Cần giúp: 2 con mình vừa bị từ chối nhập học vì bị Hen...

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi puichen, 19/12/2009.

  1. puichen

    puichen Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/4/2007
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Các Mẹ ơi, 2 con mình vừa bị từ chối nhập học vì bi bệnh Hen,( thằng lớn 4t bị từ 8 tháng, đứa nhỏ 14 tháng thì viêm phế quản) tại trường MNDL QT MY Uc, Q11. cô hiệu phó bảo là nhà trường cho học lại khi có giấy chứng nhận của bác sĩ là đã khõi bệnh hoàn toàn. Mình thật sự là bàng hoàn, 2 cháu bình thường rất khỏe, và dể, nhất là đứa nhỏ. Cơn hen của 2 cháu xảy ra vào 1 thời điểm nhất định trong tháng, thường là ban đêm,. Trước giờ cháu sống ngoài HN, vì 2 vợ chồng đang ly thân, nên cháu vừa chuyển vào SG nhà ngoại, bây giờ mình cũng không biết làm thế nào, trường công thi không vào dc rồi, còn trường Mầm non chất lượng ở quận 11 thì không có, các Mẹ cho mình xin y kiến với...
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi puichen
    Đang tải...


  2. civil_huyen

    civil_huyen Chế tác trang sức VÀNG-BẠC-NGỌC

    Tham gia:
    22/3/2009
    Bài viết:
    12,813
    Đã được thích:
    5,665
    Điểm thành tích:
    3,113
    Con mình khi bé cũng bị hen phế quản, con mình chưa tới tuổi tới trường như con bạn; nghe bạn kể mà mình cũgn thấy lo lắng; nhưng mình thấy bức xúc thật đấy; hen có ảnh hưởng gì tới các bạn xung quanh đâu nhất là các cơn hen thường về đêm? Mình có đứa cháu ruột bị hen suốt những năm còn học tiểu học, cháu vẫn đi học bình thường, giờ cháu vào lớp 10, bệnh cũng khỏi rồi. Hay là tại các thành phố lớn thì kỳ thị như vậy? Thật không hiểu
     
    puichen thích bài này.
  3. Bé Nhím xinh

    Bé Nhím xinh Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    6/11/2009
    Bài viết:
    2,035
    Đã được thích:
    235
    Điểm thành tích:
    153
    Sao lại vô lý thế nhỉ,mình bị hen phế quản từ bé đến lớp 3 mới hết nhưng cũng đâu có ảnh hưởng gì đến xung quanh đâu.Không hiểu tại sao mà trường lại không nhận các cháu nhỉ, lý do không chính đáng...
     
  4. giottim

    giottim giottim_nhe

    Tham gia:
    8/10/2009
    Bài viết:
    875
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    28
    Cái làm người ta sợ hãi thì không dám làm!
     
  5. puichen

    puichen Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/4/2007
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Cám ơn các Mẹ đã quan tâm, nhà trường vì sợ chịu trach nhiệm , họ đưa cho mình 2 phương án, 1 là thôi học, 2 là ký giấy cam kết có xảy ra chuyện gì thì cũng không bắt trường chịu trách nhiệm. Mình thấy rất là vô lý, trường đã thu học phí, đã nhận cháu thì phải có trách nhiệm với nó, mà học phí có phải rẻ đâu, luôn tiền ăn là gần 3 triệu 1 tháng. Trường MNDL QT MY Uc o phải nhỏ, chẳng lẻ 1 trường có mấy trăm học sinh, mà đến sơ cứu khi cần thiết cũng không làm được sao? Mà hen này cho dù có nặng thì cho khí dung ngay thì cũng không sao.
    Bây giờ lại phải bắt đầu lại từ đầu, con mình vừa mới quen với cô mới, trường mới, vừa bớt khóc thì....
     
  6. Emily

    Emily Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    21/6/2008
    Bài viết:
    5,444
    Đã được thích:
    1,495
    Điểm thành tích:
    863
    ÔPi tớ bị hen từ nhỏ đấy, chiến đấu vật vã và ngoan cường, lúc nào rảnh PM cho tớ nhé, tâm sự dân bị hen, bây giờ tớ khỏe và dai sức lắm

    Hen thì có sao đâu.
     
  7. Emily

    Emily Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    21/6/2008
    Bài viết:
    5,444
    Đã được thích:
    1,495
    Điểm thành tích:
    863
    Chào các bà mẹ,
    Sau một số suy nghĩ, mình quyết tâm kể lại câu chuyện hen phế quản của mình, mong sao từ câu chuyện của mình các mẹ có thể rút ra được một số kinh nghiệm xương máu trong việc điều trị bệnh hen cho con mình.
    Mình sinh năm 1973. Thời kỳ đó khỏi nói ai cũng hiểu cuộc sống khó khăn, thiếu thốn làm sao được như bây h. Vậy mà mẹ kể mình cực kỳ dễ nuôi và khỏe mạnh. Không bao giờ viêm phổi, ít ốm đau. Béo như con cun cút. Sau này mình sẽ post những bức ảnh đó.
    Từ bé đến năm 5 tuổi mình béo khỏe hồng hào, những người xung quanh gọi là em Nang hay em Tây Đức. Mình sống cùng gia đình nhà bà ngoại ở phố Bùi Thị Xuân. Sau năm 5 tuổi, gia đình mình chuyển về căn hộ tập thể ở khu Phúc Xá. Phía trước nhà có một cái hồ nước to. Căn nhà chỉ rộng 18m2 thôi nhưng có đến hai cái cửa thông nhau và ngay đằng trước là cái hồ nước to đó. Nơi ấy năm nào cũng bị lụt, nước lụt từ sông Hồng dâng lên, ngập vào nhà có năm đến cổ người lớn. Tường nhà xây mỏng và không chăc chắn như tường nhà bây giờ, mỗi lần lụt lại ngâm nước từ 7-10 ngày, có khi còn nửa tháng nên tường ẩm vô cùng. Nhà không có nhà tắm, mỗi khi tắm, mẹ đóng cái cửa ở sân sau lại để che gió thôi còn thì trên đầu vẫn là trời. Gió lúc nào cũng thổi thông thốc vào nhà.
    Thêm nữa, nhà mình hay dùng loại than đặc chủng của tàu hỏa để đun, Các loại than đó tuy tốt, cháy nhanh nhưng thực ra rất độc hại, ngày đó không có than tổ ong như bây h, không có bếp gas, chỉ có bếp dầu, bếp điện và bếp than. Bếp dầu thì cũ kỹ, mọt hết cả, bắc bếp lên một lúc có khi bếp tắt ngấm, khói um xùm khó thở vô cùng, bếp điện thì cả ngày mất điện, hầu như có dùng được đâu. Bếp than là phương tiện chính.
    Một yếu tố nữa là ông nội đến sống cùng với gia đình mình và ông hút thuốc lào liên tục. Bố mình cũng hút, nhưng thực ra bố đi làm suốt.
    Sau khi chuyển đến nơi ở mới một thời gian thì một hôm mẹ đi làm về thấy mình bị sốt, khó thở, bụng phồng lên xẹp xuống rất mệt nhọc. Môi hơi tím. Mẹ đem mình đi cấp cứu, ngày ấy nếu sống ở nơi ấy thì chỉ có đến số 4 Sơn Tây hoặc bệnh viện Việt Nam Cu Ba thôi.
    Ở đó họ chẩn đoán mình bị viêm phế quản co thắt, cũng cho tiêm kháng sinh, hồi đó chỉ có loại kháng sinh là streptomicine và peniciline thôi, mà hình như loại mà chữa trị hiệu quả cái bệnh đó thì mình lại bị dị ứng thì phải, và đáng ra tiêm đủ liều thì thiếu thuốc nên đành tiêm thiếu liều. Rồi thì cũng khỏi nhưng sau một thời gian lại bị lại, cũng bệnh đó, rồi lại bị lại. Rồi đến một đêm mùa thu, mình ko sốt, tự nhiên đang ngủ bật dậy ho khoắc khoắc hai tiếng (ho khan) rồi tự nhiên phế quản co thắt luôn, phổi ran rít ầm ầm.
    Hôm sau đi khám về, mẹ nước mắt lưng tròng nói : bs bảo con bị viêm phế quản thể hen. Tại sao mẹ lại khóc và thất vọng đến thế khi mình bị chẩn đoán hen, bởi vì ông ngoại mình bị hen suyễn, hồi đó đâu có thuốc chữa như bây h, người hen chỉ dùng viên thuốc gọi là "viên E" (hình như là effedrin), ông mình suốt ngày ngồi cò cử. Sau này bệnh quá nặng chuyển đến giai đoạn Tâm Phế Mãn hình như điều đó có nghĩa là cơ thể suy các bộ phận nội tạng bên trong cộng thêm cao huyết áp nên ông mình đã mất khi tuổi chưa cao lắm.
    Tiếp theo đó là hành trình gian khổ kéo dài gần 30 năm của bố mẹ mình.
    Đọc đến đây mình muốn dừng lại để phân tích cho các bà mẹ một số yếu tố tác động từ đó rút kinh nghiệm và tìm ra những biện pháp phòng bệnh, phòng sự tái phát của bệnh hiệu quả.
    1. Môi trường không thuận lợi: từ Bùi Thị Xuân nhà to thoáng mát đến nhà nhỏ ở nơi ẩm thấp (gần sông, hồ), lại hai cửa trước và sau thông nhau, đằng trước có cái hồ nên quá gió. Tường nhà và môi trường xung quanh ẩm ướt khi tựa lưng vào, khi ngủ, lúc giao mùa dễ bị cảm nhiễm dẫn đến viêm phế quản. Đun than độc hại làm môi trường dễ gây bệnh tật hơn. Người lớn hút thuốc lào liên tục trong không gian chật hẹp cũng làm môi trường ảnh hưởng tới con trẻ.
    2. Khi bị bệnh không điều trị đúng thuốc, ko chữa dứt điểm để tái phát nhiều lần
    3. Sau khi điều trị xong không chú trọng phòng bị bằng những biện pháp mạnh như: đổi môi trường, cải thiện môi trường (ko đun than,ko hút thuốc lào nữa...), mặc quần áo đúng với thời tiết là ko quá nóng, ko quá lạnh (ngày ấy làm gì có quần áo phong phú như bây h, được cái áo cắt ra từ cái túi đựng bột mỳ gọi là vải bao bột là đã sướng run lên rồi), áo ấm cũng ít, bít tất không đủ. Mấy chị em chung nhau 1 cái áo, cả nhà chung một cái chăn đắp. Ăn uống tẩm bổ không có gì.
    Trẻ con ở nơi đó vì bố mẹ đi làm cả ngày nên cả lũ suốt ngày lang thang chơi ở cái hồ nước đó, bắt cua, lấy đất sét về nặn linh tinh, bắt chuồn chuồn, kim kim chơi, ra bãi sông Hồng chơi, mót khoai vụn, tìm củ ấu, ra bờ hồ vớt lá cải về cho lợn….ăn uống thì chẳng có gì, quà cáp bữa phụ cũng không, vì thức ăn thực phẩm được phân phối qua tem phiếu,
    chính vì vậy vô cùng dễ nhiễm lạnh mà bố mẹ thì đi từ sang sớm đến tối mịt không thể quản lý được. Thứ hai thời ấy tuy không có quà cáp gì nhưng có những thứ mẹ thường mua cả rổ về đó là chanh tươi đã gọt sẵn vỏ, cà chua chin, bọn trẻ con ở nhà đói, lục sục buồn miệng, có khi chấm muối ăn hết 1 ngày cả rổ chanh, rổ cà chua. Điều đó rất hại cho sức khỏe.
    Từ kinh nghiệm của mình, có thể thấy, đối với trẻ em, chỉ cần cơ thể đặc biệt là cái cổ, cái chân và cái vai lạnh vài phút là đã có chuyện rồi. Cái lạnh rất đơn giản, chỉ cần một trận gió lùa qua người, qua lưng, một giọt nước mưa rớt vào cổ, vào đầu, ,một tí nước ẩm ướt ở cổ tay áo hay bụng, một bức tường ẩm mà bé dựa lưng vào, dẫm chân trần vài phút, bít tất ướt vài phút….và khi cái lạnh đã thâm nhập vào người là có chuyện, đặc biệt với người có cơ địa hen phế quản. Với trẻ em, có 1 tính xấu là đêm ngủ hay tung chăn, bị lạnh vai sẽ làm cơ thể lạnh và hen đấy. Vậy nên các mẹ hãy phòng cho con bằng cách mặc ấm luôn đặc biệt trong những đêm đông lạnh. Hãy mua thừa bít tất, hãy đóng bỉm khi mùa đông đến và thay bỉm thường xuyên, mùa hè hãy đóng bỉm cho con đêm và buổi trưa khi con ngủ trưa. Hãy tiêm phòng cúm, hãy giữ ấm không khí bé thở, hãy đóng 1 cửa nếu có hai cửa thông nhau, hãy giữ bé ở trong nhà khi trời mới mưa xong, hãy đeo khẩu trang cho bé khi đi ra đường, khi chở bé bằng xe máy hãy quay mặt con vào ngực mình, hãy mua đủ cơ số quần áo và đủ loại quần áo để thời tiết nào con cũng được ổn, không nóng quá và không lạnh quá, đặc biệt cái cổ, cái ngực, cái vai, cái bụng, cái chân….
    Sau khi bị mắc bệnh gọi là viêm phế quản thể hen thì mình lên những cơn viêm phế quản thể hen đó thường xuyên, và rồi cũng đến lúc trong sổ y bạ của mình bác sỹ đề luôn là hen phế quản.
    Hồi đó không có thuốc cắt cơn như bây giờ, không có thuốc xịt hen, không có gì hết, vitamine chỉ có viên poly màu vàng vàng là quý lắm. Điện thoai không có dù chỉ là trong giấc mơ, đi lại bằng xe đạp, cả thành phố hầu như không có cái xe máy nào. Cả khu tập thể chỉ có một nhà có một cái TV đen trắng, khi đến giờ bông hoa nhỏ lúc 7h tối là cả lũ trẻ con nhớn nhác lên vì cái nhạc hiệu đó. Phác qua như thế để thấy hồi đó thiếu thốn như thế nào.
    Thuốc điều trị hen ở những trung tâm y tế thường là cho tiêm adrenaline và cho dùng thuốc giãn phế quản tên là theophyline nhưng ở dạng gói bột tinh thể trắng muốt thuốc ấy dốc vào miệng đắng vô cùng, đường thở dãn ra ngay nhưng họng cũng sưng phồng ngay. Thuốc kháng viêm dạng corticoid hoàn toàn không có, thuốc viên prednisolon nhỏ màu vàng của Đức không có, vài năm sau mới có mặt tại HN, ở thời điểm đó, thuốc viên đó được gọi là thuốc "ông to" vì chỉ những nhà quyền thế, có điều kiện đi nước ngoài mới có. Một lần, bạn mẹ mình có chồng làm tham tán tại một ĐSQ Việt Nam tại nước ngoài đã cho mẹ 1 viên prednisolone và nói " đây là thuốc ông to" và quả đúng là uống viên đó vào cơn hen cắt đi thật. Đối với mẹ ngày ấy đó là thuốc thần.
    Tuy nhiên, tình hình chung vẫn là thiếu thuốc, thiếu thốn đủ thứ đặc biệt là kiến thức và chuyên môn, thông tin. Không ai hiểu rõ về bệnh hen, cơ chế của nó, cách chăm sóc, chữa trị mà chỉ mù mờ những là hen con nước, hen theo con trăng, hen nóng, hen lạnh, hen tim, nói chung là lung tung….
    Con mà lên cơn hen thì mẹ chỉ còn biết bế lên, cõng trên lưng, đi đi lại lại với một cảm giác bất lực, tuyệt vọng và lo sợ, con vẫn ko đỡ thì đành cho đi viện. Có lần mình lên cơn hen, khó thở lắm, một người quen mách đi xin ít mật gấu hòa vào nước cho uống, đắng lắm, mẹ cũng chẳng biết thế nào, lúc ấy con không thở nổi nên cuống lên cho uống luôn. Mình nhớ chỉ có tý ti nước trong cái chén, không màu, nhưng đắng khủng khiếp. Đúng là đắng như mật, nhưng mẹ dỗ dành, mình vẫn cố uống. Nó cũng đỡ, nhưng mùa hè năm đấy tính cách mình thay đổi hẳn, mình nóng tính, tự nhiên con gái mà cởi trần đi chơi, cầm roi múa may như con trai vậy. Hò hét vang trời, động một tí không vừa ý là giơ nắm đấm lên, trợn mắt dậm dọa. Nóng tính lắm. Tóm lại khác hẳn cá tính của mình trước đấy. Đó là hậu quả của việc uống mật gấu đấy. Nó rất là nóng. Cũng may sau mùa hè đấy thì mình cũng quay trở về cá tính cũ.
    Sau đó thì mẹ sợ, không dám cho mình dùng mật gấu lần nào nữa. giai đoạn đó mình luôn lên cơn hen. Mỗi lần như vậy, mình khó thở đến nỗi ko tài nào nằm thẳng được mà cứ phải cắm đầu vào cái gối, mông chổng lên trời, có lúc khó thở quá cứ dùi đầu một cách vô vọng vào cái gối, hoặc đập đầu vào tường. Bố mẹ thương con nhưng cũng chỉ biết đem đi trạm xá, hay đi số 4 Sơn Tây, hay đi Saint Paul, Bạch Mai.
    Hết cơn hen mẹ lại lao vào trận chiến tìm cách chữa bệnh cho con. Sau bài học mật gấu thì món thuốc mà mẹ mình được mọi người khuyên là rau bà đẻ, vì ngày ấy người ta quan niệm cứ cái gì bổ thì sức đề kháng sẽ lên và bệnh hen sẽ đỡ. Và ở cái thời ấy thì chỉ có món rau bà đẻ là bổ nhất.
    Nhờ được người quen làm ở nhà hộ sinh, mẹ mình xin được đâu như 2 hay 3 lần rau bà đẻ về, sợ mình kinh không ăn, mẹ trả vờ là thịt thỏ. Trẻ con biết gì, tin sái cổ. Mình nhớ mẹ thận trọng thấm cái ấy bằng giấy bản, sau đó mẹ xử lý rất nhanh, thái và xào ra một chảo đầy, cho nhiều hành lá vào, vì có máu nên thành phẩm đen như tiết nấu lên vậy, nhưng không đến nỗi khiếp hãi lắm. "Ăn đi để khỏi hen" vậy là ăn. Mình vẫn nhơ nhớ cái vị của nó, thấy nó hình như cứ xôm xốp, bồn bột. Thực sự vì hồi đó là một đứa bé ngoan mẹ bảo sao cũng theo chứ cái món ấy khó ăn lắm. Nhưng rau bà đẻ cũng thua hen phế quản.
    Có 1 người bạn của bố mẹ quả quyết tôi sẽ chữa được cho con của anh chị, để tôi. Vậy là tối tối chú ấy sang. Chương trình chữa bệnh chia thành 2 hiệp, hiệp 1: cháu nằm ngửa, cổ dốc xuống thành giường, chú dốc tuồn tuột vào 2 lỗ mũi cháu 1 thứ rượu sền sệt cay xè màu đo đỏ xỉn xỉn. Cháu ặc ặc...Xong xỉ ra bao nhiêu là mũi (cứ tưởng đó làm đờm rãi, nhưng thực ra đó là do niêm mạc mũi bị tổn thương nên xuất tiết đó thôi)
    Hiệp hai, cháu nằm sấp: chú lấy 1 củ ráy tươi, xoa xoa lên lưng cháu, xong chú lấy 1 chiếc kim tiêm lợn to đùng, phập, chú cắm kim vào chỗ vừa pha củ ráy, xong chú nặn cái chỗ đó cho máu chảy ra, chú lấy bông chùi đi. Sau một vài buổi lưng cháu chi chit những nốt cắm kim to tướng
    Tóm lại giờ chữa bệnh của chú như giờ hành hình đối với 1 con bé 6, 7 tuổi. Được đâu gần chục buổi thì mỗi lần chú xách cái túi qua nhà mình liền chạy trốn và công cuộc ấy chấm dứt.
    Sau đó mẹ tiếp tục hành trình chạy chữa liên miên đặc biệt sau mỗi lần mình đi cấp cứu ở bệnh viện về.
    Một số địa chỉ mình có thể nhớ được là:
    Nhà thuốc Tân Phong ở Khâm Thiên, mẹ đưa mình đến sau một đêm mình phải nằm cấp cứu tại Việt Nam Cu Ba. Cánh cửa gỗ mở ra 1 không gian hẹp, cái mùi thuốc lạ lạ, thuốc màu vàng vàng nhỏ như cái mắt con cua đồng, li ta li ti. Mình uống vào nôn thốc nôn tháo ra ngay tại nhà thuốc, thuốc bắt kiêng đủ thứ, làm tiêu cả 1 mùa hè của mình, đến ổi cũng không được ăn, rau muống không, chỉ được ăn mỗi thịt nạc và rau ngót.
    Bệnh không thuyên giảm, ai mách gì mẹ cũng theo:
    Dây tơ hồng cúc tần: người ta bảo dây tơ hồng là 1 loại cây tầm gửi, nhưng loại mọc ở cây cúc tần thì có thể chữa hen, nhưng ở Hà Nội không có, vậy là 1 bác làm cùng ở cơ quan mẹ mình tên là bác Lý có nhiệm vụ đi kiếm dây tơ hồng, lần nào về quê trong túi bác cũng đầy chặt dây tơ đã phơi héo se.
    Nồi lớn nồi bé đã đun, uống cái nước đó có màu nâu nâu vàng trong trong, vị ngai ngái, con bé uống òng ọc mà vẫn lên cơn hen đều.
    Có người lại mách: nước sắc của hoa cau đực làm khỏi hen. Hoa cau ở HN đã hiếm mà cây cau đực mấy khi nở hoa, nhưng khó đến mấy cũng phải lo được. Nhà có ông chú làm phóng viên báo, hay đi nhiều được giao nhiệm vụ tìm hoa cau đực, và hoa cau được đem về nhà, nhiều lắm, nước nó dễ uống thơm thơm mùi thôn trang. Uống suốt cả vụ hè mà hen vẫn nguyên xi.
    Rồi ăn canh hoa quỳnh. OK, gì chứ thứ ấy tuy ít nhưng càn quét hết cả nhà tất cả các ông bạn của các cậu, những gia đình Hà Nội chỉ trồng ít ỏi vài cây hoa quỳnh thì cháu vẫn có những bát canh hoa quỳnh nhơn nhớt, mùi hơi hăng hắc để chan cơm. Nhưng bông hoa quỳnh lúc nở thật kiêu sa vào nửa đêm, vậy mà khi chuẩn bị vào bát canh của mình chúng héo rũ, trông tội lắm. Nhưng bệnh hen không sợ hoa quỳnh.
    Sau đó hình như còn lá táo, hay các loại lá gì gì nữa, mình không thể nhớ hết.
    Nhà bà ở Bùi Thị Xuân, viện Đông Y Nguyễn Bỉnh Khiêm ở ngay gần đó, tuyệt vọng với Tây y, đôi khi mình lên cơn mẹ bê mình đến viện Đông Y, mình còn nhớ:
    -“Đâu nào đâu nào, em bé khó thở quá phải không, lại đây bác Thu châm cho nào, bác Thu châm là khỏi ngay (GS. Nguyễn Tài Thu), một người đàn ông phúc hậu, nhanh thoăn thoắt như múa với cây kim mảnh mai. phập phập, đây các em xem nhé, lên cơn hen thế này: hợp cốc, thiên đột....đỡ chưa cháu gái....(Gs. Thu vừa châm cho bệnh nhân vừa tranh thủ dạy cho SV)
    Cháu chắc đỡ hơn 1 phần do bác châm, 1 phần do được bác động viên. Nhưng khi rút kim ra thì cơn hen lại dần dần tăng lên, cổ họng lại thít lại, mẹ lại trốn không được Tây Y phải bê con quay lại bệnh viện Tây y cấp cứu.
    Sau đó hàng ngày mình phải đến viện Châm cứu để châm cứu, với trẻ con việc châm cứu không vui vẻ gì, không phải ai cũng châm đúng huyệt, đau lắm, đến khi mẹ nói thôi không châm cứu nữa mình nhẹ cả người.
    Sau biện pháp châm cứu không thành công là uống Cao Ma Hạnh kết hợp với thuốc cụ lang Tích (bây h gọi là cụ lang Thiên Tích dưới Lĩnh Nam đó) ngày ấy cụ chỉ ở độ tuổi trung niên. Thuốc ngày ấy đâu như cấp phát kiểu gì đó. Cụ kê đơn bắt mạch trong 1 phòng ở viện Đông Y. Biết cụ thích thuốc lá, mẹ bắt đầu có thói quen tích trữ nhặt nhạnh thuốc lá, mỗi lần đưa mình vào phòng mẹ biếu cụ vài điếu, cụ lại tủm tỉm cười. Hồi đó thuốc là kiểu như phân phối, có hôm thang thuốc rất tốt, con đỡ hơn, có hôm về chẳng đỡ gì. Cơ thể của mình lúc đó dường như kiệt quệ, có lúc trước khi vào khám, mình ho đến xác xơ cả người, ho toàn ra đờm trắng. Thở không nổi cộng thêm việc ho quằn quại, cứ ngồi vươn cái cổ cò ra để ho. Mình yếu đến nỗi đi không vững, mẹ toàn phải bế. Học lớp 4 mà nặng 16kg 4 lạng. Tại sao mình nhớ cái con số ấy vì hôm ấy mình đứng lên cân xong tất cả các anh chị ở khu tập thể cười ầm lên và họ cứ nhắc đi nhắc lại 16 cân 4 lạng ôi trời ơi….
    Nhưng thuốc sắc đông y cũng không khỏi, cái Cao Ma Hạnh đấy, mình uống vào, ho ngưng một cách đầy nguy hiểm không có từ ngữ nào tả nổi cái cảm giác ấy, nó không có cảm giác êm mà nó ngưng ho một cách hiểm họa, cơ thể rất khó chịu để rồi ho tiếp rát ruột, có cảm giác cơ thể không còn một sức sống nào nữa. Ho mãi ho mãi, ho hàng tiếng đồng hồ, khó thở triền miên, ho chỉ khạc ra những dãi trắng....người cứ mỏng như tàu lá, không thể ăn, chơi được gì, hoạt động duy nhất mình cố gắng duy trì đó là học. Thực sự cũng may sức khỏe tệ hại nhưng mình luôn cố gắng là 1 trong những người học khá nhất lớp.
    Sau đó có 1 ông cụ người Nghệ An trước đây hay đi săn trong rừng, ông có giữ mật của một số con thú rừng. Thấy mình hen rút đầu rút cổ khiếp quá, ông thương cảm cho mẹ mình 1 cái mật con cầy hay con gì đó ở rừng, mẹ cho mình uống, nó ngòn ngọt. Nhưng bệnh hen nó cũng không sợ mật thú rừng.
    Sau đó gia đình nuôi mèo đen để giết thịt cho mình ăn vì người ta mách mật mèo và thịt mèo có tác dụng chữa hen.
    À mình quên mất là trong suốt quãng thời gian đó mẹ rất hay áp dụng những bài thuốc thực phẩm để chữa hen, chẳng hạn cá quả hay cá diếc gì đó mua tươi, đem về bảo trẻ con tầm 7-8-10 tuổi khỏe mạnh tè vào, ngâm nước tiểu đó 1 lúc rồi sau đó rửa đi, chế biến cho mình ăn, cũng không ăn thua gì.
    Rồi gia đình bạn mẹ mách có 1 nhà ngoại cảm ở Xuân Mai, chữa được bách bệnh.
    Mẹ đưa mình lên ô tô khách tìm đường đi Xuân Mai.
    Đó là 1 ngôi nhà xây sang trọng 1 cách đặc biệt, đặc biệt bởi nó sang hơn các nhà Hà Nội, những con người ở đó trông sáng láng, nhưng nó lại núp sau lũy tre làng, bên con đường quốc lộ bụi bặm xa mờ. Trong nhà nườm nượp người, nhà ngoại cảm không phải là chủ nhân ngôi nhà đó, đó chỉ là người đến đó và gia chủ mến phục và chứa chấp, đãi đằng. Có quá nhiều người đến đó mong được khỏi bệnh nên ngày nào họ cũng nấu nướng linh đình cho bao nhiêu con người ăn uống.
    Nhà ngoại cảm là 1 phụ nữ beo béo mặc chiếc áo màu xanh công nhân, ấn tượng của mình là bà ta xưng với mọi người là "người" và mọi người cũng phải gọi bà ta là "người" và hai mắt bà ta đỏ như hai cục tiết vậy.
    Bà ta thờ ơ nghe lời kể bệnh của mẹ, thờ ơ với niềm hy vọng bỗng dưng vụt phình ra như quả bóng bay của mẹ, khi mẹ kết thúc quá trình kể bệnh, bà ta nói " về đi, người cho khỏi". hai mẹ con lếch thếch lên xe ô tô về nhà.
    Nhưng bệnh hen quái ác, nó cũng lại không sợ "Người"
    Sau đó các cậu mình nghe người ta mách là có 1 biện pháp tên là "chôn chỉ sau lưng" rất hiệu quả đối với bệnh hen. OK con bé được chở đi chôn chỉ.
    Đó là 1 căn phòng tối, nhỏ hẹp nhìn ra 1 cái sân nắng ong ong toàn ô tô tải. Người chờ được chôn chỉ lố nhố ngồi đứng ở một nơi quá hẹp. Nơi tác nghiệp được ngăn cách bằng 1 chiếc ri đô cáu bẩn.
    Đằng sau tấm ri đô là 1 cái giường 1, tối om, rất hẹp, sát tường họ treo rất nhiều quần áo, muỗi bay vo ve, bức bối vô cùng.
    Đến lượt mình, cậu phải ở ngoài, con bé là mình sợ run, nhưng thôi hãy can đảm lên. Ngồi quay mặt vào trong tường, kéo áo lên, tối om om, người thao tác cầm 1 cây kim cong cong như nửa hình tròn, xâu với một sợi chỉ to như sợi cước loại to, chỉ tự tiêu. Người ta dò và xác định vị trí hai huyệt
    Rồi luồn kim từ vị trí huyệt này tới vị trí huyệt kia, thắt nút, cắt chỉ, thế là xong 1 sợi dây, họ làm tiếp vài sợi như thế nữa, đau vô cùng, muỗi thì châm chích khắp người. Ra khỏi đó, mình ước không bao giờ phải quay lại nơi đó nữa. Mình về nhà với 1 cái lưng đầy bông băng, rớm máu và đau nhưng nhức. Về nhà, một thời gian sau, những mối nối chỉ rụng hết, những sợi chỉ cứ gồ lên lằn ngang lằn dọc ở lưng. Mãi vài năm sau chúng mới tiêu hết. Nhưng bệnh hen thì không nhẹ đi được 1 miligam nào.
    Thời gian cứ trôi, mình vẫn đi học và lên lớp đều. Ở cuối cấp 1 mình trở thành người học giỏi nhất lớp, rất hay lên trước lớp trình bày kinh nghiệm tại sao tớ vừa ốm đau vừa học giỏi thế.
    Đến cấp 2, trường mới xa hơn trường cũ một đoạn. May mắn cho mình được học văn cô Thìn, một cô giáo giỏi hiếm có. Cô đã truyền cho mình tình yêu văn học và kỹ năng ngôn ngữ. Lúc này, bệnh của mình rất nặng. Mình thường xuyên phải đi cấp cứu. Thường xuyên bố phải đến lớp đón mình về để đi cấp cứu, thường xuyên các bạn phải cõng về nhà. Có lần đang thi môn tiếng Anh, mình yếu quá phải cảm tự nhiên quay một vòng và ngất xỉu, các thầy cô khiêng lên văn phòng và quấn cho cái lá cờ cho ấm (hồi đó trường không có chăn chiếu gì cả).
    Việc chữa chạy với vô vàn giải pháp vẫn tiếp tục, nhưng hầu như không có hiệu quả, mặc dù vậy bố mẹ vẫn không mệt mỏi, liên tục chữa chạy cho mình. Mình nhớ có lần bố mẹ nghe người ta nói mật con kỳ đà chữa được hen, liền nhờ anh họ mình mua trên miền núi 1 con to tướng về nhà để thịt lấy cái mật. Con kỳ đà to đến mức bố mẹ treo đuôi nó lên dây phơi, đầu chúc xuống đất thì đầu nó chạm đất. Mình đã phải ăn cả thịt, cả xương, cả mật con kỳ đà nhưng vẫn không khỏi.
    Rồi bố mẹ được giới thiệu với một người đàn ông dân tộc, để chữa cho mình, bố mẹ nuôi ông ta ăn ở trong nhà mình, từng đợt lấy thuốc lá ông ta về một nơi gọi là Vú Ẻn, lên núi và lấy, mẹ nói trong số thuốc lá có hoa phong lan mọc trên đỉnh núi cao hái lúc mặt trời chưa lên, nhưng bệnh của mình cứ trơ trơ, không hề thuyên giảm. Khoảng hơn 1 tháng thì ông ấy đi. Nhưng riêng ông này có một cái chiêu rất tài đó là tẩy giun cho trẻ em, ông ấy chỉ cần lấy cái hoa đu đủ thả vào cái chén đựng tý nước lọc, không hiểu ông ấy còn có mẹo gì mà trẻ con uống cái nước ấy vào ra bao nhiêu là giun và nhìn thấy đủ các loại ấy.
    Đến năm hết cấp hai thì mình hen rất nặng, hen suốt một mùa đông, đến khi sắp hết học kỳ 2 tức là đúng thời điểm bây giờ (giao mùa) tháng 5 ấy thì mình nằm viện liên miên. Bố mẹ toàn cho mình vào hồi sức Sanh Paul. Mình nhớ bác sỹ điều trị cho mình ngày ấy tên là Biền, một bà bác sỹ trung niên, rất xinh đẹp với những lọn tóc cuốn lô quăn rất cầu kỳ. Mỗi khi cân mình lên để ghi vào bệnh án bà ấy thường lắc đầu thở dài vì mình bé như một con chuột so với con trai bà ấy bằng tuổi mình. Giai đoạn đó mình đã phải điều trị đến 6 viên prednisolon / ngày rồi còn theophiline cứ cách hai tiếng nếu khó thơ thì dùng hai viên, có nghĩa là có ngày đến 8 viên hoặc hơn. Còn những lúc cấp cứu trong hồi sức thì phải truyền thuốc giãn tĩnh mạch diaphiline, và thuốc kháng viêm depersolon…..
    Bố mẹ thì cứ bần thần cả người, chẳng làm được việc gì ngoài việc lo cho con. Hồi đó cả trường cấp 2 cứ nghĩ mình sẽ chết nên vào thăm nhiều lắm, có bác trường dân phố còn lên trường nói sao chưa cho nó vào đoàn, kết nạp đoàn cho nó đi có khi nó không qua khỏi mất, và mình được kết nạp đoàn vắng mặt. Lúc đó tuy nằm viện hai lần liền liên tiếp nhưng mình vẫn nhờ mẹ đem sách vào bệnh viện, trong khi truyền nước mình vẫn dùng tay còn lại đọc sách, ngồi dậy được lúc nào là đọc sách lúc ấy. Đến khi quay về trường chỉ còn kịp đi thi tốt nghiệp và 4 môn vẫn đạt gần 40 điểm. Sau đó thì mình cũng thi đậu được vào trường cấp 3 Phan Đình Phùng.
    Ở giai đoạn đó các bạn cùng lớp mình ít nhiều đã bước vào tuổi dậy thì, một số ít đã có kinh nguyệt, nhưng mình thì tuyệt nhiên không, như một cái cành cây quắt queo se sắt, nơi cổ lúc nào cũng hóp lại vì khó thở, lồng ngực phình ra biến dạng thành hình thùng. Về mặt thể chất có thể nói là mình đã bị chậm phát triển, còn về mặt tính cách, thì cũng do không đủ sức khỏe để tham gia vào cùng chơi với các bạn (vì đến thở còn không nổi trong khi ngày trước các trò chơi ở trường thường là song phi, nhảy dây, nhảy ngựa….).
    Vì bệnh hen tuổi thơ của mình hoàn toàn mất mát, sức khỏe lúc nào cũng yếu, chơi trò gì cũng chỉ chầu rìa vì đâu có chơi được, nhảy ngựa mình là người nhảy sau cùng, chỉ đến mình nhảy xong là tất cả sụp xuống, đến phiên đội mình làm ngựa thì mình chỉ làm người gia cố thôi, nói chung dần dần mình trở nên nhút nhát, mặc cảm. Thể chất yếu đuối, tính cách ngây thơ và khù khờ.
    Hồi ấy mơ ước lớn nhất của mình là biết đi xe đạp và có thể giúp mẹ chở gạo đi xát. Vì ngày ấy không mua gạo tự do như bây giờ. Trẻ con ở nhà thì giúp mẹ đi xếp hàng xách nước ở máy nước khu tập thể, xếp hàng đong gạo, xếp hàng đi mua dầu đun….Gạo đong về thường rất đen, phải đem đi xát trên phố, thường là Hàng Khoai hay Hàng Bún…thấy các bạn khác biết đi xe, biết giúp bố mẹ các việc ấy mình rất thèm. Nhưng mình quá yếu nên việc giữ thăng bằng để tập lái xe là một việc rất khó. Bên cạnh đó xe đạp ngày đó rất khó đi, nó cao và rất ọc ạch….
    Rồi may mắn làm sao, một hôm mình mượn được 1 chiếc xe đạp mini và mình biết đi xe đạp, thật không thể tả nổi cảm giác vui mừng phấn khởi.
    Biết đi xe rồi là mình đi được cái xe to của mẹ. Nhưng quả thật tay lái mình đánh võng, rung lắc liên tục với biên độ rất lớn nghĩa là tay lái không vững và như vậy thật nguy hiểm. Tuy vậy vẫn mình rất có ý thức giúp đỡ mẹ. Mình vẫn nhớ một kỷ niệm, ngày ấy khao khát của mình là giúp mẹ đem gạo đi ra phố xát như các bạn vẫn làm. Hôm ấy nhà mới đong gạo và mẹ cho mình đem gạo đi. Từ khi Phúc xá đi ra phố phải qua một con dốc để lên đê, dưới dốc là cái hồ. Mình đi cùng cô bạn tên là Hà, hai bao gạo nặng bằng nhau chừng 18kg, đến dốc thì phải dắt xe lên và cái đầu xe cứ chổng lên trời vì đuôi xe nặng quá trong khi mình quá yếu không thể nào ghìm được cái đầu xe xuống, thạt kinh khủng, rồi mọi chuyện cũng qua, mình đem được bao gạo đã xát trăng tinh về nhà trong một niềm hạnh phúc vô biên.
    Mẹ vẫn liên tục đưa mình đi chữa khắp nơi, mình còn nhớ hồi ấy là giai đoạn mới đổi tiền. Mẹ đưa mình đến nhà ông lang Sự ở Đội Cấn. Nhà ông ấy thật giàu và cũng thật quan cách. Mình vẫn nhớ rõ, trong túi mẹ có mỗi gần 1 trăm đồng mới lĩnh lương, đến nhà ông ấy lấy thuốc hết 52 đồng, mình sợ quá nắm tay mẹ nói thôi về, về thôi thôi, vì lấy thuốc xong cả nhà sống bằng gì, nhưng mẹ cứ lấy. Thuốc cũng là những viên nho nhỏ màu vàng vàng có mùi đặc biệt và uống vào vài đợt cũng chẳng thay đổi được gì.
    Đến khi mình lên cấp 3 thì tần suất đi cấp cứu ngày một dày, hồi ấy cố lắm thì mình cũng chỉ học được suýt soát học sinh giỏi thôi chứ không được giỏi mà chỉ tiên tiến vì thời gian học bị chia cắt rất nhiều. Nhưng chặng đường từ Phan Đình Phùng đi bộ về Phúc xá đối với mình thật gian nan vì nó xa gấp 4 lần trường cấp hai. Những hôm khó thở quá mình toàn phải vịn vào tay bạn để đi về, cũng may cô bạn mình có một cánh tay rất khỏe.
    Những thứ thuốc mình phải uống trong thời gian này thật kinh khủng, một trong những món kinh khủng đó là món tỏi giã nhuyễn trộn với mật ong. Ai chưa tin cứ thử dùng xem sao, không hiểu sao hai thư ấy đi với nhau lại tạo nên một thứ khó uống đến thế. Thứ thuốc thứ hai đến từ một ông lang mà bố mẹ tin tưởng đón về nhà ăn ở tại nhà vài tuần. Chẳng hiểu ông ấy nghiên cứu cái gì mà ông ấy cho mình uống một thứ tinh thể như dạng cốm nhưng nó gắt, nó sắc như kim loại rắn, nó cứa vào miệng, vào họng và mỗi một lần uống thuốc mình phải dùng đến hàng lít nước. Đến khi vào dạ dày rồi cái mùi kinh tởm, cái sự tan ra của nó, cái vị tanh chát không thể nào quên được vẫn xộc lên hành hạ mình. Cũng may thấy mình không khỏi ông ta lượn luôn.
    Sau ông ấy là một anh thầy khí công, anh ấy theo như lời nói thì chỉ còn thiếu nước biết bay. Anh ấy đến nhà hàng ngày và phát công vào người mình nhưng mình cũng chẳng khỏi.
    Chặng đường ôn thi vào đại học của mình thật là gian nan, nhưng rồi mình cũng phải vượt qua. Hồi đó mẹ nghe người ta mách, có 1 thứ thuốc chữa hen gọi là thuốc “bột trắng” cả bộ của nó gồm 1 miếng cao hấp với nước cơm…dùng thuốc ấy có thể chữa khỏi được hàng năm. Mẹ mua về cho mình uống. Đúng là có đỡ hơn, nhưng không hiểu sao cứ ăn cơm nhiều như một con ma, người cứ nặng trĩu, nhưng cứ trì ra bên mâm cơm, cứ xới liên tục, mặt to phệnh ra, da thâm xì, mệt mỏi, trì trệ vô cùng, đến một hôm ngồi bên mâm cơm mình thốt lên, con không uống thuốc này nữa đâu, con chết mất.
    Sau đó mình vào đại học, với cường độ học tập và đi lại căng hơn, mẹ càng khao khát tìm ra một giải pháp giúp mình thoát khỏi những cơn hen triền miên mà học tập.
    Lúc này những cơn hen của mình đã dần trở nên có tính chất ác tính, có nghĩa là khó thở nặng và khó thở dài. Nếu có nhập viện cũng phải 1 tuần chăm sóc tích cực mới cắt được cơn hen. Khi lên cơn hen người đầm đìa mồ hôi, đập đầu vào tường, và những tiếng rú gào tắc nghẹn, đầu tóc rối bù như mớ bòng bong, muốn trải phải nhúng tóc vào chậu nước gỡ hàng tiếng mới ra. Hàng xóm láng giềng đã quen với những riếng rù gào của mình trong đêm.
    Điều mình lo sợ nhất là mất khả năng lao động, sống như một người tàn phế và tầm gửi vào người khác đến hết đời.
    Mẹ mình nghe người ta mách có 1 loại thuốc tên là Kcort nếu tiêm vào sẽ đỡ hen 1 tháng.
    Nghe thật hấp dẫn, và mình và mẹ đến nhà ông bác sỹ đấy, tiêm vào mông và giá 30.000/ông cách đây khoảng 17 năm. Có lẽ giá trị nó bằng 3 triệu bây h. Và mình đỡ hen đúng 1 tháng, 1 tháng đó mình như con chim tự do, được sổ lồng, không phải dùng thuốc giãn phế quản. Và đúng 1 tháng sau cơn hen quay lại. Mẹ lại đem mình đến ông đó. Nhưng mũi thứ hai không đem lại kết quả như mong đợi, có thể thấy thuốc đã tác động mạnh mẽ vào hệ nội tiết gây đảo lộn cơ thể, đặc biệt là làm ảnh hưởng trầm trọng hệ miễn dịch.
    Đó là lúc tiêm đang có kinh thì ngay chiều hôm đó không còn một chút kinh nào, nhưng vài hôm sau thì cơ thể ra máu lắt nhắt và ra máu liên tục trong gần 1 năm (nghĩa là khi cơ thể đào thải hết thuốc). Thứ nữa, cơn hen vẫn không hề được cắt. Thứ nữa, da đầu tự nhiên viêm toàn bộ các chân lông ở da đầu dẫn đến ngứa kinh khủng và chảy nước vàng liên tục, tóc luôn trong tình trạng ướt bê bết bởi một thứ nước tanh tanh, khi gội đầu chậu nước đục ngầu. Các ngón chân đang nhẵn nhụi thì bị bệnh á sừng và bị rất nặng. Cộng thêm với bệnh hen trở nên nặng hơn và cơ thể yếu đuối hơn rõ rệt. Nguyên nhân của tất cả những vấn đề đó là do Kcort là 1 dạng corticoid tác dụng chậm, liều cao, tuy làm ngưng cơn hen nhưng làm cơ thể suy yếu, mất sức miễn dịch nên các bệnh tật, vi khuẩn khác tấn công cơ thể. Thuốc này đã bị cấm ở các nước phát triển nhưng lại được những kẻ vô lương tâm quảng cáo ở Viêt Nam. Sau này mình được biết có 1 bác già sau khi tiêm ống thuốc đó lần thứ 3 thì đã phát bệnh vảy nến toàn thân (một bệnh cũng do cơ chế miễn dịch) và chỉ muốn tự tử. Ngày đó không có internet nên việc dùng thuốc mà không biết rõ như vậy cũng là bình thường.
    Sau đó mình rơi vào chuỗi ngày khó thở triền miên, mình lên 1 cơn hen ác tính và nằm nhà 1 năm trời, bỏ học đại học. Lúc nào nhìn mọi thứ cũng chỉ thấy mờ mờ qua nhịp thở hổn hển, đứt quãng.....Mình buốn và tuyệt vọng quá, xen kẽ những lúc ko thể nào thở được điều mình có thể làm là cứ cúi gằm vừa thở vừa học tiếng Anh ở cuốn sách tự học của Lê Bá Kong và 1 cuốn sách cổ nữa mình quên tên. Khỏi phải nói thì ai cũng hiểu gia đình mình trong những tháng năm đó kiệt quệ đến thế nào. Kiệt quệ cả về tài chính, thể xác và tinh thần. Các bạn bè của bố mình thương quá cứ có thuốc gì là gửi đến, nào Hồng Koong, Đài Loan...Nhưng cũng không đỡ.
    Có lần mẹ nghe mách, dẫn mình đến nhà một vị tướng về hưu tên là Hiểu, ông rất đẹp, phúc hậu, tốt và kiên trì, minh chỉ nhớ nhà ông trong cái ngõ nhỏ cạnh viện dinh dưỡng. Ông có một bộ gồm những con lăn, trông rất đặc biệt, ông cứ kiên nhẫn lăn lăn trên mặt mình, ấn huyệt cho mình hàng giờ đồng hồ và rất mong mình cắt được cơn. Những lúc xuống xe đứng bên ngoài nhà ông chờ ông mở cửa và chờ mẹ dắt xe, mình khó thở khủng khiếp, mình chỉ muốn có một thanh gươm thật sắc cứa đôi cái lưng của mình ra.
    Nguyên nhân của cơn hen ác tính này là do việc ăn 1 bát phở gà + 2 quả chuối tiêu đấy. Thực ra thì đến lúc bị rồi mình mới hiểu ra điều ấy. Hóa ra người hen kỵ nhất ăn hai thứ đấy với nhau, xoài nữa, xoài là cực kỳ kỵ, ông trẻ mình chết vì 1 cơn hen và cũng do ăn 1 quả xoài đấy.
    Rồi cơn hen đó cũng kết thúc nhờ việc chữa trị tích cực tại bệnh viện. Mình ọp ẹp, đi cũng phải hết sức nhẹ nhàng vì đi mạnh 1 tí là lại lên cơn hen. Sau đó mình quay lại trường ĐH mình đang học, nhưng học được nửa kỳ thì lại có dấu hiệu hen nặng trở lại. Mình đành bỏ luôn, đúng lúc trường Bách Khoa gần nhà mở hệ cao đẳng, mình đăng ký học hệ cao đẳng vậy. Vốn ham học, lại chuyển từ hệ chính quy về cao đẳng nên mình học giỏi nhất nhì lớp, vừa học vừa học thêm tiếng Pháp, sau đó chuyển sang học tiếng Anh. Mình thi đỗ vào hệ tại chức tiếng Anh và cũng theo học tiếp. Trong thời gian này, mình đi tập thêm aerobic. Hồi đó mình cao 1.58m, nhưng chỉ nặng 38 kg, vào phòng tập người quắt queo như con bọ ngựa nếu không muốn nói là con muỗi. Các bà các cô ở phòng tập Eva thì ai nấy béo tốt phương phi, họ nhìn mình mà ái ngại, ko hiểu sao có người gấy yếu đến thế. Nhưng rồi mình vẫn cố tập luyện, mệt thì nghỉ. Những cơn hen vẫn hành hạ mình, lại còn bệnh á sừng ở cả 10 đầu ngón chân. Nói chung lúc nào mình cũng thấy khó chịu vì đầu thì ngứa, ướt, khí quản thì khó thở, chân thì nứt nẻ, chảy nước. Mình luôn cảm thấy bế tắc và tự ti.
    Sau đó sức khỏe mình chuyển đến một giai đoạn mà mình cho là kinh khủng đó là mỗi buổi sáng tỉnh giấc, mình hắt hơi có lẽ đến gần trăm lần, hắt hơi không thể kìm chế được, mình rất dễ bị cảm lạnh và đặc biêt mắt rất ngứa ngứa đến điên cuồng mà chỉ là ngứa, không phải nấm, không phải bệnh vì cả....
    Nhưng không ngờ, bố mình, như một định mệnh, một cái nghiệp đã nghiên cứu y lý tự bao giờ. Và mình cũng không hiểu tại sao chỉ một thời gian ngắn bố đã tự học được toàn bộ tên các vị thuốc bằng nguyên gốc tiếng Trung Hoa mà chỉ qua việc nghiên cứu Hán tự từ một cuốn sách kinh Phật bằng tiếng Hán do nhà chùa tặng. Bố được một nguời bạn trước khi mất tăng lại hai cuốn sách thuốc cổ gia bảo của Trung Quốc của gia đình ông ta. Người bạn này bản thân luôn ấp ủ việc nghiên cứu về y học.
    Lúc ấy bố đã chữa cho nhiều người bệnh và bố quyết định ra tay với mình, lạ kỳ thay sau khoảng hơn 10 thang thuốc có tên là Ngọc Bình Phong Tán, mình hết hắt hơi, da nhẵn, hồng hào, căng....và mắt sáng long lanh...mình quả thật khỏe lên, nhưng bệnh hen vẫn chưa đỡ lắm, thỉnh thoảng mình vẫn phải đi cấp cứu ở bệnh viện để cắt cơn. Nhưng sau đó, bố đưa cho mình một túi bột mịn nâu nâu, bảo con ăn mỗi ngày hai thìa, và mình cứ thế là ăn, thuốc rất ngon, dễ uống. Và sau đúng hai túi bột đó, tự nhiên mình nhẹ bệnh, dường như bệnh lẳng lặng lui, đúng nghĩa lẳng lặng, và êm đềm chứ không ồn ào tí gì. Nhiều năm nay mình ko biết đến cấp cứu vì hen, trong nhà mình ko trữ thuốc hen, mình hết cảnh đi đâu cũng 1 rổ thuốc đi kèm. Tuy nhiên bệnh hen của mình quá nặng, cơ thể đã quá bị ảnh hưởng và cũng có thể do gien di truyền nên không thể khỏi tiệt, nhưng nói một từ chính xác thì bệnh hen của mình đã được khống chế tốt theo tiêu chuẩn Y tế thế giới. Mình hòa nhâp vào cuộc sống tốt hơn, tóc đen và rất mượt, da đẹp, mắt trong và long lanh...Trong công việc mình có 1 sức bền kinh khủng, có một giai đoạn trong 4 tháng liền mình nhận lời làm 1 lúc cho 2 văn phòng nước ngoài, mình đi làm từ 8h sáng đến 22h đêm mới về nhà...mình có thể theo đoàn đi phiên dịch đến những vùng sâu vùng xa, Sơn La, Điện Biên, trèo đèo lội suối....tập aerobic thể 2 ca liền vẫn OK. Ở mình trong giai đoạn từ 25 đến 35, mình có một sự sung sức, một nhiệt huyết và trông mình rất trẻ (cái này có thể do trời ban chứ thuốc chỉ một phần). Cân nặng của mình ko còn 38 kg nữa mà dần dần tăng lên 48 kg.
    Còn bố mình, mặc được rất nhiều người tín nhiệm chữa bệnh, nhưng bố mình không chỉ dừng lại ở việc tự trau dồi sách vở, ông theo học chính thống một cách kiên nhẫn và đầy đam mê cộng tính trách nhiệm và hiện trở thành 1 lương y có bằng có cấp. Đối với ông, không gì bằng việc chữa bệnh cho bệnh nhân, bố mình không thích đi du lịch, vì đi thì bệnh nhân đến nhà ai tiếp. Ông không có 1 nhu cầu nào tiêu đến tiền ngoài việc mua sách.
    Từ đó hai ông bà về hưu chuyên tâm vào việc thuốc men. Mẹ mình là một phật tử tín tâm, người bệnh đến nhà, bố bắt mạch, mẹ cắt thuốc, nhưng có lúc mẹ còn ngồi trì chú Đại Bi của nhà phật hay chú Dược Su của nhà Phật vào thang thuốc với mong mỏi người ta khỏi bệnh. Đương nhiên không phải ai cũng có thời gian để tụng niệm như thế vì có lúc bệnh nhân quá đông. Bố mẹ mình không làm vì tiền. Điều ấy là hiển nhiên. Em trai mình bây h cũng theo nghề thuốc Đông Y, bố mình và em trai không chỉ kê đơn mà còn cả châm cứu. Đại gia đình nhà mình có thầy lang tại gia giờ rất yên tâm. Khi mình sinh bé xong, nằm điều hòa, cứ tốc ngực áo lên cho con bú bị cảm hai lần, nhưng không phải uống thuốc, bố chỉ châm 1 kim ở chỗ xương cổ đằng sau lưng, úp cái cốc vào là hết. Có người bị cảm ăn sâu vào cơ thể cứ vật vờ vài tháng trời, bố mình chữa trị cũng khỏi. Dùng thuốc của bố mình không bao h phải uống đến hàng trăm thang mà chỉ cùng lắm là hơn chục thang, có lần có anh trông như thằng nghiện đến nhà, mình nhìn cứ hãi hãi, nhưng chỉ vài thang thuốc, anh tự đi xe máy đến nhà trông khỏe khoắn, bình thường. Có bạn đã nạo thai trên 10 lần, lấy chồng, chồng bảo phải có con không sẽ bỏ, uống thuốc 1 thời gian và có bé đấy, bạn ấy mang gói bánh đến biếu mình mới biết. Sau này bạn ấy bỏ anh chồng ấy lấy 1 anh khác, cũng muốn có con lại quay lại nhà mình.
    Những điều ấy nói ra đừng nên hiểu là khoe mà để thấy sự đúng đắn của câu nói “kiến thức là vô tận”, hóa ra khi người ta thực sự mong muốn và có lòng quyết tâm thì ở tuổi nào cũng có thể trau dồi kiến thức và trở nên có ích.
    Mới đây nhất, mình bị cảm vì tắm lúc 2h30' sáng. Vào đến giường mình đã thấy đau nhức toàn bộ xương. Mình sợ quá, vì mình đã từng chứng kiến một bạn bằng tuổi mình bị thấp khớp toàn thân rồi,bạn ấy uống corticoid liều cao, dài ngày nên mặt sưng phệnh, đỏ nhừ, lúc nào cũng run bắn lên vì đau, uống vào thì hết mà hết thuốc thì đau. Đến cơ quan mình gọi điện cho bố mình,bố bảo hết giờ làm về đây bố chữa trị ngay, nhưng em trai mình thấy cấp bách nên mang thuốc đến ngay văn phong, bạn có biết là thuốc đó bố mẹ mình chế sẵn, giá chỉ 10 nghìn đồng và mình uống luôn làm hai lần, cách nhau 1 tiếng, và hết đau xương luôn. Về nhà bố mẹ, em mình châm cứu mấy kim và rất lạ, khi rút kim ra, mình sổ mũi luôn, nhức đầu nữa, nhưng ko thuốc gì và đến tối là hết tiệt cả sổ mũi và nhức đầu, từ đó hết đau xương tiệt. Hóa ra cảm mà sổ mũi là cảm nông, cảm đau xương là cảm sâu, châm cứu đã giúp đẩy cái lạnh từ trong xương ra ngoài mũi và mình đã khỏi dễ dàng.
    Riêng môn thuốc chữa hen, cái bột nâu nâu đó, do có nhiều người yêu cầu làm nên bây h bố mẹ mình luôn phải làm dự trữ sẵn, đóng sẵn thành từng túi 100gr. Tên thuốc là "Đại Bổ Nguyên Khí" Có tác dụng nạp khí, cân bằng âm dương, tạo sức đề kháng, và chữa hen rất công hiệu do thuốc được kết hợp với các dược vật quý và được làm rất công phu, cầu kỳ. Khâu vệ sinh thì đảm bảo vì mẹ mình là con gái HN gốc, kỹ tính lắm, với lại mẹ mình thích mày mò, từ thời bao cấp, khi mình còn bé tí các sách mẹ thích đọc là "cao đơn hoàn tán"...sách thuốc thì vô khối, rồi mẹ còn chưng cất được nước hoa từ hoa bưởi và rễ cây hương bài, nên bây h thuốc men nhà mình toàn dùng đồ inox mua ở Metro
    Với những người bị hen mình khuyên thế này: nên tập thở, tập aerobic nhưng bài tập nhẹ nhàng thôi, tránh stress, tránh gắng sức, quá sức, tránh bị cảm lạnh hay bị cúm, hãy tiêm phòng cúm, vì cúm dễ làm viêm đường hô hấp dưới gây cơn hen nặng lắm, trong nhà có ai hút thuốc người hen nên tránh tuyệt đối, tránh cả đun lò than tổ ong nữa nhé, và tránh ăn chuối tiêu, xoài, ăn thịt gà là không sao, nhưng ko nên ăn cùng lúc với chuối tiêu.
    Hãy tìm cách chung sống hòa bình với bệnh hen: hãy luôn mang theo bình xịt giãn phế quản (ventoline hay asthaline) và dùng Seretide. Nên nhớ, bệnh hen tuy không lây, không ảnh hưởng lắm đến người bệnh vì nó không gây ra sự kỳ thị như bệnh phong, bệnh lao hay HIV/AIDS, nhưng nếu bạn quên bình xịt hen, bạn có thể mất mạng. Mình biết 1 chị kiến trúc sư đã chủ quan và mất mạng rồi đấy.
    Với bệnh hen, để sống thoải mái được, cần có cách tiếp cận tổng thể, nghĩa là khi bệnh nặng, bệnh cấp, cần đi Tây Y để cắt cơn, cơ chế thuốc thường là:
    1. Giãn phế quản uống hoặc truyền (uống là theostat, truyền: diaphyline)
    2. Kháng viêm (corticoid dạng uống hoăc tiêm tĩnh mạch hoặc truyền, uống dạng bây h thường là: medrol, tiêm là solumedrol)
    3. Hít: thường là salbulamol và corticoid dạng hít.
    Sau khi cắt cơn bác sỹ thường cho thuốc điều trị tiếp là:
    1. Giãn phế quản
    2. corticiod dạng uống dùng với liều giảm dần, buổi sáng dùng nhiều hơn buổi tối, cái này cần tuân thủ theo bác sỹ để cơ thể trở lại nhịp điệu bình thường.
    3. Thuốc xịt phòng ngừa cơn hen như seretide cái này tốt lắm, riêng symbicort thì dùng được cho phụ nữ có thai nhé, nói chung theo đơn của bác sỹ.
    4. Thuốc xịt giãn phế quản: ventoline, asthaline…

    Khi không bệnh, cần kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi, thư giãn, tập luyện, và chữa trị bằng Đông y chứ đừng để bệnh nặng cứ liên tiếp đi hết lần cấp cứu này đến lần cấp cứu khác.
    Ngoài ra cần lưu ý, các nguồn tạo nên cơn hen hay gây kích thích cũng nên tránh như không nuôi chó mèo, không đun than, không hút thuốc lá, tránh nằm điều hòa, tránh nhà mới xây, tranhs nơi có mùi hóa chất, hay mùi sơn, không để hoa trong nhà đặc biệt các hoa gây mùi ngột ngạt như hoa ly.
    Các bé bị hen thì bố mẹ nên quan sát thức ăn để rút ra kinh nghiệm xem bé nên ăn cái gì và không nên ăn cái gì, có thể cá biển sẽ gây dị ứng tạo cơn hen, có thể chuối tiêu, có thể xoài, còn mình thì bây giờ không dị ứng cá biển, nhưng vẫn dị ứng chuối tiêu, xoài thì thỉnh thoảng. Tuy nhiên ăn dứa rất tốt. Ăn một quả dứa có thể đỡ hen đi nhiều đấy.
    Khi con lên cơn hen, bế con đứng trên vai, tay khum lại vỗ lưng cho con gọi là vỗ rung, sẽ làm long đờm và làm con dễ thở.
    Ngoài ra việc xây dựng một nếp sống lạc quan, tìm đến những thói quen tốt như dậy sớm tập thể dục, những thú chơi thanh tao và có thành quả như chơi nhạc, vẽ, các môn nghệ thuật khác cũng giúp đỡ bệnh đi rất nhiều vì khi con người ta hạnh phúc và lạc quan, thì cơ thể tiết ra một chất giúp nhẹ bệnh hen đó.
    Người hen cũng rất thích được cư xử ngọt ngào, không ưa bị ức chế, Nên nếu có bé bị hen mẹ và cha cần dịu dàng với con nhé, tình cảm và dịu dàng cũng làm bệnh nhẹ đi nhiều.
    Hãy xác định sống hòa bình với bệnh hen và không thể để bệnh hen làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn hay bé hay bất kỳ ai. Nếu xác định được như vậy, cả gia đình không phải mệt mỏi và vô vọng và mất thời gian trên chặng đường tìm đến cái đích “khỏi bệnh hen”. Hãy cứ dành thời gian để làm các việc có ích hơn và rồi bệnh hen cũng như cái bóng đen tối của nó sẽ ra khỏi cuộc sống lúc nào không hay.
    Người hen không nên tắm nước lạnh và không nên leo núi, vì những việc đó làm cơ thể dễ lên cơn hen. Người hen nên tránh việc bị ức chế hay tức giận.
    Nếu các bạn muốn hỏi tư vấn, cứ thoải mái gọi bố mình, bố mẹ mình là chủ nhiệm hợp tác xã nhiệt tình, sẽ tận tình trả lời mọi vấn đề (04-38622428-bác Chấn). Có 1 bác chữa bệnh của bố mình xong bác ấy thích bố mình quá chiều nào cũng đi xe đạp lọc cọc từ Phan Đình Phùng xuống tận Kim Ngưu ngồi chơi với bố mình. Và bác ấy cũng đi học đông y rồi. Bệnh nhân của bố khi khỏi bệnh làm thơ tặng nữa, bà cụ ấy trân trọng bố đến nơi kính cẩn đưa hai tay tờ thơ cụ sáng tác và đọc, cảm động lắm. Có người đau bụng cấp bảo các bạn không đi viện mà dông thẳng về nhà mình, làm bố mẹ mình lại phải khuyên trong trường hợp này thì nên đi viện. Có người lên cơn động kinh hay cơn điên gì đó người nhà cũng chuyển thẳng đến nhà mình, bố mẹ mình lại phải bảo đi viện thôi.
    Mình đã muốn viết bài này từ rất lâu rồi, nhưng mình không có thời gian, hôm nay được nghỉ mới có thời gian để viết nốt. Hy vọng câu chuyện của mình có ích cho mọi người.
    Lời cuối của mình kết cho bài viết này, mong sao không ai mắc bệnh hen.

    Emily.
     
    puichen thích bài này.
  8. happyday1382

    happyday1382 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    23/11/2006
    Bài viết:
    2,714
    Đã được thích:
    506
    Điểm thành tích:
    773
    Bình thường các mẹ biết bệnh của con và biết cách chăm con, nhưng rõ ràng là ở trường điều kiện chăm sóc không như ở nhà, 1 cô phải trông nhiều bé hơn, và các cô không thể nắm rõ bệnh của các con như các mẹ được. Nhỡ chẳng may trẻ ở trường có làm sao thì lại đổ cho các cô, rồi thì lương tâm cắn rứt, rồi tù tội như chơi, nên các cô sợ cũng phải thôi, mình nghĩ đó cũng dễ hiểu mà
     
  9. giottim

    giottim giottim_nhe

    Tham gia:
    8/10/2009
    Bài viết:
    875
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    28
    Cái này cần có chứng nhận của bác sĩ nhỉ?:D
    Đảm bảo bệnh hen không lây.
     
  10. monngon79

    monngon79 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/11/2009
    Bài viết:
    3,978
    Đã được thích:
    649
    Điểm thành tích:
    773
    Theo mình cũng nên hỏi kỹ lại lý do nhà trường không nhận. Rất có thể nhà trường ngại nhận học sinh bị hen vì cơn hen của các cháu có thể đến bất cứ lúc nào và nếu không được xử lý kịp thời thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng các cháu. Như bạn nói, cơn hen thường đến vào ban đêm, 1 tháng 1 lần nhưng rất có thể, nó sẽ không theo chu kỳ, nhất là khi thời tiết thay đổi bất thường.
     
    Sửa lần cuối: 21/12/2009

Chia sẻ trang này