dòng như: “Bên ngoài thực sự lạnh, còn con gần đây lại bị bệnh, cho nên mẹ muốn con mặc áo len trước khi chúng ta đi đến cửa hàng bách hóa”. Hãy nói cách khác: “Đến lúc con phải mặc áo len rồi” bé sẽ hiểu được cốt lõi vấn đề mà bạn nói dễ hơn. Và đừng diễn đạt một điều gì đó tương tự như một câu hỏi nếu con bạn thực sự không có lựa chọn. “Đến lúc leo lên ghế ngồi của con rồi!” có tác động nhiều hơn là “Leo lên ghế ngồi của con đi, đồng ý chứ?”

    Làm cho đến cùng – một cách nhanh chóng

    Hãy nói rõ ý bạn là gì, và đừng nên hăm dọa – hoặc hứa hẹn – vì đôi khi bạn sẽ không thực hiện được. Bạn đừng nói dông dài: “Con cần uống chút sữa vào giờ ăn”, thay vào đó hãy cho trẻ uống nước ép sau năm phút. Hãy chắc rằng người bạn đời của bạn cũng góp phần trong những nguyên tắc của bạn và tôn trọng chúng, để không ai trong hai người làm sai ý của nhau, gây cho trẻ sự coi thường.

    Thêm vào đó, hãy khiến công việc của bạn hoàn thành nhanh chóng. Bạn sẽ không bao giờ mong đợi để phải hét lên năm lần câu “Đừng chạy qua đường!” trước khi con bạn để ý đến bạn. Cũng vậy, đừng lặp đi lặp lại mà hãy thay bằng những lời chỉ dẫn đòi hỏi sự chú ý, chẳng hạn “Hãy để tách của con trên bàn”. Nhẹ nhàng chỉ dẫn bàn tay con bạn đặt cái tách lên bàn, làm thế trẻ biết chính xác bạn muốn trẻ làm gì.

    Củng cố thông điệp

    Điều đó thường hỗ trợ nhằm củng cố lời nói của bạn bằng nhiều kiểu thông điệp khác, nhất là nếu bạn đang cố gắng kéo con ra khỏi những hoạt động đang làm trẻ say sưa. Hãy nói “Đến giờ đi ngủ rồi!”, sau đó ra ám hiệu để trẻ có thể nhìn thấy (bật công tắc đèn ở chế độ ngủ), làm ám hiệu thân thể (đặt tay lên vai trẻ, nhẹ nhàng kéo sự chú ý của con ra khỏi con búp bê), hướng trẻ về phía giường, kéo chăn và vỗ nhẹ gối.

    Đưa ra lời cảnh báo

    Đưa cho con bạn một vài lời báo trước khi một sự thay đổi lớn xảy ra, nhất là nếu trẻ bị thu hút bởi những món đồ chơi hoặc một người bạn một cách vui vẻ. Trước khi bạn chuẩn bị rời khỏi nhà, hãy nói với trẻ “Chúng ta sắp ra ngoài, khi mẹ gọi con phải rời khỏi khuôn cát và rửa tay nhé!”

    Lời chỉ dẫn thực tế

    Nếu bạn bảo một đứa trẻ 2 tuổi bỏ đồ chơi của trẻ sang một bên, bé sẽ nhìn quanh phòng rồi ngơ ngác không biết làm gì. Hãy chỉ cho trẻ những việc làm thực tế, chẳng hạn: “Chúng ta hãy để những khối vàng sang một bên nhé!”. Sau đó bạn thực hiện, bé sẽ bắt chước làm theo: “Tốt, bây giờ chúng ta đặt những khối màu xanh sang một bên nào”…

    Thúc đẩy

    Những kiểu la mắng có thể mang lại nhiều kết quả (đối với một số trẻ), nhưng không ai thích thú với phương pháp này. Hầu hết những đứa trẻ phản ứng tốt nhất khi bạn đối xử với chúng bằng tinh thần vui vẻ tự tin. Ví dụ, thi thoảng nói một giọng ngớ ngẩn hoặc một bài hát để truyền tải bức thông điệp. Bạn có thể hát “Bây giờ đã đến lúc đánh răng rồi” bằng giai điệu của “Như các anh em đánh răng 1 mình…” chẳng hạn. Nhấn mạnh những ích lợi của việc tuân theo (“Đánh răng đi rồi con có thể chọn bộ áo ngủ ưa thích của con” thay vì “Con phải đánh răng nếu không con sẽ bị sâu răng” hay “Hãy đánh răng ngay bây giờ!”). Khen trẻ khi trẻ hoàn tất việc chải răng, bằng câu “Nghe lời lắm!”.

    Tinh thần vui vẻ, sự yêu mến, và tin tưởng là cách sẽ khiến trẻ muốn lắng nghe bạn, vì trẻ biết bạn yêu trẻ và nghĩ rằng trẻ đặc biệt. Đây là một khía cạnh quan trọng của những chiến lược đòi hỏi sự kiên quyết kể trên. Việc đưa ra lời chỉ dạy dễ hiểu, có uy lực không có nghĩa bạn phải gắt gỏng – những thông điệp như thế có tác động mạnh hơn nhiều khi được kèm theo bởi một cái ôm chặt hoặc một nụ cười. Khi đó, con bạn sẽ hiểu rằng việc để mắt đến bạn là đáng làm.

    Thái độ gương mẫu tốt

    Những đứa trẻ chưa đến tuổi đi học sẽ là những đứa biết vâng lời hơn nếu chúng thấy bạn cũng là một người biết nghe lời. Hãy khiến điều đó trở thành thói quen lắng nghe của con bạn. Nhìn trẻ khi trẻ trò chuyện với bạn, đáp lại một cách lịch sự, và để trẻ nói xong mà không ngắt lời trẻ bất cứ khi nào có thể. Đó dường như là một đòi hỏi quá cao khi bạn đang nấu bữa cơm chiều và bé con của bạn lại hay chuyện trò, cố gắng đừng tránh trẻ hoặc quay lưng về phí trẻ trong lúc này.

    (SƯU TẦM)
     
    hanghieuvnxkphuongedu thích.
  8. Kyomi2009

    Kyomi2009 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    18/12/2011
    Bài viết:
    2,757
    Đã được thích:
    155
    Điểm thành tích:
    153
    Làm thế nào để bé chịu nói xin lỗi.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ BÉ CHỊU NÓI XIN LỖI.


    Khi mắc lỗi khiến người khác tổn thương, chúng ta đều cảm thấy lúng túng và khó xử, trẻ cũng vậy. Rất nhiều trẻ khi có hành vi sai trái thường có thói quen đổ lỗi cho người khác. Thực tế, hành động chối tội, đổ lỗi là cách trẻ cố bảo vệ mình, tìm sự an toàn cho bản thân.

    Vì vậy, dạy trẻ dũng cảm nhận lỗi và xin lỗi rất quan trọng, vì đó là một trong những yếu tố duy trì tình bạn, tình yêu và thành công trong cuộc sống.

    1. Luôn khách quan

    Rất khó để biết ai mắc lỗi mỗi khi trẻ nói “Không phải con làm” hay “Lỗi của bạn ấy”.

    Đừng vội tìm nguyên nhân và ép trẻ xin lỗi. Giải thích để trẻ thấy cãi nhau là không đúng, và trước hết cả hai phải cảm thấy có lỗi vì đã xử sự không hay như vậy, còn ai mắc lỗi sẽ từ từ tìm hiểu.

    Sự khách quan nhìn nhận vấn đề của người lớn giúp trẻ bình tĩnh và không cảm thấy bị xử oan. Để con trẻ biết tự nguyện nhận lỗi, cha mẹ phải phân xử để chúng ‘tâm phục, khẩu phục’, vì vậy, hãy thận trọng khi là trọng tài trong các cuộc cãi lộn hay hành vi sai trái của trẻ.

    Dạy trẻ dũng cảm nhận lỗi và xin lỗi rất quan trọng, vì đó là một trong những yếu tố duy trì tình bạn, tình yêu và thành công trong cuộc sống.(Ảnh minh họa).

    2. Không ép buộc

    Khi trẻ mắc lỗi, bạn trừng mắt ‘xin lỗi đi!’. Một số trẻ sợ sẽ ấp úng nói theo, nhưng số khác sẽ làm ngơ vì câu nói này đã vô tình ‘khiêu chiến’ tính bướng bỉnh và cái tôi của trẻ, khiến trẻ càng muốn hành động ngược lại những gì bạn nói.

    Nên giải thích cho trẻ hiểu xin lỗi không phải là hèn nhát mà là người có lòng tự trọng và có trách nhiệm. Giúp trẻ nhận thức được rằng khi gây ra một sai phạm gì đó, cách tốt nhất là nói thật cho cha mẹ hoặc người lớn biết - Đó là một phẩm chất dũng cảm.

    Hãy để con tích lũy được bài học khi mắc lỗi thay vì nói xin lỗi như một con vẹt.

    3. Khen ngợi khi trẻ nhận lỗi

    Hãy khen ngợi trẻ khi chúng dám nói ra sự thật về bản thân. Những câu đại loại như “Con rất dũng cảm, biết nhận lỗi như thế là đã lớn". Đưa ra cho trẻ những ví dụ rằng kể cả người lớn đôi khi cũng mắc sai lầm và nói thật ra để mọi người cùng góp ý, sửa chữa mới đáng khen và được tha thứ. Trong những trường hợp khác nhau, tất nhiên không phải lúc nào cũng ngợi khen nhưng khi trẻ có ý muốn 'tự thú' cho dù chúng “bóng gió” thì bạn hãy tỏ ý cho trẻ biết rằng nói thật là điều nên làm hơn.

    4. Cha mẹ biết nói xin lỗi con

    Cha mẹ thường dạy con cái khi làm sai hay không vâng lời phải biết xin lỗi. Ngay cả cha mẹ nếu có lỗi với ai ngoài xã hội cũng cảm thấy áy náy, nhanh nhanh tìm cách xin lỗi họ. Nhưng nếu cha mẹ có lỗi với con thì sao? Có phải xin lỗi con không?

    Một số phụ huynh bảo thủ nói rằng: "Tôi đẻ ra nó mà lại đi xin lỗi nó ư?”. Đừng quên rằng “Xin lỗi" cũng là một cách tôn trọng con và dạy con tôn trọng cha mẹ. Được tôn trọng, con sẽ trưởng thành hơn trong giao tiếp.

    Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần xác định “điểm dừng” cho các con trong mỗi lần xin lỗi con bởi nếu để con “lấn lướt” quá đà, sẽ là nguồn cơn gây ra tính ích kỷ ở trẻ. Bố mẹ hãy nói xin lỗi, nhưng cũng định hướng cho con, cần phải ứng xử thế nào trước những lỗi lầm của người xung quanh.

    (SƯU TẦM)
     
    Sửa lần cuối: 24/11/2012
  9. Kyomi2009

    Kyomi2009 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    18/12/2011
    Bài viết:
    2,757
    Đã được thích:
    155
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Cách đối thoại với bé khi bé thích làm những điều trái khoáy.

    Mọi người có kinh nghiệm dạy con nào hay hay nữa thì chia sẻ để mọi người cùng nhau bàn luận nhé. ^^ LÀm thế nào để các nhóc chịu nghe lời ạ??? ^^ Em nghĩ đó cũng là 1 nghệ thuật đó ạ.
     
  10. lethianh

    lethianh

    Tham gia:
    4/8/2011
    Bài viết:
    12,350
    Đã được thích:
    1,847
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Cách đối thoại với bé khi bé thích làm những điều trái khoáy.

    thanks chủ top chia sẻ, em cũng thử xem sao
     
  11. nhuy19884

    nhuy19884 Sâm-Nấm linh chi Hàn Quốc

    Tham gia:
    27/5/2011
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    154
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: "Bài học dạy con": Như vậy thì đã sao?

    Sinh con ra, nuôi con khôn lớn, nhưng mà dậy con nên người còn là 1 vấn đề khó khăn hơn nhiều nhỉ
     
  12. Kyomi2009

    Kyomi2009 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    18/12/2011
    Bài viết:
    2,757
    Đã được thích:
    155
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: "Bài học dạy con": Như vậy thì đã sao?

    Đồng ý với bạn, đó là cả 1 nghệ thuật ạ!
     
  13. mecubi14

    mecubi14 v**r,zalo 0903290063

    Tham gia:
    17/10/2011
    Bài viết:
    18,757
    Đã được thích:
    3,108
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Cách đối thoại với bé khi bé thích làm những điều trái khoáy.

    cảm ơn chủ top những bài viết với những kn thật hay
     
  14. phuongedu

    phuongedu

    Tham gia:
    5/4/2010
    Bài viết:
    21,034
    Đã được thích:
    7,406
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Cách đối thoại với bé khi bé thích làm những điều trái khoáy.

    chị đánh dấu để cùng chịa sẻ nào, mỗi tội lười gõ từng tình huống lắm, mình lại ko có khướu viết lách .
     
  15. mekachi

    mekachi Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/5/2009
    Bài viết:
    1,127
    Đã được thích:
    278
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Cách đối thoại với bé khi bé thích làm những điều trái khoáy.

    Rất nhiều bài học hay trong cách dạy con cám ơn chủ top nhé
     
  16. Mẹ Em Pong

    Mẹ Em Pong Sỉ - Lẻ đồ sơ sinh

    Tham gia:
    21/9/2012
    Bài viết:
    6,746
    Đã được thích:
    1,253
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Cách đối thoại với bé khi bé thích làm những điều trái khoáy.

    oánh dâu1 Con mình được 1 tuổi rùi, cũng sắp đến thời kỳ biết đi khó bảo ^6
    hic mà giờ ghê gớm lắm, đòi gì là phải được nấy ko là hờn khóc ko dỗ nổi hic hic
    mà nhìn thấy cái gì là đòi, đâu phải cái gì cũng cho nó chơi được đâu chứ??
     
  17. Kyomi2009

    Kyomi2009 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    18/12/2011
    Bài viết:
    2,757
    Đã được thích:
    155
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Cách đối thoại với bé khi bé thích làm những điều trái khoáy.

    Em nghĩ mẹ nó nên rèn nhóc ngay từ khi bé thành phản xạ luôn đi ạ, để sau này đỡ vất vả, với trẻ tính tình hiền lành thì ko sao chứ gặp trẻ cá tính mạnh thì càng khó khăn hơn đó ạ.
     
  18. hanghieuvnxk

    hanghieuvnxk Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    12/12/2012
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Cách đối thoại với bé khi bé thích làm những điều trái khoáy.

    em chia sẻ chị nhé hihi. Cảm ơn chị
     
    tung_hoangthu1988 thích bài này.
  19. khoi_mnk

    khoi_mnk Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    26/1/2010
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Cách đối thoại với bé khi bé thích làm những điều trái khoáy.

    bài viết hay và hữu ích. mình oánh dấu để chia sẻ với các mẹ nào
     
    tung_hoangthu1988 thích bài này.
  20. tung_hoangthu1988

    tung_hoangthu1988 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    26/1/2010
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Cách đối thoại với bé khi bé thích làm những điều trái khoáy.

    Mình cũng phải suy nghĩ lại cách suy nghĩ của mình thôi
     

Chia sẻ trang này